You are on page 1of 6

1.3.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KHXH&NV

Mã học phần: COMM 103


Tín chỉ: 2
1.3. Các giai đoạn phát triển của KHXH&NV

 Giai đoạn cổ điển (XVI – nửa đầu XIX)

 Giai đoạn hiện đại hóa (nửa sau XIX - nửa đầu
XX)

 Giai đoạn hậu hiện đại (từ khoảng 1950)


Giai đoạn cổ điển trong sự phát triển tri thức xã hội và nhân văn (XVI - nửa sau
của thế kỷ XIX):

 Các phương pháp của khoa học nói chung được hình thành, phương pháp của
khoa học tự nhiên được lấy làm phương pháp luận của nhận thức: tất cả đều theo
khuynh hướng duy tự nhiên.

 Quy luật tự nhiên được coi như nguyên tắc giải thích phổ quát cho mọi hiện
tượng có liên quan: ngay cả đạo đức, cái đẹp – cũng được giải thích theo quy
luật tự nhiên.

Đặc biệt trong thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng, nghiên
cứu KHXH&NV chịu ảnh hưởng các khuynh hướng duy tự nhiên cực đoan áp
dụng mô hình của một ngành khoa học thực nghiệm nào đó nổi trội lên ở từng
thời điểm: cơ học, vật lý học, sinh học, nhân khẩu học…
Giai đoạn hiện đại hóa (cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX):

 Phản ứng chống lại khuynh hướng duy tự nhiên: nhấn mạnh khác
biệt cơ bản giữa khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, chỉ
ra sự bất khả sử dụng các phương pháp của khoa học tự nhiên vào nhận
thức xã hội.
 Vai trò của triết học A. Schopenhauer về đặc tính chủ quan của
khách thể, triết học cuộc sống (W.Dilthey, G.Simmel, A.Bergson), hiện
tượng luận (E.Husserl, R.Ingarden), thông diễn học (F.Schleiermacher,
H.Gadamer), triết học hiện sinh (S.Kierkegaard, K.Jaspers...)
 Đặc thù đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội
và nhân văn được nhấn mạnh bởi Dilthey, Windelband, Rickert,
Husserl, Bakhtin...
Giai đoạn hậu hiện đại - những năm 50-70 của thế kỷ XX:

 Các lý thuyết gia hậu cấu trúc, giải cấu trúc (J.Derrida, M. Foucault,
Lyotard...) xác định “hoàn cảnh hậu hiện đại”.

 J. Baudrillard tuyên bố: “Niềm tin và ý nghĩa” lạc lối, mất đi trong văn
hóa; Tự do được hiểu như tự do khỏi mọi chuẩn mực, truyền thống, khỏi
bất kỳ một thiết chế nào: nhà nước, tôn giáo, đạo đức; ngoài ra còn là, tự
do khỏi bất kỳ phương pháp khoa học nào đã được thừa nhận rộng rãi,
cũng như “tự do khỏi lý trí”. Quan niệm này cho phép con người rũ bỏ
mọi áp chế. Nỗ lực khám phá bản chất của sự tồn tại, quy luật tự nhiên
và xã hội - được tuyên bố là vô nghĩa.
MỘT SỐ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI

 Thuyết Tương hỗ (Synergetics): được nhà vật lý người Đức Hermann Hacken
đưa ra từ những năm 1970, là hướng nghiên cứu khoa học liên ngành, hướng tới
làm chủ các quá trình chung của quá trình chuyển đổi hỗn loạn thành một trạng
thái có trật tự và trở lại. Nguyên lý của thuyết Tương hỗ - sự hợp tác giữa các
bộ phận khác nhau của cùng một hệ thống luôn dẫn đến việc tạo ra những tính
chất mới bản thân các đối tượng không sở hữu, hình thành các cấu trúc hoặc
chức năng vĩ mô, thúc đẩy thay đổi, dẫn đến việc tự tổ chức lại hệ thống - có
thể áp dụng hiệu quả cho nghiên cứu KHXH&NV.
 Thuyết Đa văn hóa (Polysystem Theory): do Itamar Even-Zohar và Gideon
Toury khởi xướng chủ trương nghiên cứu xã hội, văn hóa trong mạng lưới các
hệ thống tĩnh và động của các mối quan hệ chằng chịt với các thiết chế, biên
mục quy chiếu khác nhau, trong đó bản chất, giá trị của cá thể đối tượng không
tồn tại độc lập mà chịu sự quyết định của các mối quan hệ, cũng như phụ thuộc
vào chuyển dịch của các thiết chế, biên mục trong và ngoài hệ thống.

You might also like