You are on page 1of 26

Học phần:

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG (30 Tiết)


-GV: HỒ THỊ TRÚC QUỲNH
-Đơn vị: Khoa Tâm lý – Giáo dục – ĐHSP.
--Tài liệu: GT TÂM LÝ HỌC ĐC (Ng. Quang
Uẩn)
- 2 bài kiểm tra (trắc nghiệm)
-Chuyên cần : 8 điểm
-Thái độ : 2 điểm
Chương 1
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
*Tiêu chí:
-Có đối tượng nghiên cứu
-Có hệ thống khái niệm, phạm trù, thuật ngữ
-Có đội ngũ nhà nghiên cứu
-Có phương pháp nghiên cứu
-Có khả năng ứng dụng vào thực tiễn
1.Đối tượng, nhiệm vụ của TLH
a.a.Đối tượng nghiên cứu của TLH là
nghiên cứu những hiện tượng tâm lý
của con người. Đó là những hiện
tượng tinh thần, diễn ra ở vỏ não, nó
gắn liền và điều khiển, điều chỉnh mọi
hoạt động của con người.
b.Nhiệm vụ
-Làm rõ bản chất của các hiện tượng
tâm lý.
- Nghiên cứu các quy luật hình thành
và phát triển các hiện tượng tâm lý.
-Nhiệm vụ thứ ba là tìm hiểu các cơ
chế hình thành các hiện tượng tâm lý
2.Sơ lược về lịch sử tâm lý học (sgk)
3.Bản chất, chức năng, phân loại hiện tượng
tâm lý
3.1.Bản chất hiện tượng tâm lý người
“Tâm lí của con người là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào não người thông qua chủ
thể, tâm lí người có bản chất xã hội và mang
tính lịch sử.”
Luận điểm 1: Tâm lí… qua chủ thể.
*Nguồn gốc, nội dung tâm lý là hiện thực
khách quan.
-Hiện thực khách quan là tất cả những gì
tồn tại ngoài ý thức của ta.
Hiện thực khách quan tác động vào các
giác quan và não sinh ra tâm lý.
*Hoạt động của não là cơ sở sinh lý của
hiện tượng tâm lý.
-Não hoạt động theo cơ chế phản xạ
-Não làm nhiệm vụ phản ánh hiện thực
khách quan.
+ Phản ánh là sự tác động qua lại giữa hệ
thống này lên hệ thống khác, kết quả là để
lại dấu vết trên cả hai hệ thống.
VD
+Có nhiều dạng phản ánh như: phản ánh cơ
học, vật lí, hoá học, sinh lí, tâm lí…
+Các loại phản ánh này diễn ra từ đơn giản
đến phức tạp và có sự chuyển hoá cho nhau.
+Phản ánh tâm lý là sự tác động của hiện thực
khách quan vào con người, vào hệ thần kinh và
bộ não người- tổ chức cao nhất của vật chất.
+Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Có
đặc điểm:
. Hình ảnh tâm lí rất sinh động và sáng
tạo,
.Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể:
Biểu hiện:
Thứ nhất:
- Cùng nhận sự tác động của thế giới về
cùng một hiện thực khách quan nhưng ở
những chủ thể khác nhau thì xuất hiện
những hình ảnh tâm lí với những mức độ
và sắc thái khác nhau
BẠN THÍCH HÌNH TƯỢNG ?
Thứ hai:
-Có khi cùng một hiện thực khách
quan tác động đến một chủ thể duy
nhất nhưng vào những thời điểm khác
nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau,
với trạng thái cơ thể, trạng thái tinh
thần khác nhau cho ta hình ảnh tâm lí
với mức độ và sắc thái tâm lí khác
nhau.
MỐT XƯA VÀ NAY
Thứ 3:
-Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí
là người cảm nhận, cảm nghiệm và
thể hiện rõ nhất.
-Thứ 4:
- Thông qua các mức độ và sắc thái
tâm lý khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ
thái độ khác nhau đối với hiện thực.
Bảo vệ môi trường
Do đâu mà tâm lý người này khác tâm
lý người kia?
-Do đặc điểm cơ thể, giác quan, hệ
thần kinh mỗi người khác nhau
-Do hoàn cảnh sống khác nhau, môi
trường giáo dục khác nhau.
-Tính tích cực trong hoạt động và giao
lưu khác nhau
KL:
-Nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người
sống và hoạt động.
-Giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ cho sự khoẻ mạnh
của bộ não trong quá trình học tập, lao động và
vui chơi.
-Chú ý đến nguyên tắc sát đối tượng
Luận điểm thứ 2: “…, tâm lý người có
bản chất xã hội và mang tính lịch sử.”
-Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới
khách quan mà phần xã hội có vai trò
quyết định, trong đó các quan hệ xã hội
ảnh hưởng quan trọng hơn cả.
-Tâm lí là sản phẩm hoạt động và giao
tiếp của con người trong các mối quan hệ
xã hội
-Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của
quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm xã
hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt
động giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai
trò chủ đạo, hoạt động và mối quan hệ
giao tiếp trong xã hội có tính quyết định.
-Tâm lí của mỗi người chịu sự chế ước
của lịch sử cá nhân và cộng đồng.
KL:
-Lưu ý các đặc điểm của thời đại, dân tộc,
địa phương, giai cấp, gia đình của từng
người
-Giúp chủ thể tiếp xúc với môi trường
rộng lớn của xã hội.
--Cần tổ chức hoạt động đa dạng ở từng
giai đoạn lứa tuổi khác nhau
3.2. Chức năng của tâm lý người
-Định hướng hoạt động
-Điều khiển, điều chỉnh hoạt động
-Động lực thúc đẩy hoạt động
3.3.Phân loại hiện tượng tâm lý người
*Căn cứ theo thời gian tồn tại và vị trí
tương đối của HTTL trong nhân cách
3 loại:
-Qúa trình tâm lý
-Trạng thái tâm lý
-Thuộc tính tâm lý
*Có thể phân biệt hiện tượng tâm lý
thành:
-Các hiện tượng tâm lý có ý thức
-Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức
*Người ta còn phân biệt hiện tượng tâm lý
thành:
-Hiện tượng tâm lý sống động
-Hiện tượng tâm lý tiềm tàng
*Có thể:
-Hiện tượng tâm lý xã hội
-Hiện tượng tâm lý cá nhân
4.Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm
lý.
4.1.Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý
*Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
*Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong
nghiên cứu .
*Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách
với hoạt động.
*Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối
liên hệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ
giữa chúng với các loại hiện tượng khác
*Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ
thể, của một nhóm người cụ thể
4.2.Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
*Phương pháp quan sát
*Điều tra
*Test (trắc nghiệm)
*Đàm thoại (trò chuyện)
*Thực nghiệm
*Phân tích sản phẩm hoạt động
*Nghiên cứu tiểu sử cá nhân….

You might also like