You are on page 1of 10

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ XÃ HỘI HỌC


I. Xã hội học là gì?
- Emile Durkheim (F) có một cuốn sách về tự tử.
+ Nam > Nữ
+ Độc thân > Có gia đình
+ Tin lành > Công giáo
+ Mức sống giàu > Mức sống nghèo
- XHH là bộ môn khoa học nghiên cứu một cách hệ thống về đời sống xã hội, về
nguyên nhân và hệ quả của hành vi con người.
- XHH là bộ môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội. (3:3)
- XHH là môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội, nhằm mục đích tìm
ra những logic, những cơ chế thường tàng ẩn trong sự vận động của các mối quan hệ xã
hội. XHH chú ý chủ yếu đến những ứng xử tập thể hay cộng đồng, đến cấu trúc xã hội và
sự chuyển biến xã hội. (3:6)
- Khuôn mẫu hành vi.
- Mô hình hành vi.
- Hành vi chung.
- Cấu trúc xã hội
- Cơ cấu xã hội
+ Vị trí xã hội, vai trò xã hội
+ Nhóm xã hội, tổ chức xã hội
+ Thiết chế xã hội, định chế xã hội
- Các thành tố xã hội
- Chuyển biến = thay đổi = biến chuyển = biến đổi xã hội
II. Đối tượng của xã hội học
* Nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học:
- Các nhà XHH kinh điển:
+ Auguste: Cơ cấu xã hội và biến đổi xã hội (vĩ mô)
+ Emile Durkheim: Sự kiện xã hội (trung mô)
+ Max Weber: Hành động xã hội (vi mô)
- Các nhà xã hội học đương đại:
+ Brinkerhoff, White, Ortega: Tương tác xã hội (vi mô)
+ John Macionis: Xã hội loài người (vĩ mô)
+ David Popenoe: Xã hội loài người và hành vi con người (vĩ mô, vi mô)
+ Basirico, Cashion, Eshleman: Hành vi con người, nhóm xã hội và xã hội (vi
mô, trung mô và vĩ mô)
+ Anthony Giddens: Đời sống con người, các nhóm xã hội, các xã hội, và
toàn thể xã hội loài người.
- Hội XHH Hoa Kỳ: đời sống xã hội, nguyên nhân và hệ quả của hành vi con người.
-> Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là đời sống xã hội và nguyên nhân cũng như hệ
quả của hành vi con người.
- Cái mang tính xã hội: hiểu và lý giải các ứng xử của con người – những điều họ
làm, nói, suy nghĩ hay cảm nhân bằng cách phân tích những mối quan hệ mà họ duy trì
giữa họ với nhau.
III. Nhãn quan xã hội học
- Không giải thích các hiện tượng xã hội bằng “suy nghĩ thường tình” (sinh học, tâm
lý học, đạo đức, thuyết cá nhân, thuyết tự nhiên,…)
- Tìm hiểu hiện tượng xã hội phải đặt trong bối cảnh (chú ý bối cảnh toàn cầu
hoá), có cái nhìn hệ thống (đặt trọng tâm vào khía cạnh xã hội của các mối quan hệ).
- Nghiên cứu những điều kiện xã hội, lực xã hội tác động thế nào lên ứng xử, lên
các mối quan hệ giữa con người. (quan trọng nhất)
- Có cái nhìn so sánh, đối chiếu.
- Nhìn cái chung thông qua cái riêng.
- Nhìn cái lạ trong cái quen.
- Nhìn lựa chọn cá nhân trong bối cảnh xã hội.
- Nhìn xã hội khi cá nhân ở trong tình huống bên lề xã hội và trong tình huống
khủng hoảng xã hội (“lực xã hội” định hình nên cuộc sống cá nhân).
IV. Mối quan hệ của xã hội học với các ngành khoa học khác
V. Chức năng của xã hội học
1. Chức năng nhận thức: tăng cường sự hiểu biết.
2. Chức năng thực tiễn: vận dụng vào thực tiễn.
3. Chức năng tư tưởng: có cho mình những tư tưởng, những định hướng trong cuộc sống,
giúp nhà nước có những tư tưởng, đường lối để hướng người dân thực hiện.
4. Chức năng dự báo: hiểu được bản chất và qui luật của vấn đề sẽ dự báo được những gì
xảy ra trong tương lai.
VI. Xã hội học và lựa chọn, phát triển nghề nghiệp

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ QUAN NIỆM/ MÔ HÌNH LÝ


THUYẾT TRONG XÃ HỘI HỌC
I. Khái quát lịch sử hình thành xã hội học
1. Cuộc cách mạng công nghiệp
2. Cuộc cách mạng của khoa học tự nhiên
3. Cuộc cách mạng chính trị
II. Đóng góp của các nhà xã hội học kinh điển
1. August Comte (1798-1857)
“Xã hội học là khoa học về các qui luật của tổ chức xã hội.”
- August Comte được xem là người sáng lập ra Xã hội học, chỉ ra sự cần thiết của
bộ môn khoa học mới về tổ chức và lịch sử xã hội con người.
- Chịu ảnh hưởng bởi Vật lý học, ông chia xã hội học thành 2 bộ phận (cơ cấu xã
hội học):
+ Tĩnh học xã hội (cơ cấu xã hội)
+ Động học xã hội (quá trình xã hội)
- Chia sự phát triển xã hội loài người thành 3 giai đoạn (của ý thức): Thần học –
Siêu hình – Thực chứng.
- Đưa ra phương pháp luận: Thực chứng.
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Quan sát, Thực nghiệm, Lịch sử, So sánh.
2. Emile Durkheim (1858-1917)
“Xã hội học là khoa học nghiên cứu các sự kiện xã hội.”
- Nhà xã hội học người Pháp, là người đặt nền móng cho trường phái cấu trúc –
chức năng trong xã hội hiện đại.
- Đóng góp của Emile Durkheim:
+ Nghiên cứu về vấn đề tự tử, đưa ra lý thuyết chức năng: lú thuyết về hội
nhập xã hội.
+ Đưa ra quan niệm vè sự kiện xã hội, đoàn kết xã hội.
+ Nhấn mạnh việc nghiên cứu các cơ cấu xã hội và sự vận hành của chúng
(hành vi của cá nhân là hậu quả của chuẩn mực cấu trúc).
+ Phương pháp nghiên cứu: phải xem xét sự kiện xã hội một cách khách
quan.
- Xã hội học nghiên cứu sự kiện xã hội theo quan điểm của Durkheim:
+ Đặc trưng của sự kiện xã hội:
 Sự kiện xã hội là những gì ở bên ngoài cá nhân.
 Sự kiện xã hội bao giờ cũng là chung đối với nhiều cá nhân, tức
là được cộng đồng xã hội cùng chia sẻ, chấp nhận.
 Sự kiện xã hội có sức mạnh kiểm soát và cưỡng chế hành động
và hành vi của cá nhân.
+ Phương pháp nghiên cứu: phương pháp định lượng.
3. Karl Marx (1818-1883)
“Các nhà triết học cho tới nay mới chỉ giải thích thế giới. Vấn đề là biến đổi thế giới.”
- Karl Marx là nhà triết học, kinh tế học, xã hội học Đức, người đặt nền móng cho
xã hội học hiện đại.
- Tư tưởng của Karl Marx:
+ Tập trung nghiên cứu vai trò của mâu thuẫn trong biến chuyển xã hội, đặt
nền móng cho lý tuyết Xung đột (mâu thuẫn) xã hội.
+ Xung đột giai cấp dẫn đến biến chuyển xã hội.
+ Tư hữu tư liệu sản xuất dẫn đến bất bình đẳng về kinh tế và chính trị.
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
4. Max Weber (1864-1920)
“Xã hội học là khoa học nghiên cứu hành động xã hội”.
- Max Weber được xem là nhà xã hội học “bách khoa toàn thư” với những khảo cứu
sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Đóng góp của Max Weber:
+ Nghiên cứu những điều kiện hình thành nên những lối ứng xử kinh tế và
chính trị có tính cách duy lý.
+ Tìm hiểu tương quan giữa các ý tưởng tôn giáo và giai đoạn đầu của chủ
nghĩa tư bản.
- Phương pháp: Phương pháp thông hiểu/giải thích và khái niệm Loại hình lý tưởng.
- Hành động xã hội theo quan điểm M.Weber: là một loại ứng xử mà chủ thể gắn
cho nó ý nghĩa chủ quan nhất định [1:54].
- Đặc trưng của hành động xã hội:
+ Tác nhân hành động phải quan tâm đến những tác nhân khác.
+ Phải có ý nghĩa với người khác, phải quan tâm người khác đã giải thích nó
như thế nào và phản ứng ra sao.
+ Hành động xã hội không thể phân tích riêng lẻ mà phải được phân tích
trong các mối tương tác xã hội.
- Bốn kiểu hành động xã hội theo Weber: [1:59-60]
+ Hành động theo cảm xúc/cảm tính
+ Hành động theo truyền thống
+ Hành động hợp lí/duy lý giá trị
+ Hành động hợp lí/duy lý mục đích
- Phương pháp nghiên cứ: phương pháp định tính.
5. Herbert Spencer (1820-1903)
“Xã hội như là cơ thể sống.”
- H.Spencer là nhà triết học và nhà xã hội học người Anh, được xem là cha đẻ của
triết học tiến hoá.
- H.Spencer dùng lý thuyết tiến hoá để giải thích biến chuyển xã hội, lý giải vì sao
biến chuyển xã hội xảy ra.
- Tư tưởng xã hội học của H.Spencer tương đồng với Thuyết tiến hoá của Darwin.
III. Các cấp độ phân tích
- Vĩ mô: những xã hội tổng thể (những tập hợp rộng lớn như các giai cấp, các quốc
gia, các nền văn minh…) những hệ thống xã hội lớn.
- Vi mô: các mối quan hệ liên cá nhân; hành vi của các cá nhân trong đời sống hằng
ngày, trong các bối cảnh thế giới tương tác mặt đối mặt.
- Mức độ trung gian/trung mô: mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, những hiện
tượng xã hội cụ thể (các khuôn mẫu chung, cách hành động, cách suy nghĩ, cách cảm nhận
mang tính tập thể…)
IV. Các dòng lý thuyết xã hội học cơ bản
1. Lý thuyết cấu trúc – chức năng
- Cấp độ nghiên cứu: trung mô, vĩ mô.
- Quan việm về xã hội: Xã hội là một hệ thống các bộ phận có tương quan; mỗi bộ
phận có những hệ quả chức năng đối với sự vận hành của xã hội như một t toàn thể
- Theo Robert Merton: [1:40]
+ Chức năng công khai
+ Chức năng tiềm ẩn
+ Phản chức năng
2. Lý thuyết xung đột xã hội
- Cấp độ nghiên cứu: vi mo. (?)
- Quan niệm về xã hội: Xã hội là một hệ thống có những bất bình đẳng; có một bộ
phận hưởng lợi hơn bộ phận khác; sự bất bình đẳng sẽ đưa tới mâu thuẫn/ xung đội, đưa
tới biến chuyển xã hội.
3. Lý thuyết tương tác biểu tượng
- Cấp độ nghiên cứu: vi mo (?)
- Quan niệm về xã hội:
+ Xã hội là sản phẩm của quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân trong
bối cảnh cụ thể, dựa trên truyền thống và biểu tượng.
- Nhận thức của cá nhân về thực tại xã hội là khác nhau và thay đổi.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI


HỌC
I. Những khái niệm cơ bản
- Nghiên cứu xã hội học là quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, khái quát các thông
tin và tài liệu trong thực tại với việc phải đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy trên cơ sở
phù hợp mục tiêu nghiên cứu. Dựa trên các thông tin thực nghiệm này, người nghiên cứu
có thể khái quát và nâng mức độ nhận thức cao hơn (Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý
Thanh, 2012)
- Có 5 phương pháp thu thập thông tin:
+ Tư liệu sẵn có
+ Bảng hỏi
+ Phỏng vấn sâu
+ Thảo luận nhóm
+ Quan sát
- Các loại nghiên cứu xã hội học: dựa trên các tiêu chí
+ Mục đích của nghiên cứu: có nghiên cứu khám phá, nghiên cứu mô tả,
nghiên cứu giải thích, nghiên cứu đánh giá.
+ Các trường hợp được lựa chọn để điều tra, nghiên cứu: gồm nghiên cứu
tổng thể, nghiên cứu chọn mẫu và nghiên cứu trường hợp.
+ Các kỹ thuật thu thập số liệu: gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng.
II. Cách thức tiến hành nghiên cứu xã hội học thực nghiệm
- Xác định vấn đề nghiên cứu và đặt tên đề tài.
- Tổng quan tài liệu.
- Xác định mục đích nghiên cứu, đề xuất câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu.
- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin.
- Xử lý, phân tích thông tin và viết báo cáo.
III. Một số nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghiên cứu trong nghiên cứu xã hội nói chung:
- Không lợi dụng người tham gia nghiên cứu hay sinh viên cho mục đích mưu lợi cá
nhân.
- Phải đảm bảo tính riêng tư,sự chân thực và tính khuyết danh.
- Không làm tổn thương đến nhân phẩm, danh dự với những người tham gia nghiên
cứu.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với chủ đề nghiên cứu.
- Phát hiện hoặc loại bỏ những kết quả không như mong đợi đối với chủ thể nghiên
cứu.
- Nhận diện người tài trợ cho nghiên cứu.
- Dự phòng những hậu quả của việc xuất bản các thông tin và số liệu nghiên cứu.
- Xuất bản chính xác các chi tiết của quá trình thực hiện nghiên cứu với các kết quả
phát hiện được.
- Gắn kết chặt chẽ kết quả và số liệu.
- Không tiến hành nghiên cứu bí mật.
Sự chính trực trong nghiên cứu xã hội học
- Duy trì sự toàn vẹn, chính trực, sự tự do trong nghiên cứu, xuất bản và phát huy
kết quả nghiên cứu; duy trì dữ liệu dễ tiếp cận cho việc sử dụng của các nghiên cứu trong
tương lai.
- Bảo vệ hợp lý lợi ích của những người tham gia hoặc bị ảnh hưởng; báo cáo kết
quả chính xác và trung thực.
- Các nhà nghiên cứu cần tự nhận ra ranh giới khả năng chuyên môn của họ, không
nên nhận những phần việc mà họ không đủ khả năng đảm trách.
Thu thập dữ liệu
- Các nhà xã hội học cần chia sẻ các phương pháp mà họ tiến hành và các nguồn dữ
liệu chung của họ.
- Việc bảo mật, giấu tên và sự riêng tư của các đối tượng nghiên cứu và người cung
cấp thông tin cần được tôn trọng tuyệt đối trong quá trình nghiên cứu.

Chương 4. VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI


1. Định nghĩa về xã hội
- Xã hội là:
+ Một tập hợp những sinh vật.
+ Được tổ chức, có phân công lao động, tồn tại qua thời gian.
+ Sống trên một lãnh thổ, trên một địa bàn.
+ Cùng chia sẻ những mục đích chung, cùng nhau thực hiện những nhu cầu
chủ yếu của đời sống.
- Phân loại xã hội theo:
+ Thời gian: xã hội nguyên thuỷ, truyền thống, hiện đại.
+ Không gian: xã hội gắn với quốc gia, dân tộc.
+ Tôn giáo: xã hội của người theo Phật giá, Hồi giáo, Kito giáo…
+ Phương thức sản xuất: xã hội công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa, công sản chủ nghĩa.
+ Kỹ thuật và công nghệ (*): xã hội săn bắt hái lượm, chăn nuôi trồng trọt,
nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp.
2. Định nghĩa về văn hoá
- Văn hoá là toàn bộ hữu cơ những hình thái tư tưởng, ứng xử và sản xuất của một
tổ chức, một xã hội được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng những phương tiện
tương tác truyền thông chứ không qua con đường sinh học.
- Văn hoá bao gồm những thành tựu của con người trong lĩnh vực sản xuất, xã hội,
tinh thần. Khía cạnh văn hoá giúp giải thích được các lối ứng xử của con người và các tổ
chức xã hội.
- Văn hoá là cách suy nghĩ, cách hành động và vật chất phục vụ cho cuộc sống của
con người. Văn hoá là tất cả những gì chúng ta suy nghĩ, hành động như thế nào và những
gì chúng ta có.
- Mỗi nhóm xã hội có một nền văn hoá riêng và nó được tích luỹ qua thời gian và
chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Văn hoá biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác.
* Chức năng của văn hoá [2:255-256]
- Văn hoá tạo nên nhân cách con người (không cứng nhắc, phụ thuộc vào sự thích
nghi của từng người).
- Văn hoá giúp duy trì hệ thống xã hội.
- Tạo nên những khác biệt giữa người với người, hững bản sắc khác nhau của các xã
hội.
- Động viên, định hướng xã hội phát triển.
- Điều chỉnh xã hội luôn đi theo một hướng nhất định.
3. Các đặc trưng cơ bản của văn hoá
- Các đặc điểm của văn hoá [1:66-69]
+ Tính chất học hỏi
+ Tính luân chuyển
+ Tính xã hội
+ Tính lý tưởng
+ Tính thích ứng
+ Tính thống nhất
4. Các thành tố cơ bản của văn hoá
a. Biểu tượng [4:83]
- Là bất cứ thứ gì mang một ý nghĩa cụ thể

You might also like