You are on page 1of 48

Bài 1: Tổng quan về tâm lý học

Khái niệm tâm lý học


Tâm lý học là 1 khoa học nghiên cứu về hành vi ứng xử và các tiến trình tâm trí của con người: ý
nghĩ, nhận thức, trí nhớ, tình cảm và cả những hoạt động sinh lý… nhằm nỗ lực giải thích, dự
đoán, cải biến và sau cùng là hoàn thiện cuộc sống con người và thế giới con người đang sống
Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu tài liệu
2. Quan sát trong môi trường tự nhiên
3. Điều tra bằng bảng hỏi
4. Nghiên cứu trường hợp điển hình
5. Thực nghiệm
Nhà tâm lý học đưa ra các dự đoán => giả thuyết
Các giả thuyết thường được dựa trên cơ sở của một lý thuyết
-> Lý thuyết là tập hợp các sự kiện hoặc nguyên tắc chung giải thích tại sao các hành vi lại
xuất hiện.
Kiểm tra giả thuyết thông qua thí nghiệm

Nghiên cứu trường hợp (case study)


➢ Mục đích: khám phá ảnh hưởng của sự kiện tới hành vi đó như thế nào
➢ Ưu điểm: Cho phép thu thập thông tin trong thời gian ngắn & Nghiên cứu hành vi con
người trong bối cảnh tự nhiên.
➢ Nhược điểm: Đôi lúc chỉ đúng với số ít các trường hợp => có khi không đúng với trường
hợp khác & Phương pháp này giúp các nhà tâm lý học định hình các giả thuyết, sau đó
dùng pp khác để chứng minh cho giả thuyết đó.
Phương pháp điều tra (Survey)
➢ Soạn một bảng hỏi/bảng khảo sát nhằm thu thập thông tin về hành vi, niềm tin, thái độ của
nhóm người (qua email, điện thoại, phỏng vấn, giấy bút v.v.)
➢ Lời nói, trật tự và cấu trúc của bảng hỏi có thể dẫn đến thiên kiến trả lời (Schwart, 1999)
Mẫu phải đại diện cho dân số => kết quả không thể khái quát cho dân số
➢ Đảm bảo tính ngẫu nhiên của mẫu.
Phương pháp quan sát trong điều kiện tự nhiên (Naturalistic Observation)
➢ Tìm hiểu con người và động vật cử xử như thế nào trong bối cảnh tự nhiên.
Ví dụ: Nghiên cứu về loài gorilla núi ở châu Phi rất nổi tiếng của Dian Fossey (Fossey,
1983; Goodall, 1986)
➢ Những nghiên cứu quan sát về hành vi của con người được thực hiện trong nhiều bối cảnh
tự nhiên khác nhau như trong công việc, trường học, và trong xã hội như là quán bar…

1
Phương pháp quan sát tham gia (Participant Observation)
Là phương pháp mà trong đó người quan sát trở nhà thành viên của nhóm được quan sát VD: nổi
tiếng là nhà tâm lý đóng vai là bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn tâm thần để xem liệu bác
sĩ tâm thần có thể phân biệt được với bệnh nhân thật (Rosenhan, 1973)
Phương pháp quan sát trong phòng thí nghiệm (Laboratory Observation)
➢ Quan sát hành vi trong phòng thí nghiệm
Ví dụ: quan sát hành vi thích thú của trẻ bằng cách sử dụng gương 1 chiều
➢ Hành vi trong phòng thí nghiệm có thể không tự nhiên
Nghiên cứu tương quan (Correlational Studies)
➢ Nghiên cứu thực hiện trên hai biến để đo lường xem có mối tương quan nào hay không
➢ Tương quan thuận và tương quan nghịch
➢ Ví dụ:
Thời gian trẻ em xem ti vi càng nhiều thì điểm số ở trường càng thấp (Ridley-Johnson,
Cooper, & Chance, 1983)
Điểm SAT càng cao thì có xu hướng điểm số năm đầu tiên đại học càng cao (Linn, 1982)
Phương pháp thực nghiệm (The Experiment)
Người nghiên cứu trực tiếp tác động vào một biến và đánh giá sự ảnh hưởng đối với một số biến
khác.
Ví dụ: Giả thuyết của nhà thí nghiệm là tập aerobic làm giảm lo lắng
Biến độc lập: tập aerobic (tác động lên biến này)
Biến phụ thuộc: mức độ lo lắng
Ưu điểm:
➢ Có thể thiết lập được mối quan hệ nhân – quả.
➢ Có thể kiểm chứng và mở rộng bằng cách tiến hành lại thí nghiệm đó.
➢ Có thể được sử dụng để phân tích các biến một cách chính xác vì người nghiên cứu có thể
kiểm soát các biến đó.
Nhược điểm:
➢ Đối tượng biết là đang bị nghiên cứu cho nên họ có thể hành động không trung thực.
➢ Đôi khi các biến không thực tế.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
● Từ thời xa xưa, loài người đã luôn thắc mắc tại sao chúng ta lại hành động như thế này mà
không phải thế khác và điều gì đã khiến cho người này cư xử khác người kia.
● Người ta cũng cho rằng hồn vía và quỷ thần ngự trị trong thân thể con người và chỉ đạo
hành vi của họ.
● Người cổ xưa từng cho rằng rối loạn tâm lý do ma quỷ gây ra, muốn xua những hồn ma
này đi người ta đã thực hiện một dạng phẫu thuật gọi là khoan lỗ
● Tâm lý học nằm trong lòng triết học

2
○ Hippocrates: cá tính mỗi người hình thành do phối hợp 4 tâm trạng: yêu đời, ưu
sầu, cáu gắt và điềm tĩnh. Các tâm trạng này phát sinh bởi sự hiện hữu của các
chất dịch trong cơ thể (mật vàng, mật đen, nước nhờn và máu).
○ Descartes: cho rằng dây thần kinh là các ống rỗng, qua đó các “ý chí động vật”
(animal spirits) điều khiển các xung lực giống như nước truyền qua một đường ống.
● Năm 1879 khi Wilhelm Wunt thiết lập phòng nghiên cứu thực nghiệm các hiện tượng tâm lý
ở Đức và sau đó ít lâu William James đã thành lập 1 phòng thí nghiệm ở Mỹ, Tâm lý học
được chính thức khai sinh.
● Khoa học tâm lý phát triển nhanh chóng, xuất hiện các lý thuyết về tâm lý. Nhiều lý thuyết
ra đời nhưng cũng nhiều lý thuyết bị bác bỏ.
● Trong đó, có những lý thuyết tồn tại đến ngày nay, khi kết hợp với nhau tạo thành một bộ
bản đồ hướng dẫn cho các nhà TLH.

Thời kỳ đầu: căn cứ trong việc nhận diện các TLH hiện đại: căn cứ trên các mô hình nhận
yếu tố căn bản thuộc tâm trí thức:
● Lý thuyết cấu trúc ● Phân tâm
● Lý thuyết chức năng ● Hành vi
● Lý thuyết Gestalt ● Nhân văn
● Hoạt động

THỜI KÌ ĐẦU
1. LÝ THUYẾT CẤU TRÚC
Wilhelm Wundt sau khi mở phòng thí nghiệm thì chủ trương phát triển các kỹ thuật nghiên cứu quy
luật về tư duy con người: phân tích âm thanh, hình ảnh và các cảm giác khác, vì ông cho rằng
cảm giác là nguyên tử của tư duy. Cách tiếp cận này được gọi là lý thuyết cấu trúc.
Như vậy, thuyết cấu trúc chú trọng đến các yếu tố căn bản làm nền tảng cho tư duy, ý thức, tình
cảm và các trạng thái cùng hoạt động tâm trí khác
Dùng phương pháp nội quan để nghiên cứu cấu trúc tâm trí
Theo phương pháp này, một người khi nhận được các kích thích, sẽ chia nhỏ các cảm
nghiệm thành các thành tố cơ bản nhất và mô tả lại cảm nghiệm của mình khi tiếp nhận
kích thích ấy.
Lý thuyết này bị chỉ trích vì những hạn chế trong việc tìm hiểu tâm lý và phương pháp tiến
hành. Tuy nhiên có nhiều đóng góp giá trị trong nghiên cứu tiến trình nhận thức của con
người.
2. LÝ THUYẾT CHỨC NĂNG
Do nhà Tâm lý học người Mỹ là William James đề xuất.
Lý thuyết này được gọi là lý thuyết chức năng vì nó chú tâm vào nghiên cứu cách thức các quá
trình của trí não thực hiện chức năng của mình để đáp ứng nhu cầu thế nào.
3
Vd: thay vì hỏi tư duy là gì thì họ đặt câu hỏi tư duy để làm gì?
Tìm hiểu vai trò của hành vi cư xử trong việc giúp con người thích nghi hiệu quả hơn với hoàn
cảnh sống.
Sau này, nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ là Dewey đã vận dụng khảo hướng chức năng để xây
dựng ngành tâm lý học đường, đề xướng lý thuyết phương thức đáp ứng tối ưu nhu cầu của sinh
viên thông qua hệ thống giáo dục.
3. TÂM LÝ HỌC GESTALT
Đại diện: Wertheimer, Kurt Koffka và Wolfgang Kohler.
Theo quan điểm của các nhà TLH này, cảm nghiệm của con người không thể phân chia thành các
nhân tố riêng rẽ, nên họ cho rằng cách mà các nhà Tâm lý học cấu trúc làm là không tự nhiên.
Họ đề xuất một số sự vật hiện tượng phải được cảm nhận như một tổng thể.
Họ đặt tên cho cách tiếp cận của mình là Gestalt
Các nhà TLH Gestalt lập luận rằng chính sự tổ chức sắp xếp các nhân tố mới là điều quan trọng
chứ không phải bản thân các nhân tố.
“Toàn bộ hơn tổng thể các thành phần”
VD: Khi 2 nguồn sáng ở rất gần nhau chớp lên kế tiếp nhau thì ta thấy ánh sáng di chuyển
giữa hai vị trí.
Những đóng góp của các nhà TLH Gestalt rất to lớn trong việc tìm hiểu tiến trình nhận thức của
con người.
TLH HIỆN ĐẠI
1. TLH PHÂN TÂM
S. Freud (1956 – 1939) - Bác sĩ thần kinh và tâm lý gia người Áo
Là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học, một lý thuyết được coi
là có ảnh hưởng nhất trong thế kỉ 20. Nhiều người yêu thích cũng rất nhiều người ghét Freud vì
quan điểm của ông: Sự nổi loạn về tính dục -> trái ngược với quan niệm con người là tốt đẹp, lý trí
và thuần khiết.
Những người đề xướng mô hình này tin tưởng rằng những hành vi, tác phong cư xử bị thôi thúc
bởi các lực lượng nội tâm (ý nghĩ, sự sợ hãi, ước muốn) mà cá nhân khó lòng kiểm soát hay
khống chế được.
Tâm lý học phân tâm cho rằng những kinh nghiệm thời thơ ấu ảnh hưởng đến tâm lý, nhân cách
của mỗi người
Ứng dụng: điều trị rối loạn tâm lý, nền tảng quan trọng trong nghiên cứu nhân cách
2. TLH HÀNH VI
- Dựa trên lý thuyết của Pavlov về phản xạ có điều kiện
- Các nhà TLH hành vi cho rằng tìm hiểu tâm lý con người phải dựa trên việc nghiên cứu
hành vi
- Đưa ra công thức S-R
- Đưa ra kết luận: có thể tác động đến hành vi con người bằng việc thay đổi các kích thích.

4
- Phê phán các học thuyết không thể kiểm chứng, đo đạc được
3. TLH NHÂN VĂN
Xuất hiện: thập niên 50 thế kỉ XX ở Mỹ
Các nhà TLH nhân văn cho rằng con người về cơ bản là tốt. Chúng ta không bị các ham muốn vô
thức chỉ đạo mà chúng ta có ý chí độc lập của bản thân và trong một môi trường thích hợp, chúng
ta sẽ phấn đấu đạt các mục tiêu xã hội tích cực.
Mỗi người là cá nhân duy nhất, với tư duy, ham muốn và tình cảm khác biệt, nên các nhà tâm lý
cần nghiên cứu tính cá nhân đó chứ không phải là gộp nhóm con người thành các loại hạng.
4. TÂM LÝ HỌC HOẠT ĐỘNG
Nhà sáng lập: L.X. Vygotsky, A.N. Leontiev… •
Lấy triết học Mác – Lê nin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận, xây dựng nền tâm lý học lịch
sử người: coi TLH là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người thông qua hoạt động.
Tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lý người được hình thành, phát triển và
thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ giao lưu của con người trong xã hội
Một số nhánh của Tâm lý học TLH bất thường, TLH hành vi, TLH sinh học, TLH nhận thức, TLH
phát triển, TLH khác biệt cá nhân, TLH sinh lý, TLH xã hội
CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TÂM LÝ
❖ Bẩm sinh - Di truyền : Sự tiến hóa
❖ Sinh học và hành vi
➢ Hệ thần kinh
➢ Cấu tạo và chức năng của não
➢ Sự chuyên môn hóa ở bán cầu não
➢ Hệ nội tiết

I. Sự tiến hóa
Những thay đổi của môi trường ->(2) Sự cạnh tranh về thức ăn -> Sự chọn lọc những loài có đặc
điểm sinh học thích nghi nhất -> Di truyền những đặc điểm sinh học phù hợp cho thế hệ sau ->
Tần suất của kiểu gen tăng trong thế hệ kế tiếp-> (2)
Sự tiến hóa ở người
Đi bằng 2 chân -> Sự hình thành não bộ -> Ngôn ngữ và văn hóa

II. Sinh học và hành vi


CƠ SỞ SINH LÝ CỦA TÂM LÝ
1. Tại sao các nhà TLH nghiên cứu não bộ và hệ thần kinh?
2. Các thành tố căn bản của Hệ thần kinh là gì?
3. Hệ thần kinh truyền thông tin như thế nào ?
4. Các bộ phận thuộc cấu trúc của hệ thần kinh liên kết với nhau theo phương thức như
thế nào?

5
CƠ SỞ SINH LÝ CỦA THẦN KINH
Tại sao các nhà TLH nghiên cứu não bộ và hệ thần kinh?
❖ Tâm lý người chính là sản phẩm của bộ não và hệ thần kinh khi con người tương
tác với SVHT.
❖ Não và nhánh của nó xuyên suốt cơ thể đã hình thành hệ thần kinh của con người.
Mọi vận động, tư duy, hy vọng, hoài bão, ước mơ, nói chung là mọi yếu tố tâm lý
người đều có liên hệ mật thiết với hệ thần kinh.
❖ Mọi hoạt động của con người từ đơn giản đến phức tạp đều do Hệ thần kinh kiểm
soát, điều hành.
Các thành tố căn bản của Hệ thần kinh là gì?
Nơ ron là thành tố cơ bản nhất của hệ thần kinh.
Chính sự liên kết giữa các nơ ron mà thông tin
được truyền đi nhanh chóng khắp hệ thần kinh
trên cơ thể con người.
Ước tính chỉ riêng não bộ con người đã có từ 100
– 200 tỉ nơ ron
Nơ ron là tế bào duy nhất có khả năng trao đổi
thông tin với tế bào khác
CẤU TẠO CỦA NƠ RON
Nơ ron có 1 thân tế bào chứa nhân mang thông
tin di truyền ấn định chức năng của tế bào.
Bao quanh đầu thân tế bào nơ ron là các đuôi gai,
có nhiệm vụ nhận thông tin từ các nơ ron hoặc tế
bào khác.
Ở đầu khác có 1 nhánh thon dài hình ống gọi là
sợi trục, có nhiệm vụ truyền thông tin đến các nơ
ron hoặc tế bào khác.
Việc truyền tín hiệu qua các nơ ron thuần túy là
các dòng điện 1 chiều: đuôi gai -> thân -> sợi trục
Hệ thần kinh truyền thông tin như thế nào ?
Sự chuyển đổi giữa các trạng thái diễn ra với vận tốc
cực kỳ nhanh và khác nhau giữa các loại nơ ron (hơn
3km/h hoặc 400km/h).
Các nơ ron có sự khác nhau về tần số khởi động (nhiều
ít khác nhau tùy loại, có loại tối đa 1000 lần/s). Cường độ
kích thích tác động vào nơ ron sẽ quy định tần số khởi
động

6
Sự thay đổi về tần số khởi động tạo cơ chế cho ta phân biệt cảm giác do một cọng lông chạm vào
chân ta hay vật gì đó nặng rơi vào chân ta.

Kết nối giữa các nơ ron


- Sợi trục của nơ ron này kết nối với đuôi gai của nơ ron kia thông qua 1 hệ thống hóa chất
thần kinh
- Do 1 nơ ron liên kết với nhiều nơ ron khác nên sẽ đồng thời nhận được tín hiệu kích thích
hoặc ức chế nên phải hợp nhất các tín hiệu ấy qua 1 tiến trình kết toán, nếu kích thích lớn
hơn ức chế thì hoạt động, ngược lại là nghỉ.
- Ước tính mỗi nơ ron có thể liên kết với 80 000 nơ ron khác nên số lượng kết nối thần kinh
trong não là vô cùng khổng lồ (10^15)

Sự phát triển của tế bào mới + Những trải nghiệm cuộc sống => Định hình lại bộ não sau khi sinh
ra
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA NÃO BỘ
Cuống não: liên quan đến các tiến trình tự động như nhịp tim, hơi thở và tiêu hóa
Hệ viền: cấu trúc bao quanh cuống não, liên quan đến động lực, tình cảm và trí nhớ
Não: lớp ngoài, là trung tâm đời sống tinh thần của con người. Bao gồm: tích hợp thông tin cảm
giác, kết hợp các cử động và hỗ trợ suy nghĩ cũng như tư duy trừu tượng
Não bộ
• Não của con người nặng khoảng 1,3 kg.
• Nó là các mô thần kinh xốp, mềm màu hồng xám, chứa hàng tỷ nơ-ron thần kinh.
• Gồm: não trước, não giữa và não sau
Não trước (the forebrain)
Não trước là vùng trên não ở trên cùng và trước não.
Vùng dưới đồi (hypothalamus): trung tâm điều khiển thân nhiệt và tốc độ đốt cháy mỡ. VDĐ bị tổn
thương à cản trở hoạt động của ruột, bài tiết nước tiểu, mồ hôi, cảnh báo và các phản xạ trước sự
phấn khích cũng như đau đớn.
Đồi thị (thalamus): đường dẫn của các giác quan trên khắp cơ thể đều đi qua nó.
Vỏ não: chiếm 80% trọng lượng của não, quản lý các khả năng lập luận trừu tượng và lời nói.
Hạch nền: Gồm những nơron quyết định cho chức năng vận động.
Hệ viền: Quan trọng cho cảm xúc, động lực, trí nhớ và học tập.
Não giữa (the Midbrain)
Não giữa giúp điều khiển vận động mắt và phối hợp.
Hệ lưới hoạt hóa là một hệ thống nơron thiết yếu để điều chỉnh tình trạng tỉnh táo (ngủ, sự tỉnh táo;
đánh thức; sự chú ý vào một vài phạm vi, và chức năng sống như là nhịp tim và thở; Sarter, Bruno
& Berntson, 2003).
Não sau (the Hindbrain)

7
Tủy sống (medulla): chứa các trung tâm thần kinh kiểm soát nhịp thở, nhịp tim và dáng điệu.
Học cầu (Pons): Liên quan đến tình trạng tỉnh táo (ngủ và đánh thức); chuyển hóa thần kinh từ
phần này qua phần khác trên não; liên quan đến dây thần kinh mặt.
Tiểu não: điều phối các cử động của cơ thể.
NÃO BỘ
Não được chia làm 2 phần: Bán cầu não trái và bán cầu não phải.
Chúng được nối với nhau bằng một bó lớn các dây thần kinh gọi là thể chai.
Những rãnh này chia mỗi bán cầu não thành bốn thùy: Thùy trán, thùy chẩm, thùy đỉnh và thùy
thái dương.
- Thùy trán: Tiếp nhận xung động cảm giác sau khi đã được các thùy khác xử lý ->
gửi đến các cơ để thực hiện cử động.
- Thùy chẩm: tiếp nhận các xung động thị giác đến từ mắt
- Thùy đỉnh: phản xạ với tiếp xúc, đau đớn và nhiệt độ.
- Thùy thái dương: tiếp nhận các xung động về âm thanh và mùi vị, trung tâm điều
khiển lời nói.
SỰ CHUYÊN MÔN HÓA Ở BÁN CẦU NÃO
Một số chức năng được tập trung về một bên bán cầu não. Vd: giọng nói được chi phối bởi BCN
Trái
Hai bán cầu não mặc dù phối hợp hài hòa với nhau nhưng BCN trái thiên về phân tích trong khi
BCN phải thiên về lập luận
-> Như vậy, các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thần kinh của toàn
bộ não.
HỆ NỘI TIẾT: Tuyến nội tiết tạo và tiết ra các hormon đưa vào trong máu
Các hormone giúp điều tiết sự phát triển, các đặc điểm giới tính, sự trao đổi chất, tiêu hóa và hưng
phấn

BÀI 2 CẢM GIÁC TRI GIÁC CHÚ Ý


Chúng ta hiểu thế giới thông qua các giác quan, là “cửa sổ” của chúng ta hướng ra thế giới
Cửa sổ hướng ra thế giới phụ thuộc vào 2 quá trình cơ bản:
1. Cảm giác (Sensation): thu thập thông tin
2. Tri giác (Perception): tổ chức và diễn giải thông tin

1. Cảm giác
1.1. Khái niệm cảm giác

8
Cảm giác là quá trình những kích thích vật lý tác động lên cơ quan cảm giác được chuyển hoá
thành xung thần kinh, được não bộ dùng để tạo ra trải nghiệm về thị giác, xúc giác, thính giác,v.v.
(Nevid, 2009)
Cảm giác (Sensation)
Là quá trình mà trong đó có sự kích thích lên các cơ quan cảm giác sinh ra hưng phấn thần kinh
thể hiện những trải nghiệm bên trong và bên ngoài cơ thể (TLH & ĐS)
Kích thích (stimulus)
Là một dạng năng lượng gây ra một đáp ứng ở một cơ quan cảm giác
Chúng ta cảm nhận được sự khác biệt của mỗi loại kích thích dựa trên cường độ (intensity) của
chúng.
Ngưỡng cảm giác
1. Cường độ ánh sáng như thế nào để chúng ta có thể thấy?
2. Cường độ âm thanh như thế nào để chúng ta có thể nghe?
Ngưỡng tuyệt đối (Absolute threshold)
• Cường độ nhỏ nhất một kích thích cần phải có để được nhận ra (Feldman, 2011)
• Mỗi cá nhân có những ngưỡng tuyệt đối khác nhau
• Ngưỡng tuyệt đối càng thấp nghĩa là càng nhạy cảm

Nhiễu (noise)
Là những kích thích gây trở ngại cho việc tri giác những kích thích khác.
VD: trong bữa tiệc mọi người nói chuyện ồn ào, người hút thuốc lá… -> tiếng ồn ào khiến khó
nghe được âm thanh của một người khói thuốc lá, mùi thuốc lá khiến người trong bữa tiệc không
nhìn rõ, khó lòng thưởng thức mùi vị của món ăn
9
Ngưỡng sai biệt (Difference threshold)

• Sự chênh lệch tối thiểu về mức năng lượng cần


có để nhận ra sự khác biệt giữa hai kích thích
(Nevid, 2010)
• Ngưỡng sai biệt được tính bằng hằng số Weber:
k = denta L/ L
Một vài ví dụ về ngưỡng sai biệt
• Trăng mọc lúc xế chiều nhìn mờ nhạt, khác hẳn
trăng lúc nửa đêm
• Người ngồi trong phòng yên tĩnh dễ bị giật mình
bởi tiếng chuông điện thoại hơn trong phòng ồn ào.
• Bạn muốn bán cái nhà giá 1.7 tỷ, người mua trả
giá 1.65 tỷ bạn cảm thấy hài lòng hơn việc bán cái
xe máy giá 100 triệu mà người mua trả 50 triệu.

1.3 Thuyết phát hiện tín hiệu (Signal detection theory)


Việc phân biệt kích thích cảm giác yếu không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy cảm sinh lý học của một
người với kích thích đó mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý đối với khả năng nhận diện các
kích thích của con người như: đặc tính nhân cách, sự mong đợi, sự tỉnh táo, động lực, thành
kiến…
Sự thích ứng cảm giác
Thích ứng cảm giác (sensing adaptation): Là sự điều chỉnh khả năng cảm giác sau một thời gian
dài tiếp xúc với những kích thích không đổi (Feldman, 2011).
Cơ chế của thích ứng cảm giác
• Hiện tượng thích ứng cảm giác xảy ra khi người ta bị kích thích lâu dài đến mức quen
thuộc với kích thích ấy và không còn phải ứng đối với nó nữa.
• VD: Sống trong môi trường ồn ào thì sẽ quen dần và không nhận ra nó ồn nữa
• Tuy nhiên, chúng ta không thích ứng với cường độ cực lớn, đặc biệt là kích thích đau (vd
đau răng nghiêm trọng hay tiếng ồn cực lớn).

2. Tri giác
Khái niệm tri giác
● Là quá trình não bộ tổng hợp, tổ chức và diễn dịch các tín hiệu cảm giác để tạo ra hình ảnh
về thế giới.
● Tri giác và cảm giác khác nhau thế nào?
○ Cảm giác: hoạt động của cơ quan cảm giác được kích hoạt bởi năng lượng vật lý.
○ Tri giác: quá trình phân loại, diễn dịch, phân tích & tổng hợp các kích thích của cơ
quan cảm giác & não bộ.

10
Tri giác sử dụng dữ liệu trực quan do cảm giác đang mang lại, đồng thời sử dụng cả các kinh
nghiệm đã học được trong quá khứ để có được hình ảnh của 1 sự vật trọn vẹn, để gọi tên sự vật è
Khác biệt so với CG
Nguyên tắc vận hành của tri giác
Các luật Gestalt về tổ chức nhận thức Là những nguyên tắc mô tả cách chúng ta tổ chức các
thông tin rời rạc thành một tổng thể.
• Quy luật hình và nền
• Quy luật gộp nhóm
2. Tri giác
2.2. Nguyên tắc vận hành của tri giác (tt)
Các luật Gestalt về tổ chức nhận thức
Quy luật hình và nền
Các luật Gestalt về gộp nhóm:
- Quy luật đóng kín (Closure): Các đơn vị thường được gộp chung để tạo thành
một hình ảnh hoàn chỉnh
- Quy tắc gần gũi (Proximity): Các đơn vị gần nhau thường được gộp thành một
nhóm.
- Quy luật tương tự (Similarity): Những đơn vị giống nhau được nhận thức thuộc
về cùng nhóm.
- Quy luật tính đơn giản (Simplicity): Hình ảnh được diễn dịch theo hướng đơn
giản.
Phân tích đặc điểm Chú trọng đến cách thức chúng ta nhận hiểu các thành phần cá biệt trong
một bối cảnh dưới dạng tổng thể thống nhất và hoàn chỉnh.
Quá trình top-down và bottom-up
Top-down: Tri giác được định hướng bởi kiến thức, kinh nghiệm, kì vọng và động cơ.
Bottom-up: Xử lý những thông tin riêng lẻ để hình thành tri giác về cái toàn thể
Tính ổn định của tri giác: Các sự vật nhận thức không biến đổi và có tính nhất trí, bất kể các thay
đổi về hình dáng, màu sắc, kích thước
Nguyên nhân tính ổn định của tri giác:
• Cấu trúc của sự vật ổn định tương đối trong một không gian, thời gian nhất định.
• Do kinh nghiệm tri giác nhiều lần của cá thể.
• Cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược

Nhận thức chiều sâu


** Các thí nghiệm về “vực thị giác”
• Walk và Gibson (1961) thiết kế một thiết bị thông minh để nghiên cứu tri giác ở trẻ em.
• Thiết bị này gọi là vực thị giác (visual cliff) gồm một chiếc bàn đặc biệt được chia làm 3 phần.

11
• Một tấm ván ở giữa là nơi người mẹ đặt con mình lên đó trong giai đoạn đầu của thí
nghiệm.
• Hai bên tấm ván là các hình kẻ caro được phủ lên bằng tấm kính chắc chắn.
* Kết quả: • Trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 tháng từ chối bò sang bên “vực thị giác” mặc dù các bà mẹ
khuyến khích.
• Chúng háo hức bò về bên nông (cách tấm kính 3 cm) à->Trẻ nhỏ có thể phát hiện được độ sâu.
• Walk và Gibson cho thấy gà và cừu có khả năng tránh “vực” khi chúng được 1 ngày tuổi.
• Campos, Langer và Krowitz (1970) đặt những đứa trẻ mới một tháng rưỡi tuổi lên từng phía của
ván gỗ và đo nhịp tim của chúng.
• Họ thấy những thay đổi nhịp tim của đứa trẻ được đặt ở bên “vực”. -> Trẻ em phát hiện được độ
sâu trước khi chúng biết bò.

Ảo giác

Trong ảo giác Ponzo (Ponzo illusion) hai đường thẳng bằng nhau, nhưng
cảm giác 1 cái dài hơn

Visual illusion
Ảo giác Muller (Müller - Lyer illusion)

Ảo ảnh tri giác

12
Chú ý có chọn lựa
sàng lọc thông tin về thế giới xung quanh
• Là tiến trình nhận thức có chọn lựa loại kích thích nào phải chú ý đến.
• Chúng ta đặc biệt chú ý đến các loại kích thích tỏ ra đặc biệt tương phản nhau về mức độ sáng,
bề rộng, mức ồn ào, mức độ mới lạ, hoặc mức độ cao thấp. VD: quảng cáo
• Chúng ta chú ý nhiều đến các kích thích có ý nghĩa đặc biệt phù hợp với các kỳ vọng riêng tư
của chúng ta. VD: lúc đói dễ chú ý đến đồ ăn
Stroop task
Nói to lên màu mực dùng để in mỗi từ, không phải màu theo nghĩa của mỗi từ
Nghe rẽ đôi Hiện tượng tiệc cocktail (cocktail party phenomenon)
• Mỗi tai nghe hai thông điệp khác nhau cùng thời điểm
• Lặp lại thông điệp vừa nghe được ở một bên tai nhất định
• Người tham gia có xu hướng bị ảnh hưởng thông tin từ tai bên kia trong khi vẫn lặp lại tốt thông
tin bên tai được yêu cầu.
• Khi thay đổi thông tin đang truyền đạt ở bên tai được yêu cầu lặp lại sang bên tai kia thì người
tham gia cũng chỉ chú ý đến những thông tin quen thuộc mà không để ý đến tai nào đang cần phải
lặp lại.

BÀI 3: TRÍ NHỚ


1. Trí nhớ
1.1. Các loại trí nhớ
1.2. Tiến trình hình thành trí nhớ
2. Chứng quên và cải thiện trí nhớ
2.1. Cơ chế quên
2.2. Các chứng quên thường gặp
2.3. Cải thiện trí nhớ
Khái niệm Trí nhớ
Trí nhớ là gì? Là quá trình trong đó chúng ta mã hoá, lưu giữ và phục hồi thông tin (Feldman,
2011).
Căn bản, có hai thuyết về trí nhớ

13
1. thời gian khác nhau.
• Mô hình này có sức ảnh hưởng rất lớn.• Thuyết đa trí nhớ (Multiple memory theory)
• Thuyết về cấp độ xử lý (Levels of processing theory)
Nội dung: •Mô hình trí nhớ •Mã hóa thông tin trong trí nhớ •Khôi phục thông tin từ trong trí
nhớ
2. Mô hình trí nhớ :• 1968, Atkinson và Shiffrin đã đưa ra mô hình trí nhớ gồm nhiều giai
đoạn với những khoảng
• Những giai đoạn được gọi là cấu trúc đặc trưng (structural features).
1.Nhập-> Trí nhớ tạm thời (sensory memory): vài giây hoặc phần giây.
2.Trí nhớ ngắn hạn (short-term memory): 15 – 30s( quá trình điều khiển ) -> đưa ra
3.Trí nhớ dài hạn (long-term memory): nhiều năm, nhiều thế kỷ
• Hệ thống trí nhớ gồm quá trình điều khiển (control processing). Ví dụ: sự nhắc lại – nhắc lại kích
thích để nhớ hoặc các phương pháp khác (liên hệ với kiến thức khác).
• Những thành tố của trí nhớ không hoạt động riêng lẻ.
• Mỗi giai đoạn giữ thông tin khác nhau
• Khả năng nhớ của chúng ta phụ thuộc vào cách những giai đoạn làm việc với nhau.

TRÍ NHỚ TỨC THỜI/ CẢM GIÁC( (Sensory


memory)
Bao gồm Trí nhớ hình ảnh và trí nhớ âm thanh
Trí nhớ cảm giác được coi là hệ thống các biểu
tượng tri giác
Dấu vết rất trung thực nhưng rất ngắn (từ 1 vài mili giây đến 1 vài giây) :
+ Thị giác: trí nhớ hình tượng vài ms - 1
+ Thính giác: Trí nhớ âm thanh: 2-3s, âm thanh vang lên trong đầu cho đến khi 1 âm thanh
thay thế nó
Lưu giữ hình thức những thứ được tri giác: cấu trúc của từ, đồ vật, chữ cái, khuôn mặt…
Còn được gọi là Trí nhớ tiền ngữ nghĩa vì chưa truy cập đến ý nghĩa
Trí nhớ tạm thời là sự ghi nhớ trong khoảng thời gian ngắn, ảnh hưởng do những kích thích vào
giác quan. Ví dụ: vệt được tạo ra khi di chuyển đèn cầy pháo hoa
Trí nhớ ngắn hạn (Short-Term Memory)
● Là giai đoạn nhận thông tin từ trí nhớ tạm thời: Duy trı̀ tạm thời các thông tin bằng lời hoặc
thị giác - không gian
● Là quá trình nhận thức có ý thức

14
● Là nơi nhẩm lại thông tin để có thể chuyển vào trí nhớ dài hạn và mang thông tin từ trí nhớ
dài hạn ra khi muốn nhớ lại
● Phải tập trung vào thông tin trong trí nhớ ngắn hạn hoặc bị mất đi trong 30s.
● Con người có khoảng số từ 7+/- 2 (5 to 9) tập hợp các thông tin
Trı́ nhớ ngắn hạn phụ thuộc vào: Thời gian, khả năng ghi nhớ, sự tập trung
Trí nhớ dài hạn ( Long-Term Memory): Cho phép lưu trữ thông tin trong khoảng thời gian dài và
sức chứa của nó là không giới hạn
Các loại trí nhớ dài hạn:
• Trí nhớ rõ ràng (Explicit memory) là loại LTM cho những kiến thức thực tế và kinh nghiệm cá
nhân, yêu cầu nhớ lại có ý thức. Hai loại trí nhớ rõ ràng:
• Nhớ ngữ nghĩa (Semantic memories) là loại trí nhớ về những thực tế trong cuộc sống (ví
dụ, hiệu trưởng của trường ĐH KHXH & VN)
• Nhớ tình tiết (Episodic memories) là trí nhớ liên quan đến kinh nghiệm cá nhân (ví dụ,
buổi liên hoan cuối tuần)
• Trí nhớ ẩn (Implicit memory) là loại trí nhớ có ảnh hưởng lâu dài đến hành vi của chúng ta, không
yêu cầu phải nhận thức về nó (ví dụ: ở người trưởng thành: lái xe, đi bộ)
• Nhớ phương thức (procedural memories) liên quan đến khía cạnh phương thức vật lý

TRÍ NHỚ TƯỜNG THUẬT TRÍ NHỚ KHÔNG TƯỜNG THUẬT

• Còn gọi là trí nhớ ngữ nghĩa • Còn gọi là trı́ nhớ kỹ năng
• Các kiến thức có thể được thể hiện bằng lời • Còn gọi là Các kiến thức ıt́ được mô tả bằng
nói: từ, khái niệm, ý tưởng, hiểu biết về bản lời
thân, những người khác, về thế giới, kinh • Mã hóa, lưu trữ, nhớ lại được thực hiện theo
nghiệm sống, kiến thức hàn lâm cách vô thức.
• Mã hóa, lưu trữ, nhớ lại có ý thức • Còn được gọi là trı́ nhớ ngầm ẩn
• Còn được gọi là trí nhớ rõ ràng

TRÍ NHỚ THUẬN CHIỀU VÀ TRÍ NHỚ NGƯỢC CHIỀU


Trí nhớ ngược chiều: kiến thức và ký ức của quá khứ
Trí nhớ thuận chiều: liên quan đến thông tin mới, cần ghi nhớ
Các quá trình hình thành trí nhớ
2. Mã hóa thông tin trong trí nhớ Encoding Information into Memory
Mã hoá thông tin (Encoding)
● Là tiến trình chọn lọc thông tin đầu vào và biến đổi nó để lưu vào bộ nhớ.
● Việc mã hoá được thực hiện ở trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
● Sự tập trung (attention) đóng vai trò quan trọng

15
Xử lý tự động (Automatic processing) xảy ra trong tiềm thức và không yêu cầu sự chú ý
Xử lý có cố gắng (Effortful processing) là quá trình xuất hiện có ý thức và tập trung chú ý Thực
hành nhiều là điều cần thiết
Thuyết các mức độ xử lý Levels-of-Processing Theory
• Mô tả các loại mã hóa mang đến khôi phục tốt hơn, 3 mức độ
1. Ngữ nghĩa (Semantic): Thông tin có nghĩa gì
2. Âm thanh (Acoustic): âm thanh của thông tin
3. Vật lý (Physical): thông tin xuất hiện như thế nào
• Mã hóa ngữ nghĩa tốt nhất cho LTM, sau đó đến mã hóa âm thanh và cuối cùng là vật lý
Nhẩm lại ý nghĩa Elaborative Rehearsal
Nhẩm lại thông tin bằng cách liên hệ thông tin mới với thông tin đã có trong trí nhớ dài hạn
● Ngược lại là nhẩm lại máy móc
● Nhẩm lại ý nghĩa cung cấp gợi ý khôi phục tốt hơn
Cách tốt nhất để mã hóa là liên hệ với bản thân: dễ nhớ thông tin hơn nếu bạn liên hệ với bản
thân vì sự kết nối cung cấp nhiều gợi ý khôi phục đến thông tin mới
Môi trường ảnh hưởng đến mã hóa
Mã hóa theo nhóm thay vì nhớ các ký tự riêng lẻ thì nhóm thành các nhóm sẽ dễ nhớ và dễ khôi
phục hơn. VD: 1966198220132016
Trí nhớ phụ thuộc trạng thái (State-dependent memory) là trí nhớ phụ thuộc vào mối quan hệ
giữa trạng thái sinh lý của một người ở thời điểm mã hóa và khôi phục
Trí nhớ phụ thuộc tâm trạng (Mood-dependent memory) chúng ta nhớ tốt hơn khi có cùng tâm
trạng khi mã hóa và khôi phục. vd: bạn vui khi mã hóa thông tin thì sẽ dễ khôi phục thông tin đó
nếu bạn cũng vui lúc khôi phục.
Ảnh hưởng thích hợp tâm trạng (Mood-congruence effect) thực tế trí nhớ sẽ tốt hơn cho những
kinh nghiệm thích hợp với tâm trạng hiện tại. VD: khi chúng ta buồn dễ nhớ đến những sự kiện
tiêu cực trong cuộc sống
QUÃNG SỐ (digit span) – số lượng những con số mà một người có thể nhớ.
Tập hợp lại (chunking): Miller giới thiệu một thủ thuật gọi là tập hợp lại (chunking): kết nối những
đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn có nghĩa (cụm từ, câu).
Tập hợp lại (chunking): sự tập hợp lại những yếu tố có liên hệ mạnh mẽ với những yếu tố này; có
mối liên hệ yếu hơn với những yếu tố khác (Gobet và cs, 2001).
Tập hợp lại(chunking) về ngữ nghĩa có thể tăng khả năng giữ thông tin trong STM.
Chúng ta có thể nhớ chuỗi từ 5 – 8 từ không liên quan, nhưng sắp xếp thành câu có nghĩa với
những từ có liên hệ mạnh mẽ có thể tăng quãng nhớ lên 20 từ hoặc hơn (Butterworth và cs, 1990)
Ericcson và cộng sự (1980) chứng minh sự ảnh hưởng của tập hợp lại (chunking) bằng cách chỉ
ra một sinh viên đại học với khả năng trí nhớ thông thường có khả năng đạt thành tích ngạc nhiên
về trí nhớ.
Thí nghiệm của Ericcson và cộng sự (1980)

16
• S.F được yêu cầu nhắc lại chuỗi những chữ số mà người ta đọc cho anh.
• Quãng số của S.F là 7.
• Sau 230 giờ tập luyện: anh có thể nhắc lại một chuỗi 79 chữ số mà không mắc lỗi.
• S.F đã sử dụng tập hợp (chunking) để tái mã hóa những con số thành một đơn vị lớn hơn thành
chuỗi có nghĩa. Ví dụ: 3493 thành “3 phút và 49 điểm 3 giây” (gần với kỷ lục thế giới). 893 à “89
điểm và 3 người đàn ông rất già”. S.F là một vận động viên chạy đua.
Thí nghiệm của William Chase và Herbert Simon (1973)
• Thí nghiệm chứng minh về hiệu quả của việc kết hợp dựa trên sự tương tác giữa STM và LTM.
• Người tham gia được xem 1 bàn cờ đang chơi trong 5s. Người tham gia được yêu cầu mô
phỏng lại các con cờ.
• So sánh kết quả giữa người chơi chuyên nghiệp (chơi hơn 10,000 giờ) và người chơi nghiệp dư
(ít hơn 100 giờ).
• Người chơi chuyên nghiệp sắp xếp đúng 16/24 con. Người mới chơi đúng 4/24 con. Người chơi
chuyên nghiệp cần 4 lần để mô phỏng chính xác. Người mới sau 7 lần vẫn bị mắc lỗi
• Khi ván cờ được sắp xếp ngẫu nhiên -> người chơi chuyên nghiệp thực hiện kém như người mới
chơi.
TRÍ NHỚ ĐƯỢC LIÊN KẾT
● Các kiến thức được lĩnh hội không được lưu trữ một cách độc lập mà chúng kết nối với
nhau
● Sự lưu giữ tốt nhất là khi có thể liên kết thông tin mới với kiến thức đã có và ăn sâu trong
trí nhớ chúng ta
● Mối liên hệ giữa các thông tin trong trí nhớ sẽ mạnh hơn khi có một ý nghĩa rõ ràng
● Các dấu vết trí nhớ không cố định mà nó làm phong phú các liên kết mới và thay đổi theo
thời gian
3. Khôi phục thông tin từ trong Trí nhớ
• Nhớ lại (Recall) là sự tái hiện thông tin mà không nhất thiết phải có gợi ý
• Ghi nhận (Recognition) là sự khôi phục thông tin khi có gợi ý
• Học lại (Relearning): cần học lại thì mới nhớ, nhưng tiết kiệm được phần lớn thời gian khi học lần
thứ 2.
Bản chất tái tạo của sự khôi phục The Reconstructive Nature of Retrieval
• Khôi phục được hướng dẫn bởi giản đồ (schemas) – tổ chức khung hiểu biết của chúng ta về
con người, sự vật và những sự kiện về những gì thường xảy ra trong 1 hoàn cảnh.
• Giản đồ có thể dẫn chúng ta đến việc nhớ nhầm (misremember) thông tin để làm cho nó phù
hợp với giản đồ của chúng ta.
SỰ TÁI TẠO
● Những kı́ ức không tái tạo chân thực sự kiện, chúng không đươc lưu trữ như sách hoặc
hın
̀ h ảnh trong thư viện

17
● Hầu hết ký ức của chúng ta là những sự tái tạo. Việc nhớ lại đòi hỏi mỗi lần tái tạo từ các
yếu tố nằm rải rác ở các vùng não khác nhau
● Tiến trình này có thể dẫn đến các sai sót, biến dạng, hoặc những kí ức không thật
MÃ HÓA ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔI PHỤC
Hình thành hình ảnh trực quan
* Thí nghiệm của Bower và Winzenz (1970)
• Đưa ra list 15 cặp danh từ (ví dụ: boat và tree), mỗi cặp có 5s.
• Một nhóm được yêu cầu nhắc thầm cặp từ đó
• Một nhóm khác được yêu cầu hình thành bức tranh trong đầu về 2 từ đó.
• Sau đó họ được yêu cầu nhớ lại những từ đó.
• Kết quả: người tưởng tượng hình ảnh thì nhớ gấp 2 lần người chỉ lặp đi lặp lại từ đó.

Tổ chức thông tin • Nhóm 1 học những sơ đồ cây về chủ đề: khoáng sản, động vật, quần áo,
phương tiện giao thông trong 1 phút.
• Nhóm 2 cũng thấy những từ trong 4 cây, nhưng những từ đó được sắp xếp ngẫu nhiên, không
phân loại theo chủ đề.
• Yêu cầu nhớ lại những từ có thể trong 4 cây.
Nhóm 1 nhớ trung bình 73 từ trong 4 cây.
Nhóm 2 nhớ 21 từ trong 4 cây.
->Tổ chức dữ liệu cho kết quả nhớ tốt hơn.

Tại sao chúng ta quên?


• Hermann Ebbinghaus (1885 – 1964) đã làm thí nghiệm đầu tiên về trí nhớ.
• Ông sử dụng nhóm các ký tự vô nghĩa (BAV)
• Đường cong quên (hình) cho thấy sự quên đáng kể xuất hiện nhanh, giảm xuống và sau đó là trở
nên ổn định.

1. • Mã hóa thất bại (Encoding Failure)

2. • Thuyết suy giảm lưu trữ (Storage decay theory)


Việc quên xảy ra do có vấn đề trong việc lưu trữ thông tin
Dấu vết sinh học trong trí nhớ dần dần bị suy giảm theo thời gian và sử dụng thông tin giúp
duy trì nó trong trí nhớ
3. • Thuyết phụ thuộc gợi ý (Cue-dependent theory) nói rằng chúng ta quên bởi vì những
gợi ý cần có không xuất hiện
18
• Thông tin trong trí nhớ, nhưng chúng ta không thể truy cập được nó
• Thuyết này tương tự như việc bạn biết một quyển sách có trong thư viện nhưng không
thể lấy vì thư viện không có số hiệu của nó
4. • Thuyết gây nhiễu (Interference theory) cho rằng những thông tin tương tự gây nhiễu và
làm cho thông tin bị quên, không thể truy cập được.
Các loại gây nhiễu :
• Gây nhiễu xuôi (Proactive interference) thông tin cũ cản trở việc khôi phục thông tin mới
học
• Gây nhiễu ngược (Retroactive interference) thông tin mới cản trở việc khôi phục thông tin

5. Ảnh hưởng thông tin sai lệch (misinformation effect) Trí nhớ sai xuất hiện bởi vì ảnh
hưởng thông tin sai lệch (misinformation effect), xuất hiện khi trí nhớ bị bóp méo do tiếp
xúc với thông tin gây hiểu lầm
Một thí nghiệm về Trí nhớ sai
• Loftus and Palmer (1974) cho mọi người xem một phim về tai nạn giao thông và kiểm tra trí nhớ
của họ về tai nạn.
• Một số người được hỏi: Chiếc xe chạy nhanh như thế nào khi nó đâm mạnh nào chiếc kia? Và
một số thì hỏi: Chiếc xe chạy nhanh như thế nào khi nó va vào chiếc kia?
• Người tham gia trả lời câu hỏi đầu ước lượng tốc độ cao hơn và thấy có nhiều kính vỡ hơn trong
khi trong thực tế thì không như vậy.
6. Trí nhớ và lời chứng Memory and Testimony :Trí nhớ sai (false memories) cho thấy lời
khai của nhân chứng có nhiều lỗi và bị điều khiển bởi những thông tin sai lệch.

Quên và cải thiện trí nhớ


Các tips cải thiện trí nhớ
● Ghi nhớ có phương pháp (ghi chép, hệ thống hoá)
● Ôn tập (tổ chức, xử lý sâu, kịp thời)
● Phục hồi hiệu quả (thiết lập lại bối cảnh)

BÀI 4: TƯ DUY VÀ NGÔN NGỮ


Tư duy (Thinking)
• Tư duy là sự vận dụng khéo léo các biểu tượng của thông tin trong tâm trí.
• Biểu tượng đó có thể là một từ ngữ, một âm thanh, hoặc một dữ kiện ở bất kỳ vùng não bộ chi
phối giác quan nào khác.
• Tư duy chuyển hóa biểu tượng của thông tin thành một dạng mới mẻ và khác biệt hẳn nhằm mục
đích trả lời một câu hỏi, giải một bài toán, hoặc hỗ trợ việc đạt đến một mục tiêu.

1. Khái niệm (Concept)

19
Là sự phạm trù hóa các sinh vật, đồ vật, sự việc, hoặc con người cùng có một số đặc tính giống
nhau. • Vd: bông cải, thịt heo, trứng, đậu...-> thức ăn
Các loại khái niệm:
+ Khái niệm giả lập: là khái niệm được xác định ý nghĩa bằng một số nét đặc trưng độc đáo.
VD: tam giác đều là 1 tam giác có ba cạnh bằng nhau
+ Khái niệm tự nhiên: là các khái niệm về các sự vật quen thuộc, không phức tạp và tiêu biểu
là các sự vật thông thường cùng có một nét đặc trưng giống nhau.
+ Khái niệm tự nhiên không có các đặc điểm bất biến và xác định phổ biến
+ Khái niệm tự nhiên được định nghĩa bởi 1 số nét đặc trưng tổng quát, tương đối
không chặt chẽ, được thể hiện bằng các nguyên mẫu.
+ • Nguyên mẫu: (Prototype): là thí dụ điển hình, có sự nhất trí khá cao của mọi người VD:
Phương tiện vận chuyển (ô tô, xe tải, xe buýt, xe gắn máy)
Nhờ có khái niệm, chúng ta có thể biến các khía cạnh phức tạp của thế giới chung quanh thành
các phạm trù tâm trí đơn giản hơn và dễ sử dụng hơn.
Khái niệm cho phép chúng ta xếp loại các đối tượng mới gặp vào một dạng có thể nhận biết được
theo kinh nghiệm quá khứ của mình.
Khái niệm có ảnh hưởng tới hành vi: xác định hành vi phù hợp với từng khái niệm. Vd: cách chẩn
đoán của các bác sĩ căn cứ vào các khái niệm và nguyên mẫu của các triệu chứng đã học tập ở
trường y.
2. Ra quyết định
• Chúng ta ra quyết định hàng ngày:
• Trưa nay ăn gì?
• Tan làm đi đường nào về cho khỏi kẹt xe?
• Mua quà sinh nhật gì cho người thương?
• Ghi danh vào trường đại học nào?
• Có nên lập gia đình trong năm nay?
• Có nên nhảy việc vào tháng sau?
=> Ra quyết định là một trong các dạng tư duy phức tạp nhất!
Các yếu tố căn bản làm nền tảng cho tư duy
Phương pháp lý luận
a. Phương pháp Suy diễn (deductive reasoning)
• Căn cứ vào một số giả định, tiền đề được cho là đúng để rút ra kết luận từ các giả định ấy=> kết
luận được suy ra từ các quy tắc tổng quát.
• Nếu giả định là đúng hay hợp chân lý thì kết luận ắt phải đúng.
• Kỹ thuật chủ yếu là tam đoạn luận: đưa ra hai giả định hay tiền đề để rút ra 1 kết luận.
• VD: Mọi người đều chết Socrates là người Nên Socrates sẽ chết
Nhược điểm tư duy suy diễn: • Nếu bắt đầu bằng 2 tiền đề không đúng thì kết luận không đúng.
• Trình độ văn hóa ảnh hưởng đến tư duy:

20
• Người có trình độ cao hơn thường tư duy logic hơn
• Người có trình độ thấp thường dùng kinh nghiệm trực giác thay vì logic trừu tượng.
b. Phương pháp quy nạp (inductive reasoning)
• Chúng ta suy ra được quy tắc tổng quát từ các trường hợp cụ thể.
• Sử dụng quan sát, kiến thức, kinh nghiệm và niềm tin của bản thân về thế giới xung quanh, xây
dựng thành một kết luận tóm tắt.
• Kết luận được quy ra từ các trường hợp cụ thể.
• Nhược điểm: nếu chứng cứ bị sai hoặc thiếu thì bất kỳ kết luận nào rút ra đều có thể bị thiên
lệch.
Quy tắc lựa chọn quyết định
a. Algorithm

• Algorithm (thuật toán): phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng một chuỗi các bước
tuần tự và máy móc.
• VD: sử dụng công thức để xoay khối rubik, mặc dù không hiểu nguyên lý, chỉ cần áp dụng đúng
công thức sẽ làm được.
b. Heuristic
• Heuristic (thuật sáng tạo) Là quy tắc chỉ đạo hay lối đi tắt trong tâm trí giúp chúng ta tìm ra giải
pháp.
• Giải pháp đạt được nhờ các đánh giá hướng tiến triển đến kết quả sau cùng.
• Phương pháp này không đảm bảo thắng cuộc nhưng sẽ gia tăng sự thành công.
• Vd: một số SV không đọc sách giáo trình, chỉ đọc bài giảng trên lớp
Các loại Heuristic: + Heuristic đặc trưng: Xem xét sự đặc trưng của đối tượng trong một chủng loại
– Vd: tội phạm là thiếu niên – đề phòng với khách hàng thiếu niên
+Heuristic khả dụng: Liên hệ đến việc phán đoán xác suất xảy ra của một sự
việc bằng cách đánh giá xem sự việc ấy được dễ dàng nhớ lại đến mức nào.
Suy tư & ra quyết định
• Thực nghiệm chọn tín chỉ học phần Tâm lý học của SV của Wilson
• Nhóm 1: được cung cấp 1 tập hướng dẫn nội dung các tín chỉ để họ chọn tín chỉ ghi danh
• Nhóm 2: được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của những thông tin đã cung cấp cho họ về nội
dung tín chỉ
• Nhóm 3: được yêu cầu xem xét từng nội dung mỗi tín chỉ rồi viết ra cảm nhận của họ đối với
từng tín chỉ.
=> Nhóm 1 ra quyết định tối ưu hơn.
3. Giải quyết vấn đề
Bước 1- Chuẩn bị: xác định mục tiêu

21
Xác định mục tiêu cho phép chúng ta thiết lập biểu tượng trong tâm trí chúng ta về vấn đề cần giải
quyết, chúng ta có thể phân tích vấn đề và loại bỏ những dữ kiện thừa để đơn giản hóa vấn đề,
tập trung vào vấn đề chính.
Sắp xếp lại những dữ kiện chính và tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện để tạo điều kiện tìm ra giải
pháp
Bước 2 - Sáng tạo: Tìm ra giải pháp
• Nếu vấn đề là đơn giản và chúng ta đã có sẵn trong trí nhớ dài hạn thì chỉ cần nhớ lại
các thông tin cần thiết là được.
• Nếu vấn đề là phức tạp, hoặc không thể nhớ được cách giải quyết thì chúng ta phải xúc tiến một
tiến trình tư duy để tìm ra được giải pháp khả dĩ rồi so sánh với các thông tin có sẵn trong trí nhớ
ngắn hạn cũng như dài hạn.
Các phương pháp tư duy
1. Thử và sai
2. Phép phân tích biện pháp – mục tiêu
3. Đảo ngược lại phép phân tích biện pháp – mục tiêu
4. Chia nhỏ mục tiêu (subgoals)
5. Tia chớp trí tuệ (insight)
4. Chia nhỏ mục tiêu (subgoals): Chia nhỏ vấn đề thành các bước trung gian, hay các mục tiêu
nhất thời rồi tìm cách giải quyết các mục tiêu nhất thời này.
5. Tia chớp trí tuệ (insight): một tri thức đột ngột lóe lên về mối tương quan giữa nhiều yếu tố
trước đây vốn dường như chẳng liên quan gì với nhau (Kohler)
B3: Phán đoán: Thẩm định các giải pháp
• Bước sau cùng của giải quyết vấn đề là phán đoán tính chính xác của giải pháp tìm được.
• Nếu giải pháp rõ ràng thì bước này dễ dàng. Nếu giải pháp là kém cụ thể hoặc không có 1 giải
pháp duy nhất đúng thì việc thẩm định sẽ khó khăn hơn vì phải tìm ra giải pháp tối ưu hơn.
Các trở ngại trong giải quyết vấn đề
• Bạn làm gì để gắn cây nến lên tường ván để thắp nhưng không nhỏ giọt xuống nền nhà?

22
Vẽ 4 đường thẳng qua tất cả các chấm tròn mà không nhấc bút lên lần nào.

1. Định kiến
Định kiến chức năng: Chỉ xem xét một sự vật theo cách sử dụng điển hình của nó
Định kiến tâm trí: khuynh hướng cố chấp vào các mô hình giải quyết vấn đề cũ đã làm trước đây,
ngăn không cho chúng ta tìm được cách giải vượt ra ngoài phạm vi vấn đề nêu ra.
2. Đánh giá sai lầm các giải pháp
Thiên kiến cố chấp: xem trọng giả thuyết ban đầu và không để ý đến các thông tin đối nghịch hậu
thuẫn cho các giải pháp khác.
• Lý do: làm biếng và tự ái.
Sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề
• Tư duy sáng tạo (creativity) là khả năng phối hợp các câu trả lời hay các ý kiến theo các cách
thức mới lạ.
Các yếu tố liên quan đến sự sáng tạo: 1. Tư duy rộng mở (divergent thinking), 2.Năng lực suy tư
phong phú (cognitive complesity), 3. Yếu tố hài hước, 4. Sự sáng tạo ít liên quan đến trí thông
minh
Ngôn ngữ (Language): • Là phương tiện có tính hệ thống để giao tiếp thông qua việc sử dụng âm
thanh lời nói (ngôn ngữ nói), các ký hiệu (ngôn ngữ viết) và các điệu bộ (ngôn ngữ ký hiệu)
• 5,000 ngôn ngữ đang được sử dụng
Ngữ pháp - ngôn ngữ của ngôn ngữ
• Ngữ pháp hay văn phạm là một hệ thống các quy tắc trong một ngôn ngữ cho phép chúng ta
giao tiếp và hiểu người khác
• Ngữ pháp liên hệ đến 3 thành tố chính của ngôn ngữ là: hệ thống âm vị, cú pháp và ngữ nghĩa
● Hệ thống Âm vị (Phenology) bao gồm các đơn vị âm thanh căn bản nhất, gọi là các âm vị
(Phoneme), ảnh hưởng đến ý nghĩa của cách phát biểu bằng lời nói.
● Cú pháp (syntax): là các Quy tắc kết hợp các từ trong một câu hợp lý về ngữ pháp trong
một ngôn ngữ nhất định. Nếu thay đổi trật tự sắp xếp các từ trong câu có thể làm thay đổi
nghĩa của câu Vd: Toàn đã bắt cóc cậu bé. Toàn, cậu bé đã bị bắt cóc. Cậu bé đã bắt cóc
Toàn.

23
● Hệ thống ngữ nghĩa (Semantics) bao gồm những quy tắc chi phối ý nghĩa của các từ ngữ
và các câu nói. Các quy tắc ngữ nghĩa cho phép chúng ta sử dụng các từ ngữ để chuyển
tải các sắc thái tinh tế của ý tưởng.
Hình thành ngôn ngữ - Tiến trình hình thành lối vận dụng các từ ngữ
Giai đoạn bập bẹ (Babbling Stage): Bắt đầu 3, 4 tháng đến 1 tuổi
• Giai đoạn phát triển khả năng nói, trẻ sơ sinh tự phát những âm thanh vô nghĩa giống tiếng nói.
Dần dần những âm không có trong tiếng mẹ đẻ sẽ mất đi khi trẻ gần 1 tuổi.
Giai đoạn 1 từ (One-Word Stage)
• Từ 1 đến 2 tuổi
• Giai đoạn phát triển khả năng nói, phần lớn trẻ nói những từ đơn và từ đôi, những từ này thiết
lập những cụm từ trong câu.
• Trẻ có thể hiểu ngôn ngữ xuất hiện trước khả năng nói.
• Giai đoạn 2 tuổi:
• Trẻ nói phần lớn 2 từ, vốn từ vựng tăng lên nhanh chóng
• Khoảng 6 tháng sau, vốn từ đã tăng lên vài trăm từ.
• Các câu nói theo dạng “điện báo” (Telegraphic Speech): đứa trẻ nói giống như điện báo, thường
sử dụng danh từ và động từ, ít sử dụng trợ từ.
• VD: “đi xe” thay vì con muốn đi xe
• Giai đoạn 3 tuổi: trẻ học cách nói đúng ngữ pháp.
• Hành vi hoàn thiện ngôn ngữ của trẻ biết đi phụ thuộc bởi lối sử dụng ngôn ngữ của cha mẹ đối
với chúng.
• Phần lớn trẻ hoàn thiện các quy tắc ngôn ngữ cơ bản trước khi lên năm tuổi
Nguồn gốc của ngôn ngữ
Lý thuyết học tập cho rằng sự hoàn thiện ngôn ngữ của trẻ tuân theo quy tắc khích lệ và tạo điều
kiện cho trẻ nói và sửa sai cho trẻ.
Vd: trẻ bập bẹ baba, mama, phụ huynh sẽ khen thưởng và khích lệ trẻ nhắc lại. Đồng thời
họ thường sửa lại: “con nói ba/ mẹ hả?”
Tiến trình bẩm sinh: Noam Chomsky (1968,1978) cho rằng con người bẩm sinh có khả năng ngôn
ngữ, khả năng này xuất hiện chủ yếu như một dấu hiệu phản ánh tiến trình trưởng thành.
Gen thiết kế cơ chế của ngôn ngữ, và kinh nghiệm làm đầy nó, cũng như thay đổi não bộ

24
Mối quan hệ giữa Tư duy và ngôn ngữ
• Người Eskimo có 20 cách mô tả các sắc thái khác nhau của tuyết rơi.
• Giả thuyết tính tương đối ngôn ngữ: ngôn ngữ định hình và có thể quyết định cách thức nhận
thức cũng như tìm hiểu thế giới xung quanh của con người trong bối cảnh đặc biệt của một nền
văn hóa.
• Giả thuyết về tư duy sáng tạo ra ngôn ngữ: ngôn ngữ không phải là nguyên nhân khiến con
người có lối suy nghĩ nhất định về thế giới xung quanh mà là kết quả của tư duy và kinh nghiệm
qua các sự việc diễn ra trong môi trường sống
• Eleanor Rosch (1974) nghiên cứu cách thức nhận thức màu sắc của người Mỹ và bộ lạc Dani ở
New Guinea. Người Dani chỉ có 2 từ để mô tả màu sắc trong khi người Mỹ có hàng trăm từ, trong
đó có 11 màu chính. Nếu giả thiết tính tương đối ngôn ngữ là chính xác thì khả năng nhận biết sắc
thái màu của người Dani sẽ kém hơn người Mỹ, tuy nhiên không có sự khác biệt trong khả năng
này.
=> dị biệt ngôn ngữ không ảnh hưởng đến nhận thức.
Ảnh hưởng của ngôn ngữ đến tư duy:
• Lưu trữ thông tin trong ký ức và mức độ dễ nhớ lại các thông tin có liên quan đến ngôn ngữ
• Từ ngữ cũng như cách phân loại sự vật trong mỗi ngôn ngữ cũng ảnh hưởng đến cách hình
thành khái niệm của con người.
• Các ký ức của chúng ta về cá tính và tác phong cư xử của người khác cũng bị ảnh hưởng bởi
phạm trù ngôn ngữ thường dùng cung cấp cho chúng ta.
Tóm lại: ngôn ngữ không quyết định tư duy nhưng nó có ảnh hưởng đến tư duy.

BÀI 5 CẢM XÚC VÀ SỰ CĂNG THẲNG TRONG CUỘC SỐNG


Định nghĩa
• Là trạng thái tâm lý, bao gồm các yếu tố sinh lý và tâm trí ảnh hưởng đến hành vi của con người.
• Thành phần của cảm xúc bao gồm:
• Phản ứng sinh lý
• Trải nghiệm cảm xúc
• Hành vi ứng phó

25
Những Cảm xúc cơ bản: • Theo Darwin, cảm xúc có tính thích nghi với những hoàn cảnh xảy ra
định kỳ với con người trong suốt thời kỳ lịch sử và có tính kế thừa.
• Như vậy, Có những loại cảm xúc có thể xuất hiện trong tất cả các thành viên của những hình thái
loài người.
Cảm xúc là bẩm sinh?
• Silvan Tomskin (1962,1981) nhấn mạnh vai trò lan tỏa của những phản ứng cảm xúc tức thì,
không được học. Ông chỉ ra rằng, không cần có sự rèn luyện trước, trẻ sơ sinh phản ứng trước
âm thanh lớn với nỗi sợ hãi hay sự khó khăn trong hơi thở.
Trẻ 5-12 tháng tuổi ở Mỹ và Nhật đã được các nhà nghiên cứu những biểu hiện bằng video. Họ
cột cổ tay của trẻ và để lên trên bụng. Các nhà nghiên cứu khám phá ra trẻ ở cả 2 nền văn hóa có
những cử động cơ mặt giống nhau cùng nhiều khuôn mẫu, các trẻ cũng giống nhau về phản ứng
phát âm và di chuyển cơ thể.
Nghiên cứu cảm xúc ở trẻ nhỏ cho thấy trẻ từ 4-6 tuổi có khả năng hiểu các cảm xúc trên khuôn
mặt người lớn: chúng cười khi tiếp xúc với những khuôn mặt tích cực
Cảm xúc cơ bản
Một nghiên cứu so sánh sự nhìn nhận về những biểu hiện nét mặt của các cá nhân ở Hungary,
Nhật, Ba Lan, Sumatra, Mỹ và Việt Nam của Biehl (1997) cho thấy một sự nhất trí cao giữa những
cư dân sống ở các đất nước khác nhau, đưa đến kết luận chung là mọi người trên khắp thế giới
(bất kể khác biệt văn hóa, chủng tộc, giới tính hay học vấn) đều thể hiện những cảm xúc cơ bản
theo cách biết cảm xúc của người khác bằng cách đọc những biểu hiện trên khuôn mặt.
Một số cảm xúc phổ biến trên thế giới Hạnh phúc, Ngạc nhiên, Giận dữ, Phẫn nộ ,Sợ hãi, Buồn
rầu, Coi thường
Ảnh hưởng của văn hóa
đến sự biểu hiện cảm xúc
• Người Việt Nam trưởng thành nhận biết sự phẫn nộ kém hơn so với những thành viên tham gia
thực nghiệm đến từ các quốc gia khác.
• Các nền văn hóa khác nhau có những chuẩn mực khác nhau đối với cảm xúc => biểu hiện cảm
xúc có thể bị chi phối bởi văn hóa.
Cơ chế tác động Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ thiết lập những nguyên tắc xã hội cụ thể để con
người thể hiện cảm xúc một cách thích hợp trong từng hoàn cảnh và vị trí của họ trong xã hội.
Trường hợp 1: Những người Wolof ở Senegan sống trong một xã hội mà sự khác biệt về địa vị,
quyền lực khác nhau được phân định một cách cứng nhắc: Những người thuộc đẳng cấp cao là
những người có thể tự chủ được cảm xúc của họ còn những người thuộc đẳng cấp thấp thì
không.
Tình huống cái giếng
• Trong một tình huống có 5 người phụ nữ quý tộc và 2 người phụ nữ bình dân đang ở gần 1 cái
giếng, có một người phụ nữ tiến tới và nhảy xuống cái giếng, tất cả họ đều bàng hoàng hoảng hốt,

26
tuy nhiên, những phụ nữ quý tộc hoảng hốt trong im lặng còn những người bình dân thì la to trước
tất cả mọi người (Irvine, 1990, trang 146)
• Những người phụ nữ quý phái có những chuẩn mực riêng trong biểu lộ cảm xúc bắt buộc họ
không được có bất kỳ một phản ứng công khai nào.
Khóc thuê • Trường hợp 2: Tại tang lễ của một người Mỹ gốc Syria, có những người phụ nữ khóc
la, rên rỉ khi có khách tới viếng, sau khi khách rời khỏi thì im bặt và chỉ khóc lóc thảm thiết trở lại
khi có khách khác tới viếng thăm, những người phụ nữ này được trả tiền để khóc mướn.
• Lý do: gia quyến khó lòng giữ được cường độ cảm xúc cao trong suốt thời gian dài nhưng việc
khóc trong đám tang mới phù hợp với cảm xúc của người đến phúng viếng, đây là một thực tế
trong nền văn hóa của nhiều dân tộc ở vùng Địa Trung Hải và Phương Đông.

3. lý thuyết cổ điển về cảm xúc


• (a) Lý thuyết James-Lange: các kích thích gây ra các trạng thái sinh lý cụ thể, sau đó được trải
nghiệm như cảm xúc.
• (b) Lý thuyết Cannon-Bard: tác nhân kích thích kích hoạt cả trạng thái sinh lý cụ thể và trải
nghiệm cảm xúc một cách độc lập.
• (c) Lý thuyết hai yếu tố cho rằng các kích thích gây ra kích thích sinh lý chung mà nguyên nhân
của nó được não bộ giải thích, và cách giải thích này dẫn đến trải nghiệm cảm xúc.
Chức năng sinh lý của cảm xúc
• Phản ứng của cơ thể xảy ra như thế nào khi bạn trải qua cảm xúc mạnh?
• Tim đập nhanh, hơi thở dồn dập, miệng khô, các cơ căng lên và thậm chí là run rẩy.
=> Phản ứng sinh lý của cơ thể đi kèm với cảm xúc
Hoạt động của hệ thần kinh tự quản
• Hệ thần kinh tự quản chuẩn bị cho cơ thể trước những phản ứng cảm xúc thông qua hành động
của hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
• Sự cân bằng của hai hệ thần kinh này phụ thuộc vào chất lượng và mức độ của kích thích.
• Kích thích nhẹ: sự kích thích không thoải mái, hệ thần kinh giao cảm tích cực hơn; sự kích thích
dễ chịu, hệ thần kinh đối giao cảm tích cực hơn.
• Kích thích mạnh: cả hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm đều hoạt động mạnh mẽ.

27
Cơ chế Những cảm xúc mạnh mẽ (sợ hãi, giận dữ) kích hoạt hệ phản ứng khẩn cấp, cơ thể nhanh
chóng chuẩn bị và lặng lẽ đối phó với nguy cơ tiềm ẩn. Hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm chỉ
đạo giải thoát hormon (epinephrine và norepinephrine) từ tuyến thượng thận để các cơ quan bên
trong giải phóng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, tăng nước bọt và đổ mồ hôi. Hệ thần kinh
đối giao cảm sẽ giúp trấn tĩnh lại khi nguy hiểm qua đi bằng cách kiềm chế tiết các hormone hoạt
hóa.
Hoạt động của hệ thần kinh trung ương
• Sự thống nhất của hai khía cạnh về hormon và thần kinh được kiểm soát bởi vùng dưới đồi và
hệ viền. Hệ thần kinh kiểm soát đối với cảm xúc và những hình mẫu tấn công, phòng ngự và đào
thoát.
• Hạch hạnh nhân hoạt động với vai trò là cửa ngõ đối với cảm xúc và là bộ lọc đối với trí nhớ.
Hạch hạnh nhân gắn ý nghĩa vào thông tin nó nhận được từ cảm xúc, đặc biệt là những quá trình
tiêu cực (giận dữ, sợ hãi)
Vai trò của Hạch hạnh nhân đối với cảm xúc
• Phẫu thuật trên khỉ để thông tin đi vào mắt trái của khỉ có thể truyền đến hạch hạnh nhân nhưng
thông tin đi vào mắt phải của khỉ thì không (Downer, 1961).
• Khi những con khỉ này nhìn thấy kích thích đe dọa bằng mắt trái, chúng sợ hãi và cảnh giác,
nhưng khi chúng nhìn thấy kích thích đe dọa bằng mắt phải, chúng bình tĩnh và không cử động.
Chức năng của vỏ não trong quá trình cảm xúc
• Vỏ não tham gia vào quá trình cảm xúc thông qua mạng lưới thần kinh bên trong và mối liên hệ
của nó với các bộ phận cơ thể.
• Vỏ não cung cấp sự giao tiếp, trí nhớ và ý nghĩa hợp nhất quá trình tâm lý và những phản ứng
sinh học
Con đường nhanh và chậm của cảm xúc sợ hãi
• Theo Joseph LeDoux, thông tin về một kích thích có hai con đường đồng thời:
• “Con đường nhanh” (màu hồng), đi từ đồi thị trực tiếp đến hạch hạnh nhân
• “Con đường chậm” (xanh lá cây), đi từ đồi thị đến vỏ não đến hạch hạnh nhân.
=> hạch hạnh nhân nhận thông tin từ đồi thị trước khi nhận thông tin từ vỏ não
=> mọi người có thể sợ hãi điều gì đó trước khi họ biết nó là gì.
Điều chỉnh cảm xúc
• Mọi người quan tâm đến trải nghiệm cảm xúc của họ và sử dụng nhiều chiến lược để điều chỉnh
chúng.
• Chiến lược hành vi: : tránh các tình huống gây ra cảm xúc không mong muốn, thực hiện các hoạt
động gây mất tập trung hoặc dùng thuốc
• Chiến lược nhận thức: không nghĩ về nguyên nhân của cảm xúc không mong muốn/ nghĩ về
những thứ đem lại cảm xúc mong muốn
• Đánh giá lại: thay đổi cách suy nghĩ về một đối tượng hoặc sự kiện => chiến lược hiệu quả nhất
để điều chỉnh cảm xúc.

28
Những chức năng của cảm xúc
1. Động cơ
• Những cảm xúc thường tạo ra sự thúc đẩy hành động
• Ví dụ: chiếc áo mới mua mặc lần đầu bị bung chỉ -> Tức giận-> đến của hàng đổi cái mới
• Những cảm xúc thực hiện chức năng thúc đẩy bằng cách kích thích bạn hành động liên quan tới
một số sự kiện trải nghiệm hoặc tưởng tượng. Sau đó, những cảm xúc định hướng và duy trì hành
vi của bạn hướng tới những mục tiêu cụ thể.
• Ví dụ: Vì tình yêu với một người, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì để có thể gây được sự chú
ý, để được ở gần và để bảo vệ người đó.
2. Chức năng xã hội
• Điều chỉnh những tương tác xã hội
• Rút lui khi người khác đang bùng phát cơn giận dữ
• Tiến lại gần khi người khác phát tín hiệu chấp nhận với một nụ cười và một cái liếc mắt
• Ví dụ: Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa biết đời nào khê
• Các cảm xúc mà một người trải nghiệm có tác động mạnh mẽ đối với việc người đó hoạt động
trong những bối cảnh xã hội
• Con người dễ mạo hiểm hơn trong những tình huống xã hội khi đang ở trong tâm trạng hạnh
phúc và thận trọng hơn trong tâm trạng chán nản
Sự ảnh hưởng của cảm xúc đối với việc thúc đẩy hành vi
Khi những cá nhân được tác động để cảm thấy hạnh phúc, họ có khả năng thực hiện một loạt
những hành vi có ích hơn (Carlson và cộng sự, 1988)
Khi những người tham gia nghiên cứu được tác động để cảm thấy tội lỗi vì một hành động sai lầm,
họ có khả năng tự nguyện giúp đỡ ở một tình huống tương lai, có lẽ là để giảm bớt tội lỗi của mình
(Carlsmith & Gross, 1969)
• Việc con người cảm thấy như thế nào phụ thuộc vào xã hội mà họ sống.
• Những cá nhân hồi tưởng lại hoàn cảnh mà họ từ chối giúp đỡ người khác thì tâm trạng của họ
trở nên tiêu cực hơn (William và những cộng sự, 1996)
• Đặc biệt là việc từ chối những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết và người yêu.
• Những gì một người cảm nhận chịu tác động lớn bởi khả năng thực hiện những trọng trách xã
hội của mình
Tác động của cảm xúc đối với chức năng nhận thức
• Cảm xúc ảnh hưởng tới những gì chúng ta chú tâm đến, cách chúng ta nhận biết bản thân và
cách mà chúng ta lý giải và ghi nhớ những đặc điểm của hoàn cảnh sống.
• Những trạng thái cảm xúc có thể tác động tới khả năng học tập, ghi nhớ, sự phán xét xã hội và
tính sáng tạo (Bradley, 1994; Forgas, 1995,2000).
• Các phản ứng cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và phân loại những trải nghiệm
trong cuộc đời mỗi người.

29
• Những người trong tâm trạng vui vẻ có xu hướng hồi tưởng các sự kiện tích cực hơn từ cuộc đời
so với những người trong tâm trạng không vui (Eich và cs, 1994)
Căng thẳng trong cuộc sống
Căng thẳng là kiểu phản ứng mà một sinh vật tạo ra đối với những sự kiện kích thích làm xáo trộn
trạng thái cân bằng và tạo ra gánh nặng hoặc vượt quá khả năng đối phó của nó.
• Tác nhân gây căng thẳng là một kích thích yêu cầu cơ thể phải đưa ra một số kiểu phản ứng
mang tính thích nghi. Ví dụ: kỳ thi
Phản ứng của cơ thể Phản ứng của một cá nhân đối với những yêu cầu về thay đổi được thực
hiện từ sự kết hợp của nhiều phản ứng khác nhau xảy ra với nhiều cấp độ bao gồm cả sinh lý,
hành vi, cảm xúc và nhận thức.

Hội chứng thích nghi phổ biến và căng thẳng mãn tính
• Hans Selye mô tả phản ứng đối với những tác nhân gây căng thẳng kéo dài, gồm 3 giai đoạn:
• GĐ1: Phản ứng báo động, là khoảng thời gian ngắn của sự tỉnh thức về cơ thể để chuẩn bị cho
cơ thể trước hoạt động mạnh mẽ
• GĐ2: Giai đoạn kháng cự, là một trạng thái kích thích vừa phải: cơ thể chịu đựng và kháng cự để
làm suy yếu những yếu tố gây căng thẳng.
• GĐ3: Giai đoạn kiệt sức: cơ thể cố gắng chống chọi với những tác nhân gây căng thẳng quá lâu
hoặc quá mạnh thì nguồn lực sẽ cạn kiệt và cơ thể trở nên suy yếu.

30
Phản ứng căng thẳng về tâm lý Các phản ứng căng thẳng về tâm lý diễn ra tự động, có thể dự
đoán, được hình thành mà thường chúng ta không kiểm soát một cách có ý thức với chúng Nhiều
phản ứng tâm lý được nhận diện. Chúng phụ thuộc vào những nhận thức và cách lý giải về thế
giới
Những điều gây căng thẳng: những thay đổi lớn trong cuộc sống và những sự kiện gây tổn
thương.
Những thay đổi lớn trong cuộc đời :Mất người thân, Cha mẹ ly hôn, Bệnh tật, Mất việc, Gặp rắc
rối trong mối quan hệ với cha mẹ, Trúng số, Kết hôn....
Các sự kiện này ảnh hưởng không giống nhau đến mọi người.
Một sự kiện mang tính tiêu cực nhưng không thể kiểm soát, không thể dự đoán hoặc mơ hồ có
khả năng gây căng thẳng đặc biệt.
Một số sự kiện gây tổn thương: hãm hiếp, tai nạn giao thông, thiên tai, hỏa hoạn,...
=> Rối loạn căng thẳng sau sang chấn PTSD
PTSD
• Là một phản ứng căng thẳng mà trong đó các cá nhân phải trải nghiệm lại liên tục về sự kiện gây
tổn thương dưới hình thức chẳng hạn như những hồi tưởng hoặc ác mộng (DSM IV, 1994).
• Họ phải chịu trải nghiệm về sự tê liệt cảm xúc đối với những sự kiện xảy ra hàng ngày và cảm
giác xa lánh người khác.
• Cuối cùng dẫn đến sự gia tăng các triệu chứng: vấn đề về giấc ngủ, cảm thấy tội lỗi vì được sống
sót, khó khăn trong việc tập trung và phản ứng giật mình tăng quá mức.
Đối phó với sự căng thẳng
• Sự đối phó là quá trình giải quyết những nhu cầu bên trong hoặc bên ngoài được cho là lạm
dụng quá mức hoặc vượt quá những nguồn lực của cá nhân (Lazarus & Folkman, 1984)
• Việc đối phó có thể bao hàm cả những phản ứng hành vi, cảm xúc hoặc thúc đẩy và những suy
nghĩ.
Đánh giá về sự căng thẳng Đánh giá nhận thức là sự lý giải và đánh giá các tác nhân gây căng
thẳng về các khía cạnh:
• Xác định tình huống gây đe dọa
• Mức độ của mối đe dọa
• Nguồn lực đối phó
Việc đánh giá diễn ra liên tục, kể cả sau khi đưa ra phản ứng đáp trả.
Biến thể hòa giải căng thẳng
• Những biến thể hòa giải căng thẳng làm thay đổi ảnh hưởng của một yếu tố gây căng thẳng với
một kiểu phản ứng căng thẳng nhất định
• Biến thể hòa giải gạn lọc hoặc làm thay đổi những tác dụng thông thường của tác nhân gây căng
thẳng đối với phản ứng của cá nhân.

31
• Vd: mức độ mệt mỏi và tình trạng sức khỏe chung là biến thể hòa giải ảnh hưởng tới hành động
ứng phó với sự căng thẳng: nếu tình trạng sức khỏe tốt thì ứng phó tốt các tình huống gây căng
thẳng và ngược lại.
• Cách thức đánh giá yếu tố gây căng thẳng sẽ xác định kiểu phản ứng đối phó của chúng ta
Các kiểu phản ứng đối phó:

Đối phó trực tiếp vấn đề Đối phó tập trung cảm xúc
Thay đổi yếu tố gây căng thẳng hoặc mối Thay đổi cái tôi thông qua những hoạt động
quan hệ của con người với nó thông qua khiến con người cảm thấy tốt hơn mà
những hành động trực tiếp hoặc những không làm thay đổi tác nhân gây căng
hành động nhằm giải quyết vấn đề. thẳng.
=> Hữu ích với việc quản lý các tác nhân => Hữu ích trong việc chế ngự ảnh hưởng
gây căng thẳng có thể kiểm soát (có thể của các tác nhân gây căng thẳng không thể
thay đổi hoặc loại trừ thông qua hành động) kiểm soát.
• Đấu tranh (phá huỷ, loại bỏ, làm suy yếu • Các hoạt động tập trung thuộc cơ thể
các tác nhân gây căng thẳng) (uống thuốc, thư giãn, ...)
• Chạy trốn (tự tránh xa mối đe doạ) • Các hoạt động tập trung mang tính nhận
• Tìm kiếm những lựa chọn (thương thuyết, thức (sự tiêu khiển theo kế hoạch, những
mặc cả, cam kết) tưởng tượng và suy nghĩ về bản thân)
• Ngăn cản căng thẳng trong tương lai (tăng • Liệu pháp điều chỉnh những quá trình ý
cường sức kháng cự, giảm sức mạnh của thức và vô thức liên quan đến việc tăng
căng thẳng lường trước) thêm lo lắng

Biến đổi các chiến lược nhận thức


• Thay đổi nhận thức về các yếu tố gây căng thẳng là một sức mạnh để thích nghi với căng thẳng
• Hai cách đối phó căng thẳng bằng nhận thức:
• Đánh giá bản chất của yếu tố gây ra căng thẳng
• Cơ cấu lại nhận thức về phản ứng căng thẳng
• Yếu tố chính để đối phó thành công là thiết lập kiểm soát nhận thức đối với tác nhân gây căng
thẳng, tạo niềm tin là mình có thể tạo ra sự khác biệt về quá trình hay kết quả.
Ủng hộ xã hội – nguồn lực đối phó căng thẳng
Ủng hộ xã hội là nguồn lực mà những người khác tạo ra
• Ủng hộ tinh thần: đưa ra thông điệp là chúng ta được yêu thương, được quan tâm chăm sóc,
được tôn trọng và được kết nối với người khác trong một mạng lưới liên lạc và có trách nhiệm với
nhau.
• Ủng hộ về của cải vật chất
• Ủng hộ về thông tin Người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm,... đều có thể là
một phần trong mạng lưới ủng hộ xã hội vào thời điểm cần thiết.
32
BÀI 6: TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN
I. Tổng quan về Tâm lý học phát triển
● Là một lĩnh vực của tâm lý học
● Quan tâm tới những thay đổi về thể chất và chức năng TL xảy ra từ khi thụ thai cho tới hết
cuộc đời.
● Nhiệm vụ của các nhà TLH phát triển là xem xét các cơ quan trong cơ thể thay đổi như thế
nào trong các giai đoạn.
● Quan sát sự thay đổi của các chức năng, khả năng khác nhau xuất hiện...
● Giả thuyết là các chức năng thần kinh, các mối quan hệ xã hội và những lĩnh vực quan
trọng khác của con người phát triển và thay đổi trong suốt cuộc đời.
1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH TRONG CUỘC ĐỜI

Thời kỳ Tuổi

Thời kỳ thai nhi Từ khi thụ thai đến khi sinh ra


Khi mới sinh Từ khi sinh đến 18 tháng tuổi
Thời kỳ đầu tuổi thơ Từ 18 tháng tuổi đến 6 tuổi
Thời kỳ giữa tuổi thơ Từ 6 – 11 tuổi
Thời thanh niên Từ 11 – 20 tuổi
Thời kỳ trưởng thành Từ 20 – 40 tuổi
Trung niên Từ 40 – 65 tuổi
Về già Từ 65 tuổi trở lên

2. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN


• Những nghiên cứu tìm cách mô tả đặc điểm ở một độ tuổi nhất định, hay một giai đoạn phát triển
nhất định -> những dấu mốc phát triển.
• Tuổi theo trình tự: số tháng hay năm từ khi chào đời
• Tuổi phát triển: tuổi mà tại đó hầu hết mọi người đều có một mức phát triển nhất định về thể chất
và tinh thần.
II. Bẩm sinh và nuôi dưỡng
Làm sao phân biệt giữa các nguyên nhân gây ra hành vi ứng xử có tính môi trường hay tính di
truyền?
• Các nhà TLH phát triển đều cho rằng cả yếu tố bẩm sinh và nuôi dưỡng tương tác lẫn nhau để
hình thành các kiểu phát triển đặc thù.
• Ảnh hưởng của 2 yếu tố này hiện còn nhiều tranh cãi

33
• Yếu tố hoàn cảnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo điều kiện giúp con người vươn đến các
khả năng
CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỊU ẢNH HƯỞNG MẠNH MẼ BỞI CẤU TẠO DI TRUYỀN

Các đặc điểm thể chất Các đặc điểm trí tuệ Các đặc điểm và rối loạn về
mặt tình cảm

Chiều cao, Thể trọng, Chứng Ký ức, Năng khiếu được đánh Tính nhút nhát, Tính hướng
béo phì, Giọng nói, Huyết áp, giá bởi các trắc nghiệm thông ngoại, Tính đa cảm, Tính dễ
Mức hư răng, Năng khiếu điền minh, Tuổi thủ đắc ngôn ngữ, kích động, Chứng tâm thần
kinh, Mức bắt tay chặt chẽ, Thiếu khả năng đọc, Chậm phân liệt, Chứng lo âu, Chứng
Tuổi thọ, Cường độ hoạt động phát triển trí tuệ nghiện rượu

III. Phát triển về thể chất


1. SỰ PHÁT TRIỂN THỜI KỲ THAI NHI VÀ THỜI THƠ ẤU
a. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRONG BỤNG MẸ
• Một tinh trùng sẽ thụ tinh cho một tế bào trứng để hình thành một hợp tử duy nhất.
• Là một tế bào đơn có chứa nhiễm sắc thể từ cả tinh trùng và trứng.
• Cử động sớm nhất trong số các cử động là tim đập. Nó bắt đầu trong thời kỳ thai nghén, khi phôi
được 3 tuần tuổi, có độ dài khoảng 1,5 cm.
• Những cử động liên tục được nhận thấy khi phôi được 8 tuần tuổi.
• Khi não thai nhi phát triển trong tử cung, cử mỗi phút nó lại tạo ra thêm khoảng 250 nghìn neuron
thần kinh mới, và đạt đầy đủ là hơn 100 tỷ neuron khi sinh.
• Nếu người mẹ sử dụng các loại chất kích thích nhất định trong thời gian nhạy cảm thì thai nhi sẽ
rất dễ mắc các bệnh về não và những khiếm khuyết khác.
• Hút thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ bị sẩy thai, đẻ non, và trẻ nhẹ ký.
b. SƠ SINH VÀ ĐẦU THỜI THƠ ẤU
• Giai đoạn sơ sinh: giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc mới sinh và kéo dài từ 18 đến 24 tháng.
• Phát triển vận động: xuất hiện khả năng thực hiện các hành động thể chất
• Phản xạ: các kiểu phản ứng vận động cụ thể được kích hoạt bởi các kiểu kích thích cảm giác cụ
thể.
2. PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
1. THỜI THƠ ẤU

34
2. THANH THIẾU NIÊN
Gái: 10 tuổi, trai: 12 tuổi => hormone sinh trưởng hình thành trong máu.
Dậy thì (puberty): sự chín muồi về giới tính
Con trai: xuất hiện tinh trùng (12 – 14 tuổi)
Con gái: hiện tượng kinh nguyệt (11 – 15 tuổi)
• Những sự thay đổi về thể chất thường mang ý thức về giới tính
• Khu vực có sự thay đổi lớn về não ở tuổi này là thùy trước – chịu trách nhiệm lên kế hoạch và
điều chỉnh cảm xúc (Sowell và cs, 2002).
3. TRƯỞNG THANH - TUỔI GIÀ
Từ sau sự phát triển mạnh mẽ trong tuổi dậy thì, sự phát triển thể chất không thay đổi nhiều về
sau, chủ yếu do sự tác động chủ động: ăn kiêng, tập luyện thể dục thể thao, …
• Tới tuổi trung niên, bắt đầu xuất hiện sự lão hóa và ngày càng rõ rệt theo tuổi tác
• Ngoại hình: da xuất hiện nếp nhăn, sạm, nám, tóc mỏng dần, chiều cao giảm từ 2-5 cm
• Nhận thức: các giác quan cũng giảm dần độ nhạy bén…
• Thị giác: Thủy tinh thể trở nên mờ và kém linh hoạt, thiếu thích nghi trong bóng tối, khó khăn
trong quan sát vật ở cự ly gần.
• Thính giác: suy giảm khả năng này ở nam giới nghiêm trọng hơn nữ giới, diễn ra chậm
• Chức năng sinh sản và tình dục: giảm dần và mất đi
• Nữ: 50 tuổi đến thời kỳ mãn kinh, không còn hiện tượng rụng trứng và kinh nguyệt. Nam: lượng
tinh trùng giảm sau 40 tuổi, tinh dịch giảm sau 60 tuổi
• Tuổi cao và thay đổi thể chất không làm suy yếu những khía cạnh khác trong việc quan hệ tình
dục (Levine, 1998; Levy, 1994).
• Tình dục giúp giảm quá trình lão hóa, tạo ra hưng phấn, vận động, kích thích trí tưởng tượng, là
một dạng thức quan trọng trong mối quan hệ xã hội.

• Tuổi thọ trung bình tăng từ 49 (1950) lên 59 (2010). Tuổi 100, tỉ lệ giới tính là 5:1 (nữ: nam) 3:3
• Việt Nam 75.61 (World Bank, 2012)
• Tuy nhiên, rất nhiều thay đổi về thể chất không liên quan đến tuổi tác mà do việc không sử dụng.
Những định kiến không đúng về người già: • Già là lẫn, già là bệnh, là buồn, già là tàn phế, già
là cứng nhắc, già là hết gân (Edelstein & Kalish, 1999).

35
• Những điều này theo nghiên cứu là không chính xác vì:
• Nhiều cụ vẫn minh mẫn, tỉ lệ trầm cảm thấp hơn người trẻ (Fiske, Wetherell, & Gatz,
2009)
• Linh hoạt và khỏe mạnh (Depp & Jeste, 2006; Rowe & Kahn, 1997)
• Có quan hệ XH và tình dục tốt (Carstensen et al., 2011; Hillman, 2012).
IV. Phát triển nhận thức
A. Thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget
Giai đoạn cảm giác – vận động (0-2 tuổi)
• Khám phá thế giới qua hành động, cảm giác
• Trẻ tìm hiểu thế giới qua các chuyển động và cảm giác.
• Các hành động cơ bản như: bú, nắm, nhìn và nghe.
• Trẻ biết được vật thể sẽ vẫn tiếp tục tồn tại dù ta có nhìn thấy chúng hay không
• Trẻ biết bản thân mình là một sinh vật độc lập tách biệt với những con người và đồ vật quanh
chúng
• Chúng nhận ra rằng một hành động có thể đưa đến một thứ gì đó xảy ra trong thế giới của
chúng

• Trẻ có khả năng “hằng định đối tượng”: Mẹ đi chỗ khác nhưng mẹ không biến mất.
• Khi được 2 tuổi, trẻ bắt đầu ý thức được rằng “khi không còn nhìn thấy” không có nghĩa là đồ vật
đó không còn tồn tại.
Kiểm tra trên bé 9 tháng tuổi. Thực hiện được bài tập: Hằng định đối tượng (Object Permanence)
nhưng thất bại ở bài tập: The A- Not-B error.

GIAI ĐOẠN TIỀN THAO TÁC: (2-7 TUỔI)


• Trẻ bắt đầu suy nghĩ tượng hình hơn và học cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh để miêu tả đồ vật.
• Chúng có xu hướng tập trung vào bản thân nhiều hơn và chỉ nhìn mọi thứ từ góc độ quan điểm
của bản thân.
• Trẻ giai đoạn này có xu hướng đề cao bản thân và gặp khá nhiều khó khăn trong việc nhìn nhận
từ góc độ của người khác.
• Mặc dù ngôn ngữ và tư duy có cải thiện nhưng trẻ vẫn thường suy nghĩ một cách cụ thể rạch
ròi, trắng đen rõ ràng về mọi thứ.
• Bước tiến lớn: Khả năng hình dung những vật không tồn tại một cách tự nhiên được cải thiện
đáng kể
• Trẻ trải nghiệm tính trung tâm: có xu hướng chú ý tới những đặc điểm bên ngoài của vật (thí
nghiệm ly nước)
Tính trung tâm: Trẻ bất lực trong việc hiểu số lượng chất lỏng không thay đổi cho dù kích cỡ và
hình dáng của vật chứa nó khác nhau

36
GIAI ĐOẠN THAO TÁC CỤ THỂ (7-12 TUỔI)
• Trẻ bắt đầu suy nghĩ có logic hơn về một sự kiện cụ thể nào đó.
• Bắt đầu nắm bắt được các khái niệm về giao tiếp.
• Biết được sự tương đồng của mực chất lỏng ở các bình chứa thấp rộng và các bình chứa cao
hẹp cùng thể tích.
• Bắt đầu sử dụng đầu óc để suy nghĩ, tư duy từ những thông tin cụ thể đến những nguyên lý
mang tính tổng quát.
Trẻ lên 7 có thể hiểu sự bảo tồn

GIAI ĐOẠN THAO TÁC HÌNH THỨC (TỪ 12 TUỔI TRỞ LÊN)
• Trẻ vị thành niên bắt đầu có nhiều suy nghĩ trừu tượng hơn và tư duy nhiều hơn về các vấn đề
mang tính giả thiết
• Suy nghĩ nhiều hơn về các vấn đề đạo đức, triết học, luân thường đạo lý, xã hội và chính trị,
những vấn đề đòi hỏi óc tư duy trừu tượng và khái quát lý thuyết.
B. Thuyết phát triển nhận thức của Vygotsky. ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT XÃ HỘI VÀ
VĂN HÓA TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
• Tập trung vào vai trò nền tảng của tương tác xã hội đối với sự phát triển nhận thức
• Ông có niềm tin mạnh mẽ rằng cộng đồng đóng vai trò trung tâm trong tiến trình hình thành nghĩa
• Trẻ phát triển thông qua tiến trình quốc tế hóa – chúng tiếp thu kiến thức từ bối cảnh xã hội của
mình.
• Phần lớn những điều quan trọng trẻ học được diễn ra thông qua tương tác xã hội với người
hướng dẫn.
• Người hướng dẫn có thể làm mẫu những hành vi và/hoặc cung cấp những hướng dẫn bằng lời
cho trẻ.
• Vygotsky nhắc đến những điều này như cuộc đối thoại cộng tác/tương tác.• Shaffer (1996) đưa
ra một ví dụ về việc một bé gái lần đầu tiên được cho xếp hình.
• Khi làm một mình, cô bé cố gắng hoàn thành nhiệm vụ một cách rất khó khăn.
• Sau đó, người cha đến ngồi cạnh cô bé, mô tả và làm mẫu một số cách làm cơ bản, như tìm tất
cả các mảnh ghép ở góc/rìa rồi đưa cho em một số mảnh ghép để em tự đặt vào đồng thời khích
lệ mỗi khi em thực hiện.
• Khi em đã trở nên thành thạo hơn, người cha để cho em làm việc độc lập hơn.
• Theo Vygotsky, kiểu tương tác xã hội này bao hàm việc đối thoại tương tác/cộng tác giúp thúc
đẩy sự phát triển nhận thức.
V. Phát triển xã hội• Môi trường xã hội và văn hóa kết hợp cùng với sự thay đổi sinh học của
tuổi tác để tạo ra mỗi thời kỳ trong cuộc đời với những thách thức và phần thưởng đặc biệt.
• Học thuyết phát triển xã hội của Erik Erikson
QUAN ĐIỂM CỦA ERIK ERIKSON
• Chia quá trình phát triển con người thành 8 giai đoạn.

37
• Trong mỗi giai đoạn có một mâu thuẫn trọng tâm => giải quyết dứt điểm => thắng lợi các mâu
thuẫn ở các giai đoạn sau.

SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở TUỔI ẤU THƠ


• Trẻ lĩnh hội các giá trị và quan điểm phù hợp với những điều được mong đợi trong xã hội – quá
trình xã hội hóa.
• Sự gắn bó: Sự phát triển xã hội bắt đầu bằng việc thiết lập mối quan hệ tình cảm gần gũi giữa
một đứa trẻ và người mẹ, người cha, hay người thường xuyên chăm sóc đứa trẻ đó.
• Sự gắn bó để dự đoán chất lượng những mối quan hệ tình cảm ở người trưởng thành.
• John Bowlby (1973) chỉ ra những kinh nghiệm tạo ra mối quan hệ gắn bó cung cấp một giản đồ
về các mối quan hệ xã hội trong suốt cuộc đời của các cá nhân
Mối quan hệ gắn bó với những người trưởng thành có những hỗ trợ về xã hội đáng tin cậy sẽ giúp
trẻ học được rất nhiều cách xử sự đúng đắn, dám mạo hiểm, phiêu lưu; tìm kiếm, chấp nhận
những mối quan hệ cá nhân thân thuộc.
SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở TUỔI THANH NIÊN
• Sự thay đổi mạnh mẽ về tính cách và những hành vi khó hiểu, trải qua khủng hoảng nội tâm và
hành vi không dự đoán được.
• Khám phá bản sắc thực sự của mình
• Mối quan hệ giữa cha mẹ và tuổi vị thành niên thay đổi, ít phụ thuộc vào sự kiểm soát của cha
mẹ, tiềm ẩn nhiều khả năng dẫn tới xung đột.
SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở TUỔI TRƯỞNG THÀNH
• Nhu cầu trong giai đoạn này là tình yêu và bổn phận (Maslow,1970). • Nhu cầu kết thân, chấp
nhận xã hội và thành công, vươn tới sự hoàn thiện.
• Các mối quan hệ xã hội và sự hoàn thiện cá nhân được ưu tiên hàng đầu.
• Sự thân mật: khả năng tạo ra cam kết đầy đủ - tình yêu, cảm xúc và đạo đức với những người
khác.
• Có thể xảy ra trong tình bạn, mối quan hệ lãng mạn đòi hỏi sự cởi mở, can đảm, sức mạnh đạo
đức và một số thỏa hiệp những sở thích cá nhân của ai đó.

38
MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH, BẠN BÈ TRONG THỜI GIAN RẤT DÀI TẠO RA MỨC ĐỘ KHÁ ỔN
ĐỊNH TRONG CÁC BÁO CÁO TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE

SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở TUỔI GIÀ


• Mặc dù có những thay đổi trong các vấn đề ưu tiên, những người cao tuổi vẫn duy trì suy nghĩ về
giá trị cuộc đời
• Những người cao tuổi nhìn lại cuộc đời mình - và hướng về tương lai - với tâm trạng hài lòng và
mãn nguyện.
• Con người trở nên kém năng động hơn trong xã hội khi về già.
• Họ chỉ duy trì một cách có chọn lọc những mối quan hệ có liên quan chủ yếu tới lĩnh vực tình
cảm.

BÀI 7: TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH


I. Nhân cách là gì?
Khái niệm về nhân cách
Nhân cách là tập hợp phức tạp các đặc tính tâm lý ảnh hưởng đến các kiểu hành vi đặc thù ở
những tình huống khác nhau.
Các học thuyết nhân cách là các lý thuyết về cơ cấu và chức năng của các nhân cách riêng biệt.
Nghiên cứu về nhân cách
2 mục tiêu cơ bản: (1) Hiểu được cấu trúc, nguồn gốc và yếu tố liên quan nhân cách, (2) Dự đoán
hành vi và những sự kiện của cuộc sống
II. Tiếp cận Nét nhân cách (Trait Approach)
- Nét nhân cách là những chiều kích bền vững gồm các đặc điểm nhân cách hay cá tính nhờ
đó phân biệt người này với người kia
- Nhận diện được nét nhân cách chủ yếu nào là điều cần thiết cho miêu tả nhân cách hay cá
tính

39
- Các đặc điểm: những đặc điểm: là những đặc tính hay thuộc tính lâu dài khiến cá nhân
ứng xử một cách kiên định qua các tình huống

1. Lý thuyết nét nhân cách của Allport


Dựa trên 4.500 từ mô tả tính cách -> đưa ra 3 loại nét nhân cách cơ bản:
- Nét nhân cách chủ yếu: đặc điểm chi phối mọi hành động của con người. VD : Mẹ Teresa
có tính cách chủ yếu là sự hy sinh cao thượng cho những người khác
- Nét nhân cách trung tâm( central traits) : là đặc điểm chủ yếu, thường 5-10 nét nhân
cách trung tâm. VD: tính lương thiện hay lạc quan
- Nét nhân cách thứ yếu (Secondary traits): là các đặc điểm ảnh hưởng đến hành vi ứng
xử trong một số tình huống và kém quan trọng hơn so với 2 nét trên.
- => Kết cấu tính cách là sự xác định then chốt của hành vi cá nhân.

2. Lý thuyết của Cattell và Eysenck


Cattel cho rằng có 16 nhân tố làm nền tảng cho tính
cách con người =>cung cấp nguồn cơ bản cho hành vi
bên ngoài.
Gồm: dè dặt-cởi mở, đáng tin cậy- đáng ngờ, thư giãn-
căng thẳng....
Eysenck (1973,1990): 3 phương diện chính:
1. Sự hướng ngoại (hướng nội VS hướng ngoại)
2. Chứng loạn thần kinh (cảm xúc ổn định VS cảm xúc bất ổn)
3. Bệnh tâm thần (tử tế, chu đáo VS khó gần gũi)
Lý thuyết của Eysenck

40
3. Mô hình 5 nhân tố (McCrae & Costa, 1999)
- Có 5 khía cạnh cơ bản làm nền tảng cho những đặc điểm mà người ta dùng để mô tả bản
thân và những người khác
- Mô hình 5 nhân tố Big Five

Nhân tố Các định nghĩa lưỡng cực

1. Sự hướng ngoại 1. Hay nói, mạnh mẽ và quyết đoán, đối


ngược với trầm lặng, dè dặt và rụt rè.

2. Tính dễ chịu 2. Đáng mến, tử tế và tình cảm, đối


ngược với lạnh lùng, dễ cáu và độc ác.

3. Sự tận tâm 3. Ngăn nắp, có trách nhiệm và thật


trọng, đối ngược với cẩu thả, phù
phiếm và thiếu trách nhiệm.

4. Loạn thần kinh 4. Kiên định, bình tĩnh và mãn nguyện đối
ngược với lo âu, không kiên định và
không bình tĩnh.

5. Tính cởi mở 5. Sáng tạo, có trí tuệ và năng nổ, đối


ngược với đơn giản, nông cạn và tối
dạ.

III. Thuyết phân tâm


1. Sự hình thành nhân cách

41
● Con người được thúc đẩy bởi bản năng và động lực, hai động lực mạnh nhất là libido và
thanatos.
● Libido là động lực cuộc sống hoặc động lực tình dục.
● Thanatos là động lực của sự chết và gây hấn.
● Freud tin rằng có 2 sự phân chia nhân cách.
● 3 cấp độ: ý thức, vô thức và tiềm thức.
● Vô thức là nguyên nhân của nhiều hành vi của chúng ta mà chúng ta không biết, như là
xung đột và lo âu.
● Vô thức: Vô thức chứa đựng các thúc đẩy bản năng: ước mơ, khao khát, nhu cầu thời thơ
ấu, các xung đột...
● Ý thức: Ý thức bao gồm tất cả những gì nằm trong vùng nhận thức của chúng ta. Những
nội dung trong vùng ý thức là những thứ chúng ta nhận thức được hoặc có thể dễ dàng
mang lại về ý thức.

2. Cấu trúc tâm lý


3 Thành phần của tâm lý: Sự phân chia thứ 2 là: cái ấy (id), tôi (ego) và siêu tôi (superego)
Xung năng bản ngã/cái ấy (id):

• Khi mới sinh, đứa trẻ chỉ có phần id trong nhân cách, nó có chức năng là trung tâm khoái lạc
(pleasure center).
• Phần id hoạt động hoàn toàn trong phạm vi vô thức, luôn tìm kiếm sự thỏa mãn.
• Đặc biệt là những khoái lạc về tình dục, thể chất và tình cảm - để có được ngay trước mắt mà
không quan tâm đến hậu quả

Bản ngã/tôi (ego):


• Khi lên 2, phần ego bắt đầu tác động lại với môi trường, tạo thành phần thực tế trong nhân cách.
• Bản ngã thể hiện quan điểm riêng của một cá nhân về hiện thực tự nhiên và xã hội – những niềm
tin có ý thức của cá nhân đó về nguyên nhân và hậu quả của hành vi.
• Bản ngã sẽ ngăn chặn một sự thôi thúc gian lận trong cuộc thi, do những lo lắng về hậu quả bị
phát hiện, và nó sẽ thay cách giải quyết bằng việc học chăm chỉ hơn vào lần sau hay cầu xin sự
thông cảm của giáo viên

Siêu ngã/siêu tôi (super ego):


• Khi lên 5, phần cuối cùng trong cấu trúc nhân cách được hình thành, superego phát triển.
• Chứa đựng những giá trị của một cá nhân, bao gồm những quan điểm đạo đức học được từ xã
hội.
• Siêu ngã gần sát với khái niệm thông thường về lương tâm
• Đó là tiếng nói bên trong của những điều nên và những điều không nên.

42
3. Phát triển tâm sinh lý

• Nhân cách cơ bản của con người được tạo ra bằng những sự kiện xảy ra trong quá khứ trong 6
năm đầu đời.
• Các giai đoạn phát triển tâm sinh lý của con người
• Các kinh nghiệm các giai đoạn đầu trong sự phát triển tâm lý tính đục có ảnh hưởng sâu sắc đối
với sự hình thành tính cách và các kiểu hành vi khi trưởng thành.

IV. Thuyết Nhân văn: Tiếp cận Nhân văn – Hiện sinh “Personality as Choice”
• Nhấn mạnh cái nhìn tích cực, lạc quan về bản chất con người:
• Con người vốn tốt lành
• Có tiềm năng phát triển
• Tập trung vào trách nhiệm của mỗi cá nhân:
• Cá nhân tự do sáng tạo cuộc sống của mình
• Tìm kiếm ý nghĩa của sống và thực tại về cái chết
• Thống hợp những ý tưởng trên và tập trung vào việc làm sao để nhân cách phát triển tốt nhất.

• Nhu cầu của con người và hiện thực hóa bản thân (self-actualization)
• Khuynh hướng hiện thực hóa bản thân: động cơ hướng về việc hiện thực hóa tiềm năng
bên trong của mỗi người
• Khuynh hướng này là nhân tố chủ yếu trong nhân cách
• Vd: theo đuổi kiến thức, thể hiện sự sáng tạo, tìm kiếm sự giác ngộ, khao khát cống hiến
cho xã hội
A. Maslow

43
Bậc 5 – Tự hiện thực hóa bản thân: sử dụng tất cả khả năng để hoàn thành, trở thành tất cả
những gì bạn có thể
Bậc 4 - Tôn trọng: Phát triển cảm giác bản thân có giá trị
Bậc 3 - Nhu cầu yêu thương và thuộc về: yêu và được yêu
Bậc 2 - Nhu cầu an toàn:an toàn về tính mạng và môi trường sống
Bậc 1 - Nhu cầu thể lý: thức ăn, nước uống, ngủ và tình dục.
• Các Điều kiện để Tăng trưởng: • Môi trường tạo điều kiện hay cản trở
• Những nhu cầu tâm lý được môi trường đáp ứng ở tầng nào
Unconditional postive regard (Quan tâm tích cực vô điều kiện) – thái độ chấp nhận không phán xét
về người khác (Rogers, 1951). => Hiện thực hóa bản thân
Conditional positive regard (Quan tâm tıć h cực có điều kiện): Chı̉ được chấp nhận khi làm tốt =>
cần phải làm hài lòng người khác mới thấy có giá trị

V. Thuyết Nhận thức xã hội Tiếp cận Nhận thức Xã hội Nhân cách trong Tình huống
(Personalities in Situations)
• Personality = người ta nghĩ thế nào về các tình huống mà người ta gặp phải trong cuộc sống
hằng ngày và hành động thế nào đáp lại chúng.
Tiếp cận Nhận thức (Cognitive Approach)

Thuyết nhận thức xã hội


• Albert Bandura (1969) cho rằng cả hai sự kiện trong và ngoài ảnh hưởng đến hành vi của
chúng ta.
• Sự kiện bên ngoài: thưởng và phạt; sự kiện bên trong: cảm giác, suy nghĩ, niềm tin.
• Hành vi của con người có thể bị ảnh hưởng bởi những thái độ, niềm tin hay sự củng cố cố hữu
và các tác nhân kích thích trong môi trường
• Thuyết tiền định tương hỗ (reciprocal determinism), Trong thuyết này, con người, những hành
vi cá nhân và môi trường đều tác động qua lại, ảnh hưởng đến và thay đổi các thành phần khác

44
• Ngụ ý chúng ta phải khảo sát tất cả các thành phần nếu muốn hiểu hoàn toàn hành vi con
người, tính cách con người và sinh thái học xã hội (Bandura, 1999)
Xác định nhân cách của con người dựa trên 3 yếu tố:
1. Nhận thức: kiến thức, kỳ vọng, thái độ
2. Môi trường: quy chuẩn xã hội, tiến trình giao tiếp, ảnh hưởng bởi người khác
3. Hành vi: Kỹ năng, rèn luyện, tự ảnh hưởng
• Một người thay đổi hành vi của mình dựa trên sự quan sát hành vi của người khác.
• Qua quan sát, chúng ta biết cái gì thích hợp để lựa chọn và cái gì sẽ bị trừng phạt hay bị lờ đi.
• Chúng ta có thể hình thành kỹ năng, thái độ và niềm tin bằng việc theo dõi những gì người khác
làm và hậu quả theo sau những điều đó.
VI. Thuyết hành vi Tiếp cận Hành vi Behavioral Approach
THUYẾT HÀNH VI • Nhân cách là tổng cộng các phản ứng mà một người học được khi tương tác
với môi trường sống bên ngoài.
• Nhân cách được tìm hiểu thuận lợi nhất nhờ việc quan sát các đặc điểm, hoàn cảnh sinh sống
của con người.
• Theo Skinner, nhân cách là một tập hợp bao gồm các khuôn mẫu hành vi có được do học tập.
• Nếu một người đạt được những kết quả tốt từ một hành vi nào đó thì họ sẽ phản ứng tương tự
• Con người có những phản ứng tương tự như nhau trong những hoàn cảnh khác nhau là do các
khuôn mẫu khích lệ (khen thưởng) trong các Änh huống ấy tương đồng như những khích lệ
(khen thưởng) mà họ đã nhận được trong các Änh huống tương tự trong quá khứ.trong tình huống
tiếp theo.
Tiếp cận hành vi: “Sự hình thành và phát triển nhân cách chính là sự hình thành, duy trì, thay đổi
một hệ thống các hành vi tạo tác để tạo nên một nhân cách ổn định, riêng biệt”.
VII. Thuyết tâm lý học hoạt động
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và
giá trị xã hội của con người
Quan điểm coi nhân cách gồm 4 nhóm thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân: Xu hướng, Tính
cách , Năng lực, Khí chất
1. Quan điểm phát triển nhân cách của TLH hoạt động
• Lịch sử phát triển văn hóa của trẻ em đưa chúng ta đến lịch sử phát triển nhân cách
• Nhân cách được hình thành và phát triển thông qua các hình thức hoạt động, giao tiếp của mỗi
cá nhân
• Trong quá trình phát triển nhân cách, kinh nghiệm lịch sử văn hóa của loài người được chuyển
thành các kinh nghiệm của bản thân
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
1. Bẩm sinh di truyền
● Là toàn bộ những đặc điểm sinh lý cơ thể có từ khi lọt lòng mẹ hoặc được truyền lại từ thế
hệ trước

45
● Là tiền đề vật chất, cơ sở sinh lý của sự hình thành và phát triển nhân cách
● Không quyết định nhân cách nhưng tạo điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển
nhân cách
● Ảnh hưởng nhân cách thông qua mối quan hệ XH
2. Yếu tố môi trường
Môi trường tự nhiên: điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai…=> ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý cá
nhân thông quan QHXH và phương thức hoạt động
Môi trường xã hội: nền văn hóa của một dân tộc, một xã hội. Môi trường xã hội là nội dung,
nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách.
3. Giáo dục
● Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh
hưởng ânh tự giác chủ động của con người => đưa con người đến sự hình thành và phát
triển nhân cách.
● Giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách
● Giáo dục có thể phát huy tối đa những mặt mạnh của bẩm sinh di truyền, hoặc có thể bù
đắp khiếm khuyết do yếu tố bẩm sinh di truyền đem lại.
4. Hoạt động tích cực của cá nhân
● Là sự tác động có mục đích, có ý thức của cá nhân vào hoàn cảnh nhằm cải tạo lại
hoàn cảnh và cải tạo bản thân
● Đây chính là yếu tố quan trọng bậc nhất và mang tính quyết định đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách.
● “Thiên tài là gì? Thiên tài là 99% mồ hôi, nước mắt cộng với 1% tư chất”
(Edison)
3. Con đường hình thành và phát triển nhân cách
● Nhân cách được hình thành dần trong quá trình sống thông qua hoạt động và giao lưu
● Hoạt động là hình thức tích cực nhất, là phương thức tồn tại của con người.
● Hoạt động có mục đích, mang tính cộng đồng, xã hội
● Hoạt động hướng tối đối tượng => hoạt động đối tượng
● Hoạt động hướng tới mối quan hệ với con người => hoạt động giao lưu giao tiếp
● Thông qua 2 quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được
bộ lộ và hình thành.
● Việc hình thành và phát triển nhân cách phải thông qua hoạt động và giao lưu

VIII. Đo lường nhân cách
1. Trắc nghiệm phân loại (Personality Inventories)
MBTI
• MBTI dùng các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá tính cách thông qua phương pháp phân
loại dựa trên 4 cặp:

46
• Hướng ngoại - Hướng nội
• Giác quan - Trực giác
• Lý trí - Tình cảm
• Nguyên tắc - Linh hoạt Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp với nhau tạo thành 16 nhóm
tính cách MBTI
Ví dụ MBTI test Câu 1: Chọn mô tả đúng về bạn
• Bạn thường sử dụng khả năng để phân tích tình huống.
• Bạn thường chú trọng đến cảm xúc khi xem phim hay đối thoại.
Câu 2 : Bạn có thường thể hiện suy nghĩ, dự tính của mình cho người khác biết không?
• Bạn nói ra bên ngoài hoặc trao đổi rất nhiều suy nghĩ, dự tính của mình với người khác.
Bản kiểm kê tính cách đa nhân cách (MMPI-2) của Minnesota
• Là một bảng câu hỏi được nghiên cứu kỹ lưỡng, được sử dụng để đánh giá các vấn đề
về tính cách và tâm lý. MMPI-2 bao gồm 550 câu nói mô tả, người tham gia trả lời đúng,
sai hoặc không biết.
• Các biện pháp MMPI-2 có xu hướng đối với các vấn đề lâm sàng, ví dụ như trầm cảm, lo
lắng, hoang tưởng và những ý tưởng độc đáo hoặc những suy nghĩ và niềm tin kỳ lạ cũng
như một số đặc điểm tính cách chung, như mức độ nhận diện vai trò nam tính và nữ tính
và sự bốc đồng.

MMPI:
● Các câu hỏi đề cập đến những lĩnh vực: ứng xử xã hội, sở thích, énh cảm, quan điểm...
● Tổng hợp các câu trả lời => Khách thể thuộc dạng nào trong số nghi bệnh (lo lắng về sức
khỏe), trầm cảm, hystery, hoang tưởng, tâm thần phân liệt...

16 PF (Personality Factors) - Cattell
Trắc nghiệm nhân cách Cattell 16 PF (16-Personality Factor) được soạn thảo năm 1949, nhằm đo
16 yếu tố của nhân cách.
Vd: 1. Tôi rất vui khi quan tâm đến nhu cầu của những người khác
• Đúng
•?
• Sai
2. Thỉnh thoảng tôi làm những việc ngớ ngẩn để làm ngạc nhiên người khác
• Đúng
•?
• Sai
2. Trắc nghiệm phóng chiếu (Projective techniques)
● Có dụng cụ chuyên biệt: trên các tấm bìa có tranh, ảnh với chủ đề ít nhiều trừu tượng.
● Khách thể trả lời hoàn toàn tự do, không có đúng sai.

47
● Nó giả định rằng KT có xu hướng đem suy nghĩ, cảm xúc của mình đặt trên người khác
(nhân vật, chi tiết trong tranh)
● Có các loại phổ biến: TAT, Patte Noire, CAT, Rorschach
Rorschach - Vết mực loang
Là một trắc nghiệm tính cách phóng chiếu trong đó các diễn giải riêng lẻ về ý nghĩa của một tập
hợp các vết mực không cấu trúc được phân tích để xác định cảm xúc bên trong của người trả lời
và giải thích cấu trúc tính cách của người đó.
TAT test
• Được phát triển đầu tiên bởi nhà tâm lý học người Mỹ Henry A. Murray và nhà phân tâm học
Christiana D. Morgan vào năm 1930.
• Bài kiểm tra đánh giá chủ đề (TAT) là một bài kiểm tra tính cách phóng chiếu, trong đó người trả
lời tiết lộ động cơ cơ bản, mối quan tâm và cách họ nhìn thế giới xã hội thông qua những câu
chuyện họ tạo nên về những bức tranh mơ hồ về con người.
• Nhiều bản vẽ TAT có xu hướng gợi ra một tập hợp các chủ đề nhất quán, chẳng hạn như thành
công và thất bại, cạnh tranh và ghen tuông, xung đột với cha mẹ và anh chị em, cảm giác về mối
quan hệ thân mật, hung hăng và tình dục.

IX. RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (Personality disorder)


● Những lệch chuẩn cực nhiều về nhân cách có thể được ghi nhận như là rối loạn.
● Một nhân cách bị rối loạn khi nó gây ra đau khổ đối với người đó hoặc đối với người khác.
● Định nghĩa này có thể dường như đơn giản nhưng lại có hữu ích trong thực hành lâm
sàng, đưa đến sự đồng thuận hợp lý giữa những người sử dụng nó.
1. CÓ PHẢI LÀ RỐI LOẠN NHÂN CÁCH
Nhà lâm sàng xem xét chứng cớ từ tiền sử lâm sàng nhằm quyết định xem bệnh nhân có bị đau
khổ hoặc người khác bị đau khổ do kết quả nhân cách của bệnh nhân.
2. RỐI LOẠN NHÂN CÁCH
• Nhân cách lo âu, dễ lo âu, khí sắc không ổn
• Nhân cách thiếu tự trọng và tự tin
• Nhân cách nhạy cảm, nghi ngờ
• Nhân cách dạng kịch tính, xung động
• Nhân cách gây hấn và chống đối xã hội.

48

You might also like