You are on page 1of 38

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

NỘI DUNG CHÍNH


1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
1) Tâm lí học là một khoa học
1.1. Khái niệm tâm lý và tâm lý học
1.1.1. Tâm lý học là gì?
-Tâm lý là những kinh nghiệm sống nói lên sự hiểu biết lòng người về tâm
tư, nguyện vọng của con người.
 Tâm lý bao gồm tất cả các hiện tượng tinh thần vốn xảy ra trong
đầu óc con người gắn liền và điều hành mọi hành động và hoạt
động
1.1.2. Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý con người
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của TLH
Là những hiện tượng tâm lý với tư cách là hiện tượng tinh thần do thế giới
khách quan tác động vào não người sinh ra
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý
 Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển
 Tìm ra cơ chế của hiện tượng tâm lý
1.3. Lịch sử phát triển của tâm lý học
1.3.4. Một số trường phái TLH hiện đại
1.3.4.1. TLH hành vi
- Đại diện là nhà TLH người mỹ J.Watson (1878-1958)
- TLH chỉ NC hành vi của cơ thể- là tổng số các cử động bên ngoài này sinh
ra ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó
S→R
(stimulant) (reaction)
Kích thích phản ứng
J.Watson (1878-1958)
 Không cần quan tâm, giảng giải các hiện tượng tâm lý,ý thức bên trong
của con người
 Tất cả các hiện tượng tâm lý ở người đều tuân theo quy luật S→R
 Coi đối tượng nghiên cứu là hành vi con người
- Tiến bộ: hành vi do ngoại cảnh quyết định →có thể quan sát được, NC
được một cách khách quan
- Hạn chế: + quan điểm cơ học máy móc
+ đánh đồng hành vi con người với hành vi của con vật →
đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lý bên trong
Sau này, các đại biểu của chủ nghĩa hành vi (CNHV) mới, đại diện là
Skinner có đưa vào công thức S-R những “biến số trung gian” bao gồm
một số yếu tố: nhu cầu, trạng thái chờ đón kinh nghiệm sống của con
người hoặc hành vi tạo tác nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ
thể
S → O → R
BIẾN SỐ TRUNG GIAN
Tuy nhiên, CNHV mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của
CNHV cổ điển của Watson.
Quan điểm của Skinner: hành vi có thể kiểm soát bởi chính
hiệu quả của hành vi tạo ra mà ông gọi là cái “củng cố” hành vi.
Củng cố hành vi ở trẻ. Thời thơ ấu, trẻ thực hiện nhiều hành vi
(bắt chước người lớn), những hành vi được củng cố (được động viên,
được người lớn chấp nhận) sẽ tăng cường, duy trì và tạo ra nét đặc trưng
(nhân cách) của trẻ.
1.3.4.2. TLH cấu trúc (TLH gestalt)
Vec-thai-mơ (1850-1943), Cô-lơ (1887-1967), Cốp-ca (1886-1947)
- Nội dung: nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và trọn vẹn của tri
giác quy luật bừng sáng của tư duy
 Tâm lý con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định
- Hạn chế: ít chú ý đến vai trò của vốn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm
xã hội lịch sử
1.3.4.3. TLH nhân văn
1.3.4.3. TLH nhân văn
Nội dung: bản chất con người vốn tốt đẹp. Tuy nhiên họ đề cao những
điều cảm nghiệm chủ quan, tách con người khỏi các mqh xh
Maslow coi đối tượng nghiên cứu là nhu cầu của con người
Hạn chế: + đề cao những điều cảm nghiệm
+ chú ý tới mặt nhân văn trừu tượng trong con người vì thế thiếu
vắng con người trong hoạt động thực tiễn
1.3.4.4. phân tâm học
- Nội dung: Freud tách con người thành 3 khối
+ cái ấy (cái vô thức): bản năng vô thức, ăn uống, tình dục, tự về, trong đó
bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm
+ cái tôi: con người thường ngày, có ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực
+ cái siêu tôi cái siêu phàm “cái tôi lý tưởng” kbh vươn tới được theo nguyên
tắc kiểm duyệt , chèn ép
-Hạn chế:
+ đề cao bản năng vô thực
+ phủ nhận bản chất xã hội, lịch sử của tâm lý người
+ đồng nhất tâm lý người với tâm lý động vật
 Muốn nghiên cứu tâm lý người phải đi vào cuộc sống thực
1.3.4.5. TLH nhận thức
- Nội dung: nghiên cứu tâm lý con người, nhận thức của con người trong mqh
với môi trường với cơ thể và với bộ não
 Coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu
- Ưu điểm:
+ phát hiện nhiều sự kiện khoa học có giá trị trong các vấn đề về tri giác, trí nhớ,
tư duy, ngôn ngữ…
+ xây dựng được nhiều phương pháp nghiên cứu có thể đóng góp cho khoa học
tâm lý ở những năm 50-60 của tk XX
- Hạn chế:
+ coi nhận thức là sự nỗ lực ý chí đưa đến sự thay đổi vốn kinh nghiệm, vốn tri
thức của chủ thể;
+ không thấy hết được ý nghĩa tích cực, ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận
thức
1.3.4.5. TLH Mác xít (TLH hoạt động)
Nội dung:
+ lấy triết học Mác-Lê nin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận
+ tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan với não thông qua hoạt động
+ tâm lý mang tính chủ thể, có bản chất xã hội lịch sử
+ tâm lý được hình thành và phát triển thông qua hoạt động
1.4. Những tư tưởng TLH thời cổ đại → những tư tưởng TLH nửa đầu thế
kỉ XIX trở về trước → TLH trở thành khoa học độc lập → một số
trường phái TLH hiện đại
1.4.1. Các nguyên tắc
- Nguyên tắc định luật duy vật biện chứng
- Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động
- Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mqh giữa chúng với
nhau và mqh giữa chúng với các loại hiện tượng khác . Nguyên tắc nghiên
cứu tâm lý của một con người cụ thể, một nhóm người cụ thể chứ k nghiên
cứu chung chung
1.4.2. Các phương pháp
1.4.2.1. Phương pháp quan sát
Nhằm đưa ra giả thuyết khoa học
Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định đặc điểm của đối
tượng qua những biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng…
Trông mặt mà bắt hình dong, Đàn ông rộng miệng thì tài. Đàn bà rộng
miệng điếc tai láng giềng.
1.4.2.2. Phương pháp thực nghiệm
Thay đổi môi trường → thay đổi thực trạng
Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động,
trong những điều kiện được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện
về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thế lặp lại
nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng
cần nghiên cứu.
1.4.2.3. phương pháp trắc nghiệm (test)
- Trắc nghiệm là một phép thử để “đo lường” tâm lý được chuẩn hóa trên một số
lượng người đủ tiêu biểu
- Một điều dù phi lí đến đâu, cứ nhắc đi nhắc lại đến lần thứ 41, mọi người sẽ tin
1.4.2.4. Phương pháp đàm thoại
Là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của họ để
trao đổi, hỏi thêm nhằm thu nhập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu
VD: ý kiến của bạn về quan hệ tình dục trước hôn nhân
1.4.2.5. Phương pháp điều tra (anket)
- là phương pháp dùng một số câu hỏi đặt ra cho một số lớn đối tượng
nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về vấn đề nào đó.
- có thể trả lời viết, có thể trả lời bằng miệng và có người ghi lại
VD: một ngày bình thường của bạn diễn ra ntn?
1.4.2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
Là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vật chất, tinh thần) của
hoạt động do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con
người
VD: nghiên cứu tranh vẽ của trẻ
1.4.2.6. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
Có thể nhận ra các đặc điểm tâm lý cá nhân thông qua việc phân tích tiểu
sử cuộc sống của cá nhân đó
VD: một đứa trẻ không được hưởng sự quan tâm của cha mẹ thì lớn lên sẽ
không biết biểu lộ sự quan tâm đến người khác
TÓM TẮT CHƯƠNG
1. tâm lý học có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng tâm lý
2. nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu bản chất, các quy luật, cơ chế
hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý
3. Năm 1879, Tâm lý học chính thức trở thành khoa học độc lập. Khoa học tâm
lý có nhiều lý thuyết và các trường phái khác nhau cùng tồn tại và phát triển.
Mỗi trường phái đi sâu nghiên cứu những lĩnh vực nhất định của đời sống tâm
lý vô cùng đa dạng và phức tạp của con người, tạo nên bức khảm đầy sắc màu
của khoa học tâm lý.
4. có rất nhiều pp nghiên cứu trong TLH: nghiên cứu tâm sinh lý, quan sát, thực
nghiệm, điều tra, đàm thoại, phân tích sản phẩm hoạt động, nghiên cứu tiểu sử
cá nhân và các pp khác.

2) Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý
3) Cơ sở tự nhiên của tâm lý người
4) Cơ sở xã hội của tâm lý người
2. NHẬN THỨC VÀ SỰ HỌC
3. NHÂN CÁCH VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH

CHƯƠNG 2
BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG
PHÂN LOẠI CÁC
HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
2.1. Bản chất hiện tượng tâm lý người
TÂM LÝ LÀ SỰ PHẢN ÁNH HIỆN THỰC KHÁCH QUAN VÀO NÃO
NGƯỜI THÔNG QUA LĂNG KÍNH CHỦ QUAN CỦA MỖI NGƯỜI
Phản ánh

Tạo ra sự phát triển Kinh nghiệm xã


tâm lý ở chủ thể hội-lịch sử (tri thức
của nhân loại)

Phản ánh là sự tác động của hai vật chất để lại phản ánh
2.1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông
qua chủ thể
- Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua
“lăng kính chủ quan”
- phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết
quả là sự để lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở các hệ thống tác động và hệ thống
chịu sự tác động
- phản ánh tâm lý là sự phản ánh đặc biệt vì:
+ là sự tác động của hiện thực khách quan vào bộ não con người- tổ chức cao
nhất của vật chất
Tác động
Con người
Hiện thực khách
Hệ thần kinh
quan
Bộ não người

Tổ chức cao nhất của vật chất

+ Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, là hình ảnh chủ quan về thế giới khách
quan
Biểu hiện:
- Cùng một thế giới tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ có những hình
ảnh tâm lý khác nhau
- Cùng một thế giới, cùng một chủ thể nhưng ở thời điểm, hoàn cảnh khác
nhau, trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau thì mức độ biểu hiện, sắc thái tâm lý
cũng khác nhau
VD: người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Trong tình yêu, hai người sẽ trải qua
nhiều cung bậc khác nhau (vui, buồn, nhớ nhung, giận hờn,…)
Tâm lý mang tính chủ thể do:
+ mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, hệ thần kinh, não
+ hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục k giống nhau
+ mức độ tích cực của mỗi người khác nhau
2.1.2. Bản chất xã hội- lịch sử của tâm lý người
- Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan trong đó nguồn gốc xã hội
là cái quyết định “Bản chất con người là tổng hòa của các mqh xã hội”
- Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các
mối quan hệ xã hội
VD: con người tích cực hoạt động ở lĩnh vực nào đó sẽ có năng lực tương ứng.
Có học vi tính mới biết sử dụng máy vi tính; có học ngoại ngữ mới biết nói,
nghe, đọc, viết ngôn ngữ đó; Công an nhận ra kẻ phạm tội nhanh hơn người
thường.
- Tâm lý người là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội
lịch sử thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dục giữ vai trò chủ yếu
Giáo dục giúp con người lĩnh hội tri thức bằng con đường ngắn nhất, bằng
phương pháp tối ưu nhất (thông qua hoạt động dạy-học)
- Tâm lý người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển
của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc, cộng đồng→Tâm lý mỗi con người chịu sự
chế ước bởi lịch sử của cá nhân và cộng đồng
VD: “thời đại anh hùng”
- Người miền Nam sống phóng khoáng hơn người miền Bắc
- Người Trung tằn tiện
- lối sống phương Tây khac hẳn phương Đông
2.2. Chức năng của các hiện tượng tâm lý
2.2.1. chức năng định hướng
Tâm lý định hướng hoạt động của con người bởi các động cơ, mục đích, nhu
cầu, hứng thú, niềm tin…là động lực thôi thúc con người hoạt động
2.2.2. Chức năng điều kiện
Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch,
phương pháp làm cho hoạt động của con người có ý thức, đem lại hiệu quả
2.2.3. Chức năng điều chỉnh
Tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp mục tiêu đề ra, nhờ đó
mà thích ứng được với mọi sự thay đổi, biến động của môi trường. VD: thấy rét
thì mặc áo ấm; trời mưa che ô.
Kết luận
Tâm lý giúp con người thích ứng với hoàn cảnh, nhận thức, cải tạo và
sáng tạo ra thế giới; đồng thời nhận thức và cải tạo chính bản thân
2.3.1. phân loại theo thời gian tồn tại
Quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn có mở đầu , biểu diễn và kết thúc tương đối rõ ràng
Có 3 loại quá trình:
- quá trình nhận thức
- quá trình xúc cảm
- quá trình ý chí
Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý hình thành lâu dài và tương đối
ổn định tạo thành nét riêng của con người (xu hướng, tính cách, khí chất và năng
lực)
VD: năng lực chơi thể thao, tính cẩn thận, nhanh nhẹn, hoạt bát…
2.3.2. phân loại theo ý thức
- các hiện tượng tâm lý có ý thức (con người nhận biết được, tự giác)
- các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức (không ý thức, dưới ý thức hoặc chưa
kịp ý thức)
- hiện tượng tâm lý cá nhân
- hiện tượng tâm lý xã hội (phong tục tập quán, dư luận xã hội…)
- hiện tượng tâm lý sống động (sinh động): biểu hiện trong hành vi, hoạt động
- hiện tượng tâm lý tiềm tàng: tích đọng trong sản phẩm hoạt động kịp ý thức)

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ NGƯỜI


MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
3.1. Di truyền và tâm lý
3.1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý
Gồm những yếu tố di truyền tạo nên và cả những yếu tố riêng tự tạo (có từ
lúc còn trong bào thai người mẹ)
+ những người may mắn sinh ra đã xinh đẹp, thường sẽ cảm thấy tự tin hơn
trong cuộc sống
+ những người khuyết tật bẩm sinh (mù, câm, điếc…) thường dễ mặc cảm về
hình thức của mình.
3.1.2. Di truyền
Là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những
nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng
những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn
VD: “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”
DI Tái tạo ở trẻ em Đặc điểm, phẩm chất, thuộc tính
DI
Sinh học ghi trong gen
TRUYỀN
TRUYỀN truyền lại từ cha
Mẹ đến con cái
3.1.3. Tư chất (năng khiếu, bẩm sinh)
Đặc điểm do yếu tố di truyền
Tạo nên chức
Năng tl và sl
Tư chất là tổ hợp
Yếu tố tự tạo trong đời sống
3.1.3. Tư chất
Là tổ hợp gồm cả những đặc điểm giải phẫu sinh lý, vừa là những đặc điểm
chức năng tâm sinh lý mà cá thể đã được trong một giai đoạn phát triển nhất
định dưới ảnh hưởng của môi trường sống (đặc điểm giác quan, hệ thần kinh…)
Tư chất là tiền đề vật chất cho năng lực của con người phát triển
3.1.4. Vai trò của di truyền
Có nhiều quan điểm khác nhau:
Thuyết tiền định:
- tuyệt đối hóa vai trò của điều kiện sinh học đối với sự phát triển TL, coi điều
kiện sinh học là yếu tố quyết định sự phát triển TL
- Sự phát triển TL là quá trình trưởng thành chín muồi của các thuộc tính có sẵn
trong gen và được quyết định bằng con đường di truyền
Quan điểm của các nhà sinh vật học hiện đại:
Bản thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và hoạt động
cá nhân
Di truyền không quyết định tâm lý, chỉ có vai trò là tiền đề vật chất cho sự hình
thành và phát triển tâm lý
3.2. Não và tâm lý
3.2.1. Cấu tạo của hệ thần kinh người

Phần TW (não bộ-tủy sống)

Hệ thần kinh người


Phần ngoại biên (các giác quan, dây thần kinh)

(1) Vùng thị giác


(2) Vùng thính giác
(3) Vùng vị giác
(4) Vùng cảm giác cơ thể (da, cơ, khớp)
(5) Vùng vận động
(6) Vùng viết ngôn ngữ
(7) Vùng núi ngôn ngữ
(8) Vùng nghe hiểu biết tiếng nói
(9) Vùng nhìn hiểu chữ viết
3.2.2. Quan điểm tâm lý sinh lý song song
Đại diện là R.Đề các
Quan điểm cho rằng: quá trình sinh lý và tâm lý diễn ra song song não người,
không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lý được coi là hiện tượng phụ
3.2.4. Quan điểm duy vật
 Tâm lý và sinh lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
 Tâm lý có cơ sở vật chất là hoạt động của bộ não
 Tâm lý là chức năng của não là kết quả của những hoạt động phản xạ
 Bộ não có vấn đề →tâm lý phát triển không bình thường
3.3. Vấn đề định khu chức năng trong não
3.4. Phản xạ có điều kiện và tâm lý
Toàn bộ hoạt động của não là hoạt động phản xạ
Phản xạ là phản ứng của cơ thể khi nhận được kích thích từ môi trường
Các loại phản xạ:
 Phản xạ không điều kiện:là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, nó tồn tại mãi cùng sự tồn tại của loài người
 Phản xạ có điều kiện: là phản xạ được tạo ra trong đời sống cá thể, tạo
điều kiện cho cá thể thích ứng với môi trường. Nó là những đường liên hệ
thần kinh tạm thời được hình thành trên vỏ bán cầu đại não
Tất cả các hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều
kiện giúp cơ thể thích ứng với môi trường
Một phản xạ có điều kiện ba khâu:
Nhận kích thích và dẫn truyền
Phân tích, tổng hợp kích thích, tạo ra hình ảnh tâm lý
Trả lời kích thích bằng những hành vi
VD: đứa bé ăn kẹo nhiều lần sẽ quen và nhận biết được kẹo. Sau đó đưa cho nó,
nó có thể bật lên thành tiếng kẹo

Quy luật hoạt động có hệ Quy luật lan tỏa tập trung
thống

Các quy luật hoạt động TK

Quy luật phụ thuộc vào cường độ tác nhân Quy luật cảm ứng qua lại
kích thích

3.5. Các quy luật hoạt động thần kinh


3.5.1. quy luật hoạt động theo hệ thống
o Các kích thích không tác động một cách riêng lẻ, chúng thường tạo
thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp đến cơ thể. Cơ
thể cũng không phản ứng một cách riêng lẻ mà phản ứng một cách
tổ hợp với các kích thích
o Đây là cơ sở sinh lý thần kinh của xúc cảm, tình cảm, thói quen
(cảm xúc háo hức được trở về nhà vào ngày thứ 7; thói quen ngủ
dậy lúc 6h sáng)
3.5.2. Quy luật lan tỏa- tập trung
Hưng phấn và ức chế là 2 trạng thái cơ bản của hệ thần kinh. Khi trên vỏ não có
một điểm hưng phấn hoặc ức chế,quá trình đó sẽ lan tỏa sang xung quanh và sau
đó trong điều kiện bình thường, chúng tập trung vào một nơi nhất định
VD: sau một trận bóng đó hấp dẫn, ta thấy hứng khởi và cực kì phấn khích
Khi giận quá, ta chỉ muốn đạp vỡ cái gì đó (giận cá chém thớt)
3.5.3. Quy luật cảm ứng qua lại
Quá trình thần kinh cơ bản có ảnh hưởng qua lại với nhau tạo nên quy luật cảm
ứng qua lại: đồng thời, tiếp diễn, dương tính và âm tính
Cảm ứng qua lại đồng thời xảy ra giữa nhiều trung khu, hưng phấn ở phần
này gây nên ức chế ở phần khác hoặc ngược lại
VD: khi tập trung quá vào việc gì ta không để ý đến xung quanh
Cảm ứng qua lại tiếp diễn: ở một điểm vừa có hưng phấn sau đó có thể
chuyển sang ức chế
Thể hiện sự linh hoạt của hoạt động thần kinh “sớm nắng chiều mưa”
Cảm ứng dương tính: là hiện tượng hưng phấn làm ức chế sâu hơn hoặc
ức chế làm cho hưng phấn và ức chế đều mạnh (tính khí nóng nảy)
Cảm ứng âm tính: là hiện tượng hưng phấn gây nên ức chế hoặc ức chế
làm giảm hưng phấn
Bình thương, độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích.
Tuy nhiên, ở con người, sự phụ thuộc này mang tính tương đối (tính chủ thể),
phụ thuộc vào mức độ nông hay sâu của vỏ não
Hệ thống tín hiệu thứ nhất gồm những tín hiệu do các sự vật hiện tượng
tác động vào não gây ra, có cả ở người và vật. VD: nhiệt độ, âm thanh, màu
sắc...
Hệ thống tín hiệu thứ hai là các tin hiệu ngôn ngữ (chỉ có con người).
Ngôn ngữ là cơ sở của tư duy ngôn ngữ, ý thức, tình cảm
3.6. Hệ thống tín hiệu thứ nhất, hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý
Biện chứng
Hệ thống tín hiệu thứ nhất Hệ thống tín hiệu thứ hai

Là cơ sở, tiền đề ra đời hệ Giúp con người nhận rõ hơn bản chất của sự
thống tín hiệu thứ hai vật hiện tượng so với hệ thống

CHƯƠNG 4
CƠ SỞ XÃ HỘI
CỦA TÂM LÝ NGƯỜI
4.2. Hoạt động và sự hình thành, phát triển tâm lý
4.2.1. khái niệm và đặc điểm của hoạt động
Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau
Về phương diện triết học: hoạt động là phương thức tồn tại của con người
trong thế giới
Về phương diện sinh học: hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh
và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình

Khái niệm: Về phương diện tâm lý học: hoạt động là mqh tác động qua lại giữa con người và
thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người (chủ thể)
Xuất tâm

Chủ thể Đối tượng

Hoạt động

Giao tiếp

Tạo ra sự phát
Làm biến đổi đối
triển tâm lý ở Nhập tâm
tượng theo nhu
chủ thể
cầu, mong muốn
của chủ thể

4.2.1. Khái niệm và đặc điểm của các hoạt động


Đặc điểm của hoạt động (tt)
- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể:
Hoạt động do chủ thể thực hiện. Chủ thể của hoạt động có thể là một hay nhiều
người. Chủ thể luôn thể hiện tính tích cực hoạt động.
VD: Chủ thể hoạt động của hoạt động dạy và học là thầy và trò
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng:
Đối tượng của hoạt động là cái mà con người tác động vào để thay thế nó, biến
nó thành sản phẩm tiếp nhận nó vào não tạo nên một cấu trúc tâm lý mới, năng
lực mới
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp:
Khi hoạt động con người tác động đến khách thể gián tiếp qua hình ảnh tâm lý
trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lđ, gián tiếp qua việc sử dụng
ngôn ngữ.
Chính hình ảnh tâm lý trong đầu, việc sử dụng công cụ lđ, việc sử dụng ngôn
ngữ tạo nên tính gián tiếp của hoạt động
VD: trong hđ dạy học thầy giáo phải sử dụng ngôn ngữ khi giảng, sử dụng
phương tiện dạy học (phấn, bảng…)
Hoạt động bao giờ cũng có mục đích
4.2.2. Cấu trúc của hoạt động
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của hoạt động:
- Chủ nghĩa hành vi: Hoạt động của con người và con vật có cấu trúc
chung
S (kích thích) →R (phản ứng)
Có quan điểm cho rằng: chỉ xét hoạt động bao gồm các thành tố diễn ra về phía
chủ thể (thuộc đơn vị thao tác của hoạt động) gồm:
Hoạt động→ Hành động → Thao tác

Cấu trúc của hoạt động


Chủ thể khách thể

Hoạt động động cơ

Hành động mục đích

Thao tác phương tiện


Sản phẩm
4.2.3. Phân loại hoạt động
4.2.4.Vai trò hoạt động đối với sự phát triển tâm lý
Hoạt động là điều kiện tiên quyết để hình thành tâm lý ở mỗi cá nhân. Không
có hoạt động thì không có tâm lý. Hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp
trong sự hình thành tâm lý người
4.3. Giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lý
4.3.1. Khái niệm giao tiếp
- Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua con người trao
đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại nhau
- Nói cách khác: giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ giữa người với người
nhằm thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác
4.3.2 Các loại giao tiếp
4.3.3. Vai trò của giao tiếp đối với sự phát triển tâm lý
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội con người
Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là nhân tố phát triển tâm
lý, ý thức, nhân cách. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ
bản xuất hiện rất sớm ở con người
Mác: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quyết định bởi sự phát triển của tất cả
các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp”
Kĩ năng giao tiếp không chỉ là điều kiện cho sự phát triển nhân cách mà
giao tiếp còn là con đường hình thành nhân cách con người
Bằng cách giao tiếp con người gia nhập các hệ xã hội, chuẩn mực xã hội
để hình thành bản chất con người
Đồng thời, thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào
kho tàng chung của nhân loại
Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận
thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức chính
mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh
giá bản thân mình, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu của
xã hội. Hay nói cách khác. Qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý
thức

CHƯƠNG 5: CẢM GIÁC


5.1. Khái niệm cảm giác
Cảm giác là quá trình tâm lý phản ứng từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của
sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan
VD: trong đêm tối, khi có ánh sáng lóe lên ta sẽ hướng về phía đó hay khi có
tiếng động, ta sẽ chú ý lắng nghe
5.2. Đặc điểm cơ bản của cảm giác
Cảm giác là hiện tượng tâm lý sơ đẳng có cả ở người và vật, nhưng cảm giác ở
người khác xa về chất so với cảm giác ở loài vật. Cảm giác của con người mang
bản chất xã hội lịch sử.
Cụ thể: - có sự tham gia của ngôn ngữ
- phát triển mạnh qua hoạt động và giáo dục
VD: kêu rét → cảm thấy lạnh
Nghe đến từ quả chanh, khế, mận → có cảm giác chua (tiết nước bọt)
5.3. Vai trò của cảm giác
 Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật).
Tuy nhiên đây chỉ là hình thức định hướng đơn giản nhất. “Trăm nghe
không bằng 1 thấy”
 Cảm giác là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu cho chính các hình
thức nhận thức cao hơn.
“người khôn con mắt đen sì
Người dại con mắt nửa chi nửa thau”
Lênin: “Ngoài thông qua cảm giác, chúng ta không thể nào nhận thức
được bất cứ một hình thức nào của vật chất cũng như bất cứ hình thức nào của
vận động “và” tiền đề đầu tiên của lý luận về nhận thức chắc chắn nói rằng cảm
giác là nguồn gốc duy nhất của hiểu biết”
Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não,
nhờ đó đảm bảo hoạt động tinh thần của con người được bình thường
Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối
với những người bị khuyết tật (những người bị câm, mù, điếc đã nhận ra người
thân và đồ vật nhờ cảm giác đặc biệt là xúc giác)
5.4.2. Cảm giác bên trong (tt)
Cảm giác thăng bằng
Phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu
Cơ quan của cảm giác thăng bằng nằm ở tai trong. Khi cơ quan này bị kích thích
quá mức sẽ gây ra chóng mặt và nôn mửa.

quy luật
ngưỡng cảm
giác

quy luật
cơ bản
cảm giác
quy luật thích quy luật tác
ứng cảm giác động lẫn nhau

5.5. Các quy luật cơ bản của cảm giác


5.5.1. Quy luật về ngưỡng cảm giác
Khái niệm: Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích còn gây được cảm
giác
Phân loại: bao gồm 2 loại
 Ngưỡng trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó còn gây ra cảm giác
 Ngưỡng dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác
Phạm vi của ngưỡng dưới và ngưỡng trên gọi là vùng phản ánh. Trong đó
có một vùng phản ánh tốt nhất.
5.5.1. Quy luật về ngưỡng cảm giác (tt)
 Ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính
chất của hai vật kích thích đủ để ta phân biệt 2 kích thích đó.
 Ngưỡng sai biệt đối với từng cảm giác là hằng số. Các cảm giác khác
nhau sẽ có ngưỡng sai biệt khác nhau. VD: cảm giác thị giác bằng 1/100;
ảm giác thính giác bằng 1/10
 Ngưỡng sai biệt và ngưỡng tuyệt đối ở mỗi người khác nhau tùy thuộc
vào tình trạng sức khỏe, trạng thái tâm lý, sinh lý, tính chất nghề nghiệp
do rèn luyện của mỗi người.

Cường độ kích thích tối thiểu Cường độ kích thích tối đa

để gây được cảm giác vẫn gây được cảm giác


Vùng cảm
giác được

Ngưỡng cảm giác phía


Ngưỡng cảm giác phía dưới
trên

5.5.2. Quy luật thích ứng của cảm giác


-Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhảy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự
thay đổi của cường độ kích thích
-Cảm giác hoàn toàn mất đi khi quá trình kích thích kéo dài
-Sự thích ứng diễn ra theo quy luật sau:
 Cường độ kích thích tăng → độ nhạy cảm giảm
 Cường độ kích thích giảm → độ nhạy cảm tăng
VD: Đang ở chỗ tối bước ra sáng lúc đầu ta thấy lóa mắt nhưng chỉ sau vài giây,
độ nhảy cảm giảm xuống, thị giác thích ứng khác nhau.
 Các loại cảm giác thích ứng nhanh, cảm giác nhìn ngửi
 Các loại cảm giác thích ứng chậm :cảm giác nghe, cảm giác đau
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi do rèn luyện và tính chất nghề
nghiệp VD: công nhân luyện kim có thể chịu được nhiệt độ cao 50-60 độ C
trong thời gian dài hay thợ nhuộm lâu năm có thể phân biệt được hơn 60 màu
đen khác nhau: đầu bếp nếm được bằng mũi, đọc sách bằng tay…
→Không để con cái dạn đòn vì đánh nhiều nó sẽ mất đi cảm giác ân hận về lỗi
lầm như vậy sẽ k còn tác dụng giáo dục.

Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi của kích thích

Cường độ kích thích tỉ lệ nghịch với


độ nhạy cảm
Cảm giác con người có khả
năng thích ứng với kích thích

Mức độ thích ứng là


khác nhau ở mỗi cảm
giác

5.5.3. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
Cảm giác con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà luôn tác động
qua lại lẫn nhau
Sự tác động này diễn ra theo quy luật sau:
+ Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của
một cơ quan phân tích khác.
+ Một kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm
của một cơ quan phân tích kia
VD: Nếu đặt tờ giấy xám như nhau lên một cái nền trắng, một cái nền đen
ta thấy, từ giấy trên nền trắng dường như sẫm hơn tờ giấy đặt trên nền đen.
-Ăn kẹo ngọt sau đó ăn hoa quả sẽ nhạt.

CHƯƠNG 6: TRI GIÁC


6.1. Khái niệm tri giác
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc
tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động các giác quan của
chúng ta.
6.4. Các quy luật cơ bản của tri giác
6.4.1.Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Tri giác bao giờ cũng có đối tượng. Đối tượng của tri giác là các sự vật trong
HTKQ
- Tri giác phản ánh chân thực HTKQ. Tri giác được hình thành do sự tác động
trực tiếp của sự vật hiện tượng vào giác quan của con người
- Tính đối tượng của tri giác là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và
hoạt động của con người.
6.4.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
 Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện
tượng đa dạng đang tác động mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh →
tính tích cực của tri giác
 Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định, tùy thuộc vào mục
đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.
6.4.3. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
CHƯƠNG 8: TRÍ NHỚ
8.1. khái niệm của trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình
thức biểu tượng, bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện lại những gì cá nhân thu
được trong hoạt động sống của mình
8.1.1. Định nghĩa trí nhớ
Trí nhớ Cảm giác, tri giác
Phản ánh sự vật, hiện tượng đã tác Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực
động vào giác quan trước đây tiếp tác động vào giác quan
Sản phẩm là biểu tượng-hình ảnh của Sản phẩm là hình ảnh-phản ánh sự
sự vật, hiện tượng nảy sinh trong óc vật, hiện tượng một cách khái quát
con người khi không có sự tác động hơn
trực tiếp của chúng vào giác quan ta
Biểu tượng mang tính khái quát và
trừu tượng

8.1.2. Vai trò của trí nhớ


 Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm
lý của con người
 Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được con người có đời sống tâm lý
bình thường, ổn định, lành mạnh
 Trí nhớ giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức → con người có thể
học tập và phát triển trí tuệ
8.2.Phân loại trí nhớ
Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất trong mọi hoạt động

Dựa vào tính mục đích của hoạt động

Căn cứ phân
loại trí nhớ
Dựa vào mức độ kéo dài của sự gìn giữ tài liệu đối
với hoạt động

Dựa vào tính ưu thế, chủ đọa của giác quan


8.2.1. Dựa vào tính tích cực nổi bật trong mọi hoạt động
Trí nhớ vận động
Trí nhớ từ ngữ logic
Trí nhớ hình ảnh
Trí nhớ xúc cảm
Trí nhớ không chủ định Trí nhớ có chủ định
 Là loại trí nhớ mà trong đó việc  Là loại trí nhớ mà trong đó sự
ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện một ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện đối
cái gì đó được thực hiện một tượng theo mục đích đặt ra từ
cách tự nhiên, không có mục trước
đích đặt ra từ trước  Có sau trí nhớ không chủ định
 Nhờ loại trí nhớ này mà ta thu
được kinh nghiệm sống

8.3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ


Có 4 quá trình cơ bản của trí nhớ
 Ghi nhớ
 Giữ gìn
 Tái hiện
 Sự quên
8.3.1. quá trình ghi nhớ
 Là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ
 Đó là quá trình tạo nên dấu vết (ấn tượng) của đối tượng trên vỏ não.
 Đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có.
→ Quá trình này rất cần thiết tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm
- Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc vào nội dung, tính chất của tài liệu nhớ,
động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân.
8.3.2. Quá trình giữ gìn
- là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá
trình ghi nhớ.
-Có hai hình thức giữ gìn
Tiêu cực: giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản
tài liệu cần nhớ thông qua các mối liên hệ bề ngoài giữa các phần tài liệu nhớ đó
.
Tích cực: giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong óc tài liệu đã ghi nhớ,
mà không cần phải tri giác tài liệu đó
8.3.3. Quá trình tái hiện
- Là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ gìn
- Tài liệu thường được tái hiện dưới 3 hình thức:
 Nhận lại
 Nhớ lại + nhớ lại không chủ định
+ Nhớ lại có chủ đinh
 Hồi tưởng
8.3.4. Sự quên
- Quên là tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất
định
- Các mức độ quên

Quên hoàn toàn Quên cục bộ Quên tạm thời

Không nhớ lại, Không nhớ lại, Trong thời gian dài
nhận lại được nhưng nhận lại không thể nhớ lại
được được. Nhưng trong
một lúc lại đột
nhiên nhớ lại được
→ sực nhớ

- Nguyên nhân của quên:


 Do quá trình ghi nhớ
 Do các quy luật ức chế hoạt động thần kinh trong quá trình ghi nhớ (ức
chế ngược, ức chế xuôi, ức chế tới hạn)
 Do không gắn được vào hoạt động, hàng ngày, không phù hợp với nhu
cầu, hứng thú, sở thích cá nhân hoặc ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá
nhân.
CHƯƠNG 7: TƯ DUY & TƯỞNG TƯỢNG
7.1. Tư duy
7.1.1. Khái niệm tư duy
 Tư duy là một quá trình tâm lý
 Phản ánh những thuộc tính bên trong, thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước
đó ta chưa biết.
7.1.2. Bản chất xã hội của tư duy
 Tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của thế hệ trước đã tích lũy được
 Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ do các thế hệ trước đã sáng tạo ra
 Tư duy của quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội
 Tư duy mang tính chất tập thể
 Tư duy có tính chất chung của loài người vì nó được sử dụng để giải
quyết nhiệm vụ
7.1.1. Đặc điểm của tư duy
Tính có vấn đề
Tính gián tiếp
Tính trừu tượng và khái quát
Quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Liên kết chặt chẽ với ngôn ngữ
7.1.3. Đặc điểm của tư duy
Tính có vấn đề của tư duy
Muốn kích thích được tư duy cần có 2 điều kiện
Gặp hoàn cảnh, tình huống có vấn đề

Cá nhân phải nhận thức được đầy đủ hoàn cảnh có vấn đề

Tính gián tiếp của tư duy


- Nhờ sử dụng kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm của bản thân, tư
duy phát hiện ra bản chất, quy luật của sự vật.
- Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ.
Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Tư duy trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính cá biệt
Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Tư duy không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ
Tư duy gắn liền với ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp thể hiện
VD: vốn hiểu biết về một lĩnh vực nào đó còn ít ỏi thì tư duy về nó sẽ hạn chế,
khó khăn.
Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Tư duy được tiến hành dựa trên dựa trên những tài liệu do nhận thức tính cung
cấp : “xem trong bếp biết nết đàn bà:”
Rubinstein: tất cả mọi hiểu biết của con người đều bắt nguồn từ cảm giác, tri
giác
7.1.4 Tư duy có vai trò gì
Mở rộng giới hạn của nhận thức
Cải tạo thông tin của nhận thức cảm tính, làm chúng có ý nghĩa hơn trong cuộc
sống của con người
Tư duy giải quyết được cả nhiệm vụ ở hiện tại và cả tương lai
7.1.5. Các giai đoạn của tư duy
Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng

Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Chính xác hóa Khẳng định Phủ định

Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới


7.2. Tưởng tượng
7.2.1.Khái niệm tưởng tượng
Là quá trình nhận thức
Phản ánh những cái chưa từng có kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng
những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
7.2.2.bản chất của tưởng tượng
 Về nội dung phản ánh: phản ánh cái mới, chưa có kinh nghiệm của các
nhân hoặc XH
 Về phương thức phản ánh: tạo ra những hình ảnh (mới) trên cơ sở những
biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động (chắp ghép linh hợp,
nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy)
 Về phương diện kết quả phản ánh: sản phẩm là các biểu tượng của tưởng
tượng => hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng
của trí nhớ
7.2.4. Vai trò của tưởng tượng

cho phép con người hình dung được kết quả


trung gian và cuối cùng của lao động

Hướng con người về tương lai, ảnh hưởng đến việc học tập,
kích thích con người hoạt động giáo dục đạo đức, phát triển
nhân cách

7.2.5.các loại tưởng tượng


Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu quả, người ta phân chia tưởng tượng thành

Tưởng tượng tích cực


Ước mơ

Lý tưởng

7.2.5.Các loại tưởng tượng


Tưởng tượng tiêu cực (tt)
7.2.6. Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay thành phần của sự vật
Chắp ghép: nàng tiên cá
Liên hợp: tàu trên không là liên kết giữa tàu điện và
Điển hình hóa
Loại suy:mô phỏng bắt chước những chi tiết, bộ phận của sự vật có thực

Chương 13: NHÂN CÁCH


11.1. Khái niệm nhân cách
Khái niệm con người, cá nhân, cá tính, nhân cách

Con người Cá nhân Cá tính Nhân cách

Bao gồm phần xã


hội, tâm lý của cá
nhân với tư cách
Cái đơn nhất có 1,
Là con người, thành viên của
không 2 không lặp
con người là một nhưng con người một xã hội nhất
lại trong tâm lý
thực thể sinh vật, cụ thể của cộng định, là chủ thể
hoặc sinh lý của cá
XH,VH đồng, một thành của cả quan hệ
thể động vật hoặc
viên của xã hội người-người, hoạt
cá thể người
động và có ý thức
và giao lưu
Khái niệm nhân cách trong tâm lý học
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản
sắc và giá trị xã hội của con người
Qua gương nhìn thấy cơ thể, nhưng qua hành động nhìn ra nhân cách
Tính thống nhất
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và
tài
Có tài mà không có đức
là người vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó
tính ổn định
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng trong
mỗi cá nhân
Nhân cách là cái sinh thành và phát triển
Trong thực tế, từng nét nhân cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc
trọn vẹn ổn định
Gieo hành vi gặt thói quen
Gieo thói quen gặt nhân cách
11.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách (tt)
Tính tích cực
- Nhân cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp: là sản phẩm của xã hội
=> mang tính tích cực
- Cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nào đó cá nhân đó tích
cực hoạt động
- Động lực chủ yếu của nhân cách khi nào cá nhân đó tích cực hoạt động
- Động lực chủ yếu của nhân cách là hệ thống nhu cầu. Tính tích cực
của nhân cách biểu hiện trong quá trình họ thỏa mãn các nhu cầu.
Tính giao lưu
Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển
11.2. Cấu trúc tâm lý của nhân cách
11.2.2. K.K. Platonov nêu lên 4 tiểu cấu trúc của nhân cách

Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học: bao gồm khí chất, giới tính, lứa tuổi và cả những
đặc điểm bệnh lý

Tiểu cấu trúc của các đặc điểm của các quá trình tâm lý: các phẩm chất trí tuệ, trí nhớ, ý
chí, đặc điểm của xúc cảm

Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen…

Tiêu cấu trúc xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm
tin…

11.2.3. Quan điểm coi nhân cách gồm 4 nhóm thuộc tính tâm lý điển hình của cá
nhân
Xu hướng
Năng lực
Tính cách
Khí chất
Phẩm chất (đức) Năng lực (tài)
Phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị): Năng lực XH hóa: khả năng thích
thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lập ứng, hòa nhập, tính mềm dẻo, cơ
trường... động, linh hoạt trong cuộc sống
Phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư Năng lực chủ thể hóa khả năng thể
cách):các nết, đức tính, các thói, tật... hiện tính độc đáo, đặc sắc, cái
riêng,cái bản lĩnh của cá nhân
Phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính Năng lực hành động có mục đích: chủ
tự chủ tính kỉ luật, tính quả quyết, tính động tích cực, có hiệu quả
phê phán
Cung cách ứng xử, tác phong, lễ tiết, Năng lực giao tiếp khả năng thiết lập
tính khí và duy trì quan hệ với người khác

11.3. Sự hình thành và phát triển nhân cách


Nhân cách không phải cái có sẵn, bẩm sinh di truyền mà nhân cahs là cái được
sinh thành thông qua hoạt động và giao lưu của cá nhân
Nhân cách được hình thành thông qua cơ thể lĩnh hội nên văn hóa xã hội lịch sử
Cấu trúc:
Đặt vđ tại sao lựa chọn vđ ấy
Nội dung
Kết luận

giáo dục

tập thể hoạt động

giao tiếp

11.3.1. Giáo dục và nhân cách


Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Biểu
hiện:
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách

- Hiền dữ đâu phải tính sẵn


Phần nhiều do giáo dục mà nên
Thông qua giáo dục. Thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nền văn hóa xã
hội
- Giáo dục có thể phát triển tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi
phối sự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất, yếu tố môi trường,
yếu tố xã hội; đồng thời bù đắp những thiếu hụt, hạn chế.
VD: trường năng khiếu, trường dành cho trẻ bị khuyết tật
- Giáo dục có uốn nắn những sai lệch về mặt nào đó so với các chuẩn mực
do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo
hướng mong muốn của xã hội (giáo dục lại)
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển của
nhân cách song giáo dục
11.3.4. Tập thể và nhân cách

TẬP THỂ

NHÓM

11.3.4. Tập thể và nhân cách


- Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo
những mục đích chung, phục tùng các mục đích xã hội
- nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội cụ
thể, gia đình, làng xóm, quê hương, khu phố…)
- nhóm tập thể có vai trò lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Tác
động của tập thể đến nhân cách qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể,
truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lý tập thể
Chương 9: Tình cảm
9.1.1. Xúc cảm
Xúc cảm là những rung cảm của con người gắn liền với quá trình cảm giác,do
các thuộc tính bên ngoài của đối tượng gây nên. Xúc cảm thường biểu lộ ở hành
vi, cử chỉ.
1. Hạnh phúc
Hạnh phúc được định nghĩa là một trạng thái cảm xúc dễ chịu mà đặc trưng bởi
cảm giác của sự mãn nguyện, niềm vui, hài lòng, thỏa mãn và sự khỏe mạnh
- Loại cảm xúc này đôi khi được thể hiện qua:
 Biểu hiện của khuôn mặt như nụ cười
 Ngôn ngữ cơ thể như là tư thế thoải mái
 Giọng nói dịu dàng, vui vẻ.
2. Nỗi buồn
Buồn là một cảm xúc khác, thường được định nghĩa là trạng thái cảm xúc nhất
thời, đặc trưng bởi cảm giác thất vọng, đau buồn, tuyệt vọng, mất hứng thú và
tâm trạng chán nản.
- Nỗi buồn có thể được thể hiện qua:
 Tâm trạng chán nản
 Sự trầm lặng
 Sự thờ ơ
 Cô lập bản thân với những người khác
 Khóc
3. Sợ hãi
Sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ có thể đóng vai quan trọng trong sự sống còn.
Khi bạn đối mặt với một số nguy hiểm và cảm thấy sợ, bạn sẽ trải qua những gì
được gọi là phản ứng đánh hay tránh (còn được biết đến là phản ứng căng thẳng
cấp tính)
Những biểu hiện của loại cảm xúc này gồm có:
Biểu cảm khuôn mặt như mở to mắt và thu cằm lại
Cố gắng che giấu hoặc chối bỏ những mối đe dọa
Những phản ứng sinh lý như thở gấp và tim đập mạnh
4. Ghê tởm
Ghê tởm là một trong sáu cảm xúc cơ bản ban đầu được mô tả bởi Eckman. Ghê
tởm được thể hiện qua một số cách thức
5. Tức giận
6. Ngạc nhiên
9.1.2. Tình cảm
Tình cảm là những thái độ ổn định thể hiện sự rung cảm của con người đối với
những sự vật hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của con người.
9.1.3. So sánh xúc cảm và tình cảm
Intimacy (thân mật)
9.2. Đặc điểm của tình cảm
9.2.1. Tính nhận thức
Những nguyên nhân gây nên tình cảm thường được chủ thể nhận thức rõ ràng.
Chủ thể luôn biết mình có tình cảm với ai
9.2.2. Tính xã hội
9.2.3. Tính khái quát
9.2.4. Tính ổn định
Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với các sự vật hiện tượng và đối
với chính bản thân.Nó không dễ mất đi cũng như không dễ gì hình thành.
9.2.5. Tính chân thực
Tình cảm phản ánh đúng nội tâm thực của con người đó cố tình che dấu bằng
những “động tác giả” bên ngoài.
9.2.6.Tính đối cực
Thông thường việc thỏa mãn nhu cầu này có thể kìm hãm việc thỏa mãn nhu cầu
khác => hình thành nên các loại tình cảm đối cực nhau.
9.3.1. Màu sắc cảm xúc của cảm giác
Là sắc thái cảm xúc đi theo quá trình cảm giác, rung động chưa đủ mạnh
9.3.2. Xúc cảm
Là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh, rõ rệt
Phân loại xúc cảm
Xúc động, tâm trạng, stress
Tâm trạng cường độ vừa phải,xảy ra trong thời gian dài ảnh hưởng đến toàn bộ
hành vi của con người
Stress
Là những trạng thái xúc cảm nảy sinh trong những tình huống phải chịu đựng
những nặng nhọc về thể xác lần tinh thần
9.4.1. Tình cảm cấp thấp
9.4.2. Tình cảm cấp cao
Tình cảm trí tuệ,tình cảm đạo đức

Quy luật lây lan Quy luật thích ứng

Các quy luật của đời sống tình Quy luật tương
Quy luật hình
cảm phản
thành tình cảm

Quy luật pha trộn Quy luật di chuyển

9.5.1. Quy luật lây lan


- Xúc cảm, tình cảm có thể “lây”, “truyền”, từ người này sang người khác (sự
đồng cảm)
Ứng dụng:
9.5.2. Quy luật “thích ứng”
9.5.2. Quy luật “thích ứng”
Xúc cảm tình cảm được nhắc lại, lặp lại, lặp lại nhiều lần một cách không thay
đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Hiện tượng đó thường được gọi là
hiện tượng “chai dạn” của tình cảm
Gần thường, xa thương
9.5.3. Quy luật “tương phản”
Sự xuất hiện hoặc suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm
một tình cảm khác.
9.5.4. Quy luật “di chuyển”
Kiểm soát cảm xúc
Nhận định, đánh giá vấn đề một cách khách quan
9.5.5. Quy luật pha trộn
Tính pha trộn của tình cảm cho phép hai cảm xúc, hai tình cảm đối lập nhau
ứng dụng giáo viên nghiêm khắc trên tinh thần yêu thương học sinh
9.5.6. Quy luật “hình thành tình cảm”
Tình cảm được hình thành từ những cảm xúc đồng loại được động hình hóa,
khái quát hóa mà thành.
Vd: mưa dầm thấm lâu

CHƯƠNG 12: Ý CHÍ


10.1. Ý chí là gì
Ý chí là phẩm chất nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiện hành động có
mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn

You might also like