You are on page 1of 129

KHOA HỌC LUẬN

Thời lượng: 30 tiết


Chương I: Tri thức khoa học và sự hình thành,
phát triển của tri thức khoa học
Chương II: Những đặc điểm của khoa học và
phân loại khoa học
Chương III: Các chức năng và vai trò của
khoa học đối với sự phát triển xã hội
Chương IV: Một số thành tựu đặc biệt của
khoa học và phương hướng phát triển, phát huy
vai trò của khoa học
Chương 1: Tri thức khoa học và sự hình
thành, phát triển của tri thức khoa học
1. Khái niệm tri thức, khoa học, kỹ thuật, công
nghệ.
2. Cơ sở nhận thức và điều kiện thực tiễn để hình
thành tri thực khoa học.
3. Quá trình phát triển và đặc điểm của khoa học
theo các thời đại lịch sử.
4. Khoa học luận và vị trí của khoa học luận trong
hệ thống khoa học.
5. Các giai đoạn phát triển của tri thức khoa học
(phương hướng khoa học, trường phái khoa học,
bộ môn khoa học).
1.1. Dẫn luận
Francis Bacon nhà Triết học, khoa học luận nổi
tiếng ở thế kỷ XVI đã tuyên bố “Khoa học là sức
mạnh” và C.Mác từng nêu “Ngày nay tri thức xã
hội phổ biến (khoa học) đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp”.
Để làm rõ khoa học là gì? từ đâu ra? Sức mạnh của
nó thế nào? Đóng vai trò gì trong sự phát triển xã
hội? Và làm thế nào để phát triển khoa học, phát
huy sức mạnh của khoa học trong đời sống? Đó
chính là mục đích và cũng là nội dung môn học.
1.2. Cơ sở hình thành thi thức khoa học
Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích lũy một
cách ngẫu nhiên từ trong đời sống hằng ngày. Nhờ tri thức
kinh nghiệm, con người có được những hình dung thực tế về
các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết cách ứng
xử trong quan hệ xã hội. Tri thức kinh nghiệm ngày càng trở
lên phong phú, chứa đựng những mặt đúng đắn, nhưng riêng
biệt, chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật, hiện tượng; và
do vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển
đến một khuôn khổ nhất định chưa có hệ thống, chưa tìm ra
bản chất của sự vật, hiện tượng và cũng không thể thoả mãn
nhu cầu nhận thức, chưa đóng vai trò đáng kể trong phát triển
sản xuất và đời sống xã hội.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thể thành tri thức khoa
học, mà nó chỉ là cơ sở để con người tiếp tục nghiên cứu phát
triển thành tri thức khoa học
Khái niệm khoa học
Từ khoa học, tiếng Pháp là “sciences”, tiếng Anh là
“science”. “Khoa học là một hệ thống tri thức về các
quy luật vận động của sự vật, hiện tượng, cũng như
mối liên hệ của chúng trên các lĩnh vực tự nhiên, xã hội
và tư duy. Tri thức khoa học được hình thành và tích
luỹ từ quá trình nghiên cứu của con người trên cơ sở
thực tiễn. Khoa học giúp con người nâng cao nhận
thức và thúc đẩy xã hội phát triển”. Như vậy, khoa học
được hình thành nhờ 2 yếu tố: Thực tiễn và quá trình
nghiên cứu.
Tri thức khoa học không phải là sự kế tục giản đơn các
tri thức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những tập hợp
số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa
thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất.
Lý thuyết khoa học
Lý thuyết khoa học là: “Một hệ thống luận
điểm khoa học về một đối tượng nghiên cứu
của khoa học. Lý thuyết cung cấp một quan
niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật, những
liên hệ bên trong của sự vật và mối liên hệ cơ
bản giữa sự vật với thế giới hiện thực”.
Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học

Hệ thống khái niệm


Lý thuyết
Kế thừa

Hệ thống phạm trù


Sáng tạo
Hệ thống Mới
luận điểm
Hệ thống qui luật
Khái niệm Kỹ thuật
Kỹ thuật, tiếng Anh “technical”, tiếng Pháp “technique”,
nghĩa là kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp, còn theo Từ điển
tiếng Việt, kỹ thuật là “Toàn thể những phương tiện lao
động và những phương pháp chế tạo ra những giá trị vật
chất”. Từ thế kỷ XVII trở đi các cuộc cách mạng KH-KT
nối tiếp nhau đã làm thay đổi mọi khuôn mẫu và hình
thức của kỹ thuật, đưa trình độ kỹ thuật phát triển lên tầm
cao mới và làm thay đổi cả bản chất và các quan niệm về
nó. Khái niệm kỹ thuật đã trở nên chật hẹp và không đủ
sức chứa đựng những chân trời nhận thức mới mẻ, rộng
lớn và sâu sắc hơn của nhân loại. Trong bối cảnh đó,
thuật ngữ “công nghệ” được nhân loại lựa chọn thay thế
thuật ngữ “kỹ thuật.
Khái niệm Công nghệ
“Công nghệ”, tiếng Anh “technology”, tiếng Pháp
“technologie”, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Từ công nghệ
khác kỹ thuật ở đuôi logy “có nghĩa là sự học, sự tìm hiểu,
sự nghiên cứu. Hiện nay, còn có khá nhiều định nghĩa khác
nhau về công nghệ, như: Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á,
Thái Bình Dương coi “Công nghệ là kiến thức có hệ thống
về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý
thông tin. Từ những phân tích về nguồn gốc, bản chất, quan
điểm khác nhau về kỹ thuật, công nghệ có thể khái quát
“công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,
công cụ, phương tiện… dùng để biến đổi các nguồn lực
thành sản phẩm. Công nghệ có bốn thành tố, gồm: vật tư-kỹ
thuật, con người, thông tin và tổ chức”.
1.3. Lịch sử phát triển khoa học
Thời cổ đại: Đây là thời kỳ tương đối dài trong lịch
sử phát triển của loài người, ở thời kỳ này sản xuất
còn chưa phát triển, công cụ lao động thô sơ, chủ yếu
là lao động cơ bắp, con người sống phụ thuộc và
sống dựa vào tự nhiên, các nền văn minh thường nằm
ở những vị trí thuận lợi và có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú. Tri thức khoa học còn rất đơn sơ,
khả năng nhận thức hạn chế, tư duy khoa học chủ
yếu dựa vào trực giác đi vào mô tả những cái chung,
khả năng tư duy lý luận chưa cao, chưa đủ khả năng
đi vào phân tích chi tiết theo từng lĩnh vực, khoa học
chưa gắn kết với công nghệ và đời sống xã hội.
Thành tựu khoa học thời cổ đại
Đài thiên văn đá Stonechenge ở Anh được xây dựng
từ (kkoảng 3200 tr.CN); ở Hy Lạp Thales (624 - 546
tr.CN) đã dự báo chính xác ngày nhật thực;
Pythagoras (580 - 490 tr.CN) phát hiện trái đất hình
cầu và tính được tổng các góc trong một tam giác là
1800, Aristotle (384 - 322 tr.CN) đưa ra thuyết
chuyển động hướng tâm; Trung Quốc hiện tượng
nhật thực và nguyệt thực được ghi chép (từ 1500
tr.CN), sao chổi Halley được phát hiện (từ 613 năm
tr.CN), ở Ấn Độ Aryathatta (476 - 550 tr.CN) đã tính
được thời gian trái đất quay một vòng khoảng 365
ngày. Ở lĩnh vực toán học hệ số Pi được người Ai
Cập phát hiện (khoảng 2000 năm tr.CN).
Lịch sử phát triển khoa học Trung đại
Từ 476 đến khoảng năm 1453. Đây là thời kỳ đen tối trong
lịch sử loài người, với những cuộc chiến tranh thôn tính, xâm
chiếm lãnh thổ kéo dài liên miên ở khắp nơi, kinh tế tự cung,
tự cấp, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Tri thức khoa học bị
cấm đoán, bị thần học lấn át. Tuy nhiên khoa học thời Trung
cổ vẫn đóng góp đáng kể vào kho tàng tri thức nhân loại: thế
á
kỷ thứ IX hầu hết các tác phẩm của Aristotle, các sách về toán
học, thiên văn học, y học của Hy Lạp đã được dịch ra tiếng Ả
Rập; Al. Haitham (965 - 1040) có sách quang học với chủ
nghĩa thực chứng; thế kỷ thứ XII hình thành những trường đại
học tư như: Trường đại học Oxford ở (khoảng 1096 - 1167),
Trường đại học Paris (khoảng 1160 - 1250), Trường đại học
Bologna ở Ý thành lập vào thế kỷ XIII…
Lịch sử phát triển khoa học cận đại
Từ 1453-1789 (cách mạng Tư sản Pháp). Ở thời kỳ này thủ
công nghiệp và công nghiệp có những bước phát triển mạnh,
năng xuất, hiệu quả lao động cao, phân công lao động theo
ngành, dân chủ tư sản, cải cách tôn giáo phát triển rộng khắp,
các cuộc cách mạng tư sản liên tiếp nổ ra và thành công trên
nhiều nước. Tri thức khoa học của loài người tích luỹ được là
tương đối phong phú, khả năng tư duy trực quan được thay thế
bởi “tư duy khoa học cơ giới”. những điều kiện đó đã thúc đẩy
khoa học thời kỳ cận đại phát triển mạnh mẽ với rất nhiều nhà
khoa học vĩ đại trên các ngành, các lĩnh vực với những phát
minh khoa học làm chấn động thế giới, làm thay đổi căn bản
những nhận thức về khoa học và vai trò của khoa học trong
phát triển sản xuất và đời sống xã hội.
Các thành tựu phát triển thời khoa học cận đại
Copernicus (1473 - 1543) với học thuyết “Thái dương hệ”,
Giordano Bruno (1548 - 1600) với quan điểm trái đất là vô tận
và đồng nhất, năm 1600 ông đã bị Giáo hội hoả thiêu vì bảo vệ
chân lý khoa học, Johannes Kepler (1571 - 1630) với định luật
chuyển động thiên thể và là người đầu tiên đưa phương pháp
quy nạp vào tư duy nghiên cứu, Galileo (1564 - 1642) với
thuyết “Trái đất quay quanh mặt trời” và phát minh ra lực đòn
bẩy, Newton (1642 - 1727) phát minh ra “định luật hấp dẫn”,
Joseph Priestley  (1733 - 1804) phát hiện ra oxy, W.Gilbert
(1544 - 1603) với cuốn với cuốn “luận về nam châm”, đặc biệt
là Francis Bacon (1561 - 1626) với dự án: “Đại phục hồi khoa
học” đã phân tích, đánh giá, chứng minh vai trò nhận thức và
cải biến xã hội của khoa học.
Lịch sử phát triển khoa học hiện đại
1789 (cách mạng Tư sản Pháp) Chủ nghĩa Tư bản bước vào
giai đoạn phát triển mạnh và nhanh, sản xuất xã hội chuyển
sang thời kỳ cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, tin học
hóa, và hiện nay 4.0…, các cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ liên tiếp nổ ra. Trình độ nhận thức của con người cũng
phát triển rất cao, giáo dục khoa học phổ thông được phổ cấp
á
ở mọi nơi, điều kiện học tập, nghiên cứu khoa học được phát
triển…, với những điều kiện đó đã tạo cho khoa học và công
nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đưa khoa học không chỉ
“trở thành lực lương sản xuất trực tiếp” mà còn là yếu tố quan
trọng bậc nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Có thể khái quát
sự phát triển khoa học thời hiện đại qua những thành tựu
mang tính cách mạng.
Các thành tựu phát triển thời khoa học hiện đại
Theodor Schwann (1810 - 1882) phát minh ra học thuyết tế
bào, Charles Robert Darwin (1809 - 1882) với thuyết tiến hoá,
James Prescott Joule (1818 - 1889) phát minh ra định luật bảo
toàn năng lượng, Heinrich Rudolf Hertz (1857 - 1894) phát
minh sóng điện từ, Roentgen (1845 - 1925) phát minh ra tia X
quang, Mendeleev (1834 - 1907) phát minh ra bảng tuần hoàn
các nguyên tố, Pierre Curie (1859 - 1906) và Marie Curie
(1867 - 1934) tìm ra chất phóng xạ, Gregor Johann
Mendel (1822 -1884) phát minh ra học thuyết di truyền, Louis
Pasteur (1822 - 1895) với ngành vi trùng học, Albert Einstein
(1879 - 1955) phát minh ra thuyết tương đối, Alec
Jeffreys (1950) phát hiện ra AND vào năm 1984.
Các thành tựu phát triển thời khoa học hiện đại
Năm 1961 Liên Xô và Mỹ đã có chuyến bay đầu tiên
vào vũ trụ từ đó đã mở ra ngành khoa học vũ trụ, năm
1970 máy tính điện tử cá nhân (PC) ra đời đã tạo cuộc
cách mạng khoa học công nghệ thông lần thứ ba, đặc
biệt năm 2012 hai nhà khoa học là Peter Higgs người
Anh và Francois Englert người Bỉ đã phát minh ra hạt
Higgs được coi là hạt cơ bản nhỏ nhất trong vũ trụ, là
khởi nguồn của thế giới vật chất…
Các thành tựu phát triển thời khoa học hiện đại
Những phát minh của khoa học ở thời hiện đại lớn
đến mức tri thức khoa học của loài người tích tụ
hàng trăm ngàn năm trước đó cũng không sánh
bằng. Đặc điểm khoa học thời hiện đại là vừa mang
tính chuyên ngành sâu, nhưng lại vừa mang tính
khái quát cao, khả năng tích hợp cao, tốc dộ phát
triển nhanh, sức lan tỏa lớn, đặc biệt là khoa học gắn
kết chặt chẽ với công nghệ và đời sống, trở thành
“lực lượng sản xuất trực tiếp” hàng đầu, là phương
tiện, nền tảng và động lực để liên kết giữa các quá
trình, các lĩnh vực, các khu vực kinh tế - xã hội phát
triển ở trình độ cao, đồng thời có xu hướng vươn ra
ngoài vũ trụ.
1.4. Lịch sử phát triển khoa học luận
Khoa học ngày càng phát triển và được xã hội hóa một cách
sâu sắc, khoa học đóng vai trò là nền tảng, động lực hàng đầu
để thúc đẩy xã hội phát triển, nhất là đối với nền kinh tế tri
thức. Do vậy, việc nghiên cứu những vấn đề về: nguồn gốc,
lịch sử phát triển của khoa học, các quy luật nội tại, đặc điểm
của khoa học; các chức năng, vai trò của khoa học đối với sự
phát triển xã hội; những phương hướng, giải pháp nhằm phát
triển khoa học, chuyển giao những tri thức khoa học thành
công nghệ, dịch vụ, sản phẩm… Chính những điều đó làm
cho khoa học vượt khỏi khuôn khổ của hệ thống tri thức, mà
trở thành đối tượng nghiên cứu, hình thành môn “Khoa học
luận”, hay còn gọi là hoặc “Khoa học học” tiếng Anh gọi là
Theory of Science.
Lịch sử phát triển Khoa học luận
Khoa học và công nghệ được hình thành và phát triển từ rất
sớm. Nhưng, Khoa học luận thì lại là môn khoa học ra đời
tương đối muộn. Có thể nói dự án: “Đại phục hồi khoa học
(1620)”, của Francis Bacon là một trong những tác phẩm đầu
tiên luận về vai trò của khoa học. “Đại phục hồi khoa học”
không chỉ là khôi phục vai trò nhận thức của khoa học đã bị
phủ nhận, lãng quên trong đêm trường Trung cổ, mà còn
khẳng định vai trò to lớn của khoa học với tuyên ngôn về vai
trò của khoa học: “khoa học là sức mạnh”, “Đại phục hồi
khoa học”, gồm sáu nội dung: trong đó có phần phân tích,
đánh giá, chứng minh vai trò nhận thức của khoa học, cũng
như việc đưa những tri thức khoa học vào đời sống để biến
đổi thế giới và phần phân loại khoa học.
Lịch sử phát triển Khoa học luận
Kế đến là : John Bernal, nhà khoa học học người
Anh, năm 1939 xuất bản cuốn “Chức năng xã hội của
khoa học”, nội dung cuốn sách thể hiện những vấn đề
về tổ chức khoa học và tổ chức hoạt động nghiên cứu
khoa học, tác phẩm cũng phân tích, đánh giá sâu sắc
chức năng xã hội của khoa học, tác động qua lại và sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình phát triển khoa
học với các mặt khác của đời sống xã hội. Ngoài ra:
Pierre Auger, trong báo cáo khoa học tại UNESCO,
Paris, 1961, “Tendences actuelles de la recherche
scientifique” (Xu hướng hiện nay trong nghiên cứu
khoa học), đã đưa ra những nhiều luận điểm, khái
niệm về khoa học luận.
Lịch sử phát triển Khoa học luận
Đến năm 1970, nhà khoa học luận Liên Xô G.M.
Đobrov đã xuất bản cuốn “Khoa học về khoa học”,
Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội dịch năm 1976,
nội dung của cuốn sách trình bày về: lịch sử, vị trí
của khoa học luận, đặc điểm chung của sự phát triển
khoa học, những cơ sở, điều kiện để khoa học phát
triển và dự báo khoa học. Ở Việt Nam GS.TS Lê Hữu
Tầng làm chủ biên, xuất bản cuốn “Về động lực của
khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã
hội” do Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản
năm 1997 và PGS.TS Vũ Cao Đàm có cuốn:
“Phương pháp nghiên cứu khoa học”, đề cập nhiều
đến khoa học luận.
1.5. Các giai đoạn phát triển của tri thức khoa học
Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tri thức khoa
học, nó giúp cho chúng ta hiểu được làm cách nào để
thúc đẩy một bộ môn khoa học hình thành. Bởi vì,
trong quá trình hoạt động khoa học, người nghiên cứu
hoàn toàn có thể đề xướng ra một cơ sở lý thuyết mới,
một phương hướng nghiên cứu mới, một bộ môn khoa
học mới và xa hơn là mộtngành khoa học mới. Mặt
khác nó cũng có tác dụng xác định vị trí của một đề tài
cụ thể mà người nghiên cứu lựa chọn, từ đó có tác
dụng trong việc lựa chọn phương pháp tập hợp, thu
thập thông tin trong quá trình nghiên cứu.
Sự phát triển có thể được hình dung theo các giai
đoạn, sau:
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bên cạnh việc tìm ra tri thức
khoa học mới, nhà nghiên cứu thể đề xuất một cơ sở lý thuyết mới, một
phương hướng, ngành, bộ môn khoa học mới.
Phương hướng khoa học ( scientific orientation ) là một tập hợp
những nội dung nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học,
được định hướng theo một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp
luận.
Trường phái khoa học (scientific school ) là một phương hướng khoa
học được phát triển đến một cách nhìn mới hoặc một góc nhìn mới đối
với đối tượng nghiên nghiên, là tiền đề cho hình thành một hướng mới
về lý thuyết hoặc phương pháp luận.
Bộ môn khoa học (scientific discipline ) là hệ thống lý thuyết hoàn
chỉnh về một đối tượng nghiên cứu.
Ngành khoa học ( speciality ) là lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên
cứu khoa học hoặc một lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, khi nói “ chuyên
gia ngành luật “ có nghĩa là người hoạt động trong ngành luật đã nắm
vững hàng loạt bộ môn khoa học luật, như luật dân sự, luật quốc tế, luật
hình sự, v v …
Logich phát triển tri thức khoa học

Ngành
khoa học
Bộ môn
khoa học

Trường phái
khoa học

Ý tưởng
Phương hướng khoa học
khoa học
Các tiêu chí nhận biết bộ môn khoa học
Để xác định một bộ môn khoa học, chúng ta dưa trên các
tiêu chí:
Tiêu chí 1: Đối tượng nghiên cứu: là bản chất sự vật hoặc
hiện tượng được đặt trong phạm vi quan tâm nghiên cứu.
Tiêu chí 2: Có một hệ thống lý thuyết: Chỉ khi hình thành
được một hệ thống lý thuyết (gồm các khái niệm, phạm
trù, quy luật…) bộ môn mới được khẳng định trong hệ
thống khoa học.
Tiêu chí 3: Hệ thống phương pháp luận (bao gồm lý luận
về PP, PP tiếp cận, PP thu thập và xử lý thông tin).
Tiêu chí 4: Có mục đích ứng dụng.
Tiêu chí 5: Có lịch sử nghiên cứu.
Khoa học luận có tất cả các tiêu chí trên.
Lý thuyết khoa học
 Theo PGS.TS Vũ Cao Đàm thì lý thuyết khoa
học là: “Một hệ thống luận điểm khoa học về
một đối tượng nghiên cứu của khoa học. Lý
thuyết cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh
về bản chất sự vật, những liên hệ bên trong
của sự vật và mối liên hệ cơ bản giữa sự vật
với thế giới hiện thực”.
Các bộ phận hợp thành lý thuyết khoa học

Hệ thống khái niệm


Lý thuyết
Kế thừa

Hệ thống phạm trù


Sáng tạo
Hệ thống Mới
luận điểm
Hệ thống qui luật
Vị trí của khoa học luận trong hệ thống khoa học
Vị trí của khoa học luận trong hệ thống khoa học hiện
đại thuộc về vấn đề phương pháp luận quan trọng nhất.
Khoa học luận không chỉ đơn giản là tổ hợp các bộ
môn khoa học lại và cũng không chỉ là việc tổng hợp
tri thức về các khía cạnh của học động khoa học mà
“Khoa học luận phải trở thành một khoa học nghiên
cứu sự tác động qua lại của các phân tử quyết định sự
phát triển khoa học như là một hệ thống phức tạp của
nguyên thể”, hay có thể nói: Khoa học luận là sự
nghiên cứu tổng hợp và sự tổng kết về mặt lý luận,
kinh nghiệm hoạt động của các hệ thống khoa học
nhằm dự báo chính sách khoa học – công nghệ.
Sơ đồ về vị trí khoa học luận trong hệ thống
khoa học
Xã hội học
Khoa học Lịch sử tiến bộ
C1 M1 Khoa học – kỹ thuật
Kinh tế 1
1C F1 C
1M 1
F
Điều khiển và
Thông tin M Logic của
Học C
1
C1
NCKH
Khoa học luận
1

LTHT, Vận trù C5


Học và các M5
Bộ môm F5 G Tâm lý học
F1
Toán học
Pháp luật Thê giới
các KH
cụ thể
Giải thích vị trí khoa học luận trong hệ thống
các ngành khoa học
 F1: Dữ kiện các ngành khoa học cụ thể
 M1: Phương pháp của các ngành khoa học cụ thể
 C1: Luận diểm của các ngành khoa học cụ thể
 F5: Dữ kiện của khoa học luận
 M5: Phương pháp của khoa học luận
 C5: Luận điểm của khoa học luận
 G: Cơ quan quản lý
Chương 2: Những đặc điểm của khoa học
và phân loại khoa học
2.1. Những đặc điểm của khoa học
• - Tính hệ thống;
• - Tính phổ biến;
• - Tính sách tạo (tính mới);
• - Tính kế thừa và phát triển;
• - Tính tin cậy;
• - Tính thực tiễn.
2.2. Phân loại khoa học
• - Vai trò của phân loại khoa học;
• - Các phương pháp phân loại khoa học.
2.1. Những đặc điểm của khoa học
•Từ lý luận về khoa học không những chỉ ra
bản chất và quá trình hình thành tri thức khoa
học, cũng như vai trò của khoa học trong phát
triển nhận thức và đời sống xã hội; mà còn cho
phép chúng ta nhận diện những đặc điểm vốn
có về khoa học, đó là:
Thứ nhất là, tính hệ thống
•Mọi sự vật, hiện tượng, quá trình đều phải nằm
trong một hệ thống nhất định, khoa học là những
tri thức về sự vật, hiện tượng cũng phải có tính hệ
thống. Mặt khác bản thân khoa học cũng là hệ
thống, đó là: “hệ thống tri thức về mọi loại quy
luật của vật chất và sự vận động của vật chất,
những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”.
Khoa học không phải là những sự kiện đơn lẻ, rời
rạc, mà nó là hệ thống tri thức có cấu trúc và liên
hệ chặt chẽ với nhau, được phân thành nhiều lĩnh
vực, như khoa học tự nhiên, khoa xã hội, khoa
học tư duy…Xét về cấu trúc khoa học hoàn toàn
đáp ứng các tiêu chí cấu truc hệ thống.
Thứ hai là, tính phổ biến
•Tính phổ biến được hiểu là những đặc tính chung
vốn có của tất cả các sự vật, hiện tượng, chứ
không chỉ là những cái riêng, cái đặc thù. Khoa
học là những tri thức của con người mang tính
quy luật về sự vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng, cho nên khoa học mang tính phổ biến.
Những tri thức nhỏ lẻ, rời rạc về sự vật, hiện
tượng chưa thể được coi là tri thức khoa học.
•Nhờ tính phổ biến mà những tri thức khoa học
luôn được con người vận dụng để đưa vào cuộc
sống, nhằm nâng cao nhận thức, nhằm thay đổi
phương thức, phương tiện sản xuất ngày càng
hiệu quả hơn
Thứ ba là, Tính mới
•Tri thức khoa học bao giờ cũng là những kiến
thức, những khám phá về sự vật, hiện tượng của
thế giới khách quan và chúng luôn được kế thừa
từ kho tàng tri thức của nhân loại, nhưng những
tri thức, khám phá mới đó là những điều mà con
người chưa biết, chưa có trong kho tàng tri thức
của nhân loại, nó giúp cho con người có nhận
thức đúng đắn hơn, hoàn thiện hơn, chi tiết hơn
về sự vật hiện tượng khách quan, như thời cổ
đại khoa học cho nguyên tử là thành phần nhỏ
nhất của vật chất, thì khoa học ngày nay đã xác
định hạt Higgs “hạt của Chúa” được coi là hạt
nhỏ nhất của vật chất.
Thứ tư là, tính kế thừa và phát triển
•Quá trình vận động phát triển của khoa học
luôn tuân theo nguyên lý phát triển từ thấp đến
cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; và
sự phát triển đó mang tính không giới hạn.
•Khoa học không ra đời từ mảnh đất trống
không, các nhà nghiên cứu luôn được kế thừa
những tri thức khoa học trước đó. Đặc điểm của
tri thức khoa học sau khi đem sử dụng không
những không bị hao mòn, mất đi, mà trái lại nó
còn luôn được thừa kế ngày càng nhiều hơn
những tài sản vô giá của cha ông để lại đó là tri
thức khoa học, làm cho tri thức khoa học ngày
càng đồ sộ và phát triển. Khoa học muốn phát
triển phải có sự kế thừa.
Thứ năm là, tính chân lý khách quan
•Nói đến khoa học chân chính là phải nói đến
tính đúng đắn, tính chân lý của nó. Tính chân lý
khách quan được hiểu là “nội dung của những
tri thức của con người không phụ thuộc vào ý
muốn của chủ thể, mà do nội dung của khách
thể được phản ánh quy định”. Tri thức khoa học
có được, mặc dù là do hoạt động tư duy của con
người, nhưng nó không phải là tư duy tùy tiện
hay, chủ quan, mà là những tri thức có được nhờ
hoạt động thực tiễn nghiên cứu những quy luật
của sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới
khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm,
chứng thực tính đúng đắn của nó.
Thứ sáu là, tính thực tiễn
•Khoa học bắt nguồn từ nhu cầu nhận thức,
nhưng khoa học không chỉ dừng lại ở nhận thức,
bởi con người luôn tìm cách để triển khai, ứng
dụng những tri thức khoa học mình có được vào
sản xuất và đời sống xã hội, nhằm nâng cao
trình độ nhận thức, kỹ năng, phương pháp,
phương tiện sản xuất. Như, Bác Hồ nêu: “khoa
học từ sản xuất mà ra, trở lại phục vụ sản xuất,
phục vụ quần chúng”. Đặc biệt, trong thời đại
ngày nay những kết quả, thành tựu của khoa học
nhanh chóng được đưa vào phát triển sản xuất
và đời sống xã hội, khoa học có sức lan toả rất
nhanh cả về thời gian, không gian và: “trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp.
2.2. Phân loại khoa học
-Kho tàng tri thức là vô cùng, vô tận: Cùng
với sự phát triển của xã hội, tri thức khoa học
ngày càng đồ sộ và phong phú, một người không
thể nắm hết và tự nghiên cứu hết tất cả các lĩnh
vực, vì vậy cần phải phân loại khoa học.
-Tri thức khoa học cần được lưu giữ để kế
thừa và phát triển: Các nhà nghiên cứu luôn
thừa kế và sử dụng tri thức khoa học của các thế
hệ trước, nên cần phân loại để dễ dàng lưu trữ và
sử dụng.
-Bản chất từ “Tri thức”: Là chia ra, có nghĩa
rằng sự hiểu biết của con người luôn gắn với việc
phân biệt, xác định sự khác nhau của các sự vật,
hiện tượng và mối liên hệ giữa chúng, chính điều
đó cũng đặt ra yêu cầu của phân loại khoa học
LỊCH SỬ PHÂN LOẠI KHOA HỌC
1.Phân loại khoa học được thực hiện từ rất sớm,
ngay từ thời hy lạp cổ đại Aristoteles đã phân loại
khoa học theo mục đích ứng dụng;
2.Francis bacon (1561- 1626) trong Dự án “Đại
phục hồi khoa học” ông đã phân khoa học thành
ba nhóm, gồm: khoa học lịch sử (gồm lịch sử tự
nhiên và lịch sử công dân), thơ ca, sử thi và triết
học;
3.Ph.Ăngghen đã đưa ra cách phân loại khoa học
theo sự phát triển biện chứng của tự nhiên (vô cơ,
hữu cơ và con người), với cách phân loại đó
ph.Ăngghen đã chỉ ra sự phát triển của tri thức
khoa học một cách biện chứng tương ứng với sự
phát triển biện chứng của tự nhiên, là sự phát
triển từ vô cơ qua hữu cơ đến xã hội loài người.
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI KHOA HỌC
-Phân loại khoa học không chỉ để nhận dạng cấu
trúc của hệ thống tri thức khoa học mà còn có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu khoa học.
-Khoa học ngàycó xu hướng được phân tách
chuyên sâu, số lượng các ngành khoa học ngày càng
nhiều và được phân chia thành nhiều lĩnh vực
chuyên biệt. Tùy theo cách tiếp cận và mục đích ứng
dụng mà người ta có các phương pháp phân loại
khoa học khác nhau, hiện nay có một số phương
pháp phân loại thường được sử dụng, như: Theo đối
tượng nghiên cứu; Theo tính chất của sản phẩm
nghiêncứu; Theo phương thức hình thành; Theo cấu
trúc của hệ thống tri thức…
PHÂN LOẠI KHOA HỌC (theo đối tượng nghiên cứu)
-Theo đối tượng nghiên cứu: Khoa học được
phân thành các ngành khoa học cụ thể có mối liên
hệ biện chứng với nhau, như: khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội, khoa học tư duy. Trong từng lĩnh
vực khoa học lại được phân thành những ngành cụ
thể như: toán, lý, hóa, triết học, lịch sử… phương
pháp phân loại này được Ph. Ăngghen, sau này
Kedrov đã phát triển, bổ sung phân thành nhiều
ngành khoa học cụ thể có mối liên hệ với nhau.
-Phương pháp phân loại Theo đối tượng
nghiên cứu: giúp ta có thể nhận biết vị trí của
từng ngành khoa học cụ thể và mối liên hệ biện
chứng giữa các ngành khoa học trong hệ thống cấu
trúc tri thức khoa học.
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI KHOA HỌC CỦA KEDROV
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
(theo tính chất sản phẩm nghiên cứu)
•Khoa học cơ bản: “Là hệ thống tri thức lý thuyết phản
ánh các thuộc tính, quan hệ, quy luật khách
quan…”².Hiểu theo nghĩa rộng thì học cơ bản là cơ sở
để khoa học ứng dụng tiếp tục nghiên cứu theo từng lĩnh
vực của ngành, đề tài, nghiên cứu cụ thể, như vậy trong
một ngành khoa học cũng có thể phân thành những lý
thuyết và phần ứng dụng như: toán lý thuyết, toán ứng
dụng,… Nếu xét về mặt tri thức của một con người cụ
thể, thì khoa học cơ bản được ví như những vốn liếng,
hành trang khoa học để họ bước vào thế giới của những
tri thức khoa học đương đại.
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
(theo tính chất sản phẩm nghiên cứu)
•Khoa học ứng dụng: Khoa học ứng dụng, là sự
vận dụng các lý thuyết khoa học cơ bản để nghiên
cứu tạo ra những nguyên lý, giải pháp, công nghệ,
vật liệu, sản phẩm mới, khoa học ứng dụng là “hệ
thống tri thức vạch ra những con đường, những
biện pháp, thủ thuật, hình thức ứng dụng tri thức
khách quan (lý thuyết)”². Tuy nhiên, ranh giới giữa
khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng chỉ mang
tính tương đối, bởi đặc điểm của khoa học là tính
thực tiễn, nên dù là khoa học cơ bản thì cũng có
mục đích thực tiễn và mọi khoa học ứng dụng cũng
có ý nghĩa lý thuyết khách quan.
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
(theo phương thức hình thành)
•Khoa học tiền nghiệm: là những bộ môn
khoa học được hình thành trên những tiên đề
hoặc hệ tiên đề, như hình học, toán học...
•Khoa học hậu nghiệm: là những bộ môn
khoa học được hình thành dựa trên kết quả
quan sát hoặc thực nghiệm như xã hội học,
sinh học, vật lý…
•Khoa học phân lập: là những bộ môn khoa
học được hình thành do phân lập đối tượng
nghiên cứu (tách từ ngành khác ra) ví dụ như
khảo cổ phân lập từ sử học, xã hội học phân
lập từ triết học…
PHÂN LOẠI KHOA HỌC
(theo phương thức hình thành)
•Khoa học phân lập: là những bộ môn khoa
học được hình thành do phân lập đối tượng
nghiên cứu (tách từ ngành khác ra) ví dụ như
khảo cổ phân lập từ sử học, xã hội học phân
lập từ triết học…
•Khoa học tích hợp: là những bộ môn khoa
học được hình thành dựa trên sự hợp nhất về
cơ sở lý thuyết hoặc phương pháp luận của
nhiều bộ môn khoa học khác nhau; ví dụ như
kinh tế chính trị học, được tích hợp từ kinh tế
học và chính trị học; hóa lý được tích hợp hóa
học và vật lý; Điện tử viễn thông được tích
hợp từ khoa học điện tử và khoa học viễn
thông…
SỬ DỤNG CÁC BẢNG PHÂN LOẠI KHOA HỌC
1. Phân loại khoa học là sự phân chia các bộ
môn khoa học thành các nhóm theo cùng tiêu
thức nào đó để đáp ứng việc nghiên cứu, dạng
dạy, lưu trữ những tri thức khoa học; vì vậy
tùy theo mục đích mà người ta lựa chọn các
phương pháp phân loại cho phù hợp.
2. Phân loại khoa học là để nhận dạng cấu
trúc của hệ thống tri thức khoa học; không
nên coi phương pháp này hơn phương pháp
kia.
SỬ DỤNG CÁC BẢNG PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Khi phân khoa học thành các ngành lĩnh vực
chuyên biệt nhằm giúp ta nghiên cứu chuyên sâu,
nhưng chúng ta cũng cần tích hợp các ngành, lĩnh
vực khoa học để để phát huy kết quả tri thức khoa
học, bởi lẽ:
Thứ nhất, Khoa học là hệ thống tri thức về sự vật,
hiện tượng thực tiễn khách quan, chức không phải
từng tri thức nhỏ lẻ.
Thứ hai, Bản thân sự vật, hiện tượng là một thể
thống nhất không thể tách rời, việc ta phân loại tri
thức khoa học ra để nghiên cứu chuyên sâu sau đó
ta phải tích hợp lại và xem xét mối liên hệ giữa các
lĩnh vực.
THẢO LUẬN
1.Tên gọi các ngành đang đào tạo của trường đại
học KHXH & NV TP. HCM là theo phương pháp
phân loại khoa học nào.
2.Kể tên những ngành khoa học cơ bản và khoa học
ứng dụng của Trường đại học KHXH & NV TP.
HCM đang đào tạo.
3.1. Mối quan hệ giữa khoa học
với công nghệ
Công nghệ với tư cách là phương tiện, phương
pháp, cách thức mà con người tác động lên đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm, nên công
nghệ xuất hiện cùng với quá trình lao động, sản
xuất. Tuy nhiên, từ nhu cầu thực tiễn cần nhận
thức rõ mọi sự vật, hiện tượng, nhu cầu cải biến
tự nhiên, cải tiến nâng cao hiệu quả quá trình
sản xuất và hoạt động sống đã thúc đẩy con
người nghiên cứu, tìm hiểu rõ sự vật, hiện tượng
và tri thức khoa học được hình thành, phát triển,
như vậy xét về nguồn gốc thì công nghệ có
trước.
Mối quan hệ giữa khoa học
với công nghệ
Từ nhu cầu phát triển cuộc sống, nâng cao nhận
thức và phát triển công nghệ, khoa học đã hình
thành và phát triển, nhưng công nghệ muốn phát
triển lại phải dựa vào những tri thức khoa học,
nhờ có những tri thức khoa học con người mới
ứng dụng vào việc cải tiến, chế tạo những
phương tiện lao động mới có tính năng ngày
càng cao hơn, quy trình sản xuất ngày càng hoàn
thiện hơn, từ đó làm cho sản xuất ngày càng
phát triển, sản phẩm ngày càng nhiều, năng suất,
hiệu quả ngày càng cao.
Mối quan hệ giữa khoa học
với công nghệ
Khoa học càng phát triển càng thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ, khi công nghệ
phát triển lại đòi hỏi khoa học phát triển cao hơn
để đáp ứng những nhu cầu phát triển của công
nghệ, khi khoa học và công nghệ có sự kết hợp
chặt chẽ thì chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển
và thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng hiện đại
hơn, còn nếu khoa học và công nghệ không kết
hợp chặt chẽ với nhau, thì bản thân khoa học và
công nghệ đều phát triển chậm và không thực sự
trở thành nền tảng, động lực thúc đẩy xã hội
phát triển.
Mối quan hệ giữa khoa học
với công nghệ
Ở thời cổ đại và trung cổ tri thức khoa học còn
ít, đặc biệt là khoa học và công nghệ chưa có sự
gắn kết chặt chẽ. Thời gian để những phát minh
khoa học được nghiên cứu ứng dụng vào việc
cải tiến, phát triển công nghệ và phục vụ đời
sống xã hội thường kéo dài hàng trăm năm và
phạm vi ứng dụng cũng rất hạn chế, nên trình độ
công nghệ của thời kỳ này là rất thấp, sản xuất,
đời sống con người phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên và sức lao động cơ bắp, trình độ xã hội rất
thấp, tốc độ phát triển chậm.
Mối quan hệ giữa khoa học - công nghệ
Từ thời Phục hưng, khoa học phát triển mạnh mẽ,
những tri thức khoa học đó nhanh chóng được
nghiên cứu, triển khai để cải tiến, tạo ra những
phương pháp, phương tiện, trang thiết bị, máy
móc... Thời gian để những phát kiến khoa học được
nghiên cứu nhằm phát triển công nghệ và đời sống
xã hội được rút ngắn chỉ một vài chục năm, thậm
chí một vài năm, phạm vi, quy mô ứng dụng rất
rộng lớn, làm cho công nghệ không ngừng được
đổi mới hiện đại, từ đó tạo ra những bước ngoặt về
sự phát triển của khoa học và công nghệ, dẫn đến
các cách mạng công nghiệp, đưa “khoa học trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp”.
Mối quan hệ giữa khoa học - công nghệ
Ngày nay, khoa học và công nghệ không chỉ có
tốc độ phát triển vũ bão, mà sự gắn kết giữa khoa
học và công nghệ còn rất chặt chẽ, không thể tách
rời, những phát kiến khoa học gần như ngay lập
tức được nghiên cứu để phát triển hiện đại hoá
công nghệ trên phạm vi toàn cầu, đồng thời những
yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội
chính là đơn đặt hàng để khoa học nghiên cứu tìm
ra bản chất, phương pháp, phương tiện giải quyết
hiệu quả những yêu cầu mà thực tiễn tạo ra, hình
thành những trung tâm nghiên cứu, đào tạo, ứng
dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, như
kiểu “Thung lũng Silicon” của Mỹ.
Mối quan hệ giữa Khoa học - Công nghệ -
Thực tiễn
Chương 3: Chức năng
và vai trò của khoa học
1. Chức năng của khoa học
2. Vai của khoa học đối với sự phát trin xã hội
3.1. Các Chức năng của khoa học
Khoa học được hình thành từ hoạt động thực
tiễn của con người và không ngừng phát triển,
đồng thời trở thành cơ sở, điều kiện, động lực
thúc đẩy xã hội phát triển. Ngày nay tri thức
khoa học và công nghệ hiện hữu ở mọi nơi,
mọi lúc, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
khoa học có những chức năng cơ bản:
3.1.1. Chức năng nhận thức
Khoa học được hình thành trước hết từ nhu cầu
nhận thức của con người, con người không thỏa
mãn với những tri thức kinh nghiệm, nhỏ lẻ,
không chỉ ra được tính quy luật, bản chất của sự
vật, hiện tượng và con người cũng không thỏa
mãn với những tri thức mang tính hư ảo, huyền bí
mà thế giới quan tôn giáo mang lại, chính điều đó
đã thúc đẩy con người tiếp tục dùng các phương
tiện, phương pháp phù hợp, tin cậy để tiến hành
nghiên cứu tìm ra bản chất, tính qui luật của sự
vật, hiện tượng, tạo ra hệ thống tri thức khoa học,
để nâng cao nhận thức của con người.
Chức năng nhận thức
Khoa học tạo ra nguồn tri thức, phương tiện,
phương pháp để giúp cho việc nhận thức của
con người ngày càng phát triển. Khoa học và
công nghệ phát triển, những tri thức khoa học
được kết tinh ngày càng nhiều vào các công cụ,
phương tiện, trang thiết bị, máy móc, vào sản
phẩm, dịch vụ của đời sống, điều đó đòi hỏi
con người phải nhận thức, nâng cao trình độ
mới có thể tham gia vào quá trình sản xuất,
mới hưởng thụ hết những tính năng của sản
phẩm, dịch vụ mình được cung cấp.
3.1.2. Chức năng cải biến xã hội
Khoa học không chỉ dừng lại ở nhận thức, mà con
người luôn tìm cách để triển khai, ứng dụng những
tri thức khoa học mình có được vào sản xuất và đời
sống xã hội, nhằm để nâng cao kỹ năng, tay nghề,
hoàn thiện qui trình, đổi mới kỹ thuật, phương tiện,
trang thiết bị, máy móc, công nghệ để sản xuất ngày
càng phát triển, từ đó đã không chỉ hạn chế, khắc
phục những tiêu cực của tự nhiên ảnh hưởng không
tốt đến sản xuất, đến đời sống của con người, mà còn
giúp con người biến chúng thành những nguồn lực
để phát triển, làm cho của cải vật chất được tạo ra
ngày càng nhiều hơn, hiện đại hơn, đưa xã hội ngày
càng phát triển.
Chức năng cải biến xã hội
Khoa học và công nghệ phát triển không chỉ
cải biến giới tự nhiên, nâng cao sức sản xuất xã
hội, mà còn làm biến đổi cả những yếu tố kiến
trúc thượng tầng xã hội và cải biến chính bản
thân con người, bởi, khoa học và công nghệ
phát triển đã nâng cao nhận thức của con
người, làm cho con người ý thức rõ vai trò,
quyền và nghĩa vụ của mình trong xã hội, trong
cộng đồng và họ đấu tranh đòi hỏi những
quyền lợi chính đáng của mình.
Chức năng cải biến xã hội
Các giai cấp lãnh đạo cũng ngày càng nhận
thức rõ người lao động có tri thức và tìm cách
phát huy khả năng sáng tạo, nguồn tri thức
trong người lao động để thay thế dần những
nguồn lực khác, vì thế người lao động ngày
càng được quan tâm, từ chỗ người lao động bị
coi là những nô lệ để sử dụng, hay như một bộ
phận của quá trình sản xuất đến chỗ được coi là
trung tâm, là chủ thể, là mục đích của sự phát
triển.
Chức năng cải biến xã hội
C.Mác - Ph.Ăngghen nêu: “Từ trước đến nay,
khoa học tự nhiên cũng như triết học đã hoàn
toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con
người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy một
mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác chỉ biết có tư
tưởng. Nhưng chính việc người ta biến đổi tự
nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự
nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất
của tư duy con người, và trí tuệ con người đã
phát triển song song với việc người ta đã học
cải biến tự nhiên”.
3.1.3. Chức năng dự báo
Khoa học không chỉ có chức năng nhận thức và
chức năng cải biến xã hội, mà khoa học còn có chức
năng dự báo; bởi lẽ:
 Khoa học nghiên cứu và tìm ra những quy luật
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng từ tự
nhin cho đến xã hội và của chính tư duy con người.
Từ những quy luật đó chúng ta có thể dự báo sự tồn
tại, pht triển của sự vật, hiện tượng, như dự báo thời
tiết, dự báo dự phát triển xã hội...
 Ngày này hầu như ngành, lĩnh vực khoa học nào
cũng đều có nghiên cứu dự báo.
 Tuy nhiên, mọi dự báo dù có khoa học, chính xác
đến đâu đều vẫn có những sai số.
3.1.4. Chức năng liên kết xã hội
Khoa học là một hệ thống tri thức của xã hội loài
người, chứ không phải là từng tri thức đơn lẻ, nên
bản thân khoa học đã mang tính liên kết tri thức giữa
các cá nhân, các lĩnh vực, các thời đại với nhau để
tạo thành hệ thống tri thức của nhân loại. Mặt khác,
hoạt động nghiên cứu khoa học, việc phổ biến, đào
tạo nâng cao trình độ khoa học, cũng như việc triển
khai các ứng dựng khoa học và công nghệ và cuộc
sống… là hoạt động mang tính xã hội chứ không
phải hoạt động của từng cá nhân đơn lẻ; vì vậy hoạt
động khoa học đó tất yếu dẫn đến sự liên kết giữa
các cá nhân các tổ chức xã hội để triển khai, phổ
biến, thực hiện.
3.2. Vai trò của khoa học đối với sự phát
triển xã hội
Xã hội phát triển là do sự vận động, phát triển
phương thức sản xuất, mà suy cho cùng là từ
công cụ, phương tiện và người lao động. Có rất
nhiều yếu tố tác động, thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, trong đó khoa học và công nghệ là
một trong những yếu tố đóng vai trò quan
trọng, là nền tảng, là điều kiện, là động lực
thúc đẩy xã hội phát triển, bởi lẽ:
3.2.1. Vai trò điều kiện
Thuật ngữ “điều kiện”, theo tiếng Anh là
“conditions”, tiếng Pháp là “conditions” và tiếng La
tinh là “conditionibus”. Từ điển Bách khoa Việt Nam
đã định nghĩa: “điều kiện là những gì cần thiết cho
sự tồn tại và phát triển của đối tượng”, Từ điển triết
học đưa ra khái niệm điều kiện là: “phạm trù triết
học nói lên quan hệ giữa đối tượng với các hiện
tượng bao quanh nó và nếu không có thì đối tượng
không thể tồn tại được”. Tuy có nhiều khái niệm
khác nhau, nhưng các khái niệm đều thống nhất điều
kiện là cái không thể thiếu, cái cần thiết, mà nếu
không có nó thì đối tượng không thể tồn tại và phát
triển.
Vai trò điều kiện
Xã hội phát triển cần rất nhiều điều kiện, muốn thúc
đẩy xã hội phát triển chúng ta không chỉ phải xác
định các điều kiện đó, mà còn phải xem đâu là điều
kiện quan trọng, chủ yếu để phát huy vai trò của nó.
Khoa học và công nghệ hội đủ các yếu tố để trở
thành điều kiện của sự phát triển xã hội:
Khoa học và công nghệ là điều kiện phát triển
kinh tế, bởi kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất,
các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ
trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Kinh
tế phát triển là cơ sở, là nền tảng để phát triển đời
sống, phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần.
Khoa học và công nghệ là điều kiện pht
triển kinh tế
Sản xuất là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng
nhất, là cơ sở, là điều kiện để phát triển
kinh tế, phát triển xã hội. Sản xuất là quá
trình mà con người dùng tư liệu lao động
tác động vào đối lượng lao động để tạo ra
sản phẩm, như vậy quá trình sản xuất phải
dựa vào ba yếu tố: người lao động,
phương tiện lao động và đối tượng lao
động. Khoa học và công nghệ đóng vai trò
quan trọng, là điều kiện để phát triển cả ba
yếu tố đó.
Kh & CN là điều kiện pht triển kinh tế
 Khoa học và công nghệ là điều kiện quan
trọng nhất để nâng cao năng suất lao động, đặc
biệt năng suất siêu ngạch, năng suất lao động là
yếu tố quyết định sự phát triển sản xuất.
 Khoa học và công nghệ là công cụ quan trọng
hàng đầu phát triển cạnh tranh trong kinh tế.
Khoa học là hiện đại hoá công nghệ, C.Mác đã
nêu: “Những thời đại kinh tế khác nhau không
phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ
chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu
lao động nào”.
 Khoa học và công nghệ nâng cao trình độ, kỹ
năng, tay nghề người lao động.
Khoa học và công nghệ là điều kiện phát
triển đời sống tinh thần xã hội
Con người vừa là chủ thể, vừa là mục
đích của quá trình phát triển xã hội,
trong quá trình sống và phát triển con
người không chỉ cần các điều kiện vật
chất, mà còn có những nhu cầu về
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, về học
hành, vui chơi, giải trí, về thưởng thức
nghệ thuật… các lĩnh vực đó hợp
thành đời sống tinh thần của xã hội.
3.2.2. Vai trò là cơ sở sở
Ngày nay sự phát triển mỗi quốc gia chủ yếu phụ
thuộc vào trình độ phát triển của khoa học và công
nghệ; Hay nói khoa học và công nghệ đóng vai trò là
nền tảng đối với sự phát triển xã hội. Thuật ngữ “nền
tảng”, tiếng Anh là “foundation”, nghĩa là cơ sở để
đối tượng dựa vào đó mà tồn tại, phát triển.
Như vậy, nền tảng là cái mà mọi sự vận động và phát
triển của một hệ thống trước hết phải dựa vào nó,
không có nó thì không thể tạo nên sự vững chắc của
các mối liên hệ, sự vận động và phát triển của một
thực thể, một hệ thống nhất định. Cái nền tảng của
mỗi một hệ thống như vậy tất yếu phải là thành tố và
mối liên hệ cơ bản, bản chất nhất của hệ thống.
Vai trò là cơ sở sở
Khi xét đến nền tảng của một kết cấu hệ thống
thì bắt buộc chúng ta phải đặt nó trong tổng thể
các mối quan hệ của các thành tố, bộ phận trong
hệ thống, xem xét sự tác động qua lại giữa
chúng. Chính vì vậy, chúng ta cần xác định rõ
những yếu tố đóng vai trò nền tảng của sự phát
triển xã hội để xây dựng phát triển chúng đảm
bảo cho sự phát triển bền vững. Khoa học và
công nghệ, không chỉ là một yếu tố, mà còn
đóng vai trò nền tảng của sự phát triển, điều đó
được thể hiện rõ qua vai trò của khoa học và
công nghệ đối với sự phát triển từng lĩnh vực xã
hội.
Vai trò là cơ sở sở
Trong sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội thì yếu tố phát triển kinh tế luôn đóng vai trò
quyết định. Kinh tế phát triển là cơ sở, là nền
tảng để phát triển đời sống, phát triển xã hội,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
người dân, xoá bỏ tình trạng đói nghèo, lạc hậu,
phát triển không đồng đều giữa các vùng, các
lĩnh vực, như C. Mác đã nêu: “Phương thức sản
xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình
sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”
[45, tr.15].
Vai trò là cơ sở sở
Bởi vì: Một là, khoa học và công nghệ là cơ sở,
nền tảng để nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng,
phương pháp của người lao động trong quá trình
sản xuất;
Hai là, khoa học và công nghệ là cơ sở, nền tảng
để ngày càng hiện đại tư liệu lao động, từ đó thúc
đẩy sản xuất và thúc đẩy xã hội phát triển;
Ba là, khoa học và công nghệ cũng phát triển,
nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức, quản lý
sản xuất làm cho việc sản xuất ngày càng đạt hiệu
quả, năng suất cao hơn.
Điều đó đã được Francis Bacon chỉ ra: “tri thức là
sức mạnh”.
Khoa học công nghệ cơ sở phát triển
phân công lao

Ví dụ: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số nước Asean từ năm


1970 đến 1990 (tỷ lệ %).
Khoa học công nghệ cơ sở phát triển
phân công lao

Ví dụ: Thống kê tỷ lệ lao động theo ngành nghề và trình độ (ĐVT: %).
(Nguồn: Huỳnh Ngọc Nhân, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 4, 8/1993).
Khoa học và công nghệ là nền tảng phát
triển đời sống văn hoá xã hội
Con người vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá
trình phát triển xã hội, trong quá trình sống và phát
triển con người không chỉ cần các điều kiện vật chất,
mà còn có những nhu cầu về phát triển chăm sóc sức
khoẻ, tình cảm, tâm lý, về vui chơi, giải trí, về phát
triển giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thưởng
thức nghệ thuật,… Xã hội càng phát triển, khi đời
sống vật chất càng được nâng cao, thì nhu cầu về đời
sống văn hoá tinh thần của con người càng cao và
càng phong phú, phức tạp. Khoa học và công nghệ là
cơ sở, nền tảng để phát triển và nâng cao đời sống
văn hoá xã hội.
Khoa học và công nghệ là nền tảng của phát
triển hoàn thiện hệ thống chính trị
Mặt khác, khoa học và công nghệ phát triển đưa
xã hội phát triển với tốc độ nhanh hơn, đa dạng
hơn, đòi hỏi công tác tổ chức, quản lý nhà nước
phải khoa học, hiện đại hơn, những phương
thức tổ chức quản lý mới ra đời hoạt động ngày
càng hiệu quả như: Hành chính trực tuyến,
chính phủ điện tử. quản lý từ xa, quản lý trực
tuyến, quản lý đầu ra, quản lý online,…, nó đã
gắn kết đối tượng quản lý với chủ thể quản lý,
thậm chí còn đưa đối tượng quản lý thành tự
quản lý, làm cho quá trình quản lý ngày càng
hoàn thiện, hiệu quả và minh bạch hơn.
3.2.3. Vai trò động lực
Khoa học và công nghệ không chỉ đóng
vai trò là điều kiện, nền tảng mà còn là
động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Về
khái niệm, thuật ngữ “động lực”, theo tiếng
Anh là “motivation”, tiếng là Pháp
“motivation”, Đại từ điển tiếng Việt định
nghĩa là: “Cái thúc đẩy, làm cho biến đổi,
phát triển” [100, tr.667], khái niệm này có
phần nghiêng về động lực học, đối với triết
học thì quan điểm động lực được nhấn
mạnh vào nguyên nhân và nguồn gốc của
lực phát sinh hơn.
Vai trò động lực
Như vậy, để trở thành động lực phải hội
đủ hai yếu tố: 1). Cái sinh ra lực để thúc
đẩy sự vận động và phát triển của sự vật,
hiện tượng, 2. Là lực phát sinh đó mang ý
nghĩa là nội lực chứ không phải là những
nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài. Khoa học
và công nghệ hội đủ các yếu tố để trở
thành động lực thúc đẩy sự phát triển xã
hội, như Đảng ta khẳng định: “Phát triển
khoa học và công nghệ thực sự là động lực
then chốt của quá trình phát triển nhanh và
bền vững”.
Khoa học và công nghệ là động lực phát
triển sản xuất
Khoa học và công nghệ phát triển tạo
ra những công cụ, phương tiện sản
xuất ngày càng hiện đại, quy trình
ngày càng chặt chẽ, thì càng yêu cầu
người lao động phải có trình độ cao để
sử dụng, điều khiển chúng, trình độ
khoa học và công nghệ của người lao
động luôn là tiêu chí quan trọng bậc
nhất để đánh giá trình độ sản xuất xã
hội.
Khoa học và công nghệ là động lực phát
triển sản xuất
Khoa học và công nghệ phát triển tạo ra năng
suất lao động và lợi nhuận siêu ngạch, đó chính
là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất.
Ngày nay các nhà đầu tư, sản suất, kinh doanh
luôn nhắm vào khai thác lợi nhuận siêu ngạch.
Khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu
trong cạnh tranh, phát triển sản xuất – kinh
doanh.
Khoa học và công nghệ cũng là động lực thúc
đẩy sự phát triển bền vững.
Khoa học và công nghệ là thước đo đánh
giá sự phát triển xã hội
Khoa học và công nghệ là động lực của
phát triển đời sống văn hóa xã hội
Khoa học và công nghệ phát triển làm cho sản
xuất phát triển, thời gian lao động sản xuất ra
của cải vật chất ngày càng giảm, cùng với đó là
khoa học và công nghệ cũng giải phóng con
người ra khỏi những công việc nội trợ, như dùng
robot dọn dẹp nhà cửa, các thiết bị thực hiện
công việc nội trợ tự động, mua bán hàng qua
mạng Internet… từ đó dẫn đến thời gian dành
cho sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng tăng,
tạo ra nhu cầu hưởng thụ và thúc đẩy đời sống
văn hóa tinh thần phát triển.
Khoa học và công nghệ nâng cao dân chủ
Khoa học và công nghệ phát triển, thúc đẩy và
tạo ra lực lượng lao động có tri thức, trình độ
cao, đó là thứ tài sản quan trọng nhất, quý giá
nhất trong nền kinh tế tri thức, những tài sản đó
không bị mất đi, không thể bị tước bỏ, chiếm
đoạt mà ngày giàu lên qua quá trình lao động.
Chính điều đó, đã làm thay đổi vai trò, nhận
thức, địa vị của người lao động và họ đòi hỏi
quyền của mình được tham gia, giám sát hoạt
động hệ thống chính trị, đó chính là động lực để
phát triển hoàn thiện hệ thống chính trị, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Chương 4: Một số thành tựu đặc biệt của
khoa học và phương hướng phát triển, phát
huy vai trò của khoa học
4.1. Một số thành tựu đặc biệt của khoa học
- Bản chất của tri thức khoa học
- Một số thành tựu đặc biệt của khoa học.
4.2. Phương hướng, giải pháp phát triển, phát
huy vai trò của khoa học
- Phương hướng, giải pháp phát triển khoa học;
- Phương hướng, giải pháp chung để phát huy
vai trò của khoa học.
Phân loại nghiên cứu khoa học
Phân loại nghiên cứu khoa học có một ý
nghĩa thiết thực trong việc lựa chọn phương
pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin để
xây dựng và kiểm chứng giả thuyết khoa học.
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học
khác nhau, tùy theo cách tiếp cận mà người ta
có thể chọn cách phân loại phù hợp. Có nhiều
cách phân loại nghiên cứu khoa học, tuỳ theo
mục đích và cách tiếp cận, có thể kể đến một
số cách phân loại nghiên cứu khoa học như:
4.1.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu
Theo chức năng nghiên cứu, nghiên cứu khoa
học được phân thành:
Nghiên cứu mô tả;
Nghiên cứu giải thích;
Nghiên cứu dự báo;
Nghiên cứu sáng tạo.
Phân loại theo chức năng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả: Là những nghiên cứu
nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận
dạng sự vật, hiện tượng giúp cho ta phân
biệt được sự khác nhau giữa chúng. Nội
dung mô tả bao gồm :
* Mô tả hình thái (tức mô tả cấu trúc),
* Mô tả động thái (tức mô tả công năng),
* Mô tả tương tác (tức mô tả mối liên hệ).
Nghiên cứu giải thích
Là những nghiên nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự
vật.
Mục đích của giải thích là đưa ra những thông tin về
thuộc tính bản chất của sự vật để có thể nhận dạng không
chỉ những biểu hiện bên ngoài, mà còn cả những thuộc
tính bên trong của sự vật.
Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn
gốc, giải thích quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật,
giải thích tác nhân gây ra sự vận động của sự vật, giải
thích mối liên hệ giữa các quá trình bên trong…
Thực hiện chức năng giải thích, khoa học đã nâng tầm
từ chức năng mô tả giản đơn các sự vật tới chức năng
phát hiện quy luật vận động của sự vật, trở thành công cụ
nhận thức các quy luật bản chất của thế giới.
Nghiên cứu dự báo
Là những nghiên cứu nhằm nhìn trước quá trình hình thành,
phát triển và tiêu vong của sự vật trong tương lai.
Với những công cụ về phương pháp luận nghiên cứu và
những trang thiết bị hiện đại, ngày nay thực hiện nghiên cứu
với một độ chuẩn xác rất cao về các hiện tượng tự nhiên và
xã hội,
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý trong khoa học là mọi dự báo
đều phải chấp nhận những sai lệch. Sự sai lệc có thể do rất
nhiều nguyên nhân do khách quan và do chủ quan. Phương
pháp luận biện chứng duy vật không cho phép người nghiên
cứu tự thỏa mãn với những dự báo hoặc lạm dụng các dự
báo. Cho dù là những dự báo đầy đủ luận cứu của những nhà
khoa học có uy tín lớn để phủ định những kết luận khoa học
đã được kiểm chứng trong đời sống thực tế.
Nghiên cứu sáng tạo
Nghiên cứu sáng tạo là loại chức năng nghiên
cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn
tại. Lịch sử phát triển khoa học đã chứng tỏ,
khoa học không bao giờ dừng lại ở chức năng
mô tả, giải thích và dự báo. Sứ mệnh có ý nghĩa
lớn lao của khoa học là sáng tạo các giải pháp
cải tạo thế giới.
Giải pháp được nói ở đây chứa ý nghĩa chung
nhất, bao gồm các phương pháp và phương
tiện. Đó có thể là nguyên lý công nghệ mới, vật
liệu mới, sản phẩm mới.
4.1.2. Theo tính chất của Sản phẩm nghiên Cứu
Theo tính chất của sản phẩm, nghiên cứu khoa học
được phân thành:
Nghiên cứu cơ bản (fundamental research): Là những
nghiên cứu phân tích các thuộc tính, cấu trúc, hiện
tượng các sự vật nhằm phát hiện bản chất và quy luật
của các sự vật hoặc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội,
con người.
Nghiên cứu cơ bản có thể thực hiện trên cơ sở những
nghiên cứu thuần túy lý thuyết. Nghiên cứu cơ bản
cũng có thể thực hiện trên những quan sát hoặc thí
nghiệm,… Kết quả của nghiên cứu cơ bản tạo ra hệ
thống lý thuyết, để từ đó làm cơ sở cho những nghiên
cứu ứng dụng tiếp theo.
Nghiên cứu ứng dụng ( applied research )
Là sự vận dụng các quy luật từ nghiên cứu cơ
bản để giải thích một sự vật; tạo ra nguyên lý mới
về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất,
vào đời sống xã hội.
Giải phápđược hiểu theo nghĩa rộng lớn nhật của
thuật từ này: có thể là một giải pháp về công
nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số
giải pháp công nghệ có thể thành sáng chế .
Cần lưu ý rằng: kết quả nghiên cứu ứng dụng
vẫn chưa ứng dụng vào sản xuất và đời sống xã
hội được.
Triển khai ( Development ).
Còn gọi là triển khai thực nghiệm hoặc triển khai
kỹ thuật, trong Đương đại khoa học từ điển gọi là
nghiên cứu phát triển: Là sự vận dụng các quy
luật từ nghiên cứu cơ bản và các nguyên lý thu
được từ nghiên cứu ứng dụng để đưa ra các hình
mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Cần
lưu ý là kết quả triển khai thì vẫn chưa triển khai
được, sản phẩm của triển khai chỉ mới là những
hình mẫu khả thi về mặt kỹ thuật, nghĩa là không
còn rủi ra về mặt kỹ thuật. Để áp dụng được còn
phải tiến hành nghiên cứu tính khả thi khác, như:
về tài chính, về kinh tế, về xã hội, về môi
trường…
4.1.3. Phân loại theo thông tin thu thập
Theo phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu
chia thành:
Nghiên cứu thư viện, còn được gọi là phương pháp
nghiên cứu tài liệu: Đây là những nghiên cứu được thực
hiện dựa trên cơ sở thu thập thông tin từ thư viện hoặc
các nguồn tài liệu khác nhau có thể thu thập được.
Nghiên cứu điền dã, còn được gọi là nghiên cứu phi
thực nghiệm: là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự
quan sát trực tiếp ngoài hiện trường hay quan sát gián
tiếp nhờ các phương tiện đo đạc, ghi âm, ghi hình…
Nghiên cứu labô, còn được gọi là nghiên cứu thực
nghiệm (thí nghiêm): Là phương pháp nghiên cứu trong
đó người nghiên cứu chủ ý gây những tác động làm biến
đổi một số yếu tố trạng thái của đối tượng nghiên cứu.
Phân loại theo bản chất thông tin thu thập
Nghiên cứu định tính: Là những nghiên cứu dành cho
việc thu thập và phân tích xử lý thông tin định tính.
Nghiên cứu định tính nhằm chỉ rõ các đặc trưng về
chất của sự vật, hiện tượng, nên không thể thiếu trong
quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng: Là những nghiên cứu dành
cho việc thu thập và phân tích xử lý thông tin định
lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm chỉ rõ các đặc
trưng về lượng của sự vật, hiện tượng và thực hiện các
tính toán nhằm đưa ra những phân tích, dự báo chính
xác. Ví dụ như: Chu vi của Trái đất, Mặt trăng, Mặt
trời, Tốc độ quay của trái đất…
Nghiên cứu phối hợp: Là những nghiên cứu dành cho
việc thu thập và phân tích xử lý dữ liệu được thực hiện
phối hợp giữa dữ liệu định tính, định lượng.
4.2. Kết quả nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu khoa học là những
tri thức khoa học, tuy nhiên những tri
thức khoa học đó không thể tự thể hiện
được, mà nó phải thể hiện qua các vật
mang tri thức. Vật mang đó có thể là:
vật mang vật lý, vật mang công nghệ và
vật mang xã hội:
Một số sản phẩm đặc biết của nghiên cứu khoa
Phát minh ( tiếng anh – discovery, tiếng Pháp
découverte): Là sự khám phá ra những quy luật, những
tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất
tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết,
nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người.
Phát hiện ( tiếng Anh – discovery, tiếng Pháp
découverte ): Là sự khám phá ra những vật thể, những
quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan.
Sáng chế ( tiếng Anh, tiếng pháp viết invention): Là
một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ
thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Ví dụ máy hơi
nước của Jannes Waft, Công thức thuốc nổ TNT .
Bảng so sánh phát minh, phát hiện và sáng chế
Phát hiện Phát minh Sáng chế

Bản chất Nhận ra vật thể, chất, Nhận ra qui luật tự Tạo ra phương tiện
trường hoặc qui luật xã nhiên, qui luật toán học mới về nguyên lý kỹ
hội vốn tồn tại vốn tồn tại thuật chưa từng tồn tại

Khả năng áp dụng Có Có Không


để giải thích thế
giới
Khả năng áp dụng Không trực tiếp mà phải Không trực tiếp mà Có thể áp dụng trực
vào sản xuất/đời qua giải pháp vận dụng phải qua sáng chế tiếp học phải thử
sống nghiệm
Giá trị thương mại Không Không Mua bán paten và
licence
Bảo hộ pháp lý Bảo hộ tác phẩm viết về Bảo hộ tác phẩm viết về Bảo hộ quyền sở hữu
các phát hiện theo luật các phát minh theo luật công nghiệp
quyền tác giả chức quyền tác giả chức
không bảo hộ phát hiện không bảo hộ phát minh

Tồn tại cùng lịch Có Có Tiêu vong theo sự tiến


sử bộ công nghệ
4.3. phương hướng phát triển, phát huy vai
trò của khoa học
Đề khoa học và công nghệ thực sự trở thành cơ sở,
nền tảng, động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự
phát triển xã hội; thì cần xác định những phương
hướng, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ
như:
Phát triển khoa học và công nghệ nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
Phát triển khoa học công nghệ dựa trên đặc điểm cụ
thể của từng thời kỳ, vùng lãnh thổ;
Phát triển khoa học và công nghệ phải hướng nền
kinh tế tri thức và phát triển bền vững.
4.3.1. Phát triển KH&CN nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Một là, Mục tiêu , hiến lược phát triển kinh tế - xã
hội là cơ sở để các ngành, các cấp, các lĩnh vực
(trong đó có khoa học và công nghệ) xây dựng chủ
trương, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp hoạt động, phát triển của ngành, địa phương;
nếu không căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, thì sự phát triển khoa học và công
nghệ, cũng như việc phát huy vai trò của nó sẽ không
có phương hướng rõ ràng dễ dẫn đến tình trạng tự
phát thiếu tính chủ động.
Phát triển KH&CN nhằm thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Hai là, chính mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội đã đặt ra nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để
phát triển và phát huy vai trò của khoa học và
công nghệ. Cho nên, nếu việc phát huy vai trò
của khoa học và công nghệ, mà không xuất
phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương, quốc gia, thì khoa học
và công nghệ sẽ không thể hoàn thành sứ mệnh
là cơ sở, điều kiện, động lực thúc đẩy việc xây
dựng phát triển x hội ngày càng văn minh, hiện
đại, phát triển toàn diện và bền vững.
Phát triển KH&CN nhằm thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Ba là, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
chính là cơ sở và yêu cầu thực tiễn để khoa học và
công nghệ xây dựng mục tiêu, phương hướng phát
triển và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội; đồng thời là cở sở để kiểm nghiệm,
đánh giá, điều chỉnh sự phát triển của khoa học và
công nghệ, cũng như việc phát huy vai trò của khoa
học và công nghệ với quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, như lời Bác Hồ đã dạy “khoa học từ sản xuất
mà ra, trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng”.
4.3.2. Phát triển KH & CN dựa trên đặc
điểm cụ thể của từng thời kỳ, vùng lãnh thổ
Những đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của của
địa phương ở từng thời kỳ là nền tảng, cơ sở để
phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc phát huy
vai trò của khoa học và công nghệ phải dựa trên
những đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh đó để
xây dựng phương hướng phát triển phù hợp,
mang đặc trưng riêng, nhằm phát huy cao độ
những nguồn lực, tiềm năng thế mạnh, khắc
phục những hạn chế, tồn tại để đẩy nhanh quá
trình phát triển xã hội ngày càng văn minh, hiện
đại.
Phát triển KH & CN dựa trên đặc điểm cụ
thể của từng thời kỳ, vùng lãnh thổ
Mặt khác, chính những đặc điểm, tiềm năng, thế
mạnh của từng quốc gia, địa phương theo ừng
thời kỳ, như: điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội,
trình độ người lao động, nhu cầu đời sống… đã
đặt ra những yêu cầu mà việc phát huy vai trò
của khoa học và công nghệ phải giải quyết,
nhằm tránh việc đề ra những phương hướng,
giải pháp kém phù hợp, không khả thi hay để lại
những mặt tồn tại, hạn chế mà sau này lại phải
tập trung khắc phục, giải quyết.
Phát triển KH & CN dựa trên đặc điểm cụ
thể của từng thời kỳ, vùng lãnh thổ
Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng, tập trung, dựa vào
những đặc điểm, tiềm năng thế mạnh để phát huy vai
trò của khoa học và công nghệ với quá trình phát
triển từng vùng, quốc gia; mà chú ý tiếp thu những
tiến bộ, thành tựu khoa học và công nghệ thời đại sẽ
là coi trọng cái riêng dẫn đến lạc hậu, bảo thủ, khép
kín, “địa phương chủ nghĩa”, từ đó dẫn đến tình
trạng trì trệ, tụt hậu so với thời đại và làm cho khoa
học và công nghệ không hoàn thành sứ mệnh là cơ
sở, nền tảng, động lực thúc đẩy quá trình phát triển.
4.3.3. Phát triển KH&CN phải hướng nền
kinh tế tri thức và phát triển bền vững
Nền kinh tế tri thức với công nghệ cao là yếu tố
quan trọng hàng đầu trong việc phát huy năng lực
nội sinh của khoa học và công nghệ với quá trình
phát triển, hiện đại hoá. Bởi lẽ, thông qua những tri
thức, tiến bộ, thành tựu của khoa học công nghệ
được kết tinh trong công nghệ cao, vào sản phẩm,
dịch vụ do công nghệ cao sản xuất và cung ứng; thì
khoa học và công nghệ càng thể hiện rõ sức mạnh,
năng lực nội sinh vốn có của mình để thúc đẩy phát
triển nhanh, văn minh, hiện đại và bền vững.
Phát triển KH&CN phải hướng nền kinh tế
tri thức và phát triển bền vững
Việc đổi mới hiện đại hoá công nghệ phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, vừa phải tiến hành tuần tự, từng
bước thay thế, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, nhằm
duy trì, phát triển sản xuất và đời sống xã hội, vừa
phải tập trung các nguồn lực, phát huy tối đa những
tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao để phát triển công nghệ cao, nền kinh tế tri
thức, tạo ra bước đột phá quan trọng trong quá trình
phát triển. Chính đó là yêu cầu, là lợi thế của những
nước đi sau.
Phát triển KH&CN phải hướng phát triển
bền vững
Phát triển bền vững chính là sự tổng hoà các mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường nhằm tối đa hoá đời
sống phúc lợi của con người hiện tại, nhưng không
làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các
thế hệ tương lai. Tính chất “tổng hòa” ở đây có thể
hiểu là nếu chúng ta chỉ nghiêng về việc bảo vệ môi
trường, thì chúng ta không phát triển kinh tế được,
hoặc nếu chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà sao
nhãng, thiếu quan tâm đến các vấn đề xã hội, thì sẽ
dẫn đến bất ổn xã hội.
Phát triển KH&CN phải hướng phát triển
bền vững
Khoa học và công nghệ là nhân tố chính đảm bảo sự
phát triển bền vững, đó là việc áp dụng công nghệ
hiện đại, công nghệ cao vào sản xuất và đời sống xã
hội, không chỉ có tác dụng sử dụng tiết kiệm tài
nguyên, chống biến đổi khí hậu mà còn giúp kinh tế
phát triển ổn định, giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên
nhiên, vào nguồn lao động phổ thông. Mặt khác,
Khoa học và công nghệ cung cấp phương pháp,
phương tiện để thực hiện phát triển bền vũng.
Khoa học và công nghệ tạo nhu cầu, thị trường giúp
phát triển bền vững, tránh khủng khoảng.
4.4. Một số giải giáp cơ bản để phát triển,
phát huy vai trò của khoa học
-Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, cũng như
việc phát huy vai trò của nó nhằm thúc thúc đẩy xã
hội phát triển, cần có giải pháp căn bản, như:
Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học và công
nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát
huy vai trò của khoa học và công nghệ đối;
Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy, đội ngũ cán
bộ khoa học và công nghệ; phát triển, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực khoa học và công nghệ;
Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất
lượng cao…
Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa
học và công nghệ
 Muốn phát huy vai trò của khoa học và công nghệ
giải pháp đầu tiên cần thực hiện là nâng cao nhận thức
một cách đúng đắn, toàn diện về vai trò của khoa học
và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã hội, Bởi lẽ:
Một là, nhận thức, đặc biệt là nhận thức khoa học giúp
con người hiểu rõ bản chất, tính quy luật, các mối liên
hệ, xu thế phát triển của mọi sự vật, hiện tượng khách
quan; và cũng nhờ đó con người đưa ra những cách
thức, phương pháp phù hợp, hiệu quả trong mọi hành
động, hoạt động thực tiễn của mình một cách tự giác.
có ý thức, có kế hoạch. Điều đó đã được Ph. Ăngghen
chỉ rõ “tất cả cái gì con người hành động đều tất nhiên
phải thông qua đầu óc họ”.
Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa
học và công nghệ
Hai là, từ nhận thức khoa học con người luôn tìm
cách ứng dụng vào tạo ra các công nghệ, phương tiện,
phương pháp để nâng cao năng suất, hiệu quả của quá
trình lao động sản xuất, từ đó con người cải biến tự
nhiên, chuyển hoá những tiềm năng của giới tự nhiên
thành những sản phẩm, của cải vật chất, thúc đẩy xã
hội ngày càng phát triển, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra
“những nhà khoa học tự nhiên khác - cho rằng chỉ có
tự nhiên mới tác động đến con người, chỉ có những
điều kiện tự nhiên mới quyết định ở khắp mọi nơi sự
phát triển lịch sử của con người, quan niệm ấy là
phiến diện, nó quên rằng con người cũng tác động trở
lại tự nhiên, cải biến tự nhiên”.
Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa
học và công nghệ
. Ba là, nhận thức đúng đắn giúp con người
chuyển từ hoạt động tự phát, thiếu tổ chức sang
hoạt động tự giác, có tổ chức cao, từ đó có tác
dụng kết hợp sức mạnh đơn lẻ của từng cá nhân,
từng bộ phận thành khối thống nhất, tạo thành
sức mạnh tổng hợp, giúp con người vượt qua
những khó khăn, thách thức trong hoạt động
thực tiễn; nhận thức đúng mới hoạch định, đề ra
các phương hướng, chủ trương, đường lối, nghị
quyết, chính sách về phát triển, phát huy vai trò
của khoa học và công nghệ.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách
nhằm phát huy vai trò của KH &CN
Bởi, hệ thống chủ trương, cơ chế, chính sách, vừa thể
hiện ý chí, quyền lực, năng lực lãnh đạo, điều hành
quản lý xã hội của Đảng, chính quyền, vừa là định
hướng, đặt ra mục tiêu, nội dung cho khoa học và
công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và phát
huy vai trò đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Không những thế, hệ thống chủ trương, cơ chế,
chính sách còn tạo ra khung hành lang pháp lý, tạo
môi trường để khoa học và công nghệ phát triển và
phát huy vai trò của nó đối với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, ở mỗi thời kỳ.
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách
nhằm phát huy vai trò của KH &CN
Hệ thống chủ trương, cơ chế, chính sách còn có tác
dụng là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy, khuyến
khích, điều chỉnh sự phát triển, phát huy vai trò của
khoa học và công nghệ đối với từng ngành, lĩnh
vực và từng địa phương, cũng như đối với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thành phố
Hồ Chí Minh. Chính những điều đó đặt ra yêu cầu
cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các chủ
trương, cơ chế, chính sách nhằm phát triển, phát
huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với quá
trình phát triển.
Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy,
đội ngũ cán bộ KH &CN phát triển, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực KH &CN
Một là, tổ chức bộ máy, năng lực hoạt động của đội
ngũ cán bộ khoa học và công nghệ không chỉ là nơi
triển khai, hướng dẫn, thực hiện các chủ trương, cơ
chế, chính sách nhằm phát triển, phát huy vai trò của
khoa học và công nghệ với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, mà còn có tác dụng kết nối những tổ
chức, các nhà khoa học với các doanh nghiệp, từ đó
thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ, cũng như đẩy nhanh việc ứng dụng những thành
tựu, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào
thực tiễn.
Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy,
đội ngũ cán bộ KH &CN phát triển, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực KH &CN
Hai là, thông qua việc đẩy mạnh hoạt động khoa
học và công nghệ, cũng như nâng cao năng lực tổ
chức, quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn lực khoa
học và công nghệ, mới phát hiện những điều chưa
phù hợp, những hạn chế, bất cập về việc phát triển,
phát huy vai trò của khoa học và công nghệ, từ đó
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, cơ chế,
chính sách để phát triển, phát huy cao độ vai trò
của khoa học và công nghệ đối việc xây dựng, phát
triển kinh tế - xã hội.
Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy,
đội ngũ cán bộ KH &CN phát triển, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực KH &CN
Ba là, nguồn lực khoa học và công nghệ là vốn
quý, là năng lực nội sinh quan trọng hàng đầu của
mỗi quốc gia, mỗi vùng; việc phát triển nguồn lực
khoa học và công nghệ, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lượng cao cần thời gian dài, chi phí đầu tư rất
lớn; vì vậy để phát huy vai trò to lớn của khoa học
và công nghệ cần đẩy mạnh hoạt động khoa học và
công nghệ để phát triển, nâng cao tiềm lực, năng
lực khoa học và công nghệ, đồng thời phải nâng
cao công tác tổ chức, quản lý, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực khoa học và công nghệ.
Phát triển dịch vụ khoa học và công
nghệ
Cần đẩy mạnh hoạt động dịch vụ khoa học và
công nghệ để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa
học và công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Bởi, những hoạt động dịch vụ
khoa học và công nghệ có tác dụng cung cấp
những thông tin về nhu cầu thực tiễn đặt ra đối
với việc nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ, điều đó có tác dụng như các đơn đặt hàng
cho công tác nghiên cứu phát triển khoa học và
công nghệ. Đồng thời, việc phát triển các dịch vụ
khoa học và công nghệ cũng cung cấp thông tin
về tình hình phát triển khoa học và công nghệ.
Đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ
Thị trường công nghệ là nơi diễn ra các giao dịch mua
bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học và công
nghệ. Phát triển thị trường công nghệ là một trong
những giải pháp quan trọng để phát triển, phát huy vai
trò của khoa học và công nghệ. Bởi lẽ, công nghệ là
một loại hàng hóa có những nét đặc thù, đặc biệt
riêng, nó là sản phẩm của hoạt động khoa học, phát
triển công nghệ; đặt biệt công nghệ cao có hàm lượng
tri thức khoa học được kết tinh ngày càng cao vào
công nghệ, nên rất khó lượng giá, những công nghệ
mới ra đời thường mang tính độc quyền, người mua
thường nắm được rất ít thông tin về tính năng, nguồn
cung, giá trị, giá cả.
Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực chất lượng cao
Để thực hiện việc phát triển khoa học và công nghệ
thì phải phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực chất lượng cao. Bởi, quá trình hiện đại hóa công
nghệ, phát triển công nghệ cao, đặc biệt là phát triển
kinh tế tri thức phải dựa trên cơ sở phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, đó là điều kiện, cơ sở, là
động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mặt khác, công nghệ hiện đại, công nghệ cao cũng do
con người tạo ra và sử dụng, vì vậy phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao không chỉ là yếu tố quan
trọng hàng đầu, mà còn phải đi trước một bước.
Sinh viên đăng nhập Classroom
Từ Gmail.com nhập đường dẫn:
https://classroom.google.com nhấp
vào dấu setting bên phải màn hình và
chọn "Tham gia lớp học”, sau đó
chọn tên, mã lớp học cho hình dưới
rồi vào mục bài tập để lấy tài liệu

You might also like