You are on page 1of 12

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG (3 TÍN CHỈ)

Hệ chất lượng cao

Câu 01: Anh/chị hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên
cứu cơ bản của Tâm lí học.

Câu 02: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tâm lí người. Chứng minh tâm lí người là
chức năng của não.

Câu 03: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào não người thông qua chủ thể.

Câu 04: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử.

Câu 05: Anh/chị hãy nêu quan điểm của một số trường phái tâm lý học trong thế kỷ
20: Phân tâm học, Tâm lý học hành vi, Tâm lý học nhân văn (đối tượng nghiên cứu,
các tác giả tiêu biểu và các luận điểm cơ bản).

Câu 06: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về hoạt động và phân tích cấu trúc của hoạt
động theo quan niệm của các nhà Tâm lý học hoạt động.

Câu 07: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao
tiếp cơ bản của con người.

Câu 08: Anh/chị hãy phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình
thành và phát triển tâm lí con người.

Câu 09: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa cảm giác và các qui luật cơ bản của cảm
giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật.

Câu 10: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tri giác và các qui luật cơ bản của tri giác.
Cho ví dụ minh họa với từng quy luật.

Câu 11: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy.
Phân tích vai trò của tư duy đối với hoạt động nhận thức và đời sống con người.

Câu 12: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của
tưởng tượng. Phân tích vai trò của tưởng tượng đối với hoạt động nhận thức và đời
sống con người.

Câu 13: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ?
Làm thế nào để ghi nhớ và giữ gìn tài liệu một cách hiệu quả?
Câu 14: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa và đặc điểm của xúc cảm. Phân tích các
quy luật cơ bản của cảm xúc. Nêu việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn cuộc
sống.

Câu 15: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa ý chí. Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý
chí. Cho ví dụ minh họa với từng phẩm chất. Theo anh/chị, làm thế nào để nâng cao ý
chí trong học tập và trong cuộc sống?

Câu 16: Anh/chị hãy trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói
quen và kỹ xảo. Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy
luật trong thực tiễn cuộc sống.

Câu 17: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.

Câu 18. Anh/chị hãy nêu một số quan điểm về cấu trúc nhân cách và phân tích những
mặt biểu hiện của các thành tố trong các cấu trúc đó.

=================== ***================
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên
cứu cơ bản của Tâm lí học.

- Trước tiên thì tâm lí là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc
con người, gắn liền và điều hành mọi hành động đầu óc con người, gắn liền và
điều hành mọi hành động của con người.
1. Đối tượng của tâm lí học:
● Tâm lí học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý với tư cách là một
hiện tượng tinh thần do thế giới quan tác động lên não con người sinh ra. Tâm
lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triền của hoạt động tâm lý.
● Tâm lí học nghiên cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động xã hội, từ thế
giới khách quan vào não người sinh ra tâm lý.
2. Nhiệm vụ của tâm lí học

Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lí, các hoạt
động của tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện
tâm lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể là:

● Những yếu tố khách quna, chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người.
● Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí .
● Tâm lí của con người hoạt động như thế nào?
● Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người.

=> Tâm lí học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lí,
sử dụng tâm lí trong nhân tố con người có hiệu quả nhất.

3. Phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lí học


a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Xác định nguồn tìm, từ khóa, tiêu chuẩn chọn tài liệu, đọc và tóm tắt, mã hóa nội dung
tìm được, viết báo cáo.

b. Phương pháp quan sát

- Quan sát là loại tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua
những biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng.

- Yêu cầu của phương pháp quan sát:

● Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát.


● Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
● Tiến hành quan sát một cách cẩn thận, có hệ thống.
● Ghi chép một các cách khách quan, trung thực.
c. Phương pháp thực nghiệm
● Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong
nhwunxg điều kiện được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về
mặt nhân quả, quy luật, cơ cấu… Thực nghiệm có thể lặp lại nhiều lần nằm đo
đạc, đánh giá một cách khách quan các đối tượng cần nghiên cứu.
● Thực nghiệm có thể tiến hành trong phòng phí nghiệm hoặc tự nhiên. Có thực
nghiệm nhận định và thực nghiệm hình thành.
d. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
● Là phương pháp điều tra dùng bảng câu hỏi để điều tra một số lượng lớn khách
thể để nghiên cứu.
● Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu tâm lý học.

Ngoài ra còn có các phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp đàm thoại, phương
pháp điều tra, phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động, phương pháp nghiên
cứu lịch sử cá nhân.

Câu 02: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tâm lí người. Chứng minh tâm lí người là
chức năng của não.

Tâm lí người là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn
liền và điều hành mọi hành động đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành
động của con người.

Tâm lí học người là chức năng của não bộ:

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tâm lí là chức năng của não:
“Bộ não nhận các tác động từ thế giới bên ngoài dưới dạng xung đột thần kinh và gây
ra sự biến đổi lí hóa ở từng nơ-ron,xi-nap, trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và
vỏ não, làm cho bộ não hoạt động theo quy luật thần kinh tạo nên các hiện tượng tâm
lí này hoặc hiện tượng tâm lí kia theo cơ chế phản xạ, nội dung là tâm lí nhưng cơ chế
phản xạ sinh lí của não”.
Như vậy, tâm lí có thể được coi là một kết quả của hệ thống chức năng tổng hợp
những hoạt động phản xạ của não, tâm lí thực hiện chức năng định hướng, điều chỉnh,
điều khiển hành vi của con người. Xung quanh mối quan hệ giữa não bộ và tâm lí
cũng có những vấn đề khác nhau đang tiếp tục được nghiên cứu.

Cùng với sự tiến hóa của não, tâm lý động vật ngày càng trở nên phức tạp.
Câu 03: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào não người thông qua chủ thể

- Tâm lí học người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông
qua chủ thể
● Phán ánh là thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, là quá trình tác
động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu
vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ thống chịu tác
động. Ví dụ: Son môi được dùng để đánh lên môi để lại dấu son trên
môi, ngược lại môi làm mòn thỏi son.
● Phán ánh từ đơn giản đến phức tạp: cơ học, vật lý, hóa học, phản ánh xã
hội, phản ánh tâm lý.
● Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt: đó là sự tác động của hiện thực
khách quan vào con người, vào hệ thần kinh trung ương, não người - tổ
chức coa nhất của vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và não người mới có khả
năng nhận tác động và tạo ra các hình ảnh tâm lý.
● Phản ảnh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý, bản sao chép về thế giới song
hình ảnh tâm lí khác về chất so với hình ảnh vật lý:
1) Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động sáng tạo. Ví dụ: Hình ảnh
tâm lí về một cuốn sách trong đầu của một người biết chữ khác
về chất của hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó có ở trong
gương.
2) Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân
(hay nhóm người). Ví dụ: Khi đi xem cùng một bộ phim, mỗi
người trong nhóm bạn đi xem sẽ có nhiều cảm nhận về bộ phim,
người thấy hay, người thấy bộ phim nhạt nhẽo. Cùng một sự vật
hiện tượng, với những chủ thể khác nhau hoặc cùng một chủ thể
những ở những thời điểm khác nhau thì những hình ảnh tâm lý
cũm khác nhau.

Câu 04: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử.

Tâm lí của người khác xa với tâm lí của các động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có
bản chất xã hội và mang tính lịch sử.

- Tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan, trong đó có nguồn gốc xã hội (các
quan hệ xã hội) là cái quyết định.
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã
hội. Con người vừa là thực thể tự nhiên , vừa là thực thể mối quan hệ xã hội.
Phần tự nhiên đã được xã hội hóa ở mức cao nhất. Là thực thể xã hội, con
người là chủ thể của hoạt động, giao tiếp một các tích cực, sáng tạo.
- Tâm lý người là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội,
nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp.
- Tâm lý người chịu sự qui định bởi điều kiện văn hóa xã hội - lịch sử cụ thể.

Câu 05: Anh/chị hãy nêu quan điểm của một số trường phái tâm lý học trong thế kỷ
20: Phân tâm học, Tâm lý học hành vi, Tâm lý học nhân văn (đối tượng nghiên cứu,
các tác giả tiêu biểu và các luận điểm cơ bản).

a. Trường phái phân tâm học (S.Freud 1856-1939):


● Đối tượng nghiên cứu: Phân tâm học nghiên cứu về tâm lý con người
với sự khai phá vô thức (unconsious)
● Tâm lý, nhân cách con người được tạo thành từ 3 khối: cái ấy (vô thức),
cái tôi và cái siêu tôi. Cai ấy bao gồm bản năng vô thức: ăn uống, tình
dục, tự vệ, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định
toàn bộ, đời sống tâm lý và hành vi của con người, cái ấy tồn tại theo
nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi. Cái tôi là con người thường ngày, con
người ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Cái siêu tôi là cái siêu
phàm , “cái tôi lí tưởng” không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo
nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép.
● Hành vi được thúc đẩy bởi các tác động bên trong (vô thức) mà cá nhân
ít kiểm soát được. Dòng phái này phủ nhận ý thức, bản chất xã hội lịch
sử của loài người.
b. Trường phái tâm lý học nhân văn (C.Roger 1902-1987 và Maslow 1908-1970):
- Đối tượng nghiên cứu: toàn bộ thế giới tinh thần phức tạp của con
người, từ những rối nhiễu tâm lý đến những hành vi cao đẹp, ý chí phi
thường.
- Bản chất con người là tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng
kỳ diệu. Con người cần phải đối xử với nhau một cách cởi mở, biết lắng
nghe, cảm thông. Thân chủ là người hiểu rõ nhất vấn đề, tiềm năng của
mình. Nhà trị liệu phải khơi dậy được tiềm năng để thân chủ giải quyết
vấn đề của mình. Tháp như cầu của Maslow như sau:
- Tâm lí học nhân văn đề cao những điều cảm nghiệm, thể nghiệm chủ
quan của bản thân mỗi người, tách con người khỏi các mối quan hệ xã
hội, chú ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người vì thế nên thiếu
vắng con người trong hoạt động thực tiễn.
c. Tâm lí học hành vi J.Watson (1878-1958)
- Đối tượng nghiên cứu: với J.Watson đối tượng nghiên cứu cơ bản ban đầu là
các thành tố cơ bản của hành vi: các của động cơ bắp hay tiết dịch.
- Mô hình tâm lý học hành vi: Tập trung nghiên cứu những hành vi có thể quan
sát được (hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh nhằm
đáp lại 1 kích thích nào đó).
- Mô hình: S => R

Câu 06: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về hoạt động và phân tích cấu trúc của hoạt
động theo quan niệm của các nhà Tâm lý học hoạt động.

- Khái niệm hoạt động: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới,
cả về phía con người. Hoạt động của con người có hai quá trình:

 Quá trình xuất tâm (đối tượng hóa): Chủ thể chuyển năng lực của mình (tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng, niềm tin, quan điểm…) để thay đổi đối tượng, tạo ra sản
phẩm.
 Quá trình nhập tâm (chủ thể hóa): Qua hoạt động chủ thể thu nhận, chiếm lĩnh hiểu
biết về đối tượng, để biến thành cái riêng của mình giúp hình thành, phát triển tâm
lý cá nhân

Cấu trúc là thuật ngữ chỉ sự sắp đặt của các thành tố trong một chỉnh thể nhất định,
bao gồm các thành tố và mối quan hệ của các thành tố trong chỉnh thể đó

=> Cấu trúc của hoạt động theo quan niệm của các nhà tâm lý học hoạt động như sau:
- Phía chủ thể gồm 3 thành tố: hoạt động - hành động - thao tác => 3 thành tố
này thuộc vào các đơn vị thao tác (mặt kĩ thuật) của hoạt động.
- Phía khách thể bao gồm 3 thành tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau: động
cơ - mục đích - phương tiện => 3 thành tố này tạo nên “nội dung của đối
tượng” của hoạt động.
- Hoạt động hợp bởi các hành động, các hành động diễn ra bằng các thao tác.
Hoạt động luôn luôn hướng về phía động cơ (nằm trong đối tượng) đó là mục
đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Mục đích chung được cụ thể
hóa bằng những mục đích cụ thể. Để đạt được mục đích con người phải sử
dụng phương tiện. Tùy theo các điều kiện, phương tiện mà con người thực hiện
các thao tác để tiến hành hành động đạt mục đích. Sự tác động qua lại giữa chủ
thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của hoạt động tạo
ra sản phẩm của hoạt động.

Câu 07: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao
tiếp cơ bản của con người.

- Định nghĩa giao tiếp: Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người
thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao
đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động
qua lại với nhau.
- Phân loại hình thức giao tiếp cơ bản của con người:
a. Theo phương tiện giao tiếp, có thể có loại giao tiếp sau
 Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật chất. Ví dụ:
 Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét
mặt…
 Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): đây là hình thức giao tiếp đặc
trưng của con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong
xã hội.
b. Theo khoảng cách, có thể có 2 loại giao tiếp cơ bản:
 Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, chủ thể trực tiếp phát và nhận tín
hiệu với nhau.
 Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, có khi qua ngoại cảm, thần giao cách cảm.
c. Theo quy cách, người ta chia gián tiếp thành hai loại:
 Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức
trách, quy định, thể chế.
 Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về
nhau, không câu nệ vào thể thức mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích
chính là thông cảm, đồng cảm với nhau.
 Các loại giao tiếp tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ
giao tiếp của con người trở nên đa dạng và phong phú.

Câu 08: Anh/chị hãy phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình
thành và phát triển tâm lí con người.

- Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới
(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.

- Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm
lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin,
về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

Như vậy vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí
con người như sau:

- Vai trò quyết định của hoạt động:


 Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, quyết định trực tiếp đến sự
hình thành và phát triển nhân cách.
 Thông qua quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa mà nhân cách con người
được hình thành và bộc lộ. Kinh nghiệm xã hội lịch sử được lĩnh đội thông
qua quá trình hoạt động.
 Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt
động khác nhau, đặc biệt là hoạt động chủ đạo.
- Vai trò của giao tiếp:
 Đối với sự tồn tại của cá nhân và xã hội thì giao tiếp chính là điều kiện. Đối
với xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Ở đó, con
người kết nối với nhau thông qua giao tiếp. Giao tiếp là cơ thể của sự tồn
tại, phát triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống.

 Giao tiếp là phương thức gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền
văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Cùng với hoạt động giao tiếp con
người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó
thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong
đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.

 Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức. Con người nhận
thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác
thông qua giao tiếp. Từ đó nâng cao khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện
mình, nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những
mặt yếu kém.

Câu 09: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa cảm giác và các qui luật cơ bản của cảm
giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật.

- Định nghĩa cảm giác: Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ảnh từng thuộc
tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác
quan của chúng ta.
- Các quy luật cơ bản của cảm giác:
a. Qui luật về ngưỡng cảm giác: là giới hạn mà ở đó cường độ kích thích (tối
thiểu hoặc tối đa) vẫn còn đủ để gây ra cảm giác cho con người.
 Ngưỡng cảm giác phía dưới
 Ngưỡng cảm giác phía trên
 Vùng phản ánh tốt nhất
 Ngưỡng sai biệt: Mức độ tối thiểu về cường độ giữa hai kích thích để phân
biệt sự khác nhau giữa chúng.
Ví dụ: Ngưỡng dưới của mắt là những sóng ánh sáng có bước sóng 360
milimicron và ngưỡng trên 780 milimicron, vùng phản ánh tốt nhất 565
milimicoron
b. Qui luật về tính thích ứng của cảm giác:
Khả năng thay đổi sự nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với cường độ của
vật kích thích.
- Có 03 loại thích ứng cảm giác:
 Cảm giác mất hoàn toàn khi kích thích kèo dài và cường độ không đổi.
 Giảm tính nhạy cảm của cảm giác khi kích thích mạnh.
 Tăng tính nhạy cảm của cảm giác khi kích thích yếu.
Ví dụ: ở chỗ sáng vào chỗ tối (mắt tăng độ nhạy cảm ), còn khi ở chỗ tối vào
chỗ sáng thì mắt giảm độ nhạy cảm.

c. Qui luật tác động qua lại lẫn nhau của các cảm giác.

Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự tác
động này, các cảm giác lầm thay đổi tính nhạy cảm của nhau và diễn ra theo quy luật
như sau: Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm
của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ
làm giảm độ nhạy cảm lên một cơ quan phân tích kia.

 Ví dụ: thấy tờ giấy trắng trên nền đen trắng hơn khi nó trên nền xám.

Câu 10: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tri giác và các qui luật cơ bản của tri giác.
Cho ví dụ minh họa với từng quy luật.

- Định nghĩa tri giác: tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một các trọn vẹn
các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào
các giác quan của ta.
- Các qui luật cơ bản của tri giác:
a. Qui luật về tính đối tượng của tri giác
 Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật
hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài.
 Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân
thực của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện
tượng xung quanh vào giác quan con người trong hoạt động vì nhiệm vụ
của thực tiễn.
 Nó là có sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con
người.
 Ví dụ: ta có thể phân biệt được đâu là chiếc áo cũ, đâu là chiếc áo mới
thông qua màu sắc và chất liệu của chúng.
b. Qui luật về tính lựa chọn của tri giác
 Con người không thể tri giác và phản ứng với tất cả những kích thích một
cách đồng thời. Chúng ta chỉ tách ra và tri giác một vài tác động, kích thích.
 Sự lựa chọn tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối
cảnh có thể thay đổi cho nhau tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện
xung quanh khi tri giác.
 Ví dụ: Khi ghi bài, sinh viên dùng bút hightlight để đánh dấu phần quan
trọng cần lưu ý.
c. Qui luật về tính ý nghĩa của tri giác
 Những hình ảnh tri giác luôn có một ý nghĩa xác định. Tri giác ở người gắn
chặt với tư duy, có ý thức – có ý nghĩa là gọi được tên sự vật đó ở trong óc,
xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm, một lớp các sự vật xác định,
khái quát nó trong một từ xác định.
 Ví dụ: Khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có thể
gọi tên cũng như nói được đặc điểm của chúng. Chúng ta có thể phân biệt
quả cam với quả bưởi, quả bưởi to hơn quả cam: vùi vị cùng khác nhau…
d. Quy luật về tính ổn định của tri giác.
 Là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri
giác thay đổi.
 Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động và đối tượng là
một điều kiện cần thiết để định hướng trong đời sống và trong hoạt động
của con người giữa thế giới và đa dạng và biến đổi.
 Ví dụ: trước mặt ta là em bé, xa hơn sau nó là hình ông già. Trên võng mạc
ta có hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh ông già, nhưng ta vẫn tri giác ông
già lớn hơn đứa bé.
e. Quy luật tổng giác
 Ngoài những kích thích gây ra tri giác, các tri giác của con người còn bị qui
định bởi một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể (hứng thú, trải
nghiệm, nền văn hóa…)
 Ví dụ: người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

You might also like