You are on page 1of 5

Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp thị Nở.

Mở Bài: Quan điểm sáng tác của Nam Cao, chủ đề con người nông dân nghèo đã đc
khai thác triệt để, sự thành công của “Chí Phèo”, biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật =>Giai
đoạn thay đổi nhận thức của Chí sau khi gặp thị.
“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày
và gửi gắm tâm tư”, giáo sư Lê Ngọc Trà đã có một nhận định như vậy. Nghệ thuật
trong văn chương là sự sáng tạo của nhà văn và nghệ thuật trong văn chương luôn phải
hướng về con người, trong tác phẩm “Trăng sáng”, Nam Cao có viết: “Nghệ thuật không
cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có
thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Chính bằng khẳng định
này của mình, nhà văn Nam Cao muốn chỉ ra rằng nghệ thuật chân chính phải bắt đầu
bằng đời sống hiện thực, phản ánh chân thực đời sống con người và đấu tranh với bất
công xã hội. Đối với nền văn học hiện đại của Việt Nam, Nam Cao là nhà văn đến
muộn, bởi chủ đề người nông dân nghèo bị áp bức có thể được ví như là một mảnh
vườn đã được cày xới kĩ, vì trước ông đã có bao nhà văn thành công trong chủ đề này,
như tiểu thuyết “Tắt đèn” (1937) của nhà văn Ngô Tất Tố hay phóng sự “Kỹ Nghệ Lấy
Tây” (1934) của nhà văn Vũ Trọng Phụng, dường như không còn gì để viết hay, viết sâu
sắc hơn nữa, thế nhưng Nam Cao vẫn có được một mùa bội thu với tác phẩm “Chí
Phèo” bởi biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật và đôi mắt tinh đời của mình. (CHUYỂN Ý)Một
trong những nét nghệ thuật tiêu biểu nhất của tác phẩm “Chí Phèo” chính là nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là giai đoạn thay đổi nhận thức, muốn làm người lương
thiện của Chí Phèo khi hắn sau khi gặp thị Nở. (CHUYỂN Ý)Thế nên từ khi Chí Phèo
ngật ngưỡng bước ra từ trang văn thì y đã trở thành một hình tượng điển hình bất hủ
cho bi kịch người nông dân trong xã hội tối tăm trước 1945.

Tổng: Giới thiệu Nam Cao, sự lạnh lùng => phong cách sáng tác “ngoài lạnh trong
nóng”,những dẫn chứng cụ thể tứ các tác phẩm của ông và đặc biệt là Chí Phèo với bát
cháo hành
Về nhà văn Nam Cao, ông sinh năm 1917, mất năm 1951, quê ông ở làng Đại
Hoàng, tỉnh Hà Nam. Ông học hết bậc Thành chung và vào Sài Gòn sống khoảng ba
năm với một người cậu, sau đó có thời gian ông dạy cho một trường tư thục ở Hà Nội,
nhưng quân Nhật kéo vào chiếm đóng, trường đóng cửa, Nam Cao phải sống chật vật
bằng nghề viết văn. Năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Năm
1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê nhà mình và cuối cùng hi sinh năm 1951 khi
trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu III do bị giặc Pháp phục kích và sát hại.
Suốt quãng đời mình, Nam Cao không ngừng cống hiến cho nền văn học nước nhà.
Các nhà văn nổi tiếng khác cũng có những nhận xét riêng của mình đối với nhà văn
Nam Cao, ví như nhà văn Tô Hoài, ông có nói: “Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên
mới nở được một nụ cười khó nhọc… thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi
nổi”. Từ đó ta nhận thấy rằng những đặc điểm trong con người nhà văn Nam Cao chi
phối những sáng tác của ông, vẻ ngoài của ông tuy lạnh nhưng nội tâm luôn sôi sục
lòng nhân đạo, điều này được thể hiện qua các tác phẩm và các nhân vật mà ông tạo
ra: nhân vật Hộ trong “Đời thừa”, Điền trong “Trăng sáng”,… Các phong cách nghệ thuật
của nhà văn Nam Cao vừa đa dạng nhưng cũng rất riêng biệt, trong đó có một nét nghệ
thuật vô cùng độc đáo: những cái nhỏ nhặt hàng ngày mà tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng lại đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, chẳng hạn như là chi tiết
bát cháo hành trong tác phẩm “Chí Phèo”. Còn về “Chí Phèo”, đây chính là tác phẩm đã
khẳng định tên tuổi của nhà văn Nam Cao, bởi tác phẩm không chỉ lên án sự thối tha
của giai cấp thống trị mà còn thể hiện cái nhìn mới của nhà văn Nam Cao về bản chất
lương thiện của con người.

Phân
Tóm tắt hoàn cảnh
Toàn bộ diễn biến cốt truyện của tác phẩm “Chí Phèo” đều diễn ra ở làng Vũ Đại,
tác phẩm kể về cuộc đời của Chí, từ một đứa trẻ không cha, không mẹ, được dân làng
truyền tay nhau nuôi. Năm hai mươi tuổi, Chí làm canh điền cho nhà lí Kiến, nhưng do
cơn ghen vô cớ mà lí Kiến đẩy Chí vào tù, nhà tù thực dân đã tha hóa một người nông
dân lương thiện như Chí đây trở thành Chí Phèo, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Lúc
quay trở về, bá Kiến lại tiếp tục dùng mưu mô, biến Chí Phèo trở thành tay sai cho hắn.
Cuộc gặp gỡ định mệnh của Chí và Thị
Nhưng khi người đọc tưởng đâu Chí Phèo đã đánh mất nhân hình lẫn nhân tính
thì Nam Cao lại cho Chí gặp được thị Nở, một người đàn bà xấu ma chê, quỷ hờn, lại
còn “ngẩn ngơ, ế chồng”, hai người đã ăn nằm với nhau, cùng ngủ say dưới ánh trăng.
Sự thức tỉnh của Chí
Đấy cũng là lúc cánh cửa lương tri của Chí Phèo vốn đã bị tội ác của lũ cường
hào, ác bá đóng bấy lâu dần dần mở ra. Một trong những chi tiết cho thấy điều đó chính
là việc Chí Phèo bắt đầu để ý đến cảnh vật xung quanh mình sau khi tỉnh rượu, “Cứ
nghe tiếng chim ríu rít bên ngoài”, “trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ”, và Chí
“thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn” bởi y thấy mình đã già, sợ nỗi cô độc, sợ bệnh, y
bắt đầu thấy sợ rượu như “những người ốm thường sợ cơm”, điều đó thể hiện rằng cái
nhân tính bị vùi dập của Chí Phèo đang dần trở về.
Là niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về làm người lương thiện của mình
Đây chính là sự thức tỉnh về mặt nhận thức của Chí Phèo, những âm thanh rất
đỗi thường ngày ấy gợi nhớ y về những ký ức xa xưa, y đã từng mong muốn “có một
gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”. Đúng lúc ấy, thị Nở bước vào
cùng với nồi cháo hành còn nóng nguyên, bởi tối ngày trước thị nghĩ rằng “cái thằng liều
lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một
mình”, tiếp theo thị lại nghĩ “Thị thấy như yêu hắn”, những suy nghĩ ấy làm cho túp lều
như ấm áp hơn, không phải chỉ bởi bát cháo hành mà còn do tình yêu mới chớm nở
giữa thị và Chí. Thị nở múc cho Chí Phèo một bát cháo hành rồi giục y ăn nhanh cho
nóng. Chí thấy rất ngạc nhiên, rồi lại thấy “mắt hình như ươn ướt”, Chí khóc bởi tình
cảm mộc mạc mà thị Nở dành cho mình, khóc vì “lần này là lần thứ nhất hắn được một
người đàn bà cho”. Trước sự chăm sóc của thị Nở, lòng Chí bỗng trở nên trẻ con. Còn
thị Nở thì nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Thế nhưng lòng Chí lại thấy vừa vui mà
vừa buồn, “Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa”. Ngay chính
những lúc này, ta lại càng thấy rõ hơn tài năng của nhà văn Nam Cao, những lời văn trữ
tình ngoại đề của ông luôn được đặt đúng chỗ và tô đậm đúng chỗ cần tô của tác phẩm.
Cũng như lúc đang tận hưởng bát cháo hành này, Nam Cao lại cho Chí Phèo nhớ về bà
ba, “cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà cứ bắt bóp lên trên, trên nữa”, “hắn thấy
nhục hơn là thấy thích, huống hồ lại sợ”, dòng suy nghĩ đột ngột này của Chí Phèo là có
dụng ý của tác giả cả, Nam Cao muốn người đọc đặt hình ảnh thị Nở, một người phụ
nữ xấu ma chê, quỷ hờn trong thế đối sánh với bà ba, một người phụ nữ đẹp, là vợ của
bá Kiến, để người đọc thấy vẻ đẹp của tình nghĩa nguyên sơ, chỉ ra sự khác biệt giữa
người biết quan tâm người khác với người chỉ biết thỏa dục vọng của mình.

Nhà văn Nam Cao miêu tả cảnh ăn cháo của Chí Phèo hết sức tự nhiên và mộc
mạc, “Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa”, với bấy
nhiêu tình cảm ấy, cái không khí ấy gợi người đọc trở về không khí đầm ấm của gia
đình nông thôn xưa, bát cháo hành của thị Nở không chỉ là một hình ảnh thực, nó còn là
một hình tượng mang nhiều lớp nghĩa, đối với thị Nở bát cháo là tình yêu mộc mạc
dành cho Chí Phèo, đối với Chí Phèo bát cháo không đơn thuần chỉ là phương thuốc
chữa cảm mà còn là món quà hàm chứa hạnh phúc lứa đôi đầu tiên thắp sáng cuộc đời
mình, giúp hồi sinh sự lương thiện ngủ sâu bên trong con tim vốn đã bị hằn bao nhiêu
vết sẹo, còn đối với người đọc, bát cháo hành không chỉ thể hiện tính nhân đạo, lòng
yêu thương mà còn cho thấy tài năng của tác giả trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân
vật. Với bấy nhiêu đó hơi ấm tình yêu, Chí Phèo đã phải buộc miệng bảo rằng “Giá cứ
thế này mãi thì thích nhỉ ?” rồi mạnh dạn tỏ tình thị Nở “Hay là mình sang đây ở với tớ
một nhà cho vui”. Một câu nói ngắn gọn nhưng đã cho người đọc thấy được sự thay đổi
rất lớn trong con người Chí Phèo: y khao khát làm người lương thiện ! Ở được năm
ngày, thị mới nhớ ở nhà còn một người cô, thị nghĩ rằng hãy dừng yêu để hỏi cô đã.
Còn Chí Phèo, tâm trí nằm trên những tầng mây, khi yêu vào rồi y mới hay “cháo hành
rất ngon”, “đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say”, đó là những
hương vị quyến rũ của hạnh phúc.

Bi kịch bị cự tuyệt tình cảm: Do lời bà cô Thị từ chối hắn, từ chối quyền lm ng của hắn,
sự bế tắc tột cũng của Chí, chuyển hướng trả thù Bá Kiến, mong muốn lm người lương
thiện còn hơn mạng sống của bản thân

Thế nhưng khi thị Nở hỏi ý người cô thì bà ta trả lời rằng: “Đã nhịn được đến
bằng này tuổi thì nhịn hẳn, ai lại đi lấy thằng Chí Phèo !”, chẳng rõ có phải vì bà cô cũng
ế chồng nên mới “Trâu buột ghét trâu ăn” hay không nhưng ta biết chắc một điều rằng,
những lời lẽ của bà cô cũng là định kiến của xã hội áp đặt lên Chí Phèo, lời nói của bà
cô như một gáo nước lạnh đổ lên thị Nở, mà thị lại vốn dở hơi, thị tức lắm, đem “cái gáo
nước” y chang như thế đổ vào một Chí Phèo đang mơ mộng về tình yêu. Đối với Chí
Phèo, thị Nở vừa là tình yêu nhưng cũng là nỗi đau thăm thẳm trong lòng Chí, bởi thị
nghèo, xấu đến như vậy mà Chí vẫn không xứng đôi với thị. Chí ngồi “ngẩn mặt”, ở đây
tác giả Nam Cao lại tiếp tục cho người đọc thấy sự đáng thương của Chí Phèo, hai từ
“ngẩn mặt” này cho ta thấy Chí Phèo nhận thức được tình cảnh của mình: y bị từ chối
quyền làm người ! Dưới cái nhìn của xã hội, Chí chỉ là một con vật mang hình người với
gương mặt toàn sẹo, thân thì toàn vết xăm trổ, còn với thị Nở - người đàn bà tập trung
đủ mọi cái xấu thì cự tuyệt tình yêu mới chớm nở giữa đôi bên. Còn gì đau đớn hơn thế
này nữa ! Chí muốn đập đầu, nhưng thế thì phải uống say, và y uống, nhưng y lại tức
bởi “càng uống lại càng tỉnh ra”, “Tỉnh ra, chao ôi, buồn !”. Tưởng chừng như sự dâng
trào bi kịch của Chí Phèo đã được nhà văn Nam Cao dừng ở đó, thế nhưng ở ngay
những câu sau, cái giọng văn lạnh lùng mà đầy thương cảm của ông lại hiện rõ hơn bao
giờ hết. “Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”, tại sao lại
là hương thơm ấy ? Tại sao y lại ngửi thấy cái hương thơm gợi lên kỷ niệm lúc còn
được xem là “con người” ? Quả là một tấn bi kịch khi Nam Cao chốt lại cơn dâng trào
cảm xúc ấy bằng câu “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Chí Phèo bây giờ rơi vào bế tắc
tuyệt vọng, nhưng có phải bà cô thị Nở là người đã dồn y đến bờ vực của cảm xúc ? Để
trả lời câu hỏi ấy, Chí Phèo ra đi đến nhà bà cô thị Nở với một con dao trên thắt lưng.
Tuy vậy ngay tại đây, nhà văn Nam Cao lại tiếp tục đặt ra cho người đọc một câu hỏi lớn
: ”Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở ?”, phải chăng “Những thằng điên và những
thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc chúng ra đi định làm” ? Phải nói
rằng đoạn miêu tả cảm xúc Chí Phèo này đã đẩy tác phẩm lên đến đỉnh cao, và để trả
lời cho câu hỏi em vừa đặt ra phải nói rằng cái “thằng điên và những thằng say rượu”
này không còn là Chí Phèo nữa, người mà đang đi đến nhà bá Kiến lúc ấy không phải là
một “thằng điên” hay “thằng say rượu” mà là một người “đi nhầm đường nhưng đúng
hướng” và đó chính là Chí, chứ không phải Chí Phèo. Chính mong muốn làm người
lương thiện đã đẩy niềm phẫn uất trong Chí lên cao. Nhà văn Nam Cao đã thể hiện cái
nhìn nhân đạo bằng cách đi sâu vào trong con người chứ không phải đánh giá họ qua
vẻ bề ngoài, ông đã khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân bị cướp đi
nhân hình lẫn nhân tính. Lúc đến nhà bá Kiến trời đã rất nắng nóng rồi, khiến cho một
người mưu mô như bá Kiến cũng khó giữ cái đầu lạnh, lúc hắn thấy Chí, hắn tức giận vì
Chí chỉ biết đòi tiền, rồi ngay sau đó lại bất ngờ xen kẽ tò mò khi Chí nói không cần tiền,
và cười nhạo khi Chí đòi lương thiện, nhưng hắn đâu ngờ người đang đứng trước hắn
là Chí chứ không phải Chí Phèo. Kết cục là bá Kiến bị đâm chết, còn Chí thì tự tử, lúc
người ta đến thì chỉ thấy ở cổ Chí “thỉnh thoảng máu vẫn còn ứa ra”. Chí giết Bá Kiến vì
y ăn năn, y nhận thức rõ tội ác mình đã gây ra và kẻ đã đẩy mình vào con đường tội lỗi.
Y đã không được làm người lương thiện, nhưng lại càng không cho phép mình làm con
quỷ dữ. Chính cái chết của Chí đã cho thấy mong muốn làm người lương thiện của y
còn cao hơn cả tính mạng mình.
Hợp + Kết:
Nội dung
Diễn biến tâm trạng cảu Chí Phèo sau khi gặp thị Nở là thức tỉnh, rồi đến hi
vọng, sau đó là đau đớn phẫn uất, cuối cùng là tuyệt vọng. Đó là một quá trình diễn biến
tâm lí phức tạp nhưng vô cùng hợp lí và đầy tính logic. Việc giết bá Kiến rồi tự sát của
Chí là hành động của một còn người đã bị dồn vào đường cùng, cái chết là cách duy
nhất giải được bế tắc. Chính sự từ chối của thị Nở đã kéo Chí Phèo lại thực tại, trong
tiềm thức của Chí nhận ra rằng bá Kiến là kẻ thù thật sự của mình. Đối với cảm nhận
của riêng em, cái chết của Chí Phèo còn có ý nghĩa lớn hơn việc chỉ đơn thuần là giải
quyết mâu thuẫn, cái chết này còn có ý nghĩa tố cáo xã hội thực dân đảy người nông
dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa, không cho con người ta con đường
để quay đầu, đồng thời kết truyện cũng góp phần khẳng định niềm tin của tác giả về
việc bản chất lương thiện của con người sẽ không bao giờ bị mất đi, nó chỉ đơn thuần là
bị che đi, bị cái xấu thường ngày làm khuất mất.
Nghệ thuật
Qua cách kể chuyện, cách dùng từ, cùng các lời trữ tình ngoại đề ta thấy được
các tài năng nghệ thuật của Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật, Chí Phèo và Bá
Kiến vừa mang nét riêng, vừa mang nét tiêu biểu của thời đại, cùng cách xây dựng kết
cấu truyện đầu cuối tương ứng vô cùng độc đáo. Qua đó ta thấy rằng tác phẩm “Chí
Phèo” không chỉ là một tác phẩm có giá trị hiện thực mà còn có cả giá trị nhân đạo sâu
sắc, có thể nói rằng “Chí Phèo” một kiệt tác của nền văn học hiện đại Việt Nam.

You might also like