You are on page 1of 3

Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Chí phèo

Đoạn 1: Mở bài – Giới thiệu vấn đề - đặc sắc NT tự sự


“Chí phèo” là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nam Cao và cũng là tác phẩm tiêu biểu
nhất của nền văn học hiện thực phê phán. Thành công của truyện ngắn Chí Phèo không
chỉ ở hình tượng nhân vật Chí Phèo mà còn ở bút pháp viết truyện ngắn có một không hai
của nhà văn Nam Cao.
Nghệ thuật trần thuật trong Chí phèo được Nam Cao sử dụng linh hoạt tự nhiên phóng
túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn
hồi tưởng, liên tưởng tạt ngang, tưởng như lỏng lẻo mà thực sự rất tự nhiên, hợp lý, hấp
dẫn.
Đoạn 2: Cấu trúc truyện ngắn – cốt truyện – trình tự - cách mở đầu – cách tổ chức
mạch truyện
Ở truyện “Chí Phèo”, Nam Cao đã để nhân vật xuất hiện bắt đầu bằng tiếng chửi: “Hắn
vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…”.
Cách mở truyện như vậy gây ấn tượng và tạo sự cuốn hút với người đọc về cuộc đời, số
phận của nhân vật.
Nam Cao cũng hay sử dụng và sử dụng thành công kiểu kết cấu vòng tròn. Đây là kiểu
kết cấu mà phần mở đầu và phần kết thúc của tác phẩm có sự tương ứng với nhau; những
hình ảnh, những tình tiết xuất hiện ở đầu tác phẩm bằng hình thức này hay hình thức
khác, lại được gợi ra một cách đầy ám ảnh ở cuối tác phẩm. Hình thức kết cấu này đòi hỏi
một sự sắp xếp hợp lý các sự kiện, các tình tiết tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa chúng.
Đọc “Chí Phèo” ta cứ mãi bị ám ảnh bởi hình ảnh “chiếc lò gạch cũ” xuất hiện ở phần
đầu và phần cuối tác phẩm. Hình ảnh ấy vừa có ý nghĩa mở đầu và kết thúc, khép lại cuộc
đời của một kẻ khốn khổ tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến, vừa như dự báo
về sự xuất hiện của một kiếp người mà số phận chắc sẽ còn thê thảm hơn nhiều.
Đoạn 3: Người kể chuyện – cách thức trần thuật – mối quan hệ với mục đích trần
thuật
Ngôi kể thứ 3 theo điểm nhìn phức hợp
Các nhân vật trong các truyện cũng không chỉ nhìn về mình, mà còn quan sát lẫn nhau,
chiếu điểm nhìn lên nhau, kể chuyện về nhau. Người kể chuyện hàm ẩn đứng thấp hơn
những nhân vật của mình. Điểm nhìn của người kể chuyện cũng không hoàn toàn cố
định, nó biến động liên tục theo các chiều không gian, thời gian khác nhau.
Đoạn 4: Giới thiệu về nhân vật Chí phèo - bản chất – lý tưởng – hé lộ bi kịch nhân
vật
Chí Phèo vừa là kẻ bán rẻ cả nhân tính, nhân hình để tồn tại, vừa là kẻ dám thủ tiêu sự
sống của mình khi nhân phẩm đã trở về. Chí Phèo vừa là con quỷ dữ của làng Vũ Đại,
một thằng triền miên chìm trong cơn say đến mất cả lý trí, vừa là kẻ khao khát lương
thiện, muốn làm hoà với mọi người, vừa là một kẻ nô lệ thức tỉnh, một đầu óc sáng suốt
nhất, tỉnh táo nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có tầm khái quát sâu sắc về
quyền được làm người lương thiện đến mức Bá Kiến cũng phải ngạc nhiên. Chí Phèo còn
là kẻ cố cùng, vừa là người tự xưng “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”.
Đặc tả những bộ mặt dị dạng, ghê tởm của nhân vật là cách thức để Nam Cao làm rõ hơn
tính cách bên trong của nhân vật. Ẩn sâu dưới cái vẻ bề ngoài ghê tởm, đáng sợ ấy là
những con người hết sức đáng thương.
Do hoàn cảnh xô đẩy mà Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện bị biến
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một kẻ đâm thuê chém mướn, gây ra không biết bao
nhiêu tội ác, nhưng rồi Nam Cao vẫn phát hiện ra đốm sáng lương tri còn sót lại trong
con người bị tước đoạt cả nhân hình và nhân tính ấy. Chí Phèo thức tỉnh và khát khao trở
lại làm người lương thiện.
Đoạn 5: Phân tích bi kịch của Chí phèo
- Bi kịch số phận: Cả cuộc đời Chí Phèo chỉ là con số không, không cha không mẹ không
gia đình, không tài sản của cải. Chí Phèo chửi cha mẹ mình, thực ra chính là chửi chính
mình, chửi chính số kiếp đau đớn của mình. “Nhưng biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo”, câu
hỏi ấy vang lên không lời đáp như chính sự bế tắc, bất lực của Chí, một kẻ bị chối bỏ
ngay từ khi mới ra đời và phải sống cả kiếp người-thú đau đớn, chật vật.
- Bi kịch tha hóa: Cùng với việc đánh mất nhân hình, tiếng chửi và hành động rạch mặt
ăn vạ, đập phá, đâm chém chính là những biểu hiện của quá trình “lưu manh hóa”, dần
biến Chí Phèo thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
- Bi kịch bị tước đoạt quyền làm người: Tiếng chửi của Chí Phèo không có một lời đáp.
Bởi vì, tất cả dân làng Vũ Đại đều không xem Chí Phèo là con người. Đây là hệ quả tất
yếu từ những đau thương mà Chí Phèo gây ra cho họ è Tình cảnh “chỉ ba con chó dữ với
một thằng say rượu” cho thấy sự cô đơn tận cùng của Chí Phèo, bị chối bỏ, bị đẩy ra
ngoài xã hội người của làng Vũ Đại, bị tước đoạt quyền làm người è Tiếng chửi của Chí
Phèo, do vậy, chính là một nỗ lực tuyệt vọng để giao tiếp, chính là tiếng kêu cứu của
khao khát lương thiện trong vô thức của Chí Phèo, là “tiếng hát lộn ngược” vô vọng tìm
sự sẻ chia, thấu hiểu.
Đoạn 6: Phân tích bi kịch của Chí phèo – Nhận xét bi kịch đó được thể hiện bằng
ngôi kể và điểm nhìn nào
Đoạn 7: Nhận xét về người kể chuyện – tình cảm, thái độ của người kể chuyện với
nhân vật. Phân tích 1 vài chi tiết tiêu biểu để thấy tấm lòng nhân đạo Nam Cao
– Tiếng chửi của Chí Phèo là một “đặc sản” trong truyện.
Tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của
mình: sống giữa cuộc đời nhưng đã mất quyền làm người Đó chính là sự đau xót của nhà
văn đối với nhân vật của mình.
– Chi tiết bát cháo hành của Thị Nở giống như một phép màu làm thức tỉnh con người.
Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Hình ảnh bát cháo hành có vai trò thúc đẩy sự
phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật,
góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của
tình người.
– Xây dựng kết cấu vòng trò đầu cuối tương ứng rất đặc sắc. Sau khi Chí Phèo chết, ở
phần kết thúc tác phẩm, Thị Nở lại xuất hiện. Thị “nhớ lại lúc ăn nằm với hắn… rồi nhìn
nhanh xuống bụng”, “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa
nhà cửa và vắng bóng người lại qua…”.
Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô
đậm. Bá Kiến chết thì có lí Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện.
Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song
không thể giải quyết. Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào
con đường lưu manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của
mình là vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn
tồn tại. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” nằm trong ý đồ nghệ thuật và là một sáng tạo nghệ
thuật đặc sắc của nhà văn Nam Cao.Với hình ảnh này, chủ đề của thiên truyện được khơi
thêm những chiều sâu mới.
Đoạn 8: Kết bài, tiếp tục khắc sâu nhân đạo.

You might also like