You are on page 1of 5

Đề 4:Nguyễn Đình Thi cho rằng tác phẩm văn học lớn, hấp dẫn người ta

bởi cách nhìn mới, một tình cảm mới về những điều, những việc ai cũng
biết cả rồi. Anh (chị) hiểu điều đó như thế nào? qua tác phẩm Chí Phèo -
Nam Cao hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Bài làm :
MỞ BÀI 1
Đã Có quan niệm cho rằng: “ sáng tạo là cái cần có của mỗi nhà văn, anh không
thể là nhà văn thực thụ khi không có giọng riêng mà không thể tìm ở bất kỳ cổ
họng của một người nào khác.”Đúng như vậy nhà văn phải có một phong cách
riêng, một lối đi riêng thì mới có thể gây được ấn tượng sâu đậm và chiếm lĩnh
trái tim người đọc. Phong cách chính là cái nhìn nhận, cái cảm xúc riêng mà mỗi
nhà văn đều thể hiện trong những đứa con tinh thần của mình. Bàn về vấn đề
này, Nguyễn Đình Thi cho rằng tác phẩm văn học lớn, hấp dẫn người ta bởi
cách nhìn nhận mới,tình cảm mới về những điều những việc ai cũng biết cả rồi
và minh chứng rõ nét nhất cho ý kiến của Nguyễn Đình Thi chính là truyện ngắn
Chí Phèo – Nam Cao.
MỞ BÀI 2
“Cái quan trọng trong tài năng văn học là lối nói riêng của Nhà văn, là giọng
riêng của nhà văn mà ta không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ người nào
khác”, (Tuốc ghê nhep). Đúng như vậy! Nghệ thuật chính là lĩnh vực của cái độc
đáo tức là một cái gì đó rất mới, rất riêng biệt mà ta bắt gặp khi đọc xong một
tác phẩm. Và cũng chính sự mới mẻ, khác lạ đó đã làm nên sức sống lâu bền của
một tác phẩm văn chương thực thụ. Trăn trở về việc tạo dựng lối đi riêng cho
mình, Nguyễn Đình Thi cho rằng “tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi
cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều những việc mà ai cũng biết cả
rồi. Nguyễn Đình Thi đã thực sự sáng suốt khi nghiền ngẫm ra điều này trong
suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông và truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam
Cao chính là một lời giải thích thỏa đáng khơi thông khúc mắc trong lòng nghệ
sĩ về nhận định này.
THÂN BÀI
1. GIẢI THÍCH
Một sự thám hiểm thật sự không cần những vùng đất mới mà cần những
đôi mắt mới. Đúng thế phong cách làm nên tên tuổi của mỗi nhà văn, họ nhìn
người nhìn đời bằng những đôi mắt khác nhau, họ lùng sục và tìm kiếm cũng chỉ
cho ra những cách nhìn nhận mới và có thể thể hiện những tình cảm mới đó
chính là sứ mệnh cao cả của văn chương. Cách nhìn nhận mới tức là dấu ấn chủ
quan của mỗi tác giả là cách nhìn riêng biệt không tìm thấy trong cổ họng của
bất kỳ ai, tạo nên phong cách của mỗi nhà văn. Họ tuy có thể cùng hướng về
một đề tài nhưng cách khai thác của mỗi người về đề tài ấy lại khác nhau, điều
đó dẫn đến những tình cảm mới trong sáng tác văn chương của mỗi nhà văn. Đó
là những thái độ những cảm xúc của mỗi nhà văn dành cho nhân vật họ phản
ánh. Đó có thể là sự thương xót, sự cảm thông hay đưa nhân vật của họ tới một
nơi khác, tình cảm đó cũng là sự bộc lộ dấu ấn mang tính chủ quan của tác giả.
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi muốn đề cao tới phong cách riêng, cách nhìn nhận
hiện thực đời sống riêng, cách bày tỏ tình cảm, cảm xúc riêng của mỗi tác giả
trong sáng tác văn học.
2.BÀN LUẬN, LÍ GIẢI
Nguyễn Đình Thi đưa ra một nhận xét vô cùng sâu sắc và đúng đắn. Một
tác phẩm thật sự có giá trị phải là một tác phẩm được tạo dựng nên những khám
phá mới mẻ về cuộc sống và con người, để tự nó rung lên những thương cảm
cho nỗi khổ tột cùng mà khó thấy của họ cho dù đề tài đó đã được khai thác rất
nhiều lần. Đó không phải là một tác phẩm hời hợt viết về những điều mà ai cũng
biết và thấy cả rồi. Bởi lẽ “Nghệ thuật là sáng tạo, nghệ thuật không bao giờ lặp
lại” (Tố Hữu) một tác phẩm chỉ đi theo lối mòn đã dẫn sẵn thì cũng sẽ chết dần
chết mòn theo thời gian mà thôi, nghệ thuật không đơn thuần là sự sao chép y
nguyên thực tại, mà nó đòi hỏi một cái gì đó cao hơn, phải độc đáo, mới mẻ
riêng biệt và khác nó, điều đó đòi hỏi nhà văn phải có phong cách như sê-khốp
đã nói “nếu tác giả không có lối nói riêng, thì đó không phải là nhà văn, nếu nhà
văn không có giọng nói riêng thì anh khó trở thành nhà văn thực thụ, văn
chương không đơn giản như ta tưởng, không phải cũng có thể thưởng được. Bởi
lẽ “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu
mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi,
khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”, tựa chung là
Nguyễn Đình Thi đã đề cao tính sáng tạo trong văn chương và đây cũng là một
quan điểm nghệ thuật gắn bó suốt đời cầm bút của nhà văn Nam Cao và truyện
ngắn “Chí Phèo” là một ví dụ điển hình, minh chứng cho quan điểm mới mẻ đó.
1. CHỨNG MINH
Nam Cao là một đại biểu ưu tú trong dòng văn học hiện thực phê phán
thời kỳ 1930 – 1945 là một người bề ngoài có vẻ lạnh lùng, ít nói nhưng đời
sống nội tâm của ông lại vô cùng sâu sắc, đậm đà. Phải chăng vì thế mà văn của
ông vừa day dứt, vừa quằn quại, vừa thương, lại vừa trách hờn khiến người đọc
đứng ngồi không yên. Đọc văn của Nam Cao người đọc như lạc vào một thế giới
với những nhân vật kỳ dị, khác thường nhưng lại có những phẩm chất tốt đẹp
thể hiện tư tưởng của nhà văn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua tác phẩm Chí
Phèo một trong những tác phẩm được Ông viết từ sớm. Nếu như ông được xem
là nhà văn của nông dân cùng với Ngô Tất Tố thì cũng vì trước hết Ông có Chí
Phèo.
Chí Phèo là một truyện ngắn đã thể hiện rất rõ cách nhìn nhận mới
của Nam cao về cuộc sống bần cùng hóa của người nông dân trước cách
mạng. Không đi vào sưu cao thuế nặng, không đi vào nỗi khổ về vật chất mà
cái nhìn của Nam cao về người nông dân chính là nỗi khổ về gánh nặng, bi
kịch tinh thần. Chí Phèo là một đứa trẻ ngay từ khi sinh ra đã bị bỏ rơi bên cạnh
cái lò gạch cũ, được một anh đi thả ống lươn nhặt về nuôi rồi lớn lên qua sự
truyền tay nhau của dân làng Vũ Đại. Chí Phèo lớn lên đã trở thành canh điền
cho cụ Bá Kiến. Tuy bất hạnh nhưng Chí Phèo vẫn là một người lương thiện,
hiền lành. Anh khỏe mạnh cày thuê làm mướn cho cụ Bá với tính cách chịu khó
của một người nông dân, anh đã tự nuôi sống mình bằng chính đôi tay của mình.
Chí có một ước mơ hiền lành lương thiện như bao người khác “có một gia đình
nho nhỏ chống cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại nuôi một con lợn làm
vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.” một ước mơ rất đỗi bình dị
làm sao. Ngoài ra Chí còn là một người giàu lòng tự trọng khi bị bà Ba gọi lại
bóp chân, mà cứ bóp cao lên nữa thì Chí thấy nhục hơn là thấy thích, là một con
người sinh ra đã gánh lấy chữ bất hạnh vào mình, thế nhưng Chí vẫn là một
người tốt, sống trong cộng đồng của những người lương thiện. Khi nhìn thấy
cảnh Chí Phèo bóp đùi của vợ mình, tên cáo già Bá Kiến đẩy anh vào tù. Sau
nhiều năm với sự nhào nặn của nhà tù thực dân Chí đã biến thành một con người
hoàn toàn khác.
Nếu như đọc Lão Hạc người đọc xót xa bởi anh con trai của lão đi đồn
cao su không biết sống chết thế nào bởi “cao su đi dễ khó về” thì đến với Chí
Phèo sau những năm đi biệt tích, thì lúc về không ai muốn Chí lại thành ra như
vậy. Chí lần này trở về trông khác hẳn “cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng
hớn, mặt đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết…….. trên
tay chạm trổ những hình con rồng, con Phượng…….” Ngoại hình của chí đã
thay đổi hoàn toàn từ một người nông dân hiền lành, khỏe mạnh thì giờ trông hệt
thằng săng đá. Mới về hôm qua, hôm nay đã thấy hắn ngồi uống rượu ở quán
thịt chó từ sáng đến xế chiều….Chí chìm ngập trong những cơn say, ăn trong lúc
say, ngủ trong lúc say, chửi trong lúc say, thức dậy vẫn còn say. Những cơn say
đó cứ nối tiếp nhau thành một cơn say dài miên man không dứt. Chí say để làm
gì? Phải chăng vì để trốn tránh quá khứ đau buồn. Nhưng không phải vậy Chí
say bây giờ là cảnh say của Thằng lưu manh, say để rạch mặt ăn vạ, say để đến
chửi lão Bá Kiến. Chí đến nhà Bá Kiến lúc đang say, rạch mặt ăn vạ khiến cho
dân làng đổ xô đến xem. Chí chửi trời, chửi đất chửi dân làng Vũ Đại, chửi
những ai không chịu chửi nhau với hắn, cuối cùng là chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra
thân hắn cho hắn khổ thế này. Và với cái ngoại hình của một thằng săng đá nên
Chí đã bị loại bỏ khỏi cộng đồng người lương thiện nên đáp lại Chí chỉ là 3 con
chó dữ. Từ người Chí đã bị đánh tụt nhanh với con vật mà lại là con vật lạ, càng
cho thấy sự “quái đâm với người, lạc loài với vật” của Chí Phèo. Hắn ăn vạ Bá
Kiến nhưng với cái lão già khôn “dóc đời” thì việc thuần hóa Chí Phèo chỉ là
một việc đơn giản, hắn đã nịnh Chí Phèo nhận họ hàng, thiết đãi cơm rượu cho
Chí Phèo yên trí càng lún sâu vào tội lỗi, hắn đã mua chuộc Chí khiến Chí trở
thành một công cụ đắc lực trong việc trị những kẻ muốn chống lại lão. Chí Phèo
từ đó đã đi sâu vào tội lỗi, lún sâu vào ác nghiệt, làm chảy máu và chảy nước
mắt của bao người dân vô tội. Trong mắt dân làng bây giờ hắn thực sự là một
con quỷ dữ.
Như vậy thông qua bi kịch của nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã kết án
đanh thép xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động
hiền lành, chất phác. Đồng thời nhà văn đưa ra lời cảnh báo: nếu không thay đổi
thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái
chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Tưởng chừng như Chí Phèo sẽ sống mãi trong trạng thái say triền miên, ăn,
ngủ, hại người trong lúc say nhưng Nam Cao đã xây dựng một điểm dừng cho
nhân vật của mình thẳm sâu trong tâm hồn của con quỷ dữ của Làng Vũ Đại
phần người vẫn tiềm tàng chỉ đợi phát hiện và khai sáng. Và Nam Cao đã tinh
tế nhận ra điểm tốt đẹp đó trong tâm hồn của một con người tưởng như
không thể ngóc đầu dậy được nữa, đây cũng chính là một tư tưởng nhân đạo
mới mẻ của nhà văn Nam Cao mở ra cho Chí Phèo một cánh cửa thiên lương
bằng cách đưa Thị Nở bước vào cuộc đời Chí Phèo rất mộc mạc, tự nhiên. Đó
cũng chính là những tình cảm mới mẻ mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác
phẩm.
Trong một cơn say, Chí Phèo đã ăn nằm với Thị Nở, nửa đêm hắn nôn
mửa nên đã được Thị Nở dìu vào trong lều. Sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh dậy lần
đầu tiên hắn tỉnh rượu, lòng mơ hồ buồn như tỉnh lại sau một cơn say dài và
cũng là lần đầu tiên Chí Phèo nhận thức được cuộc đời mình trong quá khứ, hiện
tại và cả tương lai. Hắn nghe được ngoài kia tiếng chim hót ríu rít, tiếng anh
thuyền chài gõ mái, tiếng mấy người đàn bà đi chợ về, những âm thanh ấy hôm
nào chả có. Nhưng sao giờ đây Chí Phèo mới nhận thấy vì có khi nào hắn tỉnh
để mà cảm nhận âm thanh ấy giống như tiếng sáo của đêm tình mùa xuân trong
tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài. Tiếng sáo réo rắt, đánh thức, lay
động con người đã khô héo trong Mị giờ đây những âm thanh sao động này lại
gợi cho Chí Phèo nhớ về một cái gì đó rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã
ao ước có một gia đình đầm ấm để rồi phải hối tiếc khi giờ đây nhận ra mình đã
đến cái dốc bên kia tuổi già, đói rét, bệnh tật, ốm đau hắn không sợ. Nhưng sợ
nhất là cô độc, nhưng hắn nghĩ Thị Nở sẽ xoa lấp nỗi cô đơn ấy khi Thị Nở
mang bát cháo hành tới.
Lần đầu tiên được một người đàn bà cho hắn xúc động, mắt ươn ướt khi
ăn bát cháo hành. Thị Nở là cầu nối đưa Chí Phèo trở về với thế giới lương
thiện, nhưng cánh cửa lương thiện vừa mở ra đã đóng sập lại khi Thị Nở chửi tất
cả những lời bà cô vào mặt hắn. Chí Phèo từ ngạc nhiên đến thất vọng nhưng
chưa tuyệt vọng, Chí Phèo chạy theo nắm lấy tay Thị Nở. Nhưng đáp lại là một
cái dúi mạnh, lúc này Chí Phèo mới đau khổ, tuyệt vọng tột cùng, hắn mơ hồ
nhận ra người là đã làm cuộc đời mình rơi vào vực thẳm là Bá Kiến. Chí Phèo
xách dao kết liễu đời Bá Kiến và cũng tự sát khi miệng vẫn nhan nhản “ai cho
tao lương thiện”. Cái chết của bá Kiến như một lý tất yếu mà Nam Cao vạch ra
“ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, tức nước thì vỡ bờ”.
Như vậy, bên cạnh về cách nhìn nhận mới thì Chí Phèo cũng thể hiện một
tình cảm mới của Nam cao, một tình cảm nhân đạo sâu sắc. Mối tình Thị Nở –
Chí Phèo chính là sự xoa dịu cho độc giả. Nhà văn đã cho nhân vật của mình
một quãng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời bất hạnh. Nhà văn đã
thể hiện một cách sâu sắc niềm cảm thông của mình. Ông phát hiện ra trong cái
lốt của một con quỷ dữ kia, phần người vẫn tiềm tàng. Chỉ cần một cơn gió tình
yêu thổi qua là bùng cháy dữ dội. Nhà văn khẳng định niềm tin vào bản chất
lương thiện của những người nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập, mất cả nhân
hình lẫn nhân tính thì khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc cũng
chưa bao giờ bị dập tắt trong họ. Đó chính là tâm lòng nhân đạo sâu sắc của một
nhà văn dành cho nhân vật của mình.
2. ĐÁNH GIÁ
Bản chất của văn chương là sáng tạo, nhà văn phải biết khơi nguồn chưa
ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có. Đó chính là một trong những điều kiện
làm nên danh tiếng và tên tuổi của một nhà văn. Chí Phèo có thể coi như một
“áng văn đáng thờ” vì nó đã phản ánh một cách nhức nhối hiện thực của người
nông dân trước cách mạng. Đó là người nông dân bị tước đoạt cả nhân hình lẫn
nhân tính.
Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi “cách nhìn nhận mới, tình
cảm mới, về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi” ý kiến đó của
Nguyễn Đình Thi có thể xem là một tiêu chuẩn một thước đo để đánh giá những
tác phẩm văn học đó là cách nhìn mới và tình cảm mới. Chí Phèo một áng văn
hiện thực xuất sắc của Nam Cao, đáp ứng đủ những yêu cầu đó và có lẽ chính vì
điều đó nên Chí Phèo mãi là một áng văn có giá trị lưu dấu ấn mãi trong trái tim
người đọc hôm nay và cả mai sau./.

You might also like