You are on page 1of 5

Họ và tên: Đặng Hà Thu

MSV: 23031744
BÀI TỔNG KẾT CHƯƠNG I
1. Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
1.1. Lý thuyết của các nhà nghiên cứu về đối tượng của tâm lý học xã hội
G.Allport cho rằng đối tượng nghiên cứu của TLHXH là những liên hệ xã hội, là
mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá nhân (1924). Xã hội được coi là một hệ thống tác
động lẫn nhau và trao đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác. Con người tạo ra cho mình và
những mối quan hệ của mình những biểu tượng xã hội thể hiện lợi ích, ý định, ý chí, động
cơ và đề ra định hướng hoạt động cụ thể. Có 2 hướng nghiên cứu là hệ thống các liên hệ
xã hội và hành vi của cá nhân trong hệ thống đó.
K.J.Gergen cho rằng TLHXH nghiên cứu hệ thống những tác động qua lại của con
người và những cơ sở tâm lý của chúng. Theo ông đối tượng là hành vi cá nhân bị quy
định bởi các mối liên hệ xã hội bên ngoài và đặc điểm tâm lí bên trong của người đó. Tóm
lại, quan tâm tới hai khái niệm “quan hệ xã hội” và “tác động qua lại của con người”.
Worchel và Cooper cho rằng TLHXH nghiên cứu những điều kiện trong đó các cá
nhân chịu tác động bởi những hoàn cảnh xã hội.
Tâm lý học Âu-Mỹ chon rằng đối tượng nghiên cứu của TLHXH là quá trình tạo ra
những hành vi xã hội trong những mối liện hệ mà cá nhân hiện diện trong đó.
Một số nhà tâm lý học Xô Viết cho rằng đối tượng là những đặc điểm tâm lý nhân
cách cá nhân chịu sự quy định của xã hội, nghiên cứu hiện tượng tâm lý của nhóm của tập
thể của đám đông, nghiên cứu tâm lý cá nhân trong nhóm.
Như vậy, có 3 quan điểm phổ biến:
Thứ nhất, TLHXH nghiên cứu tâm lý đám đông.
Thứ hai, TLHXH nghiên cứu nhân cách như đặc điểm loại hình, vị trí, các mối quan
hệ liên nhân cách trong đời sống xã hội.
Thứ ba, TLHXH nghiên cứu tâm lý đại chúng, vị trí cá nhân trong nhóm, những
thay đổi hoạt động tâm lý cá nhân trong nhóm do sự ảnh hưởng của tác động qua lại giữa
đặc điểm nhóm với cá khí cạnh tâm lý trong quá trình xã hội.

Kết luận chung, đối tượng nghiên cứu của TLHXH là những đặc điểm, các quy luật,
cơ chế của hiện tương TLXH, nảy sinh trong tương tác xã hội giữa cá nhân, giữa các
nhóm.

1
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của TLHXH
Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận:
 Phát triển những hệ thống lý thuyết để có thể lý giải hoàn chỉnh các vấn đề
trong cuộc sống
 Làm sáng tỏ quá trình hình thành các đặc điểm TLXH của các cá nhân và của
nhóm. Phát hiện quy luật, bản chất và nguyên nhân tạo nên các đặc điểm
TLXH
 Xây dựng, thiết kế hệ thống các PPNC đặc thù
Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn:
 NC sự hình thành, phát triển, biểu hiện những đặc điểm tâm lý của nhóm xuất
hiện trong đời sống xã hội.
 NC TL của những quan hệ liên nhóm, liên nhân cách.
 NC mối quan hệ giữa các đặc điểm TLXH và văn hóa dân tộc trong quá trình
hội nhập và toàn cầu hóa.

2. Bản chất của hiện tượng tâm lý xã hội


TLHXH là tâm lý chung của một nhóm xã hội cụ thể, nảy sinh từ sự tác động qua
lại, giao tiếp và hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân, chi phối tâm lý, thái độ, hành vi
của họ khi ở trong nhóm.
TLXH có đặc điểm cơ bản sau:
 TLXH là tâm lý chung của nhiều người, diễn ra trong đời sống xã hội.
 TLXH nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa con người với nhau trong hoạt động
và giao tiếp.
 TLXH hình thành, phát triển, biến đổi, gắn liền với chuyển biến diễn ra trong
xã hội
 TLXH chi phối thái độ, hành vi cá nhân, các mối quan hệ trong nhóm, các
cộng đồng hay các dân tộc trong tình huống, hoàn cảnh nhất định.
3. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của TLHXH
3.1. Tiền đề hình thành TLHXH
Thời Hy Lạp cổ đại vấn đề cá nhân và xã hội đã làm nảy sinh quan điểm đối lập
nhau giữa Platon và Aristotle. Platon đưa ra lý luận về các kiểu nhân cách ứng với mỗi giai
cấp. Aristotle xem xét khả năng phản ứng của con người trong mối quan hệ và hoàn cảnh
xh.
Hypocrat cho rằng sự khác biệt tâm trí liên quan tới tự nhiên, khí hậu từng vùng địa
lý, Herodot giải thích đặc điểm tính cách của các dân tộc khác nhau.
Thời Trung cổ, những tư tưởng về con người và xã hội chịu ảnh hưởng từ thiên
chúa giáo. Các nhà tư tưởng đặt mối quan tâm vào các mối quan hệ liên nhân cách, sự liên
kết của con người trong xã hội.

2
Thời cận đại, giai đoạn chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển với những thành
tựu khoa học và các thuyết xã hội, quan niệm về con người và xã hội thu hút sự quan tâm
lớn.
Tư tưởng về việc phân tích đặc điểm TLXH xuất hiện rất sớm, Tuy nhiên đến cuối
thế kỷ XIX, nghiên cứu tlxh chưa tách ra thành nền khoa học độc lập.
3.2. TLHXH trở thành nền khoa học độc lập
Hai khoa học nền tảng của TLHXH là Tâm lý học và Xã hội học, những đóng góp
sau đã đóng vai trò cho sự ra đời của TLHXH:
 Auguste Comte: cha đẻ của XHH, quan niệm cá nhân là một thực thể xã
hội, quan tâm nghiên cứu cách thức tồn tại của con người trong xã hội.
 Gabriel Tarde nghiên cứu vai trò của sự bắt chước, ông quan tâm đến hành
vi xã hội trong một số điều kiện nhất định xuất hiện những thành phần cảm
xúc.
 Emile Durkheim quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng của vai trò, ý nghĩa xã hội
quyết định cá nhân, mức độ hòa nhập của cá nhân vào xã hội.
 Gustave Lebon đóng góp về tâm lý đám đông
 W. Wundt sáng lập ra phòng thực nghiệm tâm lý đầu tiên và đặt nền móng
cho việc xây dựng tâm lý học dân tộc.
 J.B. Watson ra đời thuyết hành vi đưa tlhxh tìm hiểu con người trong hoàn
cảnh xã hội.
Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn ngày càng phong phú góp phần giải
quyết nhiều vấn đề của đời sống xã hội. Sự xuất hiện TLHXH đã đánh dấu bước phát triển
quan trọng trong xã hội và tâm lý học.
3.3. Một số lý thuyết:
- Lý thuyết học tập xã hội
Lý thuyết có sức mạnh nhất đối với tâm lý học xã hội là học tập hay “tập quen”.
Dựa trên cơ sở thuyết điều kiện kinh điển và phản xạ có điều kiện và thuyết hành
vi. Con người phát triển thái độ, cảm xúc, hành vi xã hội thông qua quan sát từ
người khác.
Ví dụ: cha mẹ là hình mẫu về vai trò trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng
những người khác cũng ảnh hưởng tới trẻ.
Tuy nhiên trải nghiệm của con người phức tạp hơn chỉ là quan sát từ người khác.
- Lý thuyết nhận thức xã hội
Con người có nhu cầu cơ bản về sự nhất quán và cân bằng nhận thức.
Khi con người ý thức được rằng các giá trị và thái độ của mình không nhất quán,
họ sẽ trải nghiệm một trạng thái cảm xúc khó chịu. Các trạng thái cảm xúc này sẽ
kích thích thay đổi hành vi hoặc tổ chức lại các niềm tin và thái độ.
Nguyên tắc căn bản ở đây là con người luôn bị thúc đẩy phải tìm kiếm sự cân bằng
và bình an trong tâm hồn.

3
Sự nhất quán bên trong những điều con người thích và không thích có tầm quan
trọng đối với hành vi xã hội. Chúng ta có nhu cầu cơ bản trong việc giữ các hình
mẫu về những cái thích và không thích một cách nhất quán.
- Lý thuyết xử lý thông tin:
Những trải nghiệm của con người thường sâu sắc hơn những gì đơn giản mà ta
quan sát được từ người khác.
Lý thuyết này cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến hành vi con người trong quá
trình xử lý thông tin, mục đích để hiểu được bản thân chúng ta và những người
khác.
Ý tưởng cơ bản là toàn bộ các chức năng của con người được xem như là một
chiếc máy tính mang bản tính người vì chúng ta luôn quan sát, cố gắng đánh giá,
mã hóa các thông tin, lưu giữ nó trong trí nhớ và phục hồi lại được những thông
tin này. Tại sao chúng ta lại chú tâm đến một số thông tin trong khi lại hoàn toàn
bỏ qua một số thông tin khác.
Lý thuyết xử lý thông tin cho thấy tư duy của con người phần nhiều diễn ra một
cách máy móc hoặc vô thức và con người không có khả năng mô tả quá trình tư
duy của chính mình.
- Lý thuyết về sự hợp lý và trao đổi xã hội
Điều cơ bản của các lý thuyết này là tìm kiếm sự giải thích hành vi xã hội của con
người theo khái niệm như tưởng thưởng, chi phí và lợi nhuận.
Lý thuyết này cho rằng trong các mối quan hệ bền lâu luôn luôn có yếu tố lợi (cái
được về kinh tế, xã hội hay tâm lý).
Sự trao đổi công bằng, hợp lý có xu hướng cơ bản và phổ quát trong tâm lý con
người.
4. Phương pháp luận và PPNC trong TLHXH
4.1. Phương pháp luận
a) Nguyên tắc quyết định duy vật biện chứng
b) Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
c) Nguyên tắc NC các hiện tượng TLXH trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội
và hiện tượng tâm lý xã hội khác
d) Nguyên tắc phát triển
4.2. PPNC
a) Phương pháp quan sát
Trong TLHXH, pp quan sát chủ yếu hướng tới:
 Hành động ngôn ngữ của cá nhân trong nhóm
 Các biểu hiện phi ngôn ngữ, nét mặt, ánh mắt, tư thế của cá nhân trong nhóm
 Chuyển động, di chuyển cá nhân trong nhóm
 Tác động thể chất của cá nhân
b) PP điều tra bảng hỏi
c) PP phỏng vấn
4
d) PP đánh giá cá nhân trong nhóm
e) PP đo lường xã hội
f) PP thực nghiệm.

You might also like