You are on page 1of 4

Silde 2: Để một tác phẩm văn học trở nên thành công thì cần có rất nhiều yếu

tố tác
động vào như nội dung, nghệ thuật, cùng các giá trị nhân văn mà nó mang lại. Một
trong những yếu tố quan trọng đó chính là cách xây dựng tình huống truyện. Một
truyện ngắn muốn hay, cuốn hút người đọc thì phải có được một cốt truyện hấp dẫn.
Một trong số ít nhà văn được mệnh danh là bậc thầy trong xây dựng cốt truyện đó
chính là Nam Cao.
Slide 3: Các tác phẩm của ông đều có những nét riêng biệt, đặc sắc, nhưng nổi bật
trong số đó chính là tác phẩm "Chí Phèo". Tác phẩm đã lột tả được đời sống cơ cực
của người nông dân khi bị bọn tham quan áp bức, đồng thời cho chúng ta cái nhìn về
định kiến xã hội có thể ảnh hưởng đến một cá nhân như thế nào.
Silde 4: Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ rơi tại khu lò gạch cũ, được người dân làng Vũ
Đại chuyền tay nhau nuôi nấng, từ anh bán ống lươn cho đến bà lão mù lòa cùng bác
phó cối. Đến khi hắn 18 tuổi thì Chí phải đi giúp việc cho lũ tư sản nhà Bá Kiến. Vợ
của Bá Kiến buộc Chí Phèo phải gãi lưng, gội đầu cho bà ta và Chí đã bị Bá Kiến
cùng đám tay sai đưa ra huyện, còn Chí bị đi tù bảy đến tám năm. Ngay khi được
phóng thích ra ngoài tù, Chí đã mang vỏ chai sang nhà Bá Kiến hòng tố cáo và tống
tiền. Nhưng vì Bá Kiến quá hiền nên đã cho Chí năm đồng bạc để mua rượu. Chí được
an ủi bởi năm đồng bạc nên đã nguôi ngoai và Chí lâm vào hoàn cảnh lúc nào cũng
say, chỉ cần ai cho tiền Chí là hắn sẵn sàng ăn vạ bất kỳ điều gì. Bá Kiến vì thế đã làm
cho Chí thành tay sai của hắn ta. Chí Phèo thành một con quỷ lớn của làng Vũ Đại.
Chí Phèo rượu chè rồi bỏ làng, rời xóm và đi làm thuê cho tay nhà Bá Kiến. Cho đến
một hôm, cũng trong các cơn say hằng ngày, Chí đi về lều thì gặp Thị Nở đang nằm
khóc há mồm dưới bóng trăng. Đêm ấy, họ ân ái với nhau. Phèo nửa đêm đau bụng và
nôn, sáng hôm đó thì Thị cho Chí một tô cháo hành. Cũng từ đấy hắn muốn quay trở
lại cuộc sống bình thường và được ở bên Thị Nở. Lại một lần từ sau đó nữa gã bị đẩy
xuống vực khi bà cô của Thị không đồng tình. Thị Nở thất vọng hắn đã say

Slide 6,7: Tác phẩm Chí Phèo được nhà văn Nam Cao viết theo trình tự thời gian, diễn
biến cốt truyện như thế nào?

Giống như " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, Nam Cao đã đảo lộn trình tự thời gian
của mạch truyện. Mở đầu văn bản ta thấy rằng đó là âm thanh tiếng chửi của Chí Phèo
cùng với đó là lời miêu tả của tác giả , có cả lời của chính nhân vật - những lời độc
thoại nội tâm. Tiếp theo đó, tác giả đưa ta về quá khứ, quay lại thời điểm khi Chí vẫn
là một người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng bị bá Kiến hãm hại và đưa vào tù.
Sau đó, tác giả đưa ta về lại hiện tại, về lại lúc Chí nằm vạ ở nhà bá Kiến nhưng đã bị
bá Kiến thao túng lại và trở thành tay sai cho hắn. Qua đó, thấy được Nam Cao đa sử
dụng nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán,
chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn hồi tưởng, liên tưởng
tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp dẫn.

Slide 8: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm Chí
Phèo đã được nhà văn Nam Cao xây dựng như thế nào?
Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần
chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống. Giọng văn
trần thuật độc đáo, kết hợp giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp (đoạn thị Nở đi trút
giận lèn Chí Phèo), giữa đối thoại với độc thoại (nhất là đoạn đối thoại giữa Chí Phèo
với bá Kiến).

Slide 9,10: Ngôn ngữ của bọn Bá Kiến, Lí Cường là ngôn ngữ của bọn bề trên, khi thì
mềm mỏng, khi thì đanh rắn rất biến hoá. Ngôn ngữ của các nhân vật như Chí Phèo,
Thị Nở thì rất quê mùa, có khi là tục tằng thô lỗ. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ
của tác giả, vừa là ngôn ngữ của nhân vật, nhiều giọng điệu đan xen, tạo nên một thứ
ngôn ngữ đa thanh đặc sắc, giúp cho tác giả khắc hoạ sinh động tâm trạng của nhân
vật và có thể chuyển đổi điểm nhìn một cách nhanh chóng, linh hoạt.

Silde 11,12: Nhà văn Nam Cao đã tạo ra một lối trần thuật độc đáo, làm cơ sở tạo nên
tính đối thoại đa thanh là trần thuật từ nhiều điểm nhìn qua việc di chuyển điểm nhìn
liên tục từ người kể giấu mặt sang nhân vật hoặc ngược lại, từ nhân vật này qua nhân
vật khác.

==> Tạo cảm giác về cái nhìn từ bên ngoài, khách quan, kể những gì trông thấy.

Slide 13,14: Tuy nhiên, điểm nhìn ấy được di chuyển qua nhân vật, kể bằng lời nói
hoặc dòng độc thoại nội tâm. Giữa hai điểm nhìn/ ngôi kể này có sự chuyển tiếp bằng
kiểu lời trần thuật nửa trực tiếp – lời là của người kể giấu mặt nhưng điểm nhìn lại ở
nhân vật. Ngay đoạn mở đầu tác phẩm sự di chuyển linh hoạt này đã được thể hiện rõ
nét: Từ " Hắn vừa đi vừa chửi.... Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết "

==> Sự kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa điểm nhìn bên ngoài và bên trong, điểm nhìn
của người kể đứng ngoài và điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn toàn tri và hữu tri, khách
quan và chủ quan.

Silde 15,16: Một nét đặc sắc được tác giả cài cắm không thể không kể đến trong
truyện ngắn Chí Phèo chính là kết cấu theo lối khép kín, được thể hiện qua chi tiết cái
lò gạch cũ, vậy chị tiết đó có ý nghĩa gì?

 Nhà văn mở đầu tác phẩm bằng một lò gạch cũ nơi Chí Phèo ra đời rồi kết thúc
tác phẩm cũng bằng hinh ảnh lò gạch ấy không thể không khiến người đọc liên
tưởng đến một Chí Phèo con sắp ra đời. Cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời Chí
Phèo vẫn cứ tiếp diễn đó là vòng luân hồi nhưng lại bế tắc.

 Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật, vốn là sản phẩm của xã hội và của
bản thân hắn. Cái lò gạch xác minh ngay vị trí bên lề, bị ruồng bỏ, bị đẩy ra rìa
không thương tiếc của con người được sinh ra không theo mong muốn.
—> Cho thấy một vòng luẩn quẩn của xã hội và phận người khi chưa thay đổi tận gốc,
bản chất kiến trúc thượng tầng. Những số phận người lặp lại, có thể là những biến thể
khác nhưng cùng bản chất khiến vấn đề đặt ra mang tầm bao quát, mang chiều sâu
triết lý về quy luật vận động của cuộc sống, xã hội trong các mối quan hệ tương tác
qua lại con người – xã hội, con người – người khác, con người với bản thân. Cái lò
gạch cũ trở thành biểu tượng cho motip bắt đầu, tạo sinh, cái khởi nguyên. Một Chí
Phèo này chết sẽ là sự khởi sinh cho biết bao Chí Phèo khác bởi đời còn những Bá
Kiến thì vẫn còn Chí Phèo. Xã hội còn quần ngư tranh thực và định kiến nặng nề thì
còn bi kịch của kẻ bên lề, cái khác, cái dị biệt.

Slide 17,18,19: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao trong tác phẩm Chí
Phèo có điểm gì đặc biệt?

 Quá trình miêu tả nội tâm Chí Phèo khi bị thị Nở từ chối chung sống đến khi
giết bá Kiến rồi tư sát là một quá trình phức tạp, đầy tính bất ngờ, đột biến,
nhưng có lô-gíc, đúng quy luật.

 Việc Chí Phèo giết bá Kiến rồi tự sát là theo quy luật tâm lí giải toả bế tắc của
một kẻ cố cùng liều thân. Ở đây, chính sự từ chối của thị Nở đã kéo Chí Phèo
trở về với thực tại và nhận ra, bằng tiềm thức, kẻ thù của mình trước hết vẫn là
bá Kiến.

 Chí Phèo khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở: Chí Phèo từ ngạc
nhiên rồi sau đó là mắt ươn ướt cảm động và tiếp đến là có cái gì đó như là ăn
năn muốn làm hoà với mọi người rồi làm nũng với Thị như với mẹ đó là những
nét tâm lí rất thật của những con người muốn được tái sinh.

 Tâm lí của Bá Kiến: là biết tâm lí của người đời, biết mềm nắn rắn buông,
qua những suy nghĩ về bà tư (vợ bá Kiến), việc bá Kiến lên cơn ghẹn và những
lời đối đáp với Chí Phèo, nhà văn muốn làm nổi bật bản chất dâm ô, bỉ ổi, đê
tiện và tự đắc, chủ quan của nhân vật này.

 Tâm lí của vợ Bá Kiến: là hiếu kì lẳng lơ, tâm lí của người nông dân là sợ tai
hoạ.

—> Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao đã khái quát một hiện tượng phổ biến đã
trở thành quy luật trong xã hội lúc bấy giờ:
 Hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện do bị áp bức bóc lột đè
nén nặng nề bị đẩy vào con đường tha hoá lưu manh.
 Đồng thời, nhân vật của Nam Cao còn thể hiện cá tính hết sức độc đáo, không
lặp lại, vừa đa dạng vừa thống nhất.
 Thanh công khắc họa hình ảnh Chí Phèo vừa là kẻ bán rẻ cả nhân tính, nhân
hình để tồn tại, vừa là kẻ dám thủ tiêu sự sống của mình khi nhân phẩm đã trở
về, vừa là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một thằng triền miên chìm trong cơn
say đến mất cả lý trí, vừa là kẻ khao khát lương thiện, muốn làm hoà với mọi
người.

Slide 20: Tác giả có mục đích gì khi sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm vào văn bản ?

Cách tác giả sử dụng những lời độc thoại nội tâm như vậy có thể giúp người đọc dễ dàng nắm
bắt được những diễn biến tâm lý xảy ra trong nhân vật và đã thể hiện được sự khai thác về sự
kiện dựa trên cái nhìn đa chiều của tác giả.

Slide 21: Nhà văn Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm ở những phân đoạn nào
trong tác phẩm Chí Phèo?

You might also like