You are on page 1of 3

Nam Cao là cây bút vàng trong làng truyện ngắn của nền văn học hiện đại

Việt
Nam. Ông là nhà văn hiện thực xâu sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về
đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông
dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa. Trong đó, Chí Phèo là một kiệt tác của nhà văn
Nam Cao viết vào năm 1941, kể lại cuộc đời của một người dân cùng khổ tên là
Chí Phèo. Chí Phèo là biểu hiện sống động của bi kịch sinh ra là người mà không
được làm người. Câu chuyện có nhiều bi kịch, nhưng đặc biệt trong đó quá trình
thức tỉnh khi bi kịch cự tuyệt của Chí Phèo là một trong những đoạn thể hiện sâu
sắc ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, người đọc dõi theo từng bước chân của Chí từ khi là
một nông dân lương thiện cho đến khi trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại và
cuối cùng là cái chết tuy bi thảm nhưng lại là cách giải thoát tốt nhất khỏi những bi
kịch mà Chí đang phải chịu đựng. Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi không cha
không mẹ được nhặt về từ 1 lò gạch và được dân làng nuôi lớn. Lớn lên, Chí vốn là
người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng đã bị xã hội phong kiến bóc lột, đè
nén trở thành “con quỷ dữ làng Vũ Đại”. Chính Bá Kiến vì những ghen tuông mù
quáng đã đẩy một anh Chí vô tội vào tù, biến Chí từ một người nông dân hiền lành
trở thành một thằng lưu manh, thành tay sai đắc lực cho hắn. Anh bị xã hội ruồng
bỏ, bị tước đi quyền làm người, mất đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Và cứ thế Chí
Phèo triền miên trong những cơn say hắn chưa bao giờ tỉnh.
Cứ tưởng Chí Phèo mãi triền miên trong những cơn say, rồi sẽ kết thúc bằng cách
vùi xác ở một bờ bụi nào đó. Nhưng bằng trái tim nhân đạo của một nhà văn, Nam
Cao đã để Chí Phèo có cơ hội trở lại cuộc đời, trở lại là một anh Chí lương thiện
một lần nữa. Hắn vẫn luôn say, vẫn luôn là “con quỷ dữ” cho đến cái đêm trăng ấy
bên bờ sông. Sau khi uống rượu ở nhà Từ Lãng, hắn tình cờ gặp Thị Nở – người
đàn bà dở hơi xấu xí và ế chồng. Ả nằm ngủ ngon lành với bộ dạng “hớ hênh” bên
bụi chuối bờ sông của làng VĐ, làm thức tỉnh một cái gì đó trong hắn. Dưới ánh
trăng mọi thứ đều đẹp kể cả Thị Nở, Chí phèo lao đến nở bằng bản năng của 1 gã
đàn ông say rượu mất trí.  Đêm hôm ấy, họ ăn nằm với nhau như vợ chồng.
Sau đêm ấy, hắn bị ốm liệt giường. Sáng hôm sau, Chí tỉnh dậy khi “trời đã sáng
lâu”. Chí thay đổi hoàn toàn về mặt nhận thức. Chí nhận ra những âm thanh, hình
ảnh quen thuộc, đời thường: Hắn thấy mặt trời đã lên cao, tiếng chim kêu ríu rít,
tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng của anh thuyền chài gõ mái. Những
thứ mà 7 8 năm nay hắn lúc nào cx chìm trongcơn say nên chưa bao h tỉnh để có
thể quan sát thấy. Hắn tràn từ cơn say này sang cơn say khác, ăn tron glúc say, ngủ
trong lúc say và thức dậy vẫn còn say. Và đây chính là lần đầu tiên sau 1 giấc ngủ
dài chí nghe đc những âm thanh ấy.
Chí bắt đầu tính, hắn chợt cảm thấy lòng mình “bâng khuâng mơ hồ buồn”, nghĩ
đến rưở hắn sợ, hắn sợ rượu như người ốm sợ cơm và một nỗi buồn thổi vào trong
tâm hồn của chí khi mà nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương
lai: Ở trong quá khứ, Cái ước mơ bình dị ngày nào về một gia đình nhỏ: “chồng
cay thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, chung lại mua 1 con lợn, hơn nx thì 2, 3 xào
ruộng” bỗng dưng trở lại với Chí. Chí thấy hiện tại của mình thật đáng buồn bởi
“hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời”. Tương lai đối với hắn, còn đáng buồn
hơn, hắn còn lo sợ bởi hắn đã trông thấy trước “tuổi già, đói rét và ốm đau” và nhất
là “cô độc”, hắn sợ cô độc. Khi Chí đang chìm trong những miên man bất tận thì
ngay lúc ấy thì Thị Nở bưng đến cho Chí Phèo bát cháo hành đang nghi ngút khói
mà thị đã nấu bằng cả tình thương và cả lòng yêu đối với hắn, đó là một bát cháo
với một ít cháo và 1 vài cọng hành. Và nếu như Thị Nở không qua, chắc là hắn đã
khóc được mất. Việc làm này của thị khiến hắn từ ”hết sức ngạc nhiên” đến xúc
động nghẹn ngào ”thấy mắt mình như ươn ướt” bởi vì một lẽ hết sức đơn giản “lần
đầu tiên hắn được người ta cho” mà ko phải đi rạch mặt an vạ mà có được, hắn
cũng nghĩ đến bà Ba năm xưa, người đàn bà đến với hắn chỉ vì dục vọng, chí cảm
thấy nhục chứ yêu đương nỗi j. Và “đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay
đàn bà”. Hắn còn cảm nhận về hương vị cháo hành, nó thơm và ngon lắm. Bát
cháo hành của Thị ý nghĩa biết bao. Thứ Thị cho đi không đơn giản là một bát cháo
hành mà cao hơn đó là 1 tình thương, tình yêu mà nó đã soi rọi vào tâm hồn của
một con người như Chí, “hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”. Vừa vui,
vừa buồn hắn thầm nghĩ những người suốt đời không ăn cháo hành sẽ ko bt cháo
hành rất ngon.

Không chỉ ở nhận thức mà chí còn thay đổi về cả duy nghĩ và cảm xúc, tự nhiên
hắn thấy Nở đẹp và có duyên, tình yêu làm cho Thị trở nên xinh đẹp trong mắt của
Chí, hành động chăm sóc đầy tình cảm yêu thương ấy của thị đã khiến Chí “ăn
năn” hắn thấy lòng mình bỗng trẻ con, muốn làm nũng với Thị như với mẹ,… Lúc
này, hắn hiền lành đến khó tin “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí
Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt ăn vạ và đâm chém người?”. Cái “bản tính này của
hắn, ngày thường bị lấp đi” đã trỗi dậy mạnh mẽ. Chí đã đã sống đúng với con
người thật của mình, trở lại nguyên hình của anh canh điền ngày xưa.. Chí lương
thiện năm xưa không mất đi mà nó chỉ là đang khuất lấp đâu đó trong trái tim
lương thiện kia. Nhưng bản tính lương thiện đó sẽ trở lại khí có một cơn gió thổi
đến.
Chí mong muốn được trở lại làm người, làm một người dân hiền lành, lương thiện:
“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. Và
hắn mong Thị Nở sẽ là người mở đường cho hắn, hắn nói với Thị: “Giá cứ thế này
mãi thì thích nhỉ?”, dường như hắn muốn sống trong sự quan tâm, chăm sóc của 1
người phụ nữ yêu hắn thật lòng chứ không phải như mụ bà Ba. “Hay là mình sang
đây ở với tớ một nhà cho vui”, câu nói này như một lời cầu hôn của Chí với thị Nở
– một lời cầu hôn “rất canh điền”, giản dị. Ở đâu đó niềm tin vẫn có, hắn tin rằng
Thị nó thể sống chung với hắn thì người khác cũng sẽ chấp nhận hắn. Đối với Chí
Phèo, Thị Nở như một cây cầu của chí để có thể trở về.
Như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tả “cái bề ngoài của xã hội”, Nam Cao đã đi
sâu vào nội tâm nhân vật nhìn thấu những vẻ đẹp xâu tận tâm hồn mà bị khuất lấp
do xã hội tha hóa. Với những trang văn sống động mà chân thực, Nam Cao không
chỉ bộc lộ cảm quan hiện thực sâu sắc, mà còn là tình cảm cao đẹp, tiến bộ của
“cây bút vàng”.
Có thể nói đoạn văn viết về quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là một đoạn văn thể
hiện sâu sắc nhất ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Ở đó, ta có
thể thấy, dù con người có bị tha hóa, bị đẩy xuống vũng bùn đen đến đâu thì sâu
trong tâm hồn họ vẫn có một mầm non lương thiện đang sống âm thầm, lặng lẽ.
Nuôi dưỡng mầm cây non đó, Nam Cao đã dìu dắt Chí trở về với cõi thiện. Đồng
thời, nhà văn thể hiện sự đồng cảm, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn vốn có của nhân vật,
lên án, tố cáo chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát đã vĩnh viễn cướp đi quyền
làm người của những người dân vốn mang trong mình bản tính lương thiện, chất
phác.

You might also like