You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HỌC PHẦN
GIAO TIẾP SƯ PHẠM
NHIỆM VỤ THẢO LUẬN NHÓM 5
TÌNH HUỐNG 5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT Sinh viên Mã SV - Khoa

1 Dương Thị Mai 725602052


(Nhóm trưởng) Khoa Lịch sử

2 Hoàng Huyền Trang 715601417


Khoa Ngữ văn

3 Lương Thị Dung 705603031


Khoa Địa lý

Hà Nội, 2023
Tình huống 5: Bước vào giờ dạy, bạn thấy lớp vắng đến nửa số học sinh, hỏi
nguyên nhân thì các em cho biết là các bạn bỏ đi đưa đám mẹ của một bạn trong
lớp bị mất. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?

1. Phân tích tình huống


Trong tình huống trên, mặc dù trong buổi học nửa học sinh lớp vắng mặt với
một lý do chính đáng là vì đi đưa đám mẹ của một bạn học sinh trong lớp bị mất, xét
về tình điều này về tình là đúng đắn.
Tuy nhiên về lý thì lại chưa hoàn toàn đúng vì: Việc học sinh vắng mặt không
có viết đơn xin phép trước hoặc không thông báo với giáo viên chủ nhiệm trước để
đưa ra phương án giải tốt nhất trong tình huống trên mà tự ý bỏ đi đưa đám mẹ của
một bạn trong lớp thì được coi như những học sinh đó đã tự ý nghỉ học không xin phép
nên hoàn toàn vi phạm quy định của nhà trường.

2. Giả thuyết:
2.1. Giả thuyết 1: Trong tình huống trên bạn đến lớp với tư cách là Giáo viên
chủ nhiệm của lớp.
2.2. Giả thuyết 2: Trong tình huống trên bạn đến lớp với tư cách là giáo viên
bộ môn của lớp.

3. Hướng giải quyết


3.1. Đối với giả thuyết 1, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm của lớp, ta có
thể đưa ra các phương án như:
Các hướng giải quyết có thể Phân tích hướng giải quyết
thành lập
Phương án 1: Đối với nửa số học => Đối với phương án này người Giáo viên phải
sinh còn lại trong lớp, GVCN sẽ sử dụng nguyên tắc đồng cảm, tôn trọng nhân
giao bài cho các em để đảm bảo giờ cách với nguyên tắc thiện chí và sử dụng
học vẫn được diễn ra. Sau đó Giáo phong cách giao tiếp dân chủ.
viên chủ nhiệm thông báo ngay với - Phương án này đảm bảo quyền lợi cho tất cả
nhà trường việc có phụ huynh học các bạn học sinh.
sinh trong lớp mất và xin phép nhà
trường cho những nửa số học sinh
trong lớp đã nghỉ học đi đưa đám
đó được nghỉ học để không ảnh
hưởng đến kết quả học tập, cũng
như hạnh kiểm của các em về sau.
Thêm vào đó xin phép nhà trường
và các giáo viên bộ môn có tiết dạy
với lớp để tổ chức một buổi học bù.
Nếu được sự đồng ý của nhà trường
và các giáo viên bộ môn dạy lớp
ngày hôm đó, sau giờ ra chơi
GVCN có thể cho phép học sinh
được nghỉ sớm sau giờ ra chơi để
không ảnh hưởng đến các lớp khác,
hoặc cho học sinh trật tự trong lớp
để ôn bài cho đến khi được nghỉ
theo đúng thời khóa biểu của các
em.
Tuy nhiên với tư cách là GVCN
của lớp người giáo viên cần phải
nhắc nhở những học sinh đã tự ý
nghỉ học buổi hôm đó để các em rút
kinh nghiệm vào buổi sinh hoạt tới.
Phương án 2: GVCN sẽ tiến hành => Đối với phương án này người giáo viên đã sử
dạy học bình thường theo quy định dụng phong cách giao tiếp độc đoán.
của nhà trường. Mặc dù phương án này không vi phạm quy chế
của nhà trường đối với người giáo viên, nhưng
đối với phương án này, việc làm của người Giáo
viên sẽ gây mất đi thiện cảm cũng như lòng tin
của học sinh đối với mình, vì dù sao đi chăng
nữa thì việc nửa số học sinh nghỉ kia cũng về
tình có thể tha thứ.
Hơn nữa vì là GVCN của lớp nên người giáo
viên ở đây còn có trách nhiệm lớn hơn nữa là
cảm thông và đồng cảm với những bạn trong lớp
cũng như các bạn đã nghỉ đi đám mẹ bạn trong
lớp, để em an tâm học tiếp và tìm cách tốt nhất
để không ảnh hưởng nhiều đến thành tích học
tập của mình.

3.2. Đối với giả thuyết 2: Nếu với tư cách là giáo viên bộ môn của lớp trên ta có
thể đưa ra các phương án như:
Các hướng giải quyết có thể Phân tích hướng giải quyết
thành lập
Phương án 1: Vì thấy học sinh nghỉ => Đối với phương án này người Giáo viên phải
nhiều, giáo viên bộ môn cho học sử dụng nguyên tắc đồng cảm, tôn trọng nhân
sinh nghỉ luôn không tiến hành giờ cách với nguyên tắc thiện chí và sử dụng
dạy đó (để giờ trống). phong cách giao tiếp dân chủ.
- Cách giải quyết này đã vi phạm quy chế (Theo
khoản 4 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP
quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
đối với viên chức như sau: Việc giáo viên nghỉ
dạy không đứng lớp mà không có lý do chính
đáng có thể được xem là không thực hiện nhiệm
vụ được giao nên có thể áp dụng hình thức xử lý
kỷ luật là khiển trách).
- Cách giải quyết này hai làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của học sinh bao gồm cả học sinh có
mặt tại lớp và học sinh vắng mặt.
- Cách giải quyết này có thể gây mất trật tự lớp
học, gây ảnh hưởng đến các lớp học xung
quanh.
-> Phương án không hợp lý.
Phương án 2: Giáo viên vẫn tiến => Đối với phương án này người giáo viên đã
hành dạy bình thường. sử dụng phong cách giao tiếp độc đoán.
- Phương án tiến hành bài giảng như bình
thường là cách để hoàn thành nhiệm vụ của
mình.
- Cách xử lý này có thể đảm bảo quyền lợi của
các em học sinh đang có mặt ở lớp và giáo viên
cũng không sợ mang tiếng là cho học sinh nghỉ
tự do.
- Nhưng cách giải quyết này vô hình chung đã
khiến cho giáo viên trở thành người “vô tâm”
trước sự mất mát của học sinh vì dù sao các bạn
trong lớp nghỉ học vì lý do khá chính đáng,
đồng thời cách giải quyết này không đảm bảo
quyền lợi của các bạn nghỉ học.
Phương án 3: Giáo viên ghi danh
sách học sinh vắng mặt tuyên bố sẽ => Đối với phương án này người giáo viên đã
lùi việc dạy bài mới sang buổi sau, sử dụng phong cách giao tiếp độc đoán.
sau đó tổ chức cho học sinh làm bài - Cách giải quyết này có vẻ tương đối hợp lý vì
tập tại lớp, tránh việc trống giờ gây nó sẽ đảm bảo quyền lợi học tập cho tất cả các
mất trật tự lớp học. bạn học sinh. Nhưng cách giải quyết này vô
hình chung đã khiến cho giáo viên trở thành
người “vô tâm” trước sự mất mát của học sinh
vì dù sao các bạn trong lớp nghỉ học vì lý do
khá chính đáng, việc ghi danh sách học sinh
vắng sẽ khiến các bạn bị hạ hạnh kiểm, ảnh
hưởng đến kết quả đánh giá.
- Cách giải quyết này sẽ làm ảnh hưởng đến tiến
trình giảng dạy của giáo viên theo phân phối
chương trình (chậm tiết).

Phương án 4: Giáo viên tổ chức => Với phương án người giáo viên đã sử dụng
cho học sinh có mặt làm bài tập tại nguyên tắc đồng cảm, thiện chí với nguyên
lớp, tránh việc gây mất trật tự lớp tắc tắc tôn trọng cũng như sử dụng phong
học. Sau đó, giáo viên liên hệ cho cách giao tiếp dân chủ, thấu hiểu tâm tư,
GVCN lớp để GVCN tìm cách liên nguyện vọng và hiểu biết nhu cầu của các em.
lạc cho các bạn học sinh vắng mặt - Ở đây các em có thể đến muộn vì lý do là đi
có thể đến muộn để tham gia tiết đám mẹ một bạn trong lớp nên giáo viên có thể
học. thông cảm và không nên tức giận. Tốt nhất GV
không nên dạy ngay vào bài mới để ảnh hưởng
đến quyền lợi của các em vắng mặt. Nhưng
cũng không thể để trống tiết cho các em học
sinh ngồi mất trật tự trong lớp. GV nên cho học
sinh ôn luyện một số bài tập trong khi chờ các
em kia kịp về.
- Nhưng khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn cũng
nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em lần sau chú ý
sắp xếp thời gian để không về quá muộn ảnh
hưởng đến việc học tập.

4. Kết luận chung


- Đối với giả thuyết 1, phương án 1 là phương án phù hợp nhất đối với tình
huống này vì: nó vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh lại vừa cho thấy được nhân cách
tốt đẹp cũng như năng lực xử lí tình huống của người giáo viên.
- Đối với giả thuyết 2, nên chọn phương án 4 là phương án phù hợp nhất, vì nó
vừa đảm bảo được quyền lợi cho học sinh có mặt tại lớp và một số học sinh đã vắng
mặt với lý do chính đáng và giáo viên cũng không vi phạm quy chế của nhà trường.

You might also like