You are on page 1of 2

Khoa học dường như luôn luôn tiến bộ, trong khi triết học dường như luôn

mất đi chỗ
đứng. Tuy nhiên, điều này chỉ là do triết học giải quyết các vấn đề chưa mở ra cho
các phương pháp của khoa học. Ngay khi một lĩnh vực điều tra mang lại kiến thức dễ
bị hình thành chính xác, nó được gọi là khoa học. Triết học dường như đứng yên, bối
rối; nhưng chỉ bởi vì không chắc chắn và chưa được khám phá. Mọi khoa học bắt đầu
bằng triết học và kết nghệ thuật; nó phát sinh trong giả thuyết và chảy tích. Nhà
triết học mong muốn xác định mối quan nghiệm nói chung, và do đó để có được ý nghĩa
và nó.

Mọi môn khoa học đều bắt đầu bằng triết học – Triết học là khoa học của khoa học.
Khoa học là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. Là một hoạt động xã
hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các qui
luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật và hiện
tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Khoa học còn là một hình thái ý thức xã
hội, tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác (ở
đối tượng và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt) Triết học
là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan
và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý,
sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Triết học được phân
biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên,
đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc
của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ hai chiều, nghĩa là, triết
học và các khoa học đều có tác động biện chứng lẫn nhau. Nếu như sự tác động của
triết học đến khoa học có thể chia thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có những
hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác động của khoa học đến sự phát triển của
triết học không phải khi nào cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt. Từ chỗ lúc đầu
là một sự hòa trộn đan xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần dần là sự tách
ra của khoa học và sau đó, khoa học bắt đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của triết
học.

Thuở sơ khai, chữ triết học (philosophy) bắt nguồn từ Hy Lạp: philosophia, theo
nghĩa đen, tình yêu trí tuệ (philein = “yêu thích” + sophia = “trí tuệ”). Chữ khoa
học từ tiếng Latin scienta, nghĩa là tri thức. Chữ “scienta” lại do chữ “scire” mà
ra, có nghĩa là hiểu biết. Theo Webter’s New Collegiste Dictionary, khoa học là
những tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu. Khi nền văn minh còn
chưa phát triển, vì thế mà có ít thuật ngữ, nên tất cả những gì thuộc về sự hiểu
biết đã gọi chung là “ triết học”, một khái niệm bao gồm cả triết học và khoa học
ngày nay. Dù đứng chung như vậy, nhưng khoa học vẫn thiên về quan sát, tính toán,
còn triết học thiên về suy ngẫm từ những kết quả của khoa học, nghĩa là khoa học
luôn phải đi trước để triết học có cái mà suy ngẫm, như Kant đã từng nói: “ Ý niệm
không có nội dung là rỗng” hay “Quan sát mà không có lý thuyết khoa học thì mù
quáng”. Triết học là khoa học của khoa học, là cha sinh của mọi ngành khoa học.
Khoa học không phải là kỹ thuật. Triết học sinh ra khoa học và đến phiên mình, khoa
học sinh ra kỹ thuật. Triết học vạch ra con đường, khoa học khai phá con đường đó.
Thời kỳ đầu của triết học phương tây, các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa
học, như: Pitago, Đề-Các,… Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương tây vào lúc khoa
học thực nghiệm chưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng tự
nhiên. Và triết học này là những tư tưởng chung nhất được rút ra từ quá trình
nghiên cứu khoa học nên có thể nói là khoa học của khoa học. Hiện tại, Triết học
duy vật biện chứng của Mác là những tư tưởng được rút ra từ các thành tựu mới nhất
của khoa học (vào lúc triết học ấy ra đời). Việc có kiến thức về các ngành khoa học
khác là cần thiết vì nhà triết học cần phải nắm rõ các kiến thức cập nhật nhất từ
các ngành khoa học tự nhiên để kiểm định và đổi mới quan điểm. Nhưng không có nghĩa
là nhà triết học phải biết mọi thứ, họ chỉ cần biết những gì của khoa học có ý
nghĩa đối với triết học họ nghiên cứu là đủ. Kết luận triết học được các nhà khoa
học rút ra từ những kết quả của mình đa phần mang tính tự phát. Chỉ khi được xem
xét trên một nền tảng thể giới quan nhất định, chúng mới thực sự trở thành định
hướng tích cực cho sự phát triển khoa học.
Mọi môn khoa học đểu kết thúc bằng nghệ thuật – Nghệ thuật là tôi, khoa học là
chúng ta. Nghệ thuật là việc sáng tạo những sản phẩm vi vật thể hoặc vật thể chứa
đựng các giá trị lớn về tư tưởng, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần làm rung động
cảm xúc con người. Là tập hợp của những cái hay, cái khó, được con người thưởng
thức qua các giác quan và cảm nhận, qua các kỹ năng, kỹ xảo, và trình độ vượt xa
mức bình thường. Những sản phẩm được gọi là nghệ thuật đòi hỏi phải có tính nhân
văn, giá trị tinh thần cao, hoặc là các sản phẩm ở mức hoàn hảo, trình độ kỹ thuật
điêu luyện.

Nhà vật lý học nổi tiếng thế giới Einstein từng nói: “Trước hết là các nghệ sĩ lớn,
sau đó mới đến các nhà khoa học, họ xứng đáng được hưởng hơn ai hết sự kính trọng
của con người". Nhà nghệ sĩ đó chính là nhà sáng tạo “cái đẹp để cứu vớt nhân
loại". Nghệ thuật là một khái niệm rất trừu tượng, nhưng nhiệm vụ mà nghệ thuật
phải hoàn thành thật to lớn. Bởi thể người ta đưa ra một ý kiến thật đúng nghệ
thuật là cái độc đáo". Một ví dụ hiển nhiên là sự phát triển hình học thời Phục
hưng đã kéo theo sự phát triển của luật viễn cận trong nghệ thuật. Công nghệ hiện
đại là yếu tố quan trọng sản sinh ra nhiều hình thức nghệ thuật đương đại như điện
ảnh, âm nhạc điện tử, nghệ thuật video, v,v. Khoa học phát triển và những bước tiến
công nghệ trong nhiếp ảnh, điện ảnh hay Cơ giới hóa, cũng như những nghiên cứu về
ánh sáng, đã mang đến những thay đổi sâu sắc trong tư duy và ngôn ngữ nghệ thuật.
Ngày nay khoa học được áp dụng để thẩm định nghệ thuật (qua các phương pháp như
đánh dấu carbon, dùng máy tính điện tử để thẩm định các tác phẩm của Jackson
Pollock , vv.).
Khoa học cũng được áp dụng để đo các hưởng ứng sinh lý của người trước các tác phẩm
nghệ thuật. Các nghiên cứu khoa học về tâm lý con người khi tiếp xúc với tác phẩm
nghệ thuật cũng có hữu ích cho các nghệ sĩ và những người yêu nghệ thuật, Nghệ
thuật và khoa học là các thành tố của văn hóa. Vì thể bản chất và quan hệ giữa
chúng thực ra khá phức tạp, thay đổi tùy theo thời gian và địa điểm. Sẽ thật ngây
thơ khi cho rằng có thể tìm thấy một sự mô tả quan hệ bất biến giữa chúng. Trong
tương lại sự tiến triển mau lẹ của nghệ thuật, khoa học và công nghệ sẽ còn đem lại
cho chúng ta nhiều điều bất ngờ. Ví dụ internet có liên hệ thế nào với nghệ thuật ?
Chúng ta sẽ thấy nhiều phương tiện dụng kỹ thuật số, dùng băng thông mạng, ... Chắc
chắn chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều loại hình nghệ thuật mới, song liệu chúng ta có
thấy các giá trị thẩm mỹ mới không? Có lẽ chúng ta cũng sẽ được thấy sự ra đời của
nhiều lý thuyết mới về nghệ thuật. Nhưng liệu chúng có hơn gì những lý thuyết cũ
không ? Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với sự phát triển nhanh chóng
của khoa học cũng như những ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm
thay đổi sâu sắc đời sống con người, góp phần làm bộc lộ những hạn chế của tư duy
siêu hình. Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những khuôn sáo, trì
trệ trong nhận thức và hành động là nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy
vật, vì phép biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa
học và thực tiễn cách mạng.

You might also like