You are on page 1of 8

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC


1. Thế nào là tâm lý?
Tâm lý: là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con
người, gắn liền với mọi hoạt động của con người ( định hướng, điều
khiển, điều chỉnh mọi hoạt động của con người).
Tâm lý học: là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý. Nó
nghiên cứu các quy luật nảy sinh, vận hành và phát triển của các hiện
tượng tâm lý diễn ra đa dạng trong đời sống của con người
a. Tâm lý học thời kỳ cổ đại
Thời kỳ này, chủ nghĩa duy tâm và duy vật có sự đấu tranh với nhau
giữa cái tinh thần và cái vật chất.

CN duy tâm CN duy vật


- Đấng tinh thần tối cao là cái có -Vật chất là cái có trước
trước. - Tâm hồn được cấu tạo từ vật chất :
-Tâm hồn do thượng đế sinh ra đất nước lửa, không khí trong đó
- Tâm hồn là bất tử, nó có thể tồn nguyên tử lửa quyết định
tại ngoài thể xác - Tâm hồn không bất tử, luôn gắn
liền với thể xác

b. Tâm lý học thời kỳ trung cổ


- Thuyết nhị nguyên: R.Đêcac (1596 - 1650) đại diện cho phái “nhị
nguyên luận”cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể song song tồn
tại, cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thế giới không tồn tại, nó chỉ là phức
hợp cảm giác của con người.
- Trường phái bất khả tri: con người không thể biết được nguồn gốc
của kinh nghiệm và nguồn gốc của linh hồn.
- Chủ nghĩa duy vật máy móc: Carbanic não tiết ra tư tưởng như gan
tiết ra mật. Coi não bộ tiết ra tâm lý.
- Chủ nghĩa duy vật: L.Phơ bách: tinh thần, tâm lý không thể tách ra
khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao
là bộ não.
c. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
-Thứ nhất, có đối tượng nghiên cứu
-Thứ hai, có nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng
-Thứ ba, có hệ thống phương pháp nghiên cứu
-Thứ tư, có hệ thống khái niệm
3. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TLH HIỆN ĐẠI
Đầu thế kỷ XX, các dòng phái TLH khách quan ra đời:
+ TLH hành vi
+ TLH Gestalt
+ Phân tâm học
+ TLH nhân văn
+ TLH nhận thức
+ TLH HĐ
a. Tâm lý học hành vi
Đại diện
- J.Watson,E.C.Tolman, B.F.Skinner…
Đối tượng nghiên cứu chính
- Các hành vi của con người
Nội dung
- Thuyết hành vi xoay quanh công thức
S - R
(Kích thích – phản ứng)
(nghĩa là một kích thích tạo ra một phản ứng và giống nhau giữa mọi đối
tượng..)
Đóng góp
- Thuyết hành vi đã tiếp cận về con người từ góc độ thực tế, hành vi có
thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan, điều khiển
được.
Hạn chế
- Do tuyệt đối hoá vai trò của môi trường nên con người trong thuyết
hành vi đã mất đi tính chủ thể, xã hội trở nên máy móc và thụ động
trước môi trường sống.
b. Tâm lý học cấu trúc (ghestal)
Đại diện
- Vecthaimơ, Colơ, Copca…
Đối tượng nghiên cứu chính
- Nghiên cứu chủ yếu về tri giác và tư duy
Nội dung
- Các quy luật của tri giác, tư duy và tâm lý con người do cấu trúc
tiền định trong não quyết định.
Ví dụ: ta nhìn thấy hình tam giác là do trong não đã có sẵn cấu trúc về
hình tam giác.
Đóng góp
- Tâm lý học Ghestan đóng góp cho ta các quy luật về tri giác, tư duy
Hạn chế
- Ít chú ý đến vài trò của vốn kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội,
lịch sử

c. Phân tâm học


Đại diện: S.Freud, K.Jung, Erikson…
Nội dung
- Theo học thuyết này, đời sống tâm lý của con người bao gồm
Vô thức: bao gồm các bản năng như ăn uống, tính dục, tự vệ,
trong đó tính dục là cái đóng vai trò quyết định toàn bộ đời sống tâm lý
và hành vi của con người.
Ý thức: nằm giữa vô thức và siêu thức. Một mặt thỏa mãn những
nhu cầu bản năng của vô thức, một mặt lại đối chiếu với những tiêu
chuẩn của siêu thức.
Siêu thức: là cái lý tưởng hóa.
* Đóng góp
Nghiên cứu con người cả về phần bản năng
Đưa ra những đóng góp cho ngành trị liệu mà các nước phương Tây
áp dụng nhiều.
* Hạn chế
Phân tâm phủ nhận ý thức, phủ nhận bản chất xã hội, lịch sử của tâm
lý người, đồng nhất tâm lý người với tâm lý loài vật.
d. Tâm lý học nhân văn
Đại diện
- C.Roogio, H.Maslow
Đối tượng nghiên cứu chính
- Nhu cầu cơ bản của con người
Nội dung
Maslow đưa ra những nhu cầu
cơ bản của con người theo
tháp nhu cầu sau
Như vậy,theo học thuyết này, con người được thỏa mãn những nhu
cầu sẽ hoàn thiện về tâm lý, trở nên tốt đẹp hơn. Tầng nhu cầu dưới
là điều kiện nảy sinh các nhu cầu cao hơn.
Đóng góp
Đề cao những cảm nghiệm của con người
Giải quyết những vấn đề tâm lý liên quan đến thiếu hụt nhu cầu thời
thơ ấu.
Hạn chế
Tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội, thiếu vắng con người
trong hoạt động thực tiễn.

4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học


a. Đối tượng của tâm lý học
- Đối tượng của TLH là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện
tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra,
gọi chung là các hoạt động tâm lý.
 TLH nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hiện
tượng tâm lý.
b. Nhiệm vụ của tâm lý học

- Nhiệm vụ cụ thể như sau


+Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất
lượng.
+Phát hiện các quy luật hình thành và phát triển tâm lý.
+Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý.
II. Bản chất, chức năng, phân loại các hiện tượng tâm lý
1. Bản chất của tâm lý người
Bản chất của tâm lý người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng
-Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não.(a)
-Tâm lý người mang tính chủ thể (b)
-Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử (c)
a, Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não.
* Điều kiện để có tâm lý người
-Điều kiện cần để có tâm lý là con người phải có não, và não phải phát
triển bình thường
-Điều kiện đủ là phải có hiện thực khách quan tồn tại
* Phản ánh là gì?
Phản ánh là sư tác động qua lại giữa hai hệ thống và để lại dấu vết về cả
hai phía
Tai sao phản ánh TL là loại phản ánh đặc biệt?
-Đó là sự tác động của TGKQ vào bộ não con người ( tổ chức cao nhất
của vật chất) để lại những hình ảnh tinh thần chứa đựng trong các vết vật
chất.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý
b. Tâm lý người mang tính chủ thể
-Cùng một sự vật, hiện tượng tác động vào chủ thể duy nhất ở những
thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái cơ thể, trạng thái tinh thần khác nhau có
thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể
ấy.
-Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và
thể hiện nó rõ nhất. Cuối cùng, thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý
khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện
thực.
Tại sao tâm lý người này lại khác người kia?
c. Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
Bản chất xã hội của tâm lý người
-Nguồn gốc từ thế giới khách quan trong đó nguồn gốc xã hội là cái
quyết định.
-Là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong mối quan
hệ xã hội.
-Cơ chế hình thành: lĩnh hội, tiếp thu
Tính lịch sử
-Nguồn gốc lịch sử: sự hình thành, phát triển và biến đổi tâm lý con
người diễn ra cùng với quá trình phát triển của lịch sử đời sống cá nhân,
dân tộc và cộng đồng.
- Nội dung lịch sử: Tâm lý người chịu sự chế ước của lịch sử của đời
sống cá nhân và của cả cộng đồng.
2. Chức năng của tâm lý
-Định hướng cho hoạt động
-Tạo ra động lực cho hoạt động, khắc phục mọi khó khăn để vươn tới
mục đích
- Điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động
-Điều chỉnh hoạt động phù hợp với mục đích
3. Phân loại các hiện tượng tâm lý
Căn cứ vào thời gian tồn tại, có 3 loại chính:
-Quá trình tâm lý
-Trạng thái tâm lý
-Thuộc tính tâm lý

-Các quá trình tâm lý:


+ Là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian ngắn, có mở đầu -
diễn biến - kết thúc rõ ràng.
+ Gồm các quá trình nhận thức (cảm tính và lý tính); các quá trình xúc
cảm; và các quá trình hành động ý chí.
-Các trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong
khoảng thời gian tương đối dài, việc mở đầu, diễn biến, kết thúc của nó
không rõ ràng.
 -Các thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định,
khó hình thành nhưng cũng khó mất, tạo thành những nét riêng của nhân
cách.
4. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu TLH
4.1 Nguyên tắc luận nghiên cứu tâm lý học
a. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
- Đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu TL là:
+ Phải lấy chính các hiện tượng tâm lý làm đối tượng nghiên cứu.
+ Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong trạng thái tồn tại tự nhiên của
nó, đảm bảo tính trung thực, không thêm bớt trong quá trình nghiên cứu.
b. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Khi nghiên cứu tâm lý, thừa nhận tâm lý người mang bản chất xã
hội - lịch sử do yếu tố xã hội quyết định nhưng không phủ nhận vai trò
điều kiện của các yếu tố sinh học (kiểu hình thần kinh, tư chất…) đặc
biệt khẳng định vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động của chủ thể.
c. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động
Tâm lý, ý thức không tách rời khỏi hoạt động; nó được hình thành, bộc
lộ và phát triển trong hoạt động, đồng thời, điều khiển, điều chỉnh hoạt
động.
 khi nghiên cứu tâm lý, phải nghiên cứu thông qua hoạt động, diễn
biến cũng như các sản phẩm của hoạt động.
d. Nghiên cứu các hiện tượng TL trong các mối liên hệ giữa chúng
với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác
Khi nghiên cứu tâm lý, không được xem xét một cách riêng rẽ mà
phải đặt chúng trong mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý
trong nhân cách và giữa hiện tượng tâm lý với các hiện tượng khác
nhằm chỉ ra được những ảnh hưởng lẫn nhau, các quan hệ phụ thuộc
nhân quả, những quy luật tác động qua lại giữa chúng.
e. Nghiên cứu TL trong sự vận động và phát triển
 Khi nghiên cứu tâm lý, phải thấy được sự biến đổi của tâm lý chứ tâm
lý không phải là cái cố định, bất bdiến và phải chỉ ra được những nét tâm
lý mới đặc trưng cho mỗi giai đoạn phát triển tâm lý.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học
-Phương pháp quan sát:
-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
-Phương pháp thực nghiệm
-Phương pháp trắc nghiệm
-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động.
-Phương pháp nghiên cứu tiểu sử của cá nhân.
Kết luận
-Khi nghiên cứu tâm lý con người cần gắn liền với nghiên cứu môi
trường, xã hội, nền văn hóa thời điểm con người sống và hoạt động.
-Xây dựng sự tương tác, mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân với cá nhân,
cá nhân với cộng đồng , xã hội.

You might also like