You are on page 1of 32

Các hiện tượng tâm lý cơ bản

1. Cảm giác
2. Tri giác
3. Chú ý
4. Trí nhớ
5. Tư duy và ngôn ngữ
6. Động cơ – cảm xúc
7. Sự căng thẳng trong cuộc sống
I. Tâm lý học:
1. Khái niệm Tâm lý học
Psyche = "mind"
Logos = “knowledge or study"
MÔ TẢ - GIẢI THÍCH – DỰ ĐOÁN – KIỂM SOÁT
- Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về hành vi của những cá nhân và
những tiến trình tinh thần của họ
- Hành vi: hành vi công khai (overt behaviors) – ăn uống, học, v..v và hành vi
không công khai (covert behaviors) – tinh thần, tư tưởng, suy nghĩ, nằm mơ, giải
quyết vấn đề
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu bản chất các hiện tại tâm lý
+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến các hành vi đó
+ Dự đoán trong tình huống nhất định thì hành vi và trạng thái con người như thế
nào
+ Kiểm soát các hành vi và trạng thái ấy
- Hành vi cá nhân bên trong, như suy nghĩ và nhớ (Kelly & Saklofske, 1994)
2. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học:
- Tâm lý học đòi hỏi những kết luận mang tính tâm lý phải dựa trên những chứng cứ
thu thập được theo những nguyên tắc của phương pháp khoa học
- Đối tượng phân tích tâm lý thường là một cá nhân con người, và có thể là động
vật (tinh tinh, chuột, rái cá…)
3. Tâm lý học là lĩnh vực độc đáo:
- Thuộc Khoa học xã hội, nhưng khác với:
+ Xã hội học: hành vi con người trong nhóm
+ Nhân chủng học: phạm vi rộng lớn của hành vi trong các nền văn hóa khác nhau
- Cùng mối quan tâm với ngành Khoa học sinh học, khoa học nhận thức
- Như một ngành khoa học sức khỏe
 Tâm lý học là lĩnh vực độc đáo, nhưng đầy thách thức
4. Mục đích của Tâm lý học:
- Mô tả điều gì sẽ xảy ra
- Giải thích chuyện gì sẽ xảy ra
- Dự đoán điều gì sẽ xảy ra
- Kiểm soát điều xảy ra
 Lịch sử ngành tâm lý học:
“Tâm lý học có một quá khứ dài nhưng lại chỉ một tiến trình lịch sử ngắn ngủi”
(Hermann Ebbinghaus 1908-1973)
- Từ thời xa xưa, loài người đã luôn thắc mắc tại sao chúng ta lại hành động như vậy và
điều gì đã khiến cho người này cư xử khác người kia
- Người ta cũng cho rằng hồn vía và quỷ thần ngự trị trong cơ thể con người và chỉ đạo
hành vi của họ
- Người cổ xưa từng cho rằng rối loạn tâm lý là do ma quỷ gây ra, muốn xua những hồn
ma này đi người ta đã thực hiện một dạng phẫu thuật gọi là khoan lỗ
- Tâm lý học nằm trong lòng triết học:
+ Hippocrates: cá tính mỗi người hình thành do phối hợp 4 tâm trạng: yêu đời, ưu sầu,
cáu gắt và điềm tĩnh. Các tâm trạng này phát sinh bởi sự hiện hữu của các chất dịch
trong cơ thể (mật vàng, mật đen, nước nhờn và máu).
- Descartes: cho rằng dây thần kinh là các ống rỗng, qua đó các ý chí động vật”
(animal spirits) điều khiển các xung lực giống như nước tru yền qua một đường ống.
 Tâm lý học trở thành khoa học độc lập
- Năm 1879 khi Wilhelm Wunt thiết lập phòng nghiên cứu thực nghiệm các hiện
tượng tâm lý Đức và sau đó ít lâu William James đã thành lập 1 phòng thí nghiệm
ở Mỹ, Tâm lý học được chính thức khai sinh.
- Khoa học tâm lý phát triển nhanh chóng, xuất hiện các lý thuyết về tâm lý. Nhiều lý
thuyết ra đời nhưng cũng nhiều lý thuyết bị bác bỏ.
- Trong đó, có những lý thuyết tồn tại đến ngày nay, khi kết hợp với nhau tạo thành
một bộ bản đồ hướng dẫn cho các nhà TLH.
 Lịch sử phát triển Tâm lý học:
- Thời kì đầu: Căn cứ trên việc nhận diện các yếu tố căn bản thuộc tâm trí
+ Lý thuyết cấu trúc
+ Lý thuyết chức năng
+ Lý thuyết Gestalt
- Tâm lý học hiện đại: căn cứ trên các mô hình nhận thức:
+ Phân tâm
+ Hành vi
+ Nhân văn
+ Hoạt động
 Thuyết cấu trúc (Structuralism):
- 1879, Wilhelm Wundt đến Leipzig Đức để mở phòng thí nghiệm đầu tiên trong
TLH học. Ông phát triển các kỹ thuật nghiên cứu quy luật về tư duy con người, liên
quan tới phân tích âm thanh, hình ảnh và các cảm giác khác.
- Xây dựng cách tiếp cận phân tích để tìm hiểu xem con người cảm nghiệm thế giới
này như thế nào
 Thuyết cấu trúc
- Thuyết cấu trúc dựa trên xác định các nhân tố cảm nghiệm của con người và các
nhân tố tương tác nhau như thế nào để tạo nên ý nghĩ, tình cảm. Sử dụng phương
pháp nội quan (introspection) để nghiên cứu tâm trí
- Một người tiếp nhận kích thích => sau đó được yêu cầu dùng lời để mô tả kinh
nghiệm xảy ra
- Nhược điểm:
+ Đối với những cá nhân khác nhau sẽ nhìn nhận vấn đề ở những khía cạnh khác
nhau, biến thiên người này sang người khác, môi trường này sang môi trường khác.
 Thuyết chức năng (Functionalism):
- William James, nhà TLH Mỹ đã đề xuất cách tiếp cận mới 9 thuyết chức năng.
Tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ do tâm trí thực hiện – các chức năng hoạt động
tâm trí » nổi tiếng vào đầu thập niên 1900
- Đưa ra câu hỏi, hành vi đóng vai trò như thế nào trong việc giúp con người thích
nghi tốt hơn với hoàn cảnh sống của mình?
» Nghiên cứu những hành vi ứng xử giúp con người đáp ứng nhu cầu của mình
- Nhà giáo dục Mỹ nổi tiếng John Dewey đã vận dụng khảo hướng chức năng để xây
dựng ngành tâm lý học đường
- Đề xướng lý thuyết phương thức đáp ứng tối ưu nhu cầu của sinh viên thông qua hệ
thống giáo dục.
 Tâm lý học Gestalt:
- Một số sự vật hiện tượng phải được cảm nhận như là một tổng thể. Chính sự tổ chức
sắp xếp các nhân tố mới là điều quan trọng chứ không phải bản thân các nhân tố
- Các nhà TLH Gestalt tập trung nỗ lực nghiên cứu sự nhận thức.

 Quá trình tri giác sự vật


II. Tâm lý học hiện đại:
* Thuyết hành vi (Behaviorism): J. Waston (1878-1958)
CBT: Cognitive Behavioral Therapy
- John Watson cho rằng tâm lý chỉ nên quan tâm tới các sự kiện có thể quan sát được
- Chúng ta tập trung vào các tác nhân kích thích và các phản ứng có thể quan sát được
Ví dụ: tác nhân kích thích (tiếng ồn) và phản ứng (sợ chuột) trong thí nghiệm bé
Albert => giúp ông dự đoán và kiểm soát phản ứng của một đứa trẻ
- Watson nổi tiếng với thí nghiệm gọi là “little Albert”, là thí nghiệm mà Watson và
Rosalie Rayner (1920) gây ra trên bé Albert 9 tháng tuổi.
- BE. Skinner nổi tiếng với lý thuyết điều kiện hóa thao tác (operant conditioning)
- Tập trung vào xác định làm thế nào hành vi được củng cố bởi kích thích tích cực
hoặc bị hủy bỏ bởi kích thích tiêu cực.
- Điều kiện hóa thao tác có ảnh hưởng rất lớn, dùng cho dạy học, chữa trị rối loạn tâm
lý, trị liệu tâm lý...
- Thuyết này được nhiều nhà TLH đón nhận vì cách tiếp cận hành vi có thể kiểm tra và
ứng dụng trực tiếp trong nhiều hoàn cảnh.
- Nhược điểm: thuyết này không tiếp cận một cách đầy đủ sự phong phú trong cảm
nghiệm của con người.
 Thuyết tâm lý học phân tâm (Psychonalytic Psychology): Sigmund Freud (1856-
1939)
- Sigmund Freud cho rằng phần lớn hành vi của con người là kết quả của những ý
nghĩ, sự sợ hãi và các ước muốn.
- Con người thường không nhận ra các động cơ thúc đẩy (động lực) đó cho dù nó ảnh
hưởng lớn đến hành vi con người.
- Nhiều ý nghĩ và ước muốn đều bắt nguồn từ cảm nghiệm của chúng ta trong thời kỳ
sơ sinh và thời kỳ đầu của tuổi ấu thơ.
- Nhân cách con người gồm: ý thức (15%) và vô thức (85%)
- Vô thức chất chứa tất cả những hồi ức, kinh nghiệm, và những điều đã bị dồn nén,
đặc biệt là vào thời ấu thơ.
- Những nhu cầu và những động cơ không thể dò tìm không thuộc về ý thức và vì vậy
không thuộc tầm kiểm soát của ý thức.
- Lúc đầu các Công trình nghiên cứu của Freud tập trung lý giải những rối loạn cảm
xúc => đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và điều trị các rối loạn tâm lý.
 Thuyết Nhân Văn ( Humanstic Approach): Abraham Maslow (1908 - 1970) và
Carl Rogers (1902-1987)
- Tinh thần của thuyết nhân văn cho con người về cơ bản là tốt. Chúng ta không bị
các ham muốn vô thức chỉ đạo mà chúng ta có ý chí độc lập của bản thân và trong
một môi trường thích hợp, chúng ta sẽ phấn đấu để đạt được các mục tiêu xã hội
tích cực.
- Mỗi người chúng ta đều có tính duy nhất, do vậy các nhà TLH nên nghiên cứu tính
cá nhân đó chứ đừng gộp con người thành các loại hạng.
- Tư duy, ham muốn và tình cảm làm cho con người trở thành duy nhất.
 Tháp nhu cầu: 5 nhu cầu cơ bản của con người

 Abraham Maslow với


thứ bậc các nhu cầu của con người.
- Carl Rogers và lý thuyết tập trung vào con người. Rogers cho rằng con người ta cần
đối xử với nhau hết sức tế nhị, biết cởi mở, biết lắng nghe nhau và chờ đợi, cảm
thông nhau.
- Rogers đã nhấn mạnh rằng những cá nhân có xu hướng tự nhiên hướng tới sự phát
triển tâm lý và sức khỏe – một tiến trình được hỗ trợ bằng sự quan tâm tích cực tới
những người xung quanh.
 Tâm lý học hoạt động:
- Nhà sáng lập: LX. Vygotsky, AN. Leontiev...
- Lấy triết học Mác – Lê nin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, xây dựng nền
tâm lý học lịch sử người coi TLH là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não
người thông qua hoạt động.
- Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lý người được hình thành,
phát triển và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con
người trong xã hội.
 Các nhánh của Tâm lý học
- Tâm lý học bất thường nghiên cứu những hoạt động khác thường về tâm lý và
cách thức khắc phục.
- Tâm lý học hành vi. Nhấn mạnh hành vi, sự học hỏi, sự thu thập dữ liệu có thể
được quan sát trực tiếp
- Tâm lý học sinh học (và tâm lý học so sánh): Nghiên cứu tâm lý của các loài khác
nhau, những hình thái kế thừa và những yếu tố quyết định hành vi.
- Tâm lý học nhận thức, tập trung tìm hiểu làm thế nào thông tin được thu thập, xử
lý, hiểu và sử dụng.
- Tâm lý học phát triển: cơ thể thay đổi ra sao trong vòng đời của loài
- Tâm lý học về các khác biệt cá nhân, nghiên cứu những nhóm lớn để nhận dạng và
hiểu những biến thế điển hình, chẳng hạn như trong trí tuệ hoặc nhân cách.
- Tâm lý học thần kinh: tập trung vào những ảnh hưởng qua lại giữa trạng thái sinh
lý và tâm lý, vào sự hoạt động của các giác quan, hệ thần kinh và não.
- Tâm lý học xã hội: Nghiên cứu hành vi xã hội, sự tương tác giữa các cá nhân và các
nhóm

II. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học:


- Nhà tâm lý học đưa ra các dự đoán » giả thuyết
- Các giả thuyết thường được dựa trên cơ sở của một lý thuyết
- Lý thuyết là tập hợp các sự kiện hoặc nguyên tắc chung giải thích tại sao các hành vi
lại xuất hiện.
- Kiểm tra giả thuyết thông qua thí nghiệm
a) Lịch sử tình huống (Case history)
- Nghiên cứu sâu một số cá nhân hoặc ảnh hưởng của một sự kiện đơn lẻ nào đó.
- Mục đích: khám phá ảnh hưởng của sự kiện tới hành vi đó như thế nào
* Ưu điểm:
- Cho phép thu thập thông tin trong thời gian ngắn
- Nghiên cứu hành vi con người trong bối cảnh tự nhiên.
* Nhược điểm:
- Nó chỉ nghiên cứu số ít các trường hợp => Có khi không đúng với trường hợp
khác.
- Phương pháp này giúp các nhà tâm lý học phát triển các lý thuyết và giả thuyết,
sau đó dùng pp khác để chứng minh cho giả thuyết đó.
Ví dụ: về trường hợp bệnh nhân HM cho cho chúng ta biết vai trò quan trọng
của hồi hải mã trong việc hình thành trí nhở mới.
- Về sau, những nghiên cứu thực nghiệm đã xác thực giả thuyết này
(Cohen & Eichenbaum, 1993)
b) Phương pháp điều tra (Survey)
- Soạn một bảng hỏi và gửi cho nhiều người thuộc mẫu điều tra.
- Sử dụng email, điện thoại, phỏng vấn
- Thu thập thông tin về hành vi, niềm tin, thái độ của nhóm người
 Nhược điểm:
- Lời nói, trật tự và cấu trúc của bảng hỏi Có thể dẫn đến thiên kiến trả lời
(Schwart, 1999)
- Mẫu phải đại diện cho dân số - kết quả không thể khái quát cho dân số
- Đảm bảo tính ngẫu nhiên của mẫu
c) Phương pháp quan sát trong điều kiện tự nhiên (Naturalistic Observation):
- Tìm hiểu con người và động vật cư xử như thế nào trong bối cảnh tự nhiên.
- Nghiên cứu về loài gorilla núi ở châu Phi rất nổi tiếng của Dian Fossey
GORILLAS (Fossey, 1983; Goodall, 1986)
- Những nghiên cứu quan sát về hành vi của con người được thực hiện trong
nhiều bối cảnh tự nhiên khác nhau như trong công việc, trường học, và trong xã
hội như là quán bar...
d) Phương pháp quan sát tham gia (Participant Observation)
- Là phương pháp mà trong đó người quan sát trở nhà thành viên của nhóm được
quan sát
- Một ví dụ nổi tiếng là nhà tâm lý đóng vai là bệnh nhân có những triệu chứng
rối loạn tâm thần để xem liệu bác sĩ tâm thần. Có thể phân biệt được với bệnh
nhân thật (Rosenhan, 1973)
e) Phương pháp quan sát trong phòng thí nghiệm (Laboratory Observation)
- Quan sát hành vi trong phòng thí nghiệm
Ví dụ: quan sát hành vi thích thú của trẻ bằng cách sử dụng gương 1 chiều
* Nhược điểm: Hành vi trong phòng thí nghiệm có thể không tự nhiên
f) Nghiên cứu tương quan (Correlational Studies)
- Nghiên cứu thực hiện trên hai biến để đo lường xem có mối tương quan nào hay
không
- Tương quan thuận và tương quan nghịch
- Ví dụ:
+ Thời gian trẻ em xem ti vi càng nhiều thì điểm số ở trường càng thấp (Ridley-
Johnson, Cooper, & Chance, 1983)
+ Điểm SAT càng cao thì có xu hướng điểm số năm đầu tiên đại học càng cao (Linn,
1982)
h) Phương pháp thực nghiệm (The Experiment)
- Thực nghiệm là một khảo sát, trong đó người nghiên cứu trực tiếp tác động vào một
biến và đánh giá sự ảnh hưởng đối với một số biến khác.
- Ví dụ: Giả thuyết của nhà thí nghiệm là tập aerobic làm giảm lo lắng
Biến độc lập, tập aerobic (tác động lên biến này)
Biến phụ thuộc: mức độ lo lắng
So sánh hai nhóm: nhóm thí nghiệm và nhóm
đối chứng
* Ưu điểm:
• Các thí nghiệm có thể thiết lập được mối quan hệ nhân – quả.
• Có thể kiểm chứng và mở rộng thí nghiệm bằng cách tiến hành lại thí nghiệm đó.
• Các thí nghiệm có thể được sử dụng để phân tích các biến một cách chính xác vì
người nghiên cứu có thể kiểm soát các biến đó.
* Nhược điểm:
• Đối tượng biết là đang bị nghiên cứu cho nên họ có thể hành động không
trung thực.
• Đôi khi các biến không thực tế.
IV. Nền tảng sinh học của hành vi:
Trường hợp Andrea Fyie
+ Chưa đầy 1 tuổi
+ Có 30 – 40 cơn động kinh mỗi ngày
+ Bác sĩ sử dụng kỹ thuật chụp ảnh cắt lớp positron (PET)
+ Kỹ thuật quét phân hình (scan) não tiên tiến này cung cấp các hình ảnh
về cơ chế hoạt động nội tại nhất của não bộ.
+ Kỹ thuật PET cho thấy các tế bào ở một vùng thật nhỏ trong não của Andrea bị rối
loạn chức năng sử dụng glucose, một hóa chất cần thiết cho hoạt động bình thường
của não.
+ Phẫu thuật là cần thiết
• Sau cuộc giải phẫu, Andrea phát triển hoàn toàn bình thường (Freudenheim, 1991).
- Não bộ đã kiểm soát hành vi của chúng ta cả lúc thức cũng như trong giấc ngủ
- Mọi yếu tố giúp chúng ta nhận thức chúng ta là con người đều liên hệ mật thiết với
hệ thần kinh.
- Các nhà thần kinh học (neuroscientists): đều đặc biệt quan tâm đến các yếu tố nền
tảng sinh học của hành vi.
 Nơ Ron – Thành tố của hành vi
- Tế bào thần kinh (Neuron)
+ Não của chúng ta có từ 100-200 tỷ neuron thần kinh
- Nơron có các sợi hình nhánh mọc từ thân tế bào và tỏa ra xung quanh để liên lạc với
các TB khác.
- Trong não của chúng ta, mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh còn nhiều hơn cả các
vì sao trên dải thiên hà (Hoyenga & Honeynga, 1988)
- Nhánh trục mang các thông điệp từ thân TB tới khoảng 1,000 – 10.000 nhánh tận cùng
nối với các TB khác.
 Thành phần chủ yếu của nơron:
+ Thân (cell body) có cơ chế giữ cho TB sống
+ Đuôi gai (dendrite): nhận tín hiệu từ nơron khác
+ Sợi trục (axon): chứa chất lỏng dẫn tín hiệu điện.
Kích hoạt Nơ ron
+ Nơ ron tuân thủ theo quy luật “Có tất cả - hoặc – không có gì” (all-or-none law).
Nơron chỉ ở 2 tình trạng hoạt động hoặc nghỉ
+ Khi 1 nơ ron được thay đổi điện tích đạt ngưỡng thì một xung động điện (điện
thế động) được dẫn truyền suốt nơ ron.
- Nơ ron gặp Nơ ron
+ Khoảng cách giữa các nơron gọi là Synapse. Khi xung điện thần kinh được dẫn
truyền đến đầu cuối của sợi trục và đến nút thần kinh, thì nút thần kinh ấy phóng thích
1 chất hóa học được gọi là chất dẫn truyền thần kinh.
+ Có nhiều loại chất dẫn truyền thần kinh, nơron tiếp nhận gọi là TB thụ thể.
Sự truyền đạt tín hiệu dạng hóa học này chỉ thực hiện được khi 1 chất dẫn truyền thần
kinh khớp với thụ thể tương ứng.
Hệ thần kinh

 Não bộ:
- Não của con người nặng khoảng 1,3 kg.
- Nó là các mô thần kinh xốp, mềm màu hồng xám, trong đó chứa hàng tỷ nơ-ron thần
kinh. Gồm: não trước, não giữa và não sau
 Não trước (the forebrain)
- Não trước là vùng trên não ở trên cùng và trước não.
- Vùng dưới đồi (hypothalamus): trung tâm điều khiển thân nhiệt và tốc độ đốt cháy
mỡ. VDĐ bị tổn thương 9 cản trở hoạt động của ruột, bài tiết nước tiểu, mồ hôi, cảnh
báo và các phản xạ trước sự phấn khích cũng như đau đớn.
- Đồi thị (thalamus): đường dẫn của các giác quan trên khắp cơ thể đều đi qua nó.
- Vỏ não: chiếm 80% trọng lượng của não,quản lý các khả năng lập luận trừu tượng và
lời nói.
- Hạch nền: Gồm những nơron quyết định cho chức năng vận động.
- Hệ viền: Quan trọng cho cảm xúc, động lực, trí nhớ và học tập.
* Não giữa (the Midbrain)
- Não giữa giúp điều khiển vận động mắt và phối hợp.
- Hệ lưới hoạt hóa là một hệ thống nơron thiết yếu để điều chỉnh tình trạng tỉnh
táo (ngủ, sự tỉnh táo; đánh thức; sự chú ý vào một vài phạm vi, và chức năng sống như
là nhịp tim và thở; Sarter, Bruno & Berntson, 2003).
 Não sau (the Hindbrain)
- Tủy sống (medulla): chứa các trung tâm thần kinh kiểm soát nhịp thở, nhịp tim và
dáng điệu.
- Học cầu (Pons): Liên quan đến tình trạng tỉnh táo (ngủ và đánh thức); chuyển hóa thần
kinh từ phần này qua phần khác trên não; liên quan đến dây thần kinh mặt.
- Tiểu não: điều phối các cử động của cơ thể.
 Não bộ
- Não được chia làm 2 phần: Bán cầu não trái và bán cầu não phải.
- Chúng được nối với nhau bằng một bó lớn các dây thần kinh gọi là thể chai.
- Những rãnh này chia mỗi bán cầu não thành bốn thùy: Thùy trán, thùy chẩm, thùy
đỉnh và thùy thái dương

• Thùy trán: Tiếp nhận xung động cảm giác sau khi đã được các thùy khác xử lý)
gửi đến các cơ để thực hiện cử động.
• Thùy chẩm: tiếp nhận các xung động thị giác đến từ mắt
• Thùy đỉnh: phản xạ với tiếp xúc, đau đớn và nhiệt độ.
• Thùy thái dương: tiếp nhận các xung động về âm thanh và mùi vị, trung tâm điều khiển lời
nói.
 Như vậy, các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thần kinh của
toàn bộ não
CẢM GIÁC
TRI GIÁC
Cửa sổ hướng ra thế giới
Phụ thuộc vào 2 quá trình cơ bản:
- Cảm giác (Sensation): thu thập thông tin
- Tri giác (Perception): giải thích thông tin
Nội dung bài học
1. Cảm giác
• Khái niệm
• Ngưỡng
• Nhiễu và thích ứng
2. Tri giác
Khái niệm tri giác
• Các quy luật của tri giác

I. Cảm giác (Sensation):


- Cảm giác là quá trình những kích thích vật lý tác động lên cơ quan cảm giác được
chuyển hoá thành xung thần kinh, được não bộ dùng để tạo ra trải nghiệm về thị
giác, xúc giác, thính giác,v.v. (Nevid, 2009)
- Là quá trình mà trong đó có sự kích thích lên các cơ quan cảm giác sinh ra hưng
phấn thần kinh thể hiện những trải nghiệm bên trong và bên ngoài cơ thể.
• Kích thích (stimulus): Là một dạng năng lượng gây ra một đáp ứng ở một cơ
quan cảm giác
• Chúng ta cảm nhận được sự khác biệt của mỗi loại kích thích dựa trên cường
độ (intensity) của chúng.
1. Ngưỡng cảm giác
Ngưỡng tuyệt đối (Absolute threshold)
• Cường độ nhỏ nhất một kích thích cần phải có để được nhận ra (Feldman,2011)
• Mỗi cá nhân có những ngưỡng tuyệt đối khác nhau
• Ngưỡng tuyệt đối càng thấp nghĩa là càng nhạy cảm

Nhiễu (noise)
• Là những kích thích gây trở ngại cho việc tri giác những kích thích khác.
• VD: trong bữa tiệc mọi người nói chuyện ồn ào, người hút thuốc lá...
Tiếng ồn ào khiến khó nghe được âm thanh của một người
• Khói thuốc lá, mùi thuốc lá khiến người trong bữa tiệc không nhìn rõ, khó lòng
thưởng thức mùi vị của món ăn
2. Thuyết phát hiện tín hiệu (Signal detection theory)
- Việc phân biệt kích thích cảm giác yếu không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy cảm sinh
lý học của một người với kích thích đó mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý đối
với khả năng nhận diện các kích thích của con người như đặc tính nhân cách, sự
mong đợi, sự tỉnh táo, động lực, thành kiến...
3. Sự thích ứng cảm giác
- Thích ứng cảm giác (sensing adaptation)
Là sự điều chỉnh khả năng cảm giác sau một thời gian dài tiếp xúc với những kích
thích không đổi (Feldman, 2011).
- Cơ chế của thích ứng cảm giác
Hiện tượng thích ứng cảm giác xảy ra khi ta bị kích thích lâu dài đến mức quen
thuộc với kích thích ấy và không còn phải ứng đối với nó nữa.
VD: Sống trong môi trường ồn ào thì sẽ quen dần và không nhận ra nó ổn nữa
- Tuy nhiên, chúng ta không thích ứng với cường độ cực lớn, đặc biệt là kích thích
đau (vd đau răng nghiêm trọng hay tiếng ồn cực lớn).
II. TRI GIÁC

- Là quá trình não bộ tổng hợp, tổ chức và diễn dịch các tín hiệu cảm giác để tạo ra
hình ảnh về thế giới.
 Tri giác và cảm giác khác nhau thế nào?
- Cảm giác, hoạt động của cơ quan cảm giác được kích hoạt bởi năng lượng vật
lý. Tri giác quá trình phân loại, diễn dịch, phân tích & tổng hợp các kích thích
của cơ quan cảm giác & não bộ.
- Tri giác sử dụng dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại đồng thời sử dụng
cả các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để có được hình ảnh của 1 sự vật
trọn vẹn, để gọi tên sự vật
* Khác biệt so với cảm giác
- Tri giác là sự kết hợp của quá trình từ trên xuống và từ dưới lên:
• Quá trình từ dưới lên (bottom – up processing): là quá trình dựa trên dữ liệu đi
vào.
• Quá trình từ trên xuống (Top – down processing): quá trình dựa trên sự hiểu biết
(knowledge), đôi khi chúng ta không nhận thức sự hiện diện của nó
 Tổ chức tri giác (Perceptual Organization)
- Gestalt có nghĩa là “tổ chức tổng thể”("organized whole")
- Nhà TLH Gestalt tin rằng chúng ta tri giác sự vật tuân theo quy luật của tổ chức tri
giác
Các quy luật tổ chức tri giác:
• Chuyển đổi hình nền (figure-and-ground principle)
• Closure xu hướng hoàn thành một hình ảnh chưa hoàn toàn thành 1 đối tượng có ý
nghĩa
•1 subjective contours đường thẳng hoặc hình xuất hiện nhưng không thực sự tồn
tại.

 Quy tắc gần gũi (Proximity):


Các đơn vị gần nhau thường được gộp thành một nhóm

 Luật đơn giản:

 Luật tương tự:


 Tính bất biến của nhận thức

- Các sự vật nhận thức không biến đổi và có tính nhất trí, bất kể các thay đổi về hình dáng,
màu sắc, kích thước
 Sự ổn định về kích thước
- Chúng ta có khả năng trị giác kích thước thực của đối tượng dù có nhiều biến đổi
về kích thước hình ảnh trên võng mạc
- Nếu kích thước đối tượng được tri giác dựa trên cơ sở các tín hiệu về khoảng cách,
bạn có thể bị kích thước đánh lừa do ảnh hưởng của khoảng cách.
- Sự ảo tưởng như vậy xuất hiện trong căn phòng Ames

 Sự ổn định về hình dáng


- Sự ổn định về hình dáng liên quan chặt chẽ với sự ổn định về kích thước.
- Chúng ta tri giác được ngay cả khi đối tượng này nằm nghiêng và làm cho hình
dáng trên võng mạc khác biệt so với đối tượng thực.
Ví dụ: hình chữ nhật khi nghiêng sẽ tạo thành hình thang trên võng mạc, hình tròn
khi nghiêng là hình elip.
 Sự ổn định về độ sáng:
- Sự ổn định của độ sáng là xu hướng trị giác màu trắng, màu xám hay màu đen của
đối tượng liên quan đến những mức độ thay đổi độ sáng.
- Tri giác ổn định về độ sáng của một đối tượng phụ thuộc vào hiểu biết, kinh nghiệm
và độ sáng tương đối của đối tượng đó với hậu cảnh.
VD: Đặt 1 mẩu than củi ngoài ánh nắng và 1 tờ giấy trắng trong bóng râm. Dù
cường độ chiếu sáng có như thế nào thì mẩu than vẫn rất đen và tờ giấy vẫn rất trắng
vì bạn biết rằng mẩu than có màu đen và tờ giấy có màu trắng.
 Nhận thức chiều sâu (Depth Perception)
- Các thí nghiệm về “vực thị giác”
+ Walk và Gibson (1961) thiết kế một thiết bị thông minh để nghiên cứu tri giác ở
trẻ em. Thiết bị này gọi là vực thị giác (visual cliff) gồm một chiếc bàn đặc biệt
được chia làm 3 phần.
+ Một tấm ván ở giữa là nơi người mẹ đặt con mình lên đó trong giai đoạn đầu của
thí nghiệm.
+ Hai bên tấm ván là các hình kẻ caro được phủ lên bằng tấm kính chắc chắn.
- Một bên ván người ta để các hình kẻ caro chỉ cách tấm kính bên dưới = 3 cm.Còn
bên kia cách tâm kính = 10 cm.

** Kết quả:
• Trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 tháng từ chối bò sang bên “vực thị giác” mặc dù các bà mẹ
khuyến khích.
• Chúng háo hức bò về bên nông (cách tắm kính 3 cm)
=> Trẻ nhỏ Có thể phát hiện được độ sâu.
• Walk và Gibson cho thấy gà và cừu Có khả năng tránh “vực” khi chúng được 1
ngày tuổi.
• Campos, Langer và Krowitz (1970) đặt những đứa trẻ mới một tháng rưỡi tuổi lên
từng phía của ván gỗ và đo nhịp tim của chúng.
• Họ thấy những thay đổi nhịp tim của đứa trẻ được đặt ở bên “vực”.
+ Trẻ em phát hiện được độ sâu trước khi chúng biết bò
 Ảo ảnh tri giác (Visual illusions)
- Sự phản ánh không chính xác về sự vật, hiện tượng (CÓ tính quy luật). Nguyên
nhân: vật lý, sinh lý hoặc tâm lý
- Trong ảo giác Ponzo (Ponzo illusion) hai đường thẳng bằng nhau, nhưng cảm giác 1
cái dài hơn.
- Ảo giác Muller (Muller-Lyer illusion)
III. Sự chú ý:
- Sự chú (attention): là một quá trình tập trung vào những nét đặc trưng riêng biệt
trong môi trường.
- Tập trung vào những nét đặc trưng riêng biệt trong môi trường thường dẫn đến loại
trừ những nét đặc trưng khác của môi trường (Colman, 2001; Reber, 1995)
 Chú ý có chọn lựa: sàng lọc thông tin về thế giới xung quanh
- Là tiến trình nhận thức có chọn lựa loại kích thích nào phải chú ý đến.
Chúng ta đặc biệt chú ý đến các loại kích thích tỏ ra đặc biệt tương phản nhau về độ
sáng, bề rộng, mức ồn ào, mức độ mới lạ, hoặc mức độ cao thấp.
VD: quảng cáo
- Chúng ta chú ý nhiều đến các kích thích có ý nghĩa đặc biệt phù hợp với các kỳ
vọng riêng tư của chúng ta.
VD: lúc đói dễ chú ý đến đồ ăn
 Sự chú ý có lựa chọn:
- Nghe phân đôi
- Colin Cherry (1953) sử dụng phương pháp nghe phân đôi (dichotic listening)
- Người tham gia được yêu cầu chú ý vào 1 thông điệp (thông điệp chú ý) và bỏ qua
cái kia (thông điệp không chú ý).
- Nhắc lớn lại thông điệp chú ý để đảm bảo người tham gia chú ý vào thông điệp chú
ý.
- Người tham gia theo dõi thông điệp chú ý, nhưng họ vẫn nhận thức được thông điệp
bên tại không chú ý.
- Chỉ nghe thấy có thông điệp và có thể nhận ra đó là giọng nam hay giọng nữ, không
thể cho biết nội dung thông điệp.
- Thí nghiệm này đã chứng thực sự thiếu nhận biết những thông tin bên tai không chú
ý, ngay cả khi nó được lặp lại 35 lần (Moray, 1959).
 Hiện tượng tiệc cocktail (cocktail party phenomenon)
 Con người có khả năng chú ý vào một thông điệp và bỏ qua thông điệp khác xuất
hiện cùng lúc.
TRÍ NHỚ
Nội dung
• Mô hình trí nhớ
• Mã hóa thông tin trong trí nhở
• Khôi phục thông tin từ trong trí nhớ
I. Mô hình trí nhớ
• 1968, Atkinson và Shiffrin đã đưa ra mô hình trí nhớ gồm nhiều giai đoạn với
những khoảng thời gian khác nhau.
• Mô hình này có sức ảnh hưởng rất lớn.
• Những giai đoạn được gọi là cấu trúc đặc trưng (structural features).
Có 3 cấu trúc chính:
(1) trí nhớ tạm thời (sensory memory): vài giây hoặc phần giây.
(2) trí nhớ ngắn hạn (short-term memory): 15 - 30s
(3) trí nhớ dài hạn (long-term memory): nhiều năm, nhiều thế kỷ

• Hệ thống trí nhớ gồm quá trình điều khiển (control processing).
- Ví dụ: sự nhắc lại – nhắc lại kích thích để nhớ hoặc các phương pháp khác (liên hệ với
kiến thức khác).
- Ví dụ: Ai đó đọc sđt, bạn nhắc lại => Quá trình điều khiển
• Những thành tố của trí nhớ không hoạt động riêng lẻ. Mỗi giai đoạn giữ thông tin
khác nhau
• Khả năng nhớ của chúng ta phụ thuộc vào cách những giai đoạn làm việc với nhau.
Thông tin từ trí nhớ ngắn hạn chuyển sang trí nhớ dài hạn
II. TRÍ NHỚ TẠM THỜI (Sensory memory)
- Còn được gọi là trí nhớ giác quan
- Trí nhớ tạm thời là sự ghi nhớ trong khoảng thời gian ngắn, ảnh hưởng do những kích
thích vào giác quan
- Ví dụ: vệt được tạo ra khi di chuyển đèn cầy pháo hoa
III. Trí nhớ ngắn hạn (Short-Term Memory)
- Là giai đoạn nhận thông tin từ trí nhớ tạm thời: Quá trình nhận thức có ý thức
- Là nơi nhẩm lại thông tin để có thể chuyển vào trí nhớ dài hạn và mang thông tin từ
trí nhớ dài hạn ra khi muốn nhớ lại
- Phải tập trung vào thông tin trong trí nhớ ngắn hạn hoặc bị mất đi trong 30s.
- Con người có khoảng số từ 7+/- 2 (5 to 9) tập hợp các thông tin
1. Quãng số:
- Quãng số (digit span) – số lượng những con số mà một người có thể nhớ.
- Tập hợp (chunking):
+ Tập hợp lại (chunking) về ngữ nghĩa có thể tăng khả năng giữ thông tin trong Trí
nhớ ngắn hạn
+ Chúng ta có thể nhớ chuỗi từ 5-8 từ không liên quan, nhưng sắp xếp thành câu có
nghĩa với những từ có liên hệ mạnh mẽ có thể tăng quãng nhớ lên 20 từ hoặc hơn
(Butterworth và cs, 1990)
+ Miller giới thiệu một thủ thuật gọi là tập hợp (chunking): kết nối những đơn vị nhỏ
thành đơn vị lớn hơn có nghĩa (cụm từ, câu). Tập hợp lại (chunking): sự tập hợp lại
những yếu tố có liên hệ mạnh mẽ với những yếu tố này; có mối liên hệ yếu hơn với
những yếu tố khác (Gobet và cs, 2001).
- Ericcson và cộng sự (1980) chứng minh sự ảnh hưởng của tập hợp lại (chunking) bằng
cách chỉ ra một sinh viên đại học với khả năng trí nhớ thông thường có khả năng đạt
thành tích ngạc nhiên về trí nhớ.
2. Thí nghiệm của Ericcson và cộng sự (1980)
+ S.F được yêu cầu nhắc lại những chữ số mà người ta đọc cho anh
+ Quãng số của S.F là 7
+ Sau 230 giờ tập luyện: anh có thể nhắc lại một chuỗi 79 chữ số mà không mắc lỗi
+ S.F đã sử dụng tập hợp lại (chunking) để tái mã hóa những con số thành một đơn vị
lớn hơn thành chuỗi có nghĩa
Ví dụ: 3493 thành "3 phút và 49 điểm 2 giây" (gầnvới kỷ lục thế giới).
893 => "89 điểm và 3 người đàn ông rất già". S.F là một vận động viên chạy đua.
 Thí nghiệm của William Chase và Herbert Simon (1973)
- Thí nghiệm chứng minh về tập hợp lại dựa trên sự tương tác giữa STM và LTM.
Người tham gia được xem 1 bàn cờ đang chơi trong 5s. Người tham gia được yêu
cầu mô phỏng lại các con cờ.
- So sánh kết quả giữa người chơi chuyên nghiệp (chơi hơn 10,000 giờ) và người chơi
nghiệp dư (ít hơn 100 giờ).
+ Người chơi chuyên nghiệp sắp xếp đúng 16/24 con. Người mới chơi đúng 4/24
con.
+ Người chơi ch.nghiệp cần 4 lần để mô phỏng chính xáс. Người mới sau 7 lần vẫn
bị mắc lỗi
 Người chơi chuyên nghiệp sắp xếp tốt hơn bởi vi có thể tập hợp dựa trên vị trí trò
chơi
+ Khi ván cờ được sắp xếp ngẫu nhiên => người chơi chuyên nghiệp thực hiện kém
như người mới chơi.
3. Trí nhớ dài hạn (Long-Tern Memory):
- Cho phép lưu trữ thông tin trong khoảng thời gian dài và sức chứa của nó là không
giới hạn

• Trí nhớ rõ ràng (Explicit memory) là loại Trí nhớ dài hạn cho những kiến thức
thực tế và kinh nghiệm cá nhân, yêu cầu nhớ lại có ý thức
• Hai loại trí nhớ rõ ràng:
- Nhớ ngữ nghĩa (Semantic memories) là loại trí nhớ về những thực tế trong cuộc
sống (ví dụ, hiệu trưởng của trường ĐH KHXH & VN)
- Nhớ tình tiết (Episodic memories) là trí nhớ liên quan đến kinh nghiệm cá nhân (ví
dụ, buổi liên hoan cuối tuần)
* Các loại trí nhớ dài hạn:
Trí nhớ ẩn (Implicit memory) là loại trí nhớ có ảnh hưởng lâu dài đến hành vi của
chúng ta, không yêu cầu phải nhận thức về nó (ví dụ: ở người trưởng thành: lái xe, đi
bộ)
- Nhớ phương thức (procedural memories) liên quan đến khía cạnh phương thức vật

IV. Các quá trình trí của hệ thống trí nhớ

.
 Các quá trình của hệ thống trí nhớ
- Mã hóa là quá trình xử lý thông tin đầutiên đem tới sự hình dung trong trí nhớ.
- Lưu trữ là giữ lại tư liệu đã được mã hóa qua thời gian.
- Phục hồi là lấy lại thông tin đã lưu trữ vào một thời gian sau đó.
 Mã hóa thông tin trong trí nhớ
- Xử lý tự động xảy ra trong tiềm thức và không yêu cầu sự chú ý
- Xử lý có cố gắng là quá trình xuất hiện có ý thức và tập trung chú ý. Thực hành
nhiều là điều cần thiết
 Khôi phục thông tin từ trong Trí nhớ
- Nhớ lại (Recall) là một cách đo sự khôi phục yêu cầu tái hiện thông tin mà không
nhất thiết phải cógợi ý khôi phục
- Ghi nhận (Recognition) là cách đo lường sự khôi phục chỉ yêu cầu nhận diện thông
tin khi có gợi ý khối phục
- Học lại (Relearning) cũng được gọi là phương pháp tiết kiệm, là phương pháp đo
lường phần lớn thời gian được tiết kiệm khi học thông tin trong lần
thứ 2.
 Bản chất tái tạo của sự khôi phục The Reconstructive Nature of Retrieval
- Khôi phục được hướng dẫn bởi giản đồ (schemas) – tổ chức khung hiểu biết của
chúng ta về con người, sự vật và những sự kiện về những gì thường xảy ra trong 1
hoàn cảnh.
• Giản đồ có thể dẫn chúng ta đến việc nhớ nhầm (misremember) thông tin để làm
cho nó phù hợp với giản đồ của chúng ta.

4. Mã hóa ảnh hưởng đến khôi phục:


* Hình thành hình ảnh trực quan
- Thí nghiệm của Bower và Winzenz (1970)
• Đưa ra list 15 cặp danh từ (ví dụ: boat và tree), mỗi cặp có 5s.
• Một nhóm được y/cầu nhắc thầm cặp từ đó
• Một nhóm khác được y/cầu hình thành bức tranh trong đầu về 2 từ đó.
• Sau đó họ được y/cầu nhớ lại những từ đó.
 Kết quả: người tưởng tượng hình ảnh thì nhớ gấp 2 lần người chỉ lặp đi lặp lại từ
đó.
 Tổ chức thông tin:
• Thí nghiệm:
• Đọc 1 danh sách từ. Che đi và sau đó nhớ lại.
• Danh sách từ:
táo, bàn, giày, bút, mận
ghế, xoài, áo khoác, đèn, quần tây
nho, mũ, dưa, kệ sách, găng tay
• Những người tham gia tự động tổ chức dữ liệu khi họ nhớ lại (Jenkins & Russell,
1952).
- Nếu những từ được tổ chức ban đầu thì kết quả thế nào?
- Gordon Bower và cs (1969) đưa ra dữ liệu trong 1 "cây" tổ chức những từ cúng
nhóm. Tổ chức những loại khoáng sản thành nhóm đá và nhóm kim loại.

• Nhóm 1 học những cây: khoáng sản, động vật, quần áo, phương tiện giao thông
trong 1 phút.
• Nhóm 2 cũng thấy 4 cây, nhưng những từ đó được sắp xếp ngẫu nhiên.
• Yêu cầu nhớ lại những từ có thể trong 4 cây.
• Nhóm 1 nhớ trung bình 73 từ trong 4 cây.
• Nhóm 2 nhớ 21 từ trong 4 cây.
 Tổ chức dữ liệu cho kết quả nhớ tốt hơn.
Tại sao chúng ta quên?
• Hermann Ebbinghaus (1885 - 1964) đã làm thí nghiệm đầu tiên về trí nhớ. Ông
sử dụng nhóm các ký tự vô nghĩa (BAV). Đường cong quên (hình) cho thấy sự
quên đáng kể xuất hiện nhanh, giảm xuống và sau đó là trở nên ổn định.
* Thuyết suy giảm lưu trữ (Storage decay theory)
- Việc quên xảy ra do có vấn đề trong việc lưu trữ thông tin
- Dấu vết sinh học trong trí nhớ dần dần bị suy giảm theo thời gian và sử dụng
thông tin giúp duy trì nó trong trí nhớ
• Thuyết phụ thuộc gợi ý (Cue-dependent theory) nói rằng chúng ta quên bởi
vì những gợi ý cần có không xuất hiện
- Thông tin trong trí nhớ, nhưng chúng ta không thể truy cập được nó
- Thuyết này tương tự như việc bạn biết một quyển sách có trong thư viện nhưng
không thế lấy vì thư viện không có số hiệu của nó.
* Thuyết gây nhiễu (Interference theory) cho rằng những thông tin tương tự
gây nhiễu và làm cho thông tin bị quên, không thể truy cập được.
- Các loại gây nhiễu
+ Gây nhiễu xuôi (Proactive interference) thông tin cũ cản trở việc khôi phục
thông tin mới học
+ Gây nhiễu ngược (Retroactive interference) thông tin mới cản trở việc khôi
phục thông tin cũ
*Ảnh hưởng thông tin sai lệch (misinformation effect)
- Trí nhớ sai xuất hiện bởi vì ảnh hưởng thông tin sai lệch (misinformation
effect), xuất hiện khi trí nhớ bị bóp méo do tiếp xúc với thông tin gây hiểu lầm.
* Một thí nghiệm về Trí nhớ sai
• Loftus and Palmer (1974) cho mọi người xem một phim về tai nạn giao thông
và kiểm tra trí nhớ của họ về tai nạn.
Một số người được hỏi: Chiếc xe chạy nhanh như thế nào khi nó đâm mạnh nào
chiếc kia? Và một số thì hỏi: Chiếc xe chạy nhanh như thế nào khi nó va vào
chiếc kia?
• Người tham gia trả lời câu hỏi đầu ước lượng tốc độ cao hơn và thấy có nhiều
kính vỡ hơn trong khi trong thực tế thì không như vậy.
*Trí nhớ và lời chứng (Memory and Testimony)
• Trí nhớ sai (false memories) cho thấy lời khai của nhân chứng có nhiều lỗi và
bị điều kiển bởi những thông tin sai lệch.

TƯ DUY (Thinking)
I. Khái niệm:
1. Tư duy:
- Tư duy là sự vận dụng khéo léo các biểu tượng của thông tin trong tâm trí.
- Tự duy là hoạt động tinh thần liên quan đến xử lý, hiểu và truyền thông thông tin.
- Tư duy tiến hành công việc chuyển hóa biểu tượng của thông tin thành một dạng mới
mẻ và khác biệt hẳn nhằm mục đích trả lời một câu hỏi, giải một bài toán, hoặc để hỗ
trợ việc đạt đến mục tiêu.
2. Khái niệm (Concept) : nền tảng của tư duy
- Nhóm tinh thần những sự vật, sự kiện hoặc con người tương tự. Ví dụ: Ghế, chim
- Khái niệm cho phép chúng ta xếp loại đối tượng mới gặp vào một dạng có thể nhận
biết được theo kinh nghiệm quá khứ của mình.
- Nguyên mẫu (Prototype): được hình thành bằng trung bình của các thành viên trong
loại
- Là ví dụ tốt nhất cho 1 phân loại (category)
Kết nối 1 dữ liệu với nguyên mẫu cho phương pháp nhanh và dễ nhất về dữ liệu đó
trong 1 phân loại (so sánh sinh vật lông vũ với con chim nguyên mẫu, ví dụ như
chim cổ đỏ)
- Khái niệm cho phép chúng ta tư duy và tìm hiểu dễ dàng hơn về thế giới phức tạp
mà chúng ta đang sống.
Ví dụ: các nhận định của chúng ta về nguyên nhân gây ra hành vi của người khác
đều căn cứ vào cách chúng ta xếp loại hành vi của họ.
3. Giải quyết vấn đề (Solving Problem)
- Thuật toán (Algorithm) (1+1) = 2
+ Phương pháp, quy luật lôgic, thủ tục để đảm bảo giải quyết một vấn đề cụ thể
+ Ngược lại có cách sử dụng nhanh hơn, nhưng cũng gặp nhiều lỗi hơn là thuật giải
heuristics
- Thuật giải (Heuristic) Best get
+ Luật của ngón tay cái thường cho phép chúng ta đưa ra đánh giá và giải quyết vấn
đề hiệu quả
+ Nhanh hơn thuật toán
+ Nhiều lỗi sai hơn thuật toán
+ Đôi khi chúng ta không nhận thức khi chúng ta sử dụng thuật giải
- Thuật toán (Algorithm)
+ Tìm 1 từ khác có sử dụng tất cả các ký tự!
SPLOYOCHYG
 Phục hồi:PSYCHOLOGY
- Thuật toán: có 907,208 kết hợp
- Thuật giải:

- Định kiến (Mental Set)


+ Xu hướng tiếp cận một vấn đề theo một cách riêng biệt
+ Cách này có thể thành công trong quá khứ nhưng không hiệu quả cho vấn đề hiện
tại
- Cố định chức năng (Functional Fixedness)
+ Xu hướng nghĩ về những thứ chỉ có chức năng thông thường của nó
+ Cản trở giải quyết vấn đề
- Đưa ra quyết định và hình thành đánh giá (Making Decisions and Forming
Judgments)
+ Thuật giải đại diện (Representativeness Heuristic)
+ Luật của ngón tay cái về việc đánh giá khả năng của một thử nào đó bằng cách
xem chúng đại diện, hoặc phù hợp với nguyên mẫu cụ thể nào
+ Có thể dẫn đến bỏ qua các thông tin liên quan khác
+ Ví dụ về một người và khả năng nghề nghiệp của họ
- Thuật giải đại diện
- Thuật giải (Heuristics)
+ Thuật giải sẵn có (Availability Heuristic)
+ Ước tính khả năng của sự kiện dựa trên điều có sẵn trong trí nhớ
+ Trường hợp xảy ra thường xuyên không phải lúc nào cũng dễ nhớ nhất
 Sự kiện 12 học sinh bị thảm sát ở Colorado, 4/1999, cả phương Tây kinh hoàng
“Điều gì đang xảy ra cho nước Mỹ?"
• Sự thật là, 12 là con số trung mình mỗi ngày người chết liên quan đến đầu súng
• 80,000 trẻ em Mỹ bị giết với nguyên nhân liên quan đến dùng súng

NGÔN NGỮ
Tư duy và ngôn ngữ
• Ngôn ngữ không chỉ là trọng tâm của vấn đề thông đạt
• Mà còn liên hệ chặt chế đến phương pháp tư duy và tìm hiểu thế giới của chúng ta
I. Ngôn ngữ
- Là phương tiện có tính hệ thống để giao tiếp thông qua việc sử dụng âm thanh
lời nói (ngôn ngữ nói), các ký hiệu (ngôn ngữ viết) và các điệu bộ (ngôn ngữ ký
hiệu)
- 5,000 ngôn ngữ đang được sử dụng
- Hệ thống âm vị (Phonology)
- Âm vị (Phoneme)
+ Trong ngôn ngữ nói, là đơn vị âm thanh nhỏ nhất
+ Ví dụ: trong tiếng Việt: âm đầu, âm chính, âm đệm, âm cuối, thanh. TV có 50 âm
vị.
- Hình vị (Morpheme)
+ Trong 1 ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa
+ Có thể là 1 từ hoặc 1 phần của từ
- Ngữ pháp (Grammar)
+ Một hệ thống các quy tắc trong một ngôn ngữ cho phép chúng ta giao tiếp và hiểu
người khác
- Ngữ nghĩa (Semantics): Tập hợp những quy tắc mà chúng ta thu được nghĩa từ hình
vị, từ và câu trong một ngôn ngữ nhất định
- Cú pháp (Syntax): Là các nguyên tắc quy định các từ ngữ và các cụm từ nên phối
hợp ra sao để hình thành câu nói.
2. Tiến trình hình thành ngôn ngữ:
* Giai đoạn bập bẹ (Babbling Stage)
- Bắt đầu 3 – 4 tháng
- Giai đoạn phát triển khả năng nói, trẻ sơ sinh tự phát ra những âm vị trong toàn bộ hệ
thống âm vị thuộc ngôn ngữ.
- Gần 1 tuổi thì các âm thanh không có trong ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ biến mất.
- Khả năng am hiểu ngôn ngữ xuất hiện trước khả năng phát biểu ngôn ngữ.
 Giai đoạn 1 từ (One-Word Stage)
- Từ 1 đến 2 tuổi
- Giai đoạn phát triển khả năng nói, phần lớn trẻ nói những từ đơn
 Giai đoạn 2 từ (Two-Word Stage)
- Bắt đầu từ 2 tuổi
- Hình thành liên kết hai từ, thiết lập các cụm từ trong câu
- Gia tốc về số lượng từ khác nhau
- – 2 tuổi: vốn liếng từ vựng hơn 20 từ ngữ
 Giai đoạn “điện báo" (Telegraphic Speech)
- Giai đoạn phát biểu đầu tiên mà đứa trẻ nói giống như điện báo “đi xe" – thường sử
dụng danh từ và động đồng, ít sử dụng trợ từ.

- Thuyết tiếp cận học tập (learning theory approach): quá trình thủ đắc ngôn ngữ
tuân theo nguyên tắc khích lệ và tạo điều kiện.
Ví dụ: trẻ nói ba ba → được khen ngợi, âu yếm - khích lệ hành vi này
- Nhờ tiến trình uốn nắn cách vận dụng ngôn ngữ → trẻ càng ngày càng giống lối nói
của người lớn (Skinner, 1957)
- Cơ chế bẩm sinh (innate mechanism): được đề xuất bởi Noam Chomsky (1968)
- Khả năng ngôn ngữ của con người là bẩm sinh và dấu hiệu phản ánh tiến trình
trưởng thành.
- Hệ thần kinh – công cụ thủ đắc ngôn ngữ (language acquisition device) cho phép con
người hiểu được cấu trúc ngôn ngữ, học được các nét biểu trưng đặc thù của ngôn
ngữ mẹ đẻ.
CHƯƠNG 3
CẢM XÚC VÀ SỰ CĂNG THẲNG TRONG CUỘC SỐNG

Nội dung
Khái niệm cảm xúc
Chức năng của cảm xúc
• Các lý thuyết về cảm xúc
• Sự căng thắng trong cuộc sống

I. Cảm xúc:
- Cảm xúc (emotion) là trạng thái tâm lý thông thường bao gồm các yếu tố sinh lý
và tâm trí ảnh hưởng đến hành vi cư xử của con người.
- Cảm xúc là những thay đổi thể xác và tinh thần bao gồm: cảm giác, tiến trình nhận
thức, các biểu hiện bên ngoài (cả trên khuôn mặt và cử chỉ), và những hành vi phản
ứng cụ thể được đưa ra để đối phó với tình huống mang ý nghĩa cá nhân.
- Tâm trạng hạnh phúc > thay đổi cơ thể: nhịp tim tăng lên, nhảy tưng lên vì sung
sướng.
- Cảm xúc là sự tồn tại tương đối ngắn và có cường độ tương đối mạnh.
- Ngược lại, tâm trạng thường có cường độ thấp hơn và kéo dài trong nhiều ngày.
2. Chức năng của cảm xúc:
* Chuẩn bị cho hành động của chúng ta:
- Ví dụ: thấy chó hung tợn chạy về phía chúng ta > phản ứng xúc cảm (sợ hãi) -> TK
phát sinh tình trạng cảnh giác sinh lý → chuẩn bị cho cơ thể có hành động khẩn cấp
- Uốn nắn hành vi trong tương lai của chúng ta.
- Cảm xúc đóng vai trò xúc tiến việc tìm hiểu các thông tin nhằm giúp chúng ta có
phản ứng thích hợp trong tương lai.
- Ví dụ: phản ứng cảm xúc nảy sinh khi người ta kinh nghiệm qua một sự việc khó
chịu – như bị một con chó hung dữ đe dọa – dạy người ta né tránh các trường hợp
tương tự. Ngược lại là cảm giác hài lòng,khích lệ đối với hành vi trước đây, khiến
cho người ta tìm đến các tình huống tương tự trong tương lai.
 Điều chỉnh tương tác xã hội:
- Cảm xúc mà chúng ta trải qua thường được bộ lộ rõ rệt, cảm xúc này được thông đạt
cho người khác qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Các hành vi này như một dấu hiệu giúp người khác hiểu rõ điều chúng ta đang trải
qua và dự đoán được hành vi tương lai của chúng ta.
- Giúp họ tương tác hiệu quả và phù hợp.
- Ví dụ: Người mẹ nhìn thấy sự sợ hãi xuất hiện trên nét mặt của đứa trẻ khi thấy một
người lạ đến gần, nhờ đó bà sẽ trấn an nó, giúp đứa bé đối phó với hoàn cảnh gặp
phải tốt hơn trong tương lai.
 Biểu hiện của cảm xúc có mang tính phổ biến?
- Theo Paul Ekman, một nhà nghiên cứu hang đầu về biểu hiện trên khuôn mặt, tất cả
mọi người đều chia sẻ sự chồng chéo trong "ngôn ngữ nét mặt" (Ekman, 1984, 1994)
- Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới yêu cầu những người từ các nền văn hóa khác
nhau phân biệt những cảm xúc liên quan đến biểu hiện trong những bức ảnh đúng
tiêu chuẩn.
- Mọi người đều có khả năng phân biệt những biểu hiện gắn liền với bảy cảm xúc
- Mọi người trên khắp thế giới bất kể khác biệt văn hóa, chủng tộc, giới tính hay học
vấn, đều thể hiện những cảm xúc cơ bản theo cách giống nhau và có khả năng nhận
biết cảm xúc của người khác bằng cách đọc những biểu hiện trên khuôn mặt.
- Xem phim: https://www.youtube.com/watch?v=-hr58YuOyDs
 Văn hóa chế ngự cảm xúc:
- Một số hình thái phản ứng cảm xúc là độc nhất cho mỗi nền văn hóa.
- Văn hóa thiết lập những nguyên tắc xã hội và tính thích hợp để thể hiện những cảm
xúc cụ thể
- Văn hóa khác nhau có những chuẩn mực khác nhau đối với cảm xúc.
- Chúng ta học những quy luật này từ những người xung quanh trong suốt tiến trình ta
lớn lên.
- Mỗi nền văn hóa sẽ có một bộ quy tắc khác biệt, khác nhau giữa văn hóa mang tính
cá nhân và nền văn hóa mang tính tập thể.
- Văn hóa mang tính cá nhân đề cao những nhu cầu cá nhân, trong khi văn hóa mang
tính tập thể đề cao nhu cầu cộng đồng.
- Nhiều nền văn hóa khác nhau có mức độ kiểm soát cảm xúc xuyên suốt khác
nhau(Matsumoto, 2006).
- Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng người Nga là những người kiểm soát cảm xúc
gương mặt nhiều nhất, sau đó là Nhật và Hàn Quốc.
- Ngược lại, người Mỹ ít kiểm soát cảm xúc qua khuôn mặt nhất.

- Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích kết quả một cuộc khảo sát về phản ứng xúc
cảm trước các tình huống khác nhau
- Mẫu: 5.000 người đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Họ nhận thấy, nụ cười ở những nước như Mỹ, Canada, Zimbabwe và Australia biểu
cảm nhất xét về khía cạnh bộc lộ cảm xúc.
- Nụ cười ở Hong Kong được phát hiện ít bộc lộ rõ cảm xúc nhất, tiếp đến là nụ cười
của người Indonesia, Bangladesh, Nga và Thụy Sỹ.
 CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẢM XÚC
- Lý thuyết của James về phản ứng của cơ thể
- Lý thuyết Cannon-Bard về những tiến trình thần kinh trung ương
- Các lý thuyết đánh giá nhận thức về cảm xúc
 Chức năng sinh lý của cảm xúc
- Điều gì xảy ra khi chúng ta trải qua cảm xúc mạnh?
Hơi thở nhanh và sâu
Tim đập nhanh, bơm thêm nhiều máu vào động mạch
Đồng tử giản nở, nhiều ánh sáng vào hơn giúp cho mức nhạy cảm của thị lực tăng
lên
Miệng khô đi do các tuyến nước bọt tiết ra không kịp,toàn bộ hệ tiêu hóa ngưng hoạt
động.
Tuyến mồ hôi tăng hoạt động giúp dịu bớt hơi nóng quá độ phát sinh do tình trạng
khẩn cấp
Bắp thịt dưới da co thắt lại, lông tóc dựng đứng lên.
→ BẠN ĐANG SỢ HÃI
 Quan điểm khác nhau về cảm xúc
- Quan điểm 1: Phản ứng cơ thể là nguyên nhân khiến chúng ta cảm nhận một tình
cảm đặc biệt xảy ra (ví dụ: chúng ta biết mình sợ hãi vì tim đập nhanh...)
- Quan điểm 2: Phản ứng sinh lý là hệ quả của tình trạng nhận biết một dạng cảm xúc
đang diễn ra (ví dụ: chúng ta biết mình sợ → tim đập nhanh)
 Lý thuyết của James - Lange về phản ứng của cơ thể
- Kinh nghiệm cảm xúc chẳng qua chỉ là một phản ứng bản năng của cơ thể trước một
tình huống hay sự việc nào đó xảy ra trong môi trường sống (James, 1980).
- Phản ứng bản năng là nguyên nhân gây ra cảm xúc
Khóc do sự mất mát khiến ta cảm thấy buồn rầu
Tấn công kẻ khác làm chúng ta tức giận
Run rẩy vì sự đe dọa khiến chúng ta lo sợ
- Biến đổi sinh lý dẫn đến nhận biết cảm xúc
- Cảm giác này được não bộ giải thích như là một dạng xúc cảm đặc biệt
- Nhược điểm:
+ Biến đổi sinh lý phải diễn ra theo một tốc độ khá nhanh, vì chúng ta nhận biết một
số cảm xúc hầu như tức thì khi sự việc xảy ra.
Ví dụ: sợ hãi khi nghe tiếng bước chân kẻ lạ trong đêm tối.
Nhiều sự nhận biết cảm xúc thường phát sinh ngay trước khi biến đổi sinh lý kịp thời
diễn ra.
- Không phải lúc nào tình trạng cảnh giác sinh lý cũng gây ra cảm xúc.
- Ví dụ: 1 người chạy nhanh > nhịp tim và nhịp thở tăng, nhưng không gây ra cảm xúc
nào cả.
- Cơ thể phát sinh có cảm giác tương đối hạn chế, khó để xác định loại cảm xúc nào là
hậu quả đặc thù của biến đổi sinh lý nào.
- Nhiều loại cảm xúc gắn liền với các thay đổi sinh lý khá giống nhau.
 Lý thuyết Cannon-Bard
- Walter Cannon (1927, 1929) tập trung vào hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
- Cảm xúc đòi hỏi não bộ phải làm trung gian hòa giải giữa kích thích đầu vào và
phản ứng đầu ra.
- Những tín hiệu được gửi tới một vùng trên vỏ não để tạo ra cảm giác và gửi tới vùng
khác để tạo ra sự biểu thị cảm xúc.
- Tình trạng cảnh giác sinh lý và kinh nghiệm cảm xúc đều phát sinh đồng thời bởi
cùng một xung lực thần kinh, và đều xuất phát từ đồi thị (thalamus)
- Kích thích gây phản ứng đồi thị gửi tín hiệu đến các cơ quan bên trong và gửi thông
điệp đến vỏ não về bản chất cảm xúc đang diễn ra.
 Các lý thuyết đánh giá nhận thức về cảm xúc
- Thuyết của Schachter-Singer: cảm xúc dựa vào cách gọi tên tình trạng cảnh giác
sinh lý
- Thuyết này giải thích cảm xúc chú trọng đến vai trò của nhận thức
- Chúng ta nhận diện cảm xúc đang diễn ra nhờ quan sát hoàn cảnh hiện tại của chúng
ta và so sánh bản thân chúng ta với người khác
- Các lý thuyết đánh giá nhận thức về cảm xúc
 Thí nghiệm:
- Nhóm 1: 1 thiếu nữ nhan sắc trông hấp dẫn đứng ở đầu 1 cây cầu treo lắc lư, dài gần
80m,bắc qua hẻm núi sâu, và yêu cầu những người đàn ông vừa đi qua cầu trả lời 1
số câu hỏi.
- Sau đó cô cho họ số điện thoại, bảo nếu quan tâm đến kết quả thí nghiệm họ sẽ tiếp
xúc với cô vào tuần tới
- Nhóm 2: 1 thiếu nữ nhan sắc trông hấp dẫnđứng ở đầu 1 cây cầu vững chắc bắc qua
một con suối cạn rộng khoảng hơn 3m phía dưới cây cầu. Người thiếu nữ cũng hỏi
họ một số câu hỏi
- Kết quả: Những người đàn ông đi qua cây cầu nguy hiểm tỏ ra khác biệt đáng kể về
kết quả phỏng vấn: họ có khả năng tưởng tượng về tình dục của họ cao hơn nhiều,
gọi điện cho cô gái nhiều hơn, cho biết thấy cô lôi cuốn hơn so với nhóm kia.
- Tình trạng cảnh giác sinh lý tăng lên do sự nguy hiểm của chiếc cầu khiến những
người nam muốn lý giải tình trạng này là do nhan sắc của cô gái hấp dẫn.
- Kinh nghiệm cảm xúc đóng vai trò phối hợp giữa tình trạng cảnh giác sinh lý và cách
gọi tên tình trạng ấy.
- Khi nguyên nhân gây ra tình trạng cảnh giác sinh lý không rõ rệt, chúng ta có thể
trông cậy vào hoàn cảnh để xác định những gì chúng ta đang cảm nhận.
 Tóm tắt các lý thuyết giải thích hiện tượng cảm xúc
- Cảm xúc là hiện tượng phức tạp, 1 lý thuyết đơn độc không đủ để giải thích thỏa
đáng mọi khía cạnh của cảm xúc.
- Mỗi lý thuyết đều có chứng cứ trái ngược nhau về khía cạnh này hay khía cạnh
khác.
- Không có lý thuyết nào là hoàn toàn chính xác.

CĂNG THẲNG TRONG CUỘC SỐNG


I. Căng thẳng:
1. Khái niệm:
- Căng thẳng là kiểu phản ứng mà một sinh vật tạo ra đối với những sự kiện kích thích
làm xáo trộn trạng thái cân bằng và tạo ra gánh nặng hoặc vượt quá khả năng đối phó
của nó.
- Sự kiện gây kích thích: điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài → tác nhân gây
căng thẳng
2. Tác nhân gây căng thẳng:
- Tác nhân gây căng thẳng: là một sự kiện kích thích yêu cầu cơ thể phải đưa ra một số
kiểu phản ứng mang tính thích nghi.
- Ví dụ: một người đạp xe thình lình đổi hướng đi trước mũi chiếc ôtô của bạn, giáo sư
thay đổi ngày nộp của bài tiểu luận.
- Phản ứng của một cá nhân đối với những yêu cầu về thay đổi bao gồm nhiều phản
ứng khác nhau xảy ra với nhiều cấp độ, cả mặt sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận
thức.
3. Các phản ứng căng thẳng sinh lý:
- Căng thẳng kịch liệt: những kiểu bắt đầu và kết thúc rõ ràng
- Căng thẳng kinh niên: trạng thái khuấy động kéo dài, tiếp tục qua thời gian mà
trong đó các yêu cầu nhận biết lớn hơn những nguồn an ủi bên trong và bên ngoài
được dung để đối phó với chúng.
- Phản ứng chống lại hoặc chạy trốn (Cannon, 1920): một chuỗi hoạt động được
kích hoạt trong dây thần kinh và các tuyến nội tiết để chuẩn bị cho cơ thể tự bảo vệ
và đấu tranh hoặc chạy tới nơi an toàn.
- Vùng dưới đồi có liên quan đến một loạt các phản ứng cảm xúc. Tuyến yên nhận tín
hiệu từ vùng dưới đồi sẽ tiết ra 2 hormone chủ yếu đối với phản ứng căng thẳng:
hormone kích thích tuyến giáp (TTH), giúp tạo ra nhiều năng lượng có sẵn cho cơ
thể; và hormone ACTH "hormone căng thẳng", giải phóng những hormone khác,
giúp điều chỉnh cơ thể.
- Phản ứng của cơ thể đối với sự căng thẳng: căng thẳng tạo ra những thay đổi sinh lý:
+ Những mạch màu dưới da, cơ xương, nội tạng co thắt
+ Mồ hôi tăng
+ Đồng tử giãn và các cơ lông mi giãn để nhìn hình ảnh xa
+ Phế quần giãn
+ Da và lông trên cơ thể tạo ra "hiện tượng nổi da gà"
+ Tuyến thượng thận kich thích tiết adrenalin, tăng lượng đường trong máu, tăng
huyết áp và nhịp tim
+ Tăng nhịp tim: nhịp đập làm tăng sức mạnh co bóp
+ Bộ máy tiêu hóa giảm nhu động
+ Gan giải phóng đường vào đường máu
+ Sự tiết của tuyển tuy giảm
+ Sự tiết dịch tiêu hóa giảm
+ Bàng quang bớt căng
+ Những mạch máu ở cơ quan sinh dục ngoài giãn
+ Lỗ hậu môn đóng kín
+ Đường tiết niệu đồng lại
- Taylor (2000): phản ứng sinh lý đối với sự căng thẳng có kết quả khác nhau giữa
nam và nữ.
- Căng thẳng dẫn phụ nữ tới phản ứng chăm sóc và giúp đỡ.
- Phụ nữ đảm bảo sự an toàn của con cái mình bằng cách hướng tới những nhu cầu của
chúng; phụ nữ giúp đỡ những thành viên khác trong nhóm xã hội của họ với mục tiêu
chung là làm giảm khả năng tổn thương của con cái mình
4. Hội chứng thích nghi phổ biến (General Adaptation Syndrome - GAS)
- Selye (1930): tất cả những tác nhân gây căng thẳng đòi hỏi sự thích nghi.
- 3 giai đoạn:
+ Phản ứng báo động: khoảng thời gian ngắn của sự thức tỉnh về cơ thể để chuẩn bị
cho cơ thể trước hoạt động mạnh mẽ.
+ Giai đoạn kháng cự: cơ thể chịu đựng và kháng cự những ảnh hưởng làm suy yếu
yếu tố gây căng thắng
+ Giai đoạn kiệt sức: nguồn lực của cơ thể trở nên suy yếu (yếu tố căng thắng kéo
dài)
 Những sự kiện lớn trong cuộc đời:
- Những thay đổi lớn trong hoàn cảnh sống là nguồn gốc của tình trạng căng thẳng đối
với nhiều người.
- Khi cố gắng liên hệ căng thắng với những thay đổi trong cuộc đời, bạn nên xem xét
cả những thay đổi tích cực và tiêu cực.
 Các sự kiện gây tổn thương
- Những sự kiện gây tổn thương: hãm hiếp, tai nạn giao thông, thiên tai, hoả hoạn...
cũng có ảnh hưởng lớn.
- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder - PTSD). PTSD là
một phản ứng căng thẳng mà trong đó các cá nhân phải trải nghiệm lại liên tục về sự
kiện gây tổn thương dưới hình thức như sự hồi tưởng hoặc ác mộng.
- Những người chịu trải nghiệm sự tê liệt về cảm xúc đối với những sự kiện xảy ra
hàng ngày và cảm giác xa lánh những người khác.
- Nỗi đau đớn về cảm xúc của phản ứng này có thể gây hậu quả: gia tăng nhiều triệu
chứng, vấn đề về giấc ngủ, cảm thấy tội lỗi vì được sống sót, khó khăn trong việc tập
trung và phản ứng giật mình tăng quá mức.
 Những tác nhân gây căng thẳng kinh niên:
- Tác nhân gây căng thẳng kéo dài:
+ Với những tác nhân gây căng thắng mang tính tâm lý, không phải lúc nào cũng dể
dàng tìm ra sự khác biệt rõ ràng.
+ Đối với nhiều người, căng thẳng kinh niên xuất phát từ những điều kiện trong xã
hội và môi trường.
+ Một số nhóm phải chịu căng thẳng kinh niên bởi tác động của vị thế kinh tế - xã
hội hoặc đặc điểm chủng tộc của họ dẫn đến những hậu quả khắc nghiệt đối với sức
khỏe . Căng thẳng kinh niên cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ
em.
 Sự tranh cãi hằng ngày:
- Những kiểu gây căng thắng xảy ra hàng ngày mà hầu như phần lớn mọi người đều
gặp phải.
- Có tương quan giữa sự xuất hiện những cuộc cãi vã và vấn đề sức khỏe: những tranh
cãi càng thường xuyên và căng thắng thì sức khỏe về thể chất và tinh thần càng tồi tệ
hơn (Lazarus, 1981; 1984b)
- Những tranh cãi hàng ngày có thể bắt đầu ảnh hưởng đến sức khoẻ từ rất sớm trong
cuộc đời
 Đối phó với sự căng thẳng: Kiểu chiến lược đối phó
- Đối phó trực tiếp vấn đề: Thay đổi yếu tổ gây căng thẳng hoặc mối quan hệ của con
người với nó thông qua những hành động trực tiếp và/ hoặc những hành động giải
quyết vấn để.
+ Ví dụ:
Đấu tranh (phá hủy, toại bỏ hoặc làm suy yếu mối đe dọa)
Chạy trốn (tự tránh xa mối đe dọa)
Tìm kiếm những lựa chọn để đấu tranh hoặc chạy trốn (thương thuyết, nặc cà, cum
kết)
Ngăn căn căng thẳng trong tương lui (hành động để tăng cường sự kháng cự hoặc
giảm sức mạnh của căng thẳng được lường trước)
- Đối phó tập trung cảm xúc: Thay đổi cái tôi thông qua những hoạt động khiến con
người cảm thấy tốt hơn mà không làm thay đổi tác nhân gây căng thẳng.
+ Ví dụ:
Các hoạt động tập trung thuộc cơ thể (sử dụng thuốc chống trầm cảm, thư giãn, liên
hệ phản hồi sinh học)
Các hoạt động tập trung mang tính nhận thức (sự tiêu khiển theo kế hoạch, những
tưởng tượng và suy nghĩ về hản thân)
Liệu pháp điều chỉnh những quá trình ý thức và vô thức làm tăng thêm lo lắng

You might also like