You are on page 1of 6

Ý thức khoa học

Khoa học là sự khái quát cao nhất của thực tiễn, là phương thức nắm bắt tất cả các
hiện tượng của hiện thực, cung cấp những tri thức chân thực về bản chất các hiện tượng,
các quá trình, các quy luật của tự nhiên và của xã hội.

_ Khoa học và tôn giáo đồi lập với nhau về bản chất

_ Ý thức tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thì ý thức khoa học phản ánh hiện thực một cách
chân thực và chính xác dựa vào sự thật và lý trí của con người.

_ Khác với tất cả các hình thức ý thức xã hội khác, ý thức khoa học phản ánh sự vận động và
sự phát triển của giới tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy con người bằng tư duy
logic, thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật và các lý thuyết.

_ Trong giai đoạn hiện nay khoa học đang góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn
đề toàn cầu của thời đại, ngăn chăn những tác động xấu do sự vô ý thức và sự tham lam của
con người trong quá trình phát triển kinh tế.

a) Khoa học như một hình thái ý thức xã hội

Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học là hệ thống các tri thức chân
thực về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn. Đối tượng phản ánh của khoa
học rộng hơn bất cứ hình thức ý thức xã hội nào khác, đó là tất cả các hiện tượng và
quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Nôi dung căn bản của khoa học là các
quy luật khách quan vốn có của thế giới được chứng minh từ lý thuyết đến thực tiễn.
Hình thức biểu hiện chủ yếu của các tri thức khoa học là hệ thống các phạm trù, định
luật, quy luật, nguyên lý. Tri thức khoa học có thể và cần phải xâm nhập vào tất cả
các hình thái ý thức xã hội để hình thành nên các khoa học tương ứng với từng hình
thái ý thức đó, ví dụ như luật học, đạo đức học, lý luận nghệ thuật, tôn giáo học,...

b) Kết cấu của tri thức khoa học

Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu, khoa học được chia thành khoa học tự nhiên, khoa
học xã hội, khoa học nhân văn, khoa học về tư duy. Tuy nhiên, dựa vào đối tượng cụ
thể mà có các chuyên ngành khoa học cụ thể. Còn những vấn đề chung, những quy
luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy là đối tượng nghiên cứu của triết học với tư
cách là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận chung.

Xét vai trò tác động, khoa học được chia thành khoa học cơ bản và khoa học ứng
dụng. Khoa học cơ bản vạch ra các quy luật, phương hướng, phương pháp chung cho
các khoa học ứng dụng. Khoa học ứng dụng vạch ra các nguyên tắc, quy tắc, phương
pháp cụ thể để ứng trực tiếp trong thực tiễn đời sống.
Với mỗi khoa học, có thể có hai cấp độ tri thức: tri thức kinh nghiệm - những tư liệu
hiện thực được tích lũy và tổng kết thực tiễn từ các quan sát, thử nghiệm; tri thức lý
luận - kết quả của trừu tượng hóa và khái quát hóa từ tri thức kinh nghiệm, được thể
hiện trong các hệ thống các phạm trù, định luật, nguyên lý xác định.

Sự phân chia các cấp độ trong kết cấu các tri thức khoa học chỉ là tương đối vì khoa
học cùng với thực tiễn càng tiến lên thì các cấp độ tri thức khoa học nói trên càng
nguyện chặt với nhau.

c) Các giai đoạn phát triển của khoa học

• Giai đoạn 1 bắt đầu từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XV. Ở giai đoạn này, khoa học
như còn “thai nghén”, vừa rất sơ khai, vừa hạn hẹp trong một số lĩnh vực: cơ học,
toán học, thiên văn học nhằm đáp ứng trực tiếp các nhu cầu thủy lợi, hàng hải, xây
dựng, kiến trúc... khoa học chưa ảnh hưởng bao nhiêu tới sản xuất. Đặc biệt, trong
“đêm trường trung cổ” phong kiến, các phát minh khoa học được coi là tội lỗi, là “tà
đạo” và bị trừng phạt bởi Nhà thờ cấu kết với nhà nước. Trong khuôn khổ phương
thức sản xuất phong kiến, nền kinh tế vẫn mang nặng tính tự nhiên, vẫn tiếp tục sử
dụng công cụ thủ công trong giới hạn kỷ xảo cá nhân và kinh nghiệm của con người
thợ cả.

• Giai đoạn 2 bắt đầu tư cuối thế kỳ XV đến hết thế kỷ XIX, gồm 2 thời kỳ:

+ Thời kỳ thứ 1 bắt đầu từ Côpenic và kết thúc ở Niutơn. Đặc điểm của thời kỳ này là
các khoa học lần lượt đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực của hiện thực, đề cao thực
nghiệm và suy lý, tuyên chiến với các giáo điều, công khai hoài nghi tất cả các dự
đoán chưa được chứng minh bằng thực nghiệm hoặc bằng suy lý chắc chắn. Cơ học
cổ điển lần đầu tiên đạt tới đỉnh cao với tên tuổi Niutơn. Trong bối cảnh ấy, phương
pháp tư duy siêu hình giữ vai trò thống trị trong triết học lẫn trong các khoa học,
Nhưng mặt khác, sự phát triển của triết học duy vật và của các khoa học đã góp phần
quan trọng vào cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, thúc đẩy sự ra
đời và phát triển của CNTB ở phương Tây.

+ Thời kỳ thứ 2 bắt đầu từ giả thuyết về sự hình thành thái dương hệ của Cantơ và
kết thúc với các thành tựu khoa học tự nhiên xuất sắc nhất ở thế kỷ thứ XIX như
thuyết tế bào, thuyết tiến hóa các giống loài, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng
lượng. Đặc điểm của khoa học thời nay là phát triển theo hướng phá vỡ quan niệm
siêu hình về các đối tượng nghiên cứu, công khai gạt bỏ cái gọi là “sự sáng tạo”của
Chúa ra khỏi khoa học, và ngày càng gắn chặt với sản xuất. Cùng với sự phát triển
của khoa học tự nhiên là sự phát triển mạnh tri thức khoa học xã hội theo hướng đề
cao chủ nghĩa nhân văn, đề cao tinh thần dân chủ, thoát dần ảnh hưởng của thần
học. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học về tự nhiên và về xã hội thời này là động
lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình tư sản hóa ở phương Tây, thúc đẩy tiến trình công
nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình ra đời và trưởng thành của giai cấp
vô sản công nghiệp, và do đó, thúc đẩy sự ra đời và phát triển học thuyết Mác - hệ tư
tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản.

• Giai đoạn 3 - thế kỷ XX: Đặc điểm của giai đoạn này không chỉ là sự gia tăng vượt
bật của mọi tri thức khoa học, mà còn là sự gia tăng rõ rệt vai trò của khoa học đối
với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các khoa học lần lượt tham gia vào cưộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật, và ở 30 năm cuối thế kỷ XX thì tham gia vào cách mạng
khoa học - công nghệ, vô luận là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân
văn. Dự báo thiên tài của Mác từ thếc kỷ XIX “khoa học sẽ trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp” đã thành hiện thực. Hàm lượng khoa học vật hóa trong các sản phẩm
tăng nhanh chưa từng thấy và ngày càng rõ ý nghĩa sống còn trong điều kiện kinh tế
tri thức và toàn cầu hóa hiện nay. Một đặc điểm nữa của khoa học hiện đại là đồng
thời diễn ra mạnh mẽ hai quá trình phân ngành và hợp ngành trong khoa học. Nỗ lực
bao trùm của quá trình hợp ngành là khuynh hướng tiến tới nhất thể hóa toàn bộ
các tri thức khoa học thành một lực lượng trí tuệ thống nhất để nhận thức và cải tạo
thế giới một cách hiệu quả nhất.

Trong bối cảnh đó, bản thân các hoạt động khoa học cũng trở thành một ngành sản
xuất mới với quy mô ngày càng rộng lớn (các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí
nghiệp,...) thu hút ngày càng nhiều các cán bộ khoa học và kinh phí đầu tư.
Đảng ta từ nghị quyết TW 2 khóa VIII (1996) đã khẳng định khoa học - công nghệ
cùng với giáo dục - đào tạo là những “quốc sách hàng đầu” nhằm tạo động lực mạnh
mẽ để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phấn đấu tới năm 2020 căn bản hoàn
thành công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đất nước.

Ý thức triết học


 Cả ở phương Đông và phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần
bậc cao, có trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa đặc biệt phổ quát, giúp con
người nhìn nhận và đánh giá đối tượng xuyên qua tất cả các dữ liệu cảm tính và lý
tính, từ đó đưa ra mô hình (bức tranh toàn thể) giải thích và định hướng cho mọi đối
tượng nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đến tận thế kỷ XVII, vị thế này của triết học
vẫn bao trùm gần như toàn bộ nhận thức. Toán học, cơ học, thiên văn học… là
những ngành tri thức đầu tiên tách ra từ triết học để dần xác lập vị thế của các bộ
môn khoa học độc lập. Đến thế kỷ XVII, các Viện hàn lâm khoa học ở Đức, Pháp được
thành lập. Từ giữa thế kỷ XIX, các khoa học xã hội và nhân văn mới xuất hiện.

Nếu tôn giáo là hình thái ý thức xã hội dựa trên niềm tin vào cái siêu nhiên, bao gồm
niềm tin thiêng liêng, xúc cảm thăng hoa, hành động vượt ra ngoài sự kiềm chế của
lý trí, thì hình thái ý thức triết học lại là cấp độ lý luận về thế giới quan, về phương
pháp luận đảm nhận chức năng giải thích và định hướng cho con người sống, lao
động và sáng tạo. Triết học và tôn giáo là hai hình thái ý thức giống nhau về đối
tượng khái quát và chức năng định hướng đối với đời sống con người, nhưng khác
nhau về cách thức và phương pháp chỉ dẫn nhận thức và hành vi. Tôn giáo trang bị
cho con người thế giới quan tin tưởng để hoạt động. Trong khi đó triết học trang bị
cho con người thế giới quan hoài nghi để tỉnh táo khám phá thế giới. Tính hiệu quả
của hai loại thế giới quan này không dễ đánh giá trong thực tiễn đời sống. Nhiều các
nhà khoa học tin ở Chúa, các nhà khoa học theo đạo Phật... có những sáng tạo có giá
trị.

Triết học là một hình thái ý thức xã hội và giá trị của triết học là ở đó. Triết học không
phải là một khoa học ngang hàng với các khoa học xã hội khác, điều đó không có
nghĩa rằng triết học không luận giải một cách khoa học về thế giới. Hàm lượng khoa
học của một học thuyết triết học, ngoài việc nó sử dụng những thành tựu của các
khoa học cụ thể còn biểu hiện ở sức mạnh của thế giới quan và phương pháp luận
mà nó sáng tạo ra để giải thích thế và giới định hướng cho hoạt động của con người.

_ Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là triết học.

_ C. Mác nói rằng: …. Triết học đã có ý nghĩa khiến cho nó trở thành linh hồn sống
của văn hóa…..

_ Thế giới quan triết học bao hàm trong nó cả nhân sinh quan.

_ Trong thời đại hiện nay, thế giới quan Triết học duy vật biện chứng có vai trò to
lớn để nhận thức đúng đắn ý nghĩa và vai trò của các hình thái ý thức xã hội khác; để
xác định đúng đắn vị trí của những hình thái ấy trong cuộc sống của xã hội và để
nhận thức tính quy luật cùng những đặc điểm và sự phát triển của chúng.

You might also like