You are on page 1of 55

SOẠN ĐỀ CƯƠNG TÂM LÝ HỌC

ĐẠI CƯƠNG
2023 – 2024
LY THI HIEN THUC
NỘI DUNG ÔN TẬP TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Khái niệm tâm lý, tâm lý học. Đặc điểm, phân loại hiện tượng tâm lý.
* Khái niệm:
- Tâm lý: Tâm lí là hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra.
- Tâm lý học: là một khoa học nghiên cứu những hiện tượng tinh thân nảy sinh trong đâu óc
con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người. Hay nói ngắn gọn: Tâm lý
học là khoa học chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý của con người.
* Đặc điểm, phân loại hiện tượng tâm lý:
Đặc điểm:
+ Các hiện tượng tâm lý của con người vô cùng đa dạng, phức tạp, phong phú.
Tâm lý:
Là hiện tượng tinh thần;
Tồn tại chủ quan trong đầu;
Định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động;
Không thể xác định bằng định lượng;
Nghiên cứu qua biểu hiện ra ngoài.
+ Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn có sự tương tác lẫn nhau.
+ Các hiện tượng tâm lý con người có sức mạnh vô cùng to lớn, chi phối hoạt động của con
người.
Phân loại hiện tượng tâm lý:
+ Dựa vào chủ thể có Tâm lý cá nhân và Tâm lý xã hội.
+ Dựa vào sự tồn tại và quá trình phát triển: Quá trình tâm lý, Trạng thái tâm lý và Thuộc
tính tâm lý.
+ Dựa vào sự tham gia của ý thức: Vô thức, Tiềm thức, Ý thức và Siêu thức.
2. Bản chất của tâm lý theo quan điểm của tâm lý học Macxit.
- Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua hoạt động của mỗi người.

1
- Tâm lý là kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người đã biến thành kinh nghiệm của mỗi người
thông quan hoạt động của chính họ.
- Tâm lý là chức năng của não.
3. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học.
* Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học:
+ Nguyên tắc khách quan: đòi hỏi phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý một cách khách
quan (khách quan cả đối với hiện tượng tâm lý và đối với người nghiên cứu).
+ Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: khẳng định tâm lý có nguồn gốc từ thế
giới khách quan tác động vào não người thông qua “lăng kính chủ quan của người đó”.
+ Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động: hoạt động là phương thức
hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân
cách là cái điều hành hoạt động. Vì thế chúng thống nhất với nhau.
+ Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến: các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn có
sự tương tác lẫn nhau. Do đó phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa
chúng với nhau và trong mối liên hệ với các hiện tượng khác.
+ Nguyên tắc về sự phát triển: khẳng định tâm lý luôn vận động và phát triển không ngừng.
+ Nguyên tắc cụ thể: phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý ở một con người cụ thể, trong
những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung,
nghiên cứu tâm lý ở một con người trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng.
* Các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp quan sát:
o Là phương pháp mà nhà nghiên cứu sử dụng các cơ quan cảm giác của mình nhằm tri
giác sự biểu hiện ra ngoài một cách thường xuyên các đặc điểm tâm lý bên trong của
đối tượng để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
o Quan sát là một loại tri giác có chủ định, cho phép chúng ta thu được nhiều tài liệu cụ
thể, sinh động trực quan, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người.
Các hình thức quan sát:
Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện, quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm,
quan sát trực tiếp hay gián tiếp và tự quan sát.
Ví dụ: nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh thông qua quan sát các biểu hiện bên ngoài.
Sự đúng giờ khi đi học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tích cực tham gia trong xây dựng bài,
tiếp thu tri thức mới…Quan sát tâm lý giúp chúng ta từ việc quan sát các biểu hiện tâm lý

2
bên ngoài của con người rút ra những đặc điểm và quy luật tâm lý bên trong con người của
họ.
Yêu cầu khi quan sát:
Muốn quan sát có hiệu quả cao cần chú ý những vấn đề sau đây:
+ Xác định rõ mục đích nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và nội dung cụ thể
+ Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
+ Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống.
+ Ghi chép và phân tích dữ liệu một cách đầy đủ, trung thực, khách quan.
+ Cần phải kết hợp với các phương pháp khác trong nghiên cứu.
+ Quan sát lại lần nữa để kiểm tra các kết quả đã quan sát.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát:
o Ưu điểm nổi bật của phương pháp quan sát là mang đến những thông tin cụ thể,
khách quan, dễ tiến hành; tư liệu phong phú, tiết kiệm.
o Tuy nhiên, phương pháp này thường bị phụ thuộc tư liệu thường là cảm tính,
trực quan, độ tin cậy không cao, tốn nhiều thời gian khó tiến hành trên số lượng
lớn khách thể và đôi khi không đạt được mục đích.
+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm là phương pháp chủ động tác động vào đối
tượng trong điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về môi quan
hệ nhân quá, tính quy luật, cơ chế... của các hiện tượng tâm lý.
 Chẳng hạn, để tìm hiểu có phải khi nỗi lo lắng tăng sẽ khiến con người thích ở bên cạnh
người khác hơn hay không, nhà nghiên cứu sẽ tạo ra “nỗi lo lắng” cho nhóm khách thể
nghiên cứu rồi sau đó đo lường mức độ thích ở bên cạnh người khác của nhóm khách thể
này như thế nào.
Phân loại:
 Thường có hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực
nghiệm tự nhiên:
+Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Được tiến hành trong điều kiện khống chế một
cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, chủ động tạo ra những điều kiện làm nảy sinh
nội dung tâm lý cần nghiên cứu. Với loại thực nghiệm này, người bị làm thực nghiệm sẽ biết
mình đang bị làm thực nghiệm, giờ nó đổi tin cậy của thông tin thu nhập được là không cao,
nhưng xử lý lại thực nghiệm này thì tương đối dễ tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
mà người ta phân biệt các thực nghiệm tự nhiên nhận định và thực nghiệm tự nhiên hình
thành.

3
+Thực nghiệm tự nhiên: Là loại thực nghiệm được tiến hành trong các điều kiện hoạt động
bình của đối tượng thực nghiệm làm cho đối tượng bị làm thực nghiệm không biết mình
đang bị làm thực nghiệm, do đó đợi tin cậy của thông tin thu nhập được là tương đối cao,
nhưng xử lý kết quả của thực nghiệm tự nhiên là tương đối khó.
Thực nghiệm tự nhiên có 2 loại là thực nghiệm nhận định và thực nghiệm hình thành. Người
ta còn có thể phân biệt 2 loại thực nghiệm tự nhiên trên như sau:
o Thực nghiệm nhận định: Chủ yếu nêu lên thực trạng của vấn đề nghiên cứu ở một
thời điểm cụ thể.
o Thực nghiệm hình thành: Trong đó tiến hành các tác động giáo dục, rèn luyện nhằm
hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở nghiệm thể (người bị thực nghiệm).
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp:
 Ưu điểm của phương pháp thực nghiệm là rất chủ động, tài liệu tương đối tin cậy
có thể định tính và định lượng được; có thể lặp đi lặp lại nhằm kiểm tra.
 Bên cạnh đó, phương pháp này còn có những nhược điểm như đòi hỏi tốn nhiều
thời gian, đặc biệt khó khăn trong việc xây dựng hoặc tạo ra biến số độc lập cũng
như kiểm soát và loại bỏ các yếu tố gây nhiễu khác, và có thể tốn kém về mặt
kinh tế.
 Thực nghiệm có thể được tiến hành trong điều kiện tự nhiên hoặc trong phòng thí
nghiệm tùy vào mục đích nghiên cứu. Phương pháp này thường được các nhà tâm lý
học sử dựng trong những nghiên cứu của mình vì giá trị khoa học của nó.

+ Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Là phương pháp nghiên cứu lịch sử về quá trình
hoạt động của cá nhân đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận định về
vấn đề nghiên cứu.
Bản chất:
 Thu thập và phân tích các tài liệu về tiểu sử của một người cụ thể (thư từ, nhật ký, lý
lịch,..) nhằm thấy được rõ hơn các đặc điểm tâm lý của người đó và sự phát triển của
các đặc điểm tâm lý này.
Ưu điểm: Dễ thực hiện
Nhược điểm:
 Cần quản lý tốt hồ sơ đồng thời lý lịch theo mẫu định sẵn chỉ có thể phản ánh
một cách tổng quát theo một số nội dung nhất định nên khó phát hiện yếu tố tâm
lý sâu sắc của họ.
 Phương pháp này thường dùng kết hợp với các phương pháp khác, hoặc là để hỗ trợ
cho các phương pháp khác, hoặc là dùng kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp ấy
để kiểm tra lại kết quả của phương pháp này.
Yêu cầu:
4
o Cần phải nhìn nhận đánh giá các vấn đề tâm lý trong tính lịch sử, cụ thể và phát triển.
o Tránh thành kiến, áp đặt chủ quan.
o Kết hợp với phương pháp khác trong nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên cứu về các
đặc điểm tâm lý của đối tượng đó.
Nguyên tắc: Thông qua những sản phẩm của con người tạo ra mà chúng ta có thể nhận ra tư
tưởng, tình cảm, ý chí cũng như năng lực của họ
Ưu điểm:
+ Giúp người nghiên cứu có thể khách quan hóa ( trực quan hóa) những đặc điểm tâm
lí, sinh lí, thông qua các sản phẩm hoạt động của họ
+ Sản phẩm hoạt động còn là 1 phương diện thổ lộ tâm lí và tình cảm của con người tạo
ra sản phẩm
Nhược điểm:
+ Người nghiên cứu chỉ biết kết quả cuối cùng, chứ không biết quá trình tạo ra sản
phẩm đó như thế nào.
+ Đôi khi qua sản phẩm chúng ta không thể xác định 1 cách chính xác chiều hướng
phát triển của người tạo ra sản phẩm như thế nào
Yêu cầu:
+ Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá.
+ Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.
Ví dụ: Có nhiều cuộc khảo sát được tổ chức nhằm mục đích tham khảo tâm lý của lứa tuổi vị
thành niên, họ đã thực hiện bằng cách cho những người được khảo sát nghe 1 đoạn nhạc
ngắn sau đó yêu cầu những người được khảo sát này vẽ 1 thứ gì đó lên giấy, sau thời gian
đoạn nhạc ngắn đó kết thúc họ sẽ dựa trên sản phẩm đã được tạo ra để phân tích tâm lí của
đối tượng được khảo sát. Từ đó có thể phân tích được tâm lý, cảm nhận hay nhiều hơn nữa là
cảm xúc của đối tượng khi tiếp xúc cới đoạn nhạc thông qua tác phẩm.
+ Phương pháp trắc nghiệm:
"Test" là một phép thử đã được chuẩn hóa dùng đề đo lường một phẩm chất tâm lý nào đó ở
đối tượng nghiên cứu.
Trắc nghiệm trọn bộ thường bao gồm bốn phần: văn bản trắc nghiệm, hướng dẫn quy trình
tiến hành, hướng dẫn đánh giá, bản chuẩn hóa.

5
o Phương pháp trắc nghiệm đòi hỏi bài trắc nghiệm phải có độ tin cậy có tính hiệu lực
và được chuẩn hóa. Trình tự tiến hành trắc nghiệm phải được kiểm soát chặt chẽ để
đảm bảo kết quả mang tính khoa học. Trong tâm lý học, đã có một hệ thống trác
nghiệm về nhận thức, năng lực, nhân cách.
Ưu và nhược của phương pháp:
*Ưu điểm
 Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo lường trực tiếp bộc lộ qua hành
động thực hiện trắc nghiệm.
 Có khả năng tiến hành tương đối đơn giản bằng giấy, bút, tranh vẽ
 Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lý cần đo.
*Nhược điểm
 Rất khó soạn thảo một bộ Test đảm bảo tính chuẩn hóa.
 Test chủ yếu cho ta biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi
đến kết quả.
+ Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp sử dụng lời nói giao tiếp với đối tượng nghiên
cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết. Có nhiều cách trao đổi, đàm thoại với đối
tượng: đặt ra các nội dung trao đổi; đặt ra những câu hỏi trực tiếp, gián tiếp...
Ưu và nhược điểm:
Dễ nghiên cứu; kinh tế; chủ động. Tuy nhiên tư liệu thu được dễ bị đối tượng ngụy
trang; phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của đối tượng.
Yêu cầu:
 Phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung câu hỏi cần đàm thoại.
 Cần phải khéo léo ghi chép tỉ mỉ.
 Cần phải có nghệ thuật trong việc định hướng đàm thoại.
 Cần phải phối hợp chặt chẽ với phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra: Là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được trình bày
bằng văn bản thông qua việc trả lời của đối tượng nghiên cứu để thu thập những thông tin
cần thiết.
Ưu và nhược điểm:
Dễ nghiên cứu; thông tin thu thập được trên một loạt đối tượng, dễ xử lý bằng toán
thống kê. Tuy nhiên các ý kiến thường mang tính chủ quan, đối tượng dễ trả lời giả tạo.
Yêu cầu:
+ Câu hỏi soạn thảo phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng.
+ Cách trả lời câu hỏi phải được nhà nghiên cứu hướng dẫn cụ thể.

6
II. CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

1. Vai trò của từng yếu tố (tự nhiên, xã hội) đối với sự hình thành và phát triển tâm lý,
ý thức.
* Vai trò của từng yếu tố tự nhiên đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức:
Hệ nội tiết:
+ Hệ nội tiết bao gồm các tuyến tiết ra các chất hoá học (hooc-môn) đi vào trong máu giúp
kiểm tra và tham gia điều chỉnh các hoạt động chức năng, các quá trình sống của cơ thể.
+ Các tuyến nội tiết được kiểm soát bởi hệ thần kinh.
+ Hooc môn có vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển sinh lý của cơ thể nên
chúng có sự ảnh hưởng nhất định đến sự biến đổi tâm lý.
Di truyền:
+ Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những
nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi
của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
+ Di truyền tham gia vào sự hình thành những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của hệ thần kinh
– cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý.
Hệ thần kinh và tâm lý:
- Tế bào và hệ thần kinh:
+ Tế bào thần kinh: Là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên hệ thần kinh; Gồm 3 bộ phận: Nhân,
thân, sợi trục; Chức năng: Cảm thụ, Phân tích - tổng hợp, dẫn truyền và điều khiển.
+ Hệ thần kinh: Là tập hợp tất cả các tế bào thần kinh thành một hệ thống. Có hai hệ thần
kinh: Cấp thấp và cấp cao
- Não: Là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh. Gồm: hai bán cầu đại não, não trung
gian, não giữa, tiểu não, hành tuỷ. Nặng khoảng 1,3 – 1,4 kg; diện tích bề mặt 2200 cm2;
chứa khoảng 20 tỷ tế bào.
- Hoạt động của hệ thần kinh:
+ Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh là hoạt động phản xạ.Cơ thể tồn tại được là nhờ phản
xạ.
+ Phản xạ là những phản ứng tất yếu hợp quy luật giúp cơ thể thích nghi với những tác động
từ bên ngoài.
7
+ Một cung phản xạ gồm 4 khâu: hướng tâm; liên kết (phân tích, tổng hợp …); ly tâm; liên
hệ ngược.
+ Các loại phản xạ: Không điều kiện: là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác, là cơ sở sinh lý của bản năng; Có điều kiện: là phản xạ tự tạo của từng cá thể, là cơ
sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý.
- Các quy luật hoạt động của hệ thần kinh:
+ Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích.
o I.P.Páplốp khẳng định: “Trong một phản xạ có điều kiện, kích thích càng mạnh thì
cường độ phản xạ càng mạnh”. Trong trạng thái bình thường của vỏ não, độ lớn của
phản ứng tỷ lệ thuận với cường độ của kích thích: kích thích mạnh thì phản ứng lớn và
ngược lại.
o Sự phụ thuộc của phản ứng vào cường độ chỉ mang tính tương đối.
o Quy luật này chỉ đúng khi cường độ kích thích nằm trong giới han nhất định (ngưỡng
cảm giác).
+ Quy luật hoạt động theo hệ thống: Muốn phản ánh sự vật một cách trọn vẹn, hoặc phản
ánh các sự vật, hiện tượng liên quan với nhau hay một hoàn cảnh phức tạp thì các vùng trong
não phải phối hợp với nhau, tập hợp các kích thích thành nhóm, thành bộ, tập hợp các mối
liên hệ thần kinh tạm thời thành hệ thống chức năng.
+ Quy luật lan tỏa và tập trung: Hưng phần và ức chế là hai trạng thái phổ biến của hệ thần
kinh. Khi một điểm (hay trung khu) hưng phấn hay ức chế thì thường thường lúc đầu chúng
được truyền sang các điểm (hay trung khu) khác. Đó là hiện tượng hưng phấn và ức chế lan
tỏa. Sau đó trong những điều kiện bình thường chúng tập trung vào một nơi nhất định. Hai
quá trình lan tỏa và tập trung xảy ra kế tiếp nhau, trong một trung khu thần kinh.
+ Quy luật cảm ứng qua lại: Hai quá trình thần kinh cơ bản (hưng phấn và ức chế) có ảnh
hưởng qua lại với nhau, quy luật này có các dạng biểu hiện như sau:
o Cảm ứng qua lại đồng thời (giữa nhiều trung khu) là hưng phấn ở điểm này gây ra ức chế
ở điểm kia và ngược lại.
o Cảm ứng qua lại tiếp diễn (trong một trung khu) là trường hợp ở trong một điểm có hưng
phấn chuyển sang ức chế ở chính điểm ấy, hay ngược lại.
o Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn, hay ngược lại, ức
chế làm hưng phấn mạnh hơn.
o Ngược lại, hưng phấn gây ra ức chế, ức chế làm giảm hưng phấn, hưng phấn làm giảm ức
chế – là các trường hợp cảm ứng âm tính.
- Hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai:

8
+ Hệ thống tín hiệu thứ nhất bao gồm những tín hiệu do các sự vật, hiện tượng khách quan
và các thuộc tính của chúng tạo ra.
+ Hệ thống tín hiệu thứ hai là hệ thống tín hiệu của tín hiệu thứ nhất – tín hiệu của tín hiệu.
Đó là các tín hiệu ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết).
* Vai trò của từng yếu tố xã hội đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức:
Quan hệ xã hội, nền văn hoá và tâm lý:
+ Con người là sinh vật - xã hội – văn hoá.
+ Sự hình thành và phát triển con người phải thông qua việc chiếm lĩnh những kinh nghiệm
lịch sử - xã hội loài người.
+ Việc lĩnh hội này bằng 2 con đường cơ bản là hoạt động và giao tiếp.
Hoạt động và tâm lý:
- Khái niệm hoạt động: Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người và hiện thực
khách quan nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần phục vụ nhu cầu của bản thân cũng
như xã hội, đồng thời cải biến chính bản thân mình.
Hoạt động gồm 2 quá trình cơ bản:
Quá trình 1: là quá trình chủ thể hoá đối tượng
Quá trình 2: là quá trình đối tượng hoá chủ thể
- Đặc điểm của hoạt động:
Tính đối tượng của hoạt động:
Hoạt động nhằm vào một đối tượng thực trong hiện thực nhằm tác động, để cải biến.
Không có hoạt động mà không nhằm vào một đối tượng nào.
Đối tượng của hoạt động nhằm vào giải quyết một nhu cầu của con người Tính đối tượng của
hoạt động.
Tính mục đích của hoạt động:
Hoạt động được tiến hành bằng những mục đích cụ thể.
Mục đích là cái cần đạt đến trong hành động.
Mục đích là cơ sở điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người.
Không có mục đích, tức hoạt động không có cơ sở xã hội
Tính chủ thể của hoạt động:
Hoạt động bao giờ cũng do con người tiến hành, con người à chủ thể của hoạt động.
9
Chủ thể có thể là một người hay một nhóm, tập thể cùng hoạt động chung.
Con người hoạt động trên cơ sở có ý thức, tự giác, chủ động và sáng tạo.
Tính gián tiếp của hoạt động:
Con người không trực tiếp tác động vào đối tượng mà thông qua công cụ hoạt động.
Công cụ là trung gian truyền hoạt động của con người sang đối tượng hoạt động.
Công cụ là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người.
Có công cụ tâm lý (như ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết) và công cụ kỹ thuật.
- Các loại hoạt động: Tùy vào căn cứ phân loại có thể rất nhiều loại hoạt động
Căn cứ vào đối tượng hoạt động có thể chia làm 2 loại: lao động và giao tiếp.
Căn cứ vào sự phát triển cá thể: vui chơi, học tập và lao động.
Xét về hướng hoạt động: Hoạt động thực tiễn và Hoạt động lý luận.
Dựa vào tính chất của hoạt động: Hoạt động biến đổi; Hoạt động nhận thức; Hoạt động định
hướng giá trị; Hoạt động giao tiếp.
- Cấu trúc của hoạt động:
Cuộc sống con người là các dòng hoạt động kế tiếp nhau.
Hoạt động bao giờ cũng hướng vào một đối tượng cụ thể, đối tượng được nhận thức trở
thành động cơ thúc đẩy hoạt động.
Động cơ được cụ thể hoá bằng các mục đích khác nhau. Mục đích được thực hiện bằng các
hành động cụ thể.
Mỗi hành động bao gồm nhiều thao tác, để tiến hành một thao tác phải gắn liền với các điều
kiện phương tiện nhất định.
Giao tiếp và tâm lý:
- Giao tiếp là quá trình thiết lập và vận hành các mối quan hệ giữa con người và con người
để hiện thực hoá các mối quan hệ xã hội. Hoặc Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa
con người và con người nhằm nhận thức, cảm xúc lẫn nhau, trao đổi thông tin và phối hợp
hoạt động.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng của giao tiếp là con người với tư cách là một chủ thể.
+ Giao tiếp vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội.
Tính xã hội: Giao tiếp có cơ sở là xã hội, sử dụng phương tiện của xã hội.

10
Tính cá nhân: giao tiếp thể hiện nội dung, nhu cầu, phong cách...cá nhân
- Các loại giao tiếp:
+ Dựa vào phương tiện giao tiếp:
Giao tiếp vật chất: tặng quà lưu niệm, tặng đồ chơi, tặng hoa...
Giao tiếp ngôn ngữ: lời nói, thư tín...
Giao tiếp phi ngôn ngữ: điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, hành động....
+ Dựa vào khoảng cách:
Giao tiếp trực tiếp: trực tiếp gặp gỡ, nói chuyện với nhau....
Giao tiếp gián tiếp: thư từ, điện thoại, lời nhắn, internet...
+ Dựa vào quy cách:
Giao tiếp chính thức: hội họp, ký hợp đồng, hội đàm, hội thảo....
Giao tiếp không chính thức: chia sẻ tình cảm, sở thích, quan điểm ...giữa các cá nhân.
- Chức năng của giao tiếp: Giao tiếp có 2 chức năng cơ bản:
+ Chức năng xã hội: Thực hiện các vai trò giao tiếp với tư cách là nhóm, tập thể, cộng
đồng... nhằm thực hiện các nhiệm vụ với tính chất là xã hội.
+ Chức năng tâm lý: Thực hiện vai trò cá nhân trong việc giao lưu tình cảm, nhận thức và
cuộc sống.
- Phương tiện giao tiếp:
+ Phương tiện ngôn ngữ:
Chữ viết (từ ngữ, ngữ điệu, nội dung)
Tiếng nói (từ ngữ, ngữ điệu, nội dung)
+ Phương tiện phi ngôn ngữ: Nét mặt, ánh mắt, nụ cười, diện mạo, hành vi, khoảng cách,
không gian, đồ vật…
Hoạt động và giao tiếp với sự hình thành và phát triển tâm lý:
- Hoạt động với sự hình thành phát triển tâm lý:
Nhờ hoạt động: Con người chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội - lịch sử trong công cụ hoạt động;
Tác động vào thế giới vật chất làm lộ ra những bản chất, quy luật của thế giới và tiếp nhận
chúng; Con người phát triển các chức năng tâm - sinh lý tương ứng với sự phát triển.
- Giao tiếp với sự hình thành và phát triển tâm lý:

11
Nhờ giao tiếp: Con người tham gia vào xã hội với tư cách là một con người; Con người tiếp
thu kinh nghiệm – xã hội lịch sử; Con người nhận thức ra bản thân mình trong các mối quan
hệ xã hội.
2. Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức.
* Sự hình thành và phát triển tâm lý:
Sự nảy sinh và hình thành tâm lý với phương diện loài:
Tâm lý, ý thức là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của vật chất. Sự phát triển trải qua 3 giai
đoạn lớn:
o Từ vật chất vô sinh (chưa có sự sống) đến vật chất hữu sinh.
o Từ vật chất hữu sinh chưa có cảm giác đến sinh vật có cảm giác, tâm lý.
o Từ động vật chưa có ý thức đến loài người có ý thức.
- Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý: Có 2 cơ sở cơ bản
+ Tính chịu kích thích: Tính chịu kích thích là khả năng của cơ thể trả lời những kích thích
liên quan đến sự tồn tại, phát triển của cơ thể một cách trực tiếp. Ví dụ: rễ cây vươn tới chổ
có nước, lá vươn tới ánh sáng, cái kiến tìm thức ăn...
+ Tính cảm ứng: Tính cảm ứng là khả năng của cơ thể trả lời những kích thích gián tiếp dự
báo một kích thích trực tiếp có liên quan đến sự tồn tại của cơ thể. Ví dụ: Con ếch nhìn thấy
màu đỏ của hoa là nó đớp, con ong hút mật, con kiến...
- Các thời kỳ phát triển tâm lý: Người ta phân chia các thời kỳ phát triển tâm lý dưới 2
phương diện:
+ Dựa vào mức độ phản ánh tâm lý, người ta chia ra: thời kỳ cảm giác, thời kỳ tri giác và
thời kỳ tư duy.
+ Dựa vào nguồn gốc nảy sinh hành vi: Hành vi bản năng, hành vi kỹ xảo và hành vi trí tuệ.
Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể:
+ Giai đoạn sơ sinh (0-2 tháng tuổi): chủ yếu các phản xạ bẩm sinh, thực hiện các chức năng
sinh lý.
+ Giai đoạn hài nhi (3-12 tháng): giao tiếp cảm xúc với người lớn, người mẹ.
+ Giai đoạn vườn trẻ (2 đến 3 tuổi) hoạt động với đồ vật.
+ Giai đoạn hoạt động vui chơi (4 đến 6 tuổi).
+ Giai đoạn tuổi học:
7-11 tuổi: Hoạt động học tập.

12
12-14 tuổi: hoạt động học tập và giao tiếp nhóm.
15-17 tuổi: hoạt động học tập và hoạt động xã hội.
+ Giai đoạn 18 - 25 tuổi: hoạt động lao động và sự phát triển toàn diện.
+ Giai đoạn 60 tuổi trở đi: hoạt động nghỉ ngơi.
* Sự hình thành và phát triển của ý thức:
Khái niệm về ý thức:
+ Ý thức là sự phát triển của sự phản ánh tâm lý bậc cao chỉ có ở con người. Vì con người có
ngôn ngữ, có tư duy mang tính người. Cụ thể hơn: Hình ảnh trực quan thu nhận dược, con
người đặt cho nó một cái tên và đưa vào một chỗ trong võ não và thông tin ấy lại tiếp tục
được nhận thức và lại tìm một chỗ nữa và cứ tiếp tục... đó là ý thức.
+ Vậy: Nhờ ngôn ngữ con người con người biến hình ảnh vừa mới tri giác được biến thành
hình ảnh tâm lý để tiếp tục phản ánh về nó và như vậy hình ảnh tâm lý ở trong con người
mới hơn, sâu sắc hơn và tinh vi hơn. Đấy chính là ý thức. Vì thế người ta còn gọi : ý thức là
tri thức về tri thức; phản ánh của phán ánh, nhận thức của nhận thức.
- Các thuộc tính cơ bản của ý thức:
+ Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao cấp của con người.
o Giúp con người nhận thức được cái bản chất.
o Giúp con người dự kiến trước được kế hoạch, kết quả của hành động...
+ Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới.
+ Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
+ Ý thức thể hiện khả năng tự nhận thức về bản thân mình.
- Cấu trúc của ý thức. Gồm nhiều mặt thống nhất với nhau: Mặt nhận thức; Mặt thái độ; Mặt
năng động của ý thức, thể hiện khả năng cải tạo thế giới của con người.
Sự hình thành và phát triển ý thức ở con người: Xét ở hai góc độ: loài và cá thể.
Sự hình thành và phát triển ý thức dưới góc độ loài.
- Lao động và sự hình thành phát triển ý thức:
+ Lao động làm cho các chức năng sinh vật của con người thay đổi.
+ Lao động đòi hỏi con người phải đặt ra mục đích, dự kiến kết quả..
+ Lao động đòi hỏi con người chế tác công cụ.
+ Lao động đỏi hỏi con người phải rút kinh nghiệm...

13
+ Lao động đòi hỏi con người phải truyền thụ kinh nghiệm,.
- Vai trò của ngôn ngữ:
+ Là phương tiện trao đổi thông tin cho nhau, hợp tác trong cuộc sống của con người.
+ Là cơ sở của việc truyền thụ kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống; giúp con người lưu
giữ kinh nghiệm - những cái mà con người đã sáng tạo ra trong cuộc sống làm điều kiện trực
tiếp cho tư duy, ý thức của con người.
Sự hình thành ý thức ở cấp độ cá thể.
- Ý thức cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm của hoạt động.
- Ý thức cá nhân được hình thành trong quan hệ giao tiếp với người khác, với xã hội.
- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội.
- Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, phân tích đánh giá hành vi
của chính bản thân.
Các cấp độ của ý thức: có 3 cấp độ cơ bản:
+ Cấp độ chưa ý thức: vô thức ở tầng bản năng; Các hiện tượng tâm lý dưới ngưỡng; Tiềm
thức.
+ Cấp độ ý thức cá nhân và tự ý thức:
o Sự phản ánh thế giới bằng ý thức, có chủ định, có mục đích... của con người.
o Tự ý thức là mức độ phát triển cao hơn ý thức: thể hiện cá nhân biết tách mình khỏi cái
đồng nhất, cái chung để phân tích, tìm hiểu, đánh giá về chính bản thân mình
+ Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể:
Đây là cấp độ phát triển muộn hơn.
Thể hiện khả năng đặt mình trong mối quan hệ với những người xung quanh, với tập thể, với
xã hội.

III. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

1. Khái niệm cảm giác, đặc điểm, vai trò và các quy luật cơ bản của cảm giác.
Khái niệm: Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính
bề ngoài của sự vật và hiện tượng, những trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang trực
tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta.
14
Đặc điểm của cảm giác:
+ Cảm giác là một quá trình tâm lý: có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
+ Nội dung phản ánh: phản ảnh riêng lẻ các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng, các
trạng thái cơ thể.
+ Phương thức phản ánh: phản ánh trực tiếp.
+ Sản phẩm phản ánh: cho ta các cảm giác thành phần
Vai trò của cảm giác: Định hướng; Cung cấp nguyên liệu; Giúp não trở lại hoạt động bình
thường; Con đường nhận thức của người khuyết tật.
Các quy lụât của cảm giác:
Quy luật về “sức ỳ” và “quán tính” của cảm giác:
+ Khoảng thời gian từ khi kích bắt đầu tác động đến khi xuất hiện cảm giác được gọi là
khoảng thời gian trước cảm giác hay “sức ỳ” của cảm giác.
+ Khoảng thời gian từ khi kích ngừng tác động đến khi mất hẳn cảm giác được gọi là khoảng
thời gian sau cảm giác hay “quán tính” của cảm giác.
Quy luật “bù trừ”: Khi một cảm giác nào đó bị yếu đi hay mất hẳn thì độ nhạy cảm của một
số cơ quan cảm giác khác tăng lên rõ rệt.
Quy luật về ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm:
- Khái niệm: Là giới hạn mà ở đó cường độ kích thích có thể giây ra được cảm giác.
- Các loại ngưỡng:
+ Ngưỡng tuyệt đối:
Ngưỡng tuyệt đối dưới : Cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác.
Ngưỡng tuyệt đối trên : Cường độ kích thính tối đa còn có thể gây ra cảm giác.
+ Ngưỡng sai biệt: Khả năng phân biệt được sự khác biệt nhỏ nhất (về cường độ và tính
chất) giữa hai kích thích thuộc cùng một loại.
Vùng phản ánh tối ưu: Là vùng mà ở đó cường độ kích thích có thể tạo ra cảm giác rõ ràng
nhất.
Độ nhạy cảm của cảm giác: Là khả năng cảm nhận nhanh chóng, chính xác. Độ nhạy cảm
phụ thuộc vào: giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, sự rèn luyện.
Quy luật về sự thích ứng của cảm giác:
- Sự thích ứng của cảm giác là sự thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự
thay đổi của cường độ kích thích.
15
- Kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng.
- Mất cảm giác khi cường độ kích thích mạnh, kéo dài, không đổi.
- Khả năng thích ứng của mỗi loại cảm giác khác nhau là khác nhau.
Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác:
- Sự thay đổi độ nhạy cảm của một cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích vào các cơ
quan cảm giác khác thì gọi là sự tác động qua lại giữa các cảm giác.
- Một kích thích yếu lên cơ quan cảm giác này làm xuất hiện hoặc tăng độ nhạy cảm của cơ
quan cảm giác khác; ngược lại, một kích thích mạnh lên cơ quan cảm giác này làm mất đi
hoặc giảm độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác khác.
Quy luật tương phản của cảm giác:
- Là sự tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại.
- Có hai loại tương phản: Tương phản động thời và Tương phản nối tiếp.
2. Khái niệm tri giác, đặc điểm, vai trò và các quy luật cơ bản của tri giác.
Khái niệm: Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề
ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác
tương ứng của chúng ta.
Đặc điểm của tri giác:
- Tri giác là một quá trình nhận thức.
- Nội dung phản ánh: Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng.
- Phương thức phản ánh: Phản ánh trực tiếp và trọn vẹn các thuộc tính.
- Sản phẩm: Một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng cụ thể.
Vai trò của tri giác :
+ Tri giác định hướng cho hoạt động của con người.
+ Cung cấp tài liệu cho quá trình nhận thức cao hơn “Tất cả các hiểu biết của con người đều
bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác” - V.l. Lê-nin.
Các quy luật cơ bản của tri giác:
Tính đối tượng của tri giác:
- Khi tri giác sự vật và hiện tượng, trong óc của chúng ta có hình ảnh của sv và ht, hình ảnh
đó là do các thuộc tính của sự vật và hiện tượng tác động vào cơ quan cảm giác chúng ta tạo
nên trong não.

16
- Quy luật này cho phép con người định hướng hành vi và hoạt động.
- Quy luật này phủ nhận các quan điểm sai lầm của CN duy tâm chủ quan hoặc cho rằng có
một “genstalt” (cấu trúc) có sẵn tạo nên.
Tính trọn vẹn của tri giác:
- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, tức là nó đem lại cho ta một hình
ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
- Tính trọn vẹn có được là nhờ 2 yếu tố:
+ Bản thân các sự vật, hiện tượng có cấu trúc trọn vẹn.
+ Quy luật hoạt động theo hệ thống của hệ thần kinh cấp cao
Tính lựa chọn của tri giác:
- Khả năng của tri giác cho phép tách một số dấu hiệu hoặc đối tượng ra khỏi bối cảnh để
phản ánh tốt hơn.
- Quy luật này rất có ý nghĩa trong trang trí, hội hoạ, hoá trang, nguỵ trang...
- Tính lựa chọn phụ thuộc vào:
+ Nhu cầu, hứng thú của chủ thể tri giác.
+ Trong tri giác ngôn ngữ giúp con người có khả năng nhận biết nhanh chóng sự vật.
Tính ý nghĩa của tri giác:
- Khi tri giác sự vật và hiện tượng khả năng của tri giác cho phép con người nhận biết được
cái chúng ta đang tri giác, gọi tên và xếp chúng vào một nhóm đối tượng cùng loại.
- Sở dĩ như vậy bởi tri giác gắn chặt với tư duy, ngôn ngữ, kinh nghiệm của cá nhân.
Tính ổn định của tri giác:
- Tính không thay đổi khi tri giác đối tượng trong sự thay đổi các điều kiện tri giác.
- Tính ổn định cho phép con người hoạt động linh hoạt, hiệu quả trong điều kiện môi trường
hoạt động luôn thay đổi.
Tổng giác:
- Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào kinh nghiệm, vào đời sống tâm lý, nhân cách của
chủ thể tri giác gọi là tổng giác.
- Tổng giác làm cho tri giác mang tính chủ thể rõ nét.
- Để tri giác tốt đòi hỏi con người phải phải rèn luyện khả năng tri giác, tích lũy kinh
nghiệm, hình thành thái độ tích cực...

17
Ảo ảnh: Là sự phản ánh sai lệch về đối tượng tri giác một cách khách quan.
Các nguyên nhân: Nguyên nhân vật lý, Nguyên nhân sinh lý, não tổn thương; Nguyên nhân
tâm lý: mệt mỏi.
3. Khái niệm, đặc điểm, các thao tác, các giai đoạn của tư duy, các phẩm chất cá nhân
của tư duy.
Khái niệm: Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong thuộc
về bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật mà trước đó ta chưa biết.
Tư duy của con người mang bản chất xã hội:
- Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm.
- Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội.
- Tư duy mang tính tập thể.
Đặc điểm của tư duy:
Tính “có vấn đề của tư duy”:
- Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ,
những phương pháp hành động cũ đã có, con người không đủ để giải quyết.
- “Tình huống có vấn đề” phải được chủ thể tư duy nhận thức đầy đủ và chuyển nhiệm vụ tư
duy.
- “Tình huống có vấn đề” phải vừa sức đối với chủ thể: Khộng quá khó và cũng không quá
dễ.
Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:
- Tính trừu tượng của tư duy: Là khả trừu xuất (gạt bỏ) khỏi đối tượng những thuộc tính,
những dấu hiệu cụ thể, cá biệt không cần thiết đối với nhiệm vụ mà chỉ để lại những thuộc
tính bản chất, quy luật cần thiết cho quá trình tư duy.
- Tính khái quát của tư duy: Khả năng của tư duy cho phép con người bao quát chung những
thuộc tính bản chất, những quy luật, những đặc điểm... của một loạt đối tượng
Tính gián tiếp của tư duy:
- Thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy.
- Sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…) để nhận thức
những đối tượng khi không thể tri giác trực tiếp.
Tư duy gắn liền với ngôn ngữ: Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ. Chúng thống
nhất nhưng không đồng nhất, cũng không tách rời nhau.

18
Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
- Nhận thức cảm tính là nguồn cung cấp tư liệu cho tư duy.
- Tư duy lại ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính:
+ Nhờ tư duy mà con người tri giác nhanh chóng, chính xác hơn.
+ Tư duy ảnh hưởng tới sự lựa chọn, tính ổn định, tính có ý nghĩa của tri giác.
Các thao tác của tư duy:
Phân tích và tổng hợp:
- Phân tích: là thao tác trí tuệ dùng để tách đối tượng ra thành từng mặt, từng bộ phận khác
nhau nhằm xem xét chúng một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
- Tổng hợp: Là thao tác trí tuệ dùng để hợp nhất các bộ phận vừa mới được phân tích nhằm
xem xét đối tượng một cách khái quát hơn.
So sánh: Là thao tác trí tuệ dùng để xác định sự giống nhau hay không giống nhau, bằng
nhau hay không bằng nhau, đồng nhất hay không đồng nhất giữa các bộ phận của một sự vật,
hiện tượng hoặc giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Trừu tượng hóa và khái quát hóa:
- Trừu tượng hóa là thao tác trí tuệ dùng để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên
hệ, quan hệ thứ yếu để giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
- Khái quát hóa là thao tác trí tuệ dùng để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau nhưng có
chung những thuộc tính, liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm, một loại, một phạm trù
nào đó.
Cụ thể hóa: Là thao tác trí tuệ dùng để đưa những cái chung, cái trừu tượng về các trường
hợp cụ thể.
Các giai đoạn của quá trình tư duy:
- Giai đoạn nhận thức vấn đề: Khi gặp hoàn cảnh có vấn đề, chủ thể tư duy nhận thức nó và
đặt ra vấn đề cần giải quyết, trên cơ sở đó đề ra nhiện vụ của quá trình tư duy.
- Giai đoạn xuất hiện các liên tưởng: Đây là giai đoạn huy động vốn tri thức, kinh nghiệm có
liên quan đến vấn đề làm xuất hiện trong đầu chủ thể tư duy những mối liên tưởng xung
quanh vấn đề cần giải quyết.
- Giai đoạn sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết: Trong giai đoạn này, chủ thể tư
duy gạt bỏ những liên tưởng không cần thiết, đưa ra những phương án giải quyết có thể có
đối với nhiệm vụ tư duy.

19
- Giai đoạn kiểm tra giả thuyết: Kết quả của việc kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ
định hay chính xác hóa giả thuyết. Nếu tất cả các giả thuyết đều bị phủ định thì một quá trình
tư duy mới lại bắt đầu từ đầu.
- Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ: Khi giả thuyết (tức là cách giải quyết nhiệm vụ có thể có)
đã được khẳng định thì nó sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt
ra.
Sản phẩm của tư duy:
- Khái niệm: Là tri thức đã được khái quát về toàn bộ một nhóm, một loại sự vật hiện tượng
cùng có chung những dấu hiệu và bản chất nhất định.
- Phán đoán: Thường là một sự nhận định, một sự khẳng định về một cái gì đó.
- Suy lý: Là một phán đoán được rút ra từ một hoặc nhiều phán đoán khác.
Có hai loại suy lý: Suy lý quy nạp và Suy lý diễn dịch.
- Các sản phẩm của chất tư duy:
+ Những phẩm chất tư duy tích cực:
Tính khái quát và sâu sắc của tư duy.
Tính linh hoạt của tư duy.
Tính độc lập của tư duy.
Tính nhanh chóng của tư duy.
Tính phê phán của tư duy.
+ Những phẩm chất tiêu cực của tư duy: Ngoài những phẩm chất tích cực, tư duy cũng còn
có những phẩm chất tiêu cực như tính hẹp hòi, tính hời hợt của tư duy, tính ỷ lại của tư duy,
tính chậm chạp của tư duy, sức ì của tư duy…
4. Nhận thức cảm tính? Nhận thức lý tính? Giống và khác nhau giữa cảm giác và tri
giác, giữa tư duy và tưởng tượng.
* Nhận thức cảm tính?
- Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người. Thông qua cảm giác và tri
giác, nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính bên ngoài gọi là trực quan sinh động tác
động đến giác quan của họ gồm cảm giác và tri giác. Bởi vậy, để nắm bắt được sự vật, sự
việc, con người phải sử dụng các loại giác quan của mình.
* Nhận thức lý tính?
- Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao của con người, phản ánh thực chất bên trong,
bản chất của sự vật, sự việc bằng tư duy trừu tượng. Thông qua các hình thức như khái niệm,
20
phán đoán và suy luận có thể phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát về sự vật, về những
mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan.
* Giống và khác nhau giữa cảm giác và tri giác, giữa tư duy và tưởng tượng.
Cảm giác và tri giác:
Giống nhau:
- Cả tri giác và cảm giác đều là hiện tượng tâm lý ở con người.
- Chúng đều phát sinh theo một quá trình tâm lý con người diễn biến.
- Những hiện tượng của nó đều được phản ánh trực tiếp.
- Hai loại cảm xúc này đều xuất phát và chịu sự kiểm tra, đánh giá từ thực tiễn.
Khác nhau:
- Cảm giác và tri giác thể hiện mức độ cao thấp khác nhau hoàn toàn.
- Cảm giác sẽ phản ánh thuộc tính bề ngoài riêng lẻ. Rõ ràng nhất khi có tác động trực tiếp
đến con người.
- Tri giác phản ánh cả cấu trúc đầy đủ của sự vật, hiện tượng có ảnh hưởng trực tiếp.
- Hơn nữa ở cảm giác sẽ có sự kết hợp mọi giác quan lại với nhau. Còn tri thức lại phối hợp
giác quan theo hệ thống đã định sẵn.
- Cảm giác là cơ sở xuất hiện tri giác.
- Tri giác thì quy định và cho phép chiều hướng cảm giác có thành phần, mức độ. Kể cả tính
chất của cảm giác thành phần.
Tư duy và tư tưởng:
Giống nhau:
- Tư duy và tưởng tượng đều là quá trình tâm lý bên trong của con người.
- Tư duy và tưởng tượng của mỗi người là khác nhau và không ai giống ai. Trí tưởng tượng
là thể hiện khả năng nhận thức của bản thân với thế giới xung quanh bằng những gì mà bạn
cảm nhận được qua các giác quan.
- Tư duy và tưởng tượng của con người cũng không có những giới hạn nào cụ thể.
Khác nhau:
Tiêu chí Tư duy Tưởng tượng
- Tư duy phải dựa vào kinh nghiệm - Về nội dung của tưởng tượng phản
của thế hệ trước đã tích luỹ được. ánh cái mới, những cái chưa có trong
- Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ do kinh nghiệm của cá nhân và xã hội.
21
các thế hệ trước đã sáng tạo ra. - Về phương thức phản ánh, tưởng
- Bản chất của quá trình tư duy tượng tạo ra những hình ảnh mới,
Bản chất được thúc đẩy do nhu cầu của xã biểu tượng mới dựa trên những hình
hội. ảnh và biểu tượng đã biết nhờ các
- Tư duy mang tính chất tập thể. phương thức hành động chắp ghép,
- Tư duy có tính chất chung của loài nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy,...
người vì nó được sử dụng để giải - Về phương diện kết quả phản ánh
quyết nhiệm vụ. của tưởng tượng là những biểu tượng
liên quan đến hình ảnh mới do con
người tạo ra trên cơ sở những biểu
tượng của trí nhớ.

- Tính “có vấn đề” - Mang tính gián tiếp và khái quát so
- Tính trừu tượng và khái quát với trí nhớ.
- Tính gián tiếp - Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm
Đặc điểm - Tư duy gắn liền với ngôn ngữ tính.
- Tư duy quan hệ mật thiết với nhận
thức cảm tính

- Mở rộng giới hạn của nhận thức. - Tưởng tượng có vai trò trong hoạt
- Cải tạo thông tin của nhận thức động nhận thức của con người.
Vai trò cảm tính, làm chúng có ý nghĩa hơn - Tưởng tượng cũng có vai trò lớn đối
trong cuộc sống của con người. với hoạt động thực tiễn của con
- Tư duy giải quyết được cả những người.
nhiệm vụ ở hiện tại và cả tương lai. - Tưởng tượng có vai trò lớn trong đời
sống tinh thần của con người.

IV. HOẠT ĐỘNG TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ

1. Khái niệm, đặc điểm, các mức độ của đời sống tình cảm.
Khái niệm: Xúc cảm, tình cảm là thái độ của cá nhân đối với hiện thực khách quan có liên
quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân dưới hình thức những rung
cảm.
Đặc điểm:
+ Xúc cảm – tình cảm là thái độ của cá nhân. Thực chất, đó là những rung động bên trong
trước biến cố hoàn cảnh cũng như trạng thái cơ thể.
22
+ Xúc cảm, tình cảm có được là do hiện thực khách quan tác động.
+ Chỉ những đối tượng nào liên quan đến việc thõa mãn hay không thõa mãn nhu cầu của
con người mới tạo nên xúc cảm, tình cảm.
Các mức độ của đời sống tình cảm:
Màu sắc xúc cảm của cảm giác: Là mức độ thấp nhất, thường đi kèm với cảm giác. Ví dụ
màu đỏ cho ta cảm thấy rạo rực...
Xúc cảm: Là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh, rõ rệt, ngắn, nhất thời, hay thay đổi,
không ổn định.
Theo E.Izard có 8 loại xúc cảm làm nền tảng: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau
khổ, căm giận, ghê tởm, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi…
Các loại xúc cảm:
+ Xúc động: là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn
và xâm chiếm toàn bộ hoạt động của con người một cách nhanh chóng.
+ Tâm trạng: là một dạng khác của xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn
tại trong khoảng thời gian tương đối dài, chi phối hành vi của con người trong suốt thời gian
tồn tại tâm trạng đó.
Tình cảm:
- Khái niệm tình cảm:
+ Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Nó
mang tính ổn định và là thuộc tính tâm lý của nhân cách.
+ So với các mức độ của đời sống tình cảm đã nêu trên, tình cảm có tính khái quát hơn, ổn
định hơn và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn.
- Sự khác nhau và quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm:
+ Sự khác nhau:
Xúc cảm Tình cảm
- Có ở cả người và động vật - Chỉ có ở con người
- Là một quá trình hoặc trạng thái tâm lý - Là một thuộc tính tâm lý tương đối ổn định
- Xuất hiện trước - Xuất hiện sau
- Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào - Có tính xác định và ổn định trong điều
tình huống kiện nhất định.
- Luôn ở trạng thái hiện thực - Thường ở trạng thái tiềm tàng

23
- Thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ thể - Thực hiện chức năng xã hội (giúp con
định hướng và thích nghi với môi trường người định hướng và thích nghi với mội
bên ngoài với tư cách là một cá thể) trường xã hội với tư cách là một nhân cách)
- Gắn liền với phản xạ không điều kiện, với - Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với hệ
bản năng thống tín hiệu thứ hai

+ Quan hệ giữa xúc cảm, tình cảm:


• Những xúc cảm cùng loại là cơ sở để hình thành nên tình cảm.
• Tình cảm khi đã hình thành thì quay ngược trở lại chi phối, định hướng cho xúc cảm và thể
hiện thông qua xúc cảm.
- Các loại tình cảm cấp cao:
Tình cảm trí tuệ.
Tình cảm đạo đức.
Tình cảm thẩm mỹ.
Tình cảm hoạt động.
Tình cảm mang tính chất thế giới quan.
2. Các quy luật của đời sống tình cảm.
Quy luật về tính hai mặt của đời sống tình cảm: Khi thỏa mãn một nhu cầu nào đó thì một số
nhu cầu khác bị kìm hãm ức chế. Điều đó tạo ra hai thái cực trong đời sống tình cảm con
người. Đó là tính hai mặt của đời sống tình cảm.
Quy luật “lây lan”: Xúc cảm, tình cảm có thể lan truyền từ người này sang người khác.
Quy luật “thích ứng”: Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách
không đổi, thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là sự “chai sạn” của tình cảm.
Quy luật “tương phản”: Một xúc cảm, tình cảm nào đó có thể làm tăng cường hoặc suy yếu
một xúc cảm, tình cảm khác đối cực với nó.
Quy luật “di chuyển”: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể lan truyền từ đối tượng này
sang đối tượng khác.
Quy luật “pha trộn”: Ở một con người, trong cùng một thời điểm và đối với cùng một đối
tượng có thể cùng tồn tại hai hay nhiều cảm xúc khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Chúng
không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau
Quy luật về sự hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại
do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa mà thành.

24
3. Khái niệm và các phẩm chất của ý chí.
Khái niệm:
+ Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở khả năng thực hiện những hành động có mục
đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng để khắc phục những khó khăn, trở ngại.
+ Ý chí phản ánh điều kiện của hiện thực khách quan dưới dạng mục đích của hành động.
+ Ý chí được xem là “điểm” hội tụ của nhận thức và tình cảm hướng vào hoạt động của con
người: khi nhận thức càng sâu sắc và tình cảm càng mãnh liệt thì ý chí càng cao.
+ Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thành tố cấu thành nhân cách của con
người.
+ Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ ý chí đó như thế nào (tức là cao hay thấp,
mạnh hay yếu) mà điều chủ yếu còn là ở chỗ nó được hướng vào cái gì ? Cho nên cần phải
phân biệt mức độ ý chí với nội dung đạo đức của ý chí.
Các phẩm chất của ý chí:
- Tính mục đích. Kỹ năng đề ra cho hoạt động và cuộc sống những mục đích gần và xa, và
điều khiển hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy.
- Tính độc lập. Khả năng quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh
hưởng của một ai.
- Tính quyết đoán. Khả năng đưa ra quyết định kịp thời và cứng rắn mà không có sự dao
động không cần thiết.
- Tính kiên trì. Kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con đường đạt tới chúng có lâu dài
và gian khổ.
- Tính tự chủ. Khả năng làm chủ được bản thân (cả những suy nghĩ bên trong và hành vi bên
ngoài).
4. Mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm, ý chí. (tham khảo AI)
Nhận thức, tình cảm, ý chí là ba mặt cơ bản của tâm lý con người. Chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên tính thống nhất trong nhân cách của con
người.
- Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan bằng hệ thống tri thức, khái niệm,
phán đoán, quy luật. Nhận thức là cơ sở của tình cảm và ý chí. Tình cảm và ý chí được hình
thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức.
- Tình cảm là những rung động của con người trước những sự vật, hiện tượng của thế giới
khách quan. Tình cảm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ý chí thực hiện mục đích.

25
- Ý chí là khả năng của con người tự giác điều khiển hành vi của mình theo mục đích đã
định. Ý chí được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức và tình cảm.
Mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm, ý chí được thể hiện qua các khía cạnh sau:
+ Nhận thức là cơ sở của tình cảm và ý chí. Nhận thức giúp con người hiểu biết thế giới
khách quan, từ đó hình thành những tình cảm, ý chí phù hợp.
Ví dụ: Khi con người hiểu được giá trị của tri thức, họ sẽ có ý chí học tập, rèn luyện để
nâng cao tri thức.
+ Tình cảm và ý chí có tác động tích cực đến nhận thức. Tình cảm và ý chí có thể thúc
đẩy nhận thức phát triển.
Ví dụ: Khi con người có tình yêu quê hương, đất nước, họ sẽ có ý chí học tập, rèn luyện
để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
+ Ý chí có tác động điều chỉnh tình cảm. Ý chí có thể giúp con người kìm nén những tình
cảm tiêu cực, kích thích những tình cảm tích cực.
Ví dụ: Khi con người có ý chí kiên trì, họ sẽ vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt
được mục đích.
5. Khái niệm ý chí và hành động ý chí. Cấu trúc của hành động ý chí điển hình.
Khái niệm ý chí và hành động ý chí:
* Khái niệm ý chí:
+ Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở khả năng thực hiện những hành động có mục
đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng để khắc phục những khó khăn, trở ngại.
+ Ý chí phản ánh điều kiện của hiện thực khách quan dưới dạng mục đích của hành động.
+ Ý chí được xem là “điểm” hội tụ của nhận thức và tình cảm hướng vào hoạt động của con
người: khi nhận thức càng sâu sắc và tình cảm càng mãnh liệt thì ý chí càng cao.
+ Ý chí là một phẩm chất tâm lý của cá nhân, một thành tố cấu thành nhân cách của con
người.
+ Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ ý chí đó như thế nào (tức là cao hay thấp,
mạnh hay yếu) mà điều chủ yếu còn là ở chỗ nó được hướng vào cái gì ? Cho nên cần phải
phân biệt mức độ ý chí với nội dung đạo đức của ý chí.
* Khái niệm hành động ý chí: Hành động ý chí là hành động được hướng vào những mục
đích đã định mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục khó khăn, trở ngại, do đó
phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và sự nỗ lực của ý chí.
Cấu trúc của hành động ý chí điển hình:

26
Giai đoạn chuẩn bị:
+ Xác định mục đích, hình thành động cơ.
+ Thu thập và xử lý các thông tin có liên quan đến mục đích của hành động đã được xác
định. Xác định các điều kiện, các phương tiện, các biện pháp để thực hiện hành động.
+ Lập các kế hoạch để hành động.
+ Quyết định hành động.
Giai đoạn thực hiện.
+ Tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã lựa chọn.
+ Khắc phục những khó khăn, trở ngại. Đây là giai đoạn khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
Những khó khăn chủ quan bên trong và khó khăn từ bên ngoài đưa đến đòi hỏi chủ thể phải
có sự nỗ lực ý chí để vượt qua.
Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động. Sau khi hành động ý chí được thực hiện, con
người bao giờ cũng đánh giá các kết quả hành động đã đạt được và chưa đạt được nhằm mục
đích rút kinh nghiệm cho những hành động lần sau.

V. NHÂN CÁCH

1. Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc nhân cách.


Khái niệm nhân cách: là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ở bản
sắc và giá trị xã hội của cá nhân ấy.
Đặc điểm của nhân cách:
Tính thống nhất của nhân cách: Các thành tố cấu thành của nhân cách nằm trong một hệ
thống thống nhất, trong đó mỗi thành tố mang một ý nghĩa nào đó phụ thuộc vào sự kết hợp,
vào mối liên hệ với các thành tố khác trong hệ thống thống nhất đó.
Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định,
bền vững của cá nhân. Nó thể hiện giá trị đạo đức, giá trị xã hội của cá nhân đó. Tuy vậy,
nhân cách tương đối ổn định chứ không bất biến.
Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, vì thế nhân
cách mang tính tích cực. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm
người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách.

27
Tính giao tiếp của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành và phát triển, tồn tại và thể
hiện trong giao tiếp với những nhân cách khác. Thông qua giao tiếp cá nhân mới lĩnh hội
được tri thức, kinh nghiệm xã hội, chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội để tự phát
triển.
Cấu trúc của nhân cách:
Cách 1: Nhân cách được tạo ra từ các thành tố: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.
- Xu hướng: nói lên phương hướng, chiều phát triển của con người, xác định người đó “đi”
theo hướng nào, từ đâu …
- Năng lực: nói lên người đó có thể làm được gì, làm đến mức nào, chất lượng ra sao.
- Tính cách: bao gồm một hệ thống thái độ đối với xã hội, đối với bản thân, đối với lao động,
các phẩm chất ý chí và cung cách hành vi.
- Khí chất: biểu hiện ở tốc độ, nhịp độ và cường độ của các động tác cấu thành hành động và
hoạt động, tạo nên bức tranh hành vi của mỗi người.
Cách 2: Xem nhân cách gồm tổ hợp thuộc tính tâm lý của cá nhân trên hai mặt thống nhất
với nhau gọi là phẩm chất và năng lực:
Đức (phẩm chất):
- Các phẩm chất xã hội (hay đạo đức - chính trị): thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập
trường, quan điểm, thái độ chính trị, thái độ lao động… đặc biệt là biểu giá trị xã hội (hay
biểu định hướng giá trị).
- Các phẩm chất cá nhân (hay đạo đức- tư cách): các tính (tâm tính, tính nết, tính tình) , các
thói, các “thú” (ham muốn)…
- Các phẩm chất ý chí của cá nhân: tính mục đích, tính quyết đoán, kiên trì, chịu đựng…
(hoặc trái lại).
- Các cung cách ứng xử hay tác phong.
Tài (năng lực):
- Năng lực xã hội hóa: thích nghi, sáng tạo, cơ động, mền dẻo…
- Năng lực chủ thể hoá: biểu hiện tính độc đáo, đặc sắc, cái riêng, cái “bản lĩnh” của cá nhân.
- Năng lực hành động: hành động có mục đích, có điều kiển, chủ động, tích cực.
- Năng lực giao lưu: thiết lập và duy trì quan hệ.
- Năng lực chuyên biệt (hay chuyên môn), thiết kế, tính toán, ngoại ngữ, nghệ thuật, năng lực
nghề nghiệp…
2. Mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc của nhân cách.
28
Cấu trúc của nhân cách là sự sắp xếp, liên hệ giữa các thành phần để tạo ra một chỉnh thể ổn
định (nhân cách toàn vẹn) trong một liên hệ, quan hệ nhất định. Giữa nhân cách và các phần
tử tạo nên nó có sự tương tác qua lại.
Loại cấu trúc hai phần:
Trong tài liệu tâm lí học Việt Nam đưa ra quan niệm cho rằng cấu trúc nhâcách gồm hai
thành phần cơ bản là đức và tài hay còn gọi là phẩm chất và năng lực
Loại cấu trúc ba thành phần:
- S. Phrớt: cái nó, cái tôi và cái siêu tôi.
- A.G. Covaliốp: các quá trình tâm lí, các trạng thái tâm lí và các thuộc tính tâm lí cá nhân.
- Quan điểm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản; nhận thức, tình cảm và lí trí.
Loại cấu trúc bốn thành phần: K.K. Platônốp nêu lên bốn tiểu cấu trúc của nhân cách
như sau:
- Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học.
- Tiểu cấu trúc về đặc điểm của các quá trình tâm lí như các phẩm chất của cảm giác, tri giác,
trí nhớ, tư duy; những phẩm chất của ý chí; những đặc điểm của xúc cảm, tình cảm.
- Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm.
- Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền: Bẩm sinh – di truyền chỉ đóng vai trò tiền đề thể chất,
không có tính quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Vai trò của hoàn cảnh sống: Hoàn cảnh sống có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và
phát triển nhân cách. Nhưng nhân cách con người không phải do hoàn cảnh quyết định (Gần
bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn).
Giáo dục là tổ chức và hướng dẫn mọi hoạt động của con người: Giáo dục đóng vai trò chủ
đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân.
Hoạt động và giao tiếp:
+ Hoạt động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động đề
ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất
định.
+ Giao tiếp là lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử của các thế hệ trước; lĩnh hội các
tiêu chuẩn đạo đức, nguyên tắc hành vi để vận dụng vào cách ứng xử cá nhân, tạo nên những
nguyên tắc đạo đức hành vi cho mình.
29
4. Xu hướng và các biểu hiện của xu hướng.
Xu hướng:
Khái niệm xu hướng:
+ Xu hướng là những đặc điểm tâm lý hướng con người tới một mục tiêu nào đó, là hệ thống
những nhân tố thúc đẩy bên trong quy định tính tích cực của cá nhân.
+ Xu hướng tồn tại trong trong từng giai đoạn phát triển của cá nhân, ít ổn định nhất trong
các thuộc tính của nhân cách.
Biểu hiện của xu hướng:
Nhu cầu, động cơ:
- Nhu cầu:
+ Nhu cầu là biểu hiện của xu hướng về mặt nguyện vọng, ước muốn.
+ Nhu cầu là những gì con người cần được thỏa mãn để sống, để hoạt động.
+ Các loại nhu cầu:
Nhu cầu tự nhiên: (nhu cầu sinh lý, nhu cầu vật chất): Chủ yếu do bản năng sinh ra; có cả ở
người và vật; có giới hạn về lượng và có tính chu kỳ rõ rệt.
Nhu cầu xã hội: (nhu cầu tinh thần). Chủ yếu là do tâm lý tạo nên, thể hiện bản chất xã hội
của con người (lao động, giao tiếp, nhu cầu tình cảm, nhu cầu học tập …); khó đo lường,
không có giới hạn; thường sâu và bền.
- Động cơ:
+ Là yếu tố lôi kéo, thúc đẩy hoạt động của con người ngả theo chiều hướng nhất định, là
nguyên nhân của hành động, chúng thức tỉnh và duy trì hành động, định hướng hành vi
chung của cá nhân.
+ Động cơ của một hành động được tạo ra bắt đầu từ giai đoạn căng thẳng của một nhu cầu
chưa được thỏa mãn và tồn tại cho đến khi nhu cầu đó đã được thỏa mãn đến chừng mưc
nhất định.
+ Khi nhu cầu được thỏa mãn, mức độ căng thẳng của nó giảm xuống, nhu cầu khác lại trở
nên căng thẳng hơn và thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn.
Hứng thú: Là thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó mà đối tượng đó vừa có ý
nghĩa quan trọng trong đời sống, vừa hấp dẫn về mặt tình cảm đối với cá nhân đó.
+ Muốn có hứng thú phải có hai điều kiện:
o Cái gây ra hứng thú phải được cá nhân ý thức, hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống
riêng của mình.
30
o Cái đó phải gây ra ở cá nhân một cảm tình đặc biệt.
+ Hứng thú có hai mức độ biểu hiện như sau:
o Hứng thú bị động: Tích cực tìm hiểu nó, thưởng thức vẻ đẹp của nó, chứ không muốn
hoạt động trong lĩnh vực đó như một nghề.
o Hứng thú tích cực: là hứng thú một cái gì đó trực tiếp dẫn đến một hoạt động tương ứng
với nó.
+ Vai trò của hứng thú:
Hướng hoạt động của con người vào đối tượng, kích thích họ làm việc có sáng tạo, có hiệu
quả.
Tăng hiệu quả của quá trình nhận thức làm nảy sinh khát vọng hành động và hoạt động sáng
tạo.
Tác động mạnh mẽ tới sự hình thành các nét tính cách, đặc biệt là tới sự phát triển năng lực.
Lý tưởng:
- Là mục tiêu cao đẹp, mẫu mực, hoàn chỉnh mà con người vươn tới.
- Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất, cao nhất của xu hướng. Mỗi người đều có lý tưởng
của mình và hành động theo lý tưởng đó.
- Lý tưởng tạo nên động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người hoạt động. Nó chi phối sự hình
thành và phát triển nhân cách.
Thế giới quan:
- Là hệ thống quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương
châm hành động của người đó.
- Thế giới quan quyết định thái độ của con người đối với thế giới xung quanh, quyết định
những phẩm chất và phương hướng phát triển nhân cách.
- Chức năng của thế giới quan:
+ Là nền tảng của toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân, chi phối mọi phẩm chất tâm lý khác của
con người.
+ Là cơ sở để định hướng thái, hành động của cá nhân.
- Vai trò:
Tác động lớn đến nhu cầu của cá nhân, đóng vai trò điều chỉnh nhu cầu cá nhân.
Định hướng, xác định vị trí và vai trò của cá nhân trong sự phát triển của xã hội.
Niềm tin:
31
+ Niềm tin là một hệ thống nhu cầu mà con người nhận thức được qua hiện thực để xem xét
cuộc đời, để định hướng hành động, hành vi của mình.
+ Niềm tin là bộ phận cao nhất và phức tạp nhất của thế giới quan, là sự hoà quyện giữa
nhận thức, tình cảm và ý chí của cá nhân.
+ Con người có nhiều loại niềm tin: niềm tin khoa học, niềm tin vào pháp luật, niềm tin vào
chính trị, vào tôn giáo, vào số phận … nhờ đó mới làm cho con người có sự cân bằng.
+ Niềm tin giữ vai trò là kim chỉ nam cho cuộc sống của con người. Khi con người tin vào
ai, tin vào cái gì, thì họ phục vụ, phụng sự hết lòng vì người đó, vì điều đó.
5. Năng lực và các mức độ của năng lực.
Năng lực:
- Năng lực: là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu đặc
trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao.
- Năng lực được hình thành, thể hiện và phát triển trong hoạt động. Nó chỉ tồn tại trong mối
quan hệ với một hoạt động nhất định.
Các mức độ của năng lực:
+ Tư chất: Đặc điểm về thể chất làm điều kiện, tiền đề cho việc hình thành một loại năng lực
nào đó. (chiều cao, sức khỏe,…)
+ Thiên hướng:Tư chất gặp điều kiện thuận lợi thì có thể phát triển thành thiên hướng.
+ Năng khiếu:giải quyết nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn (tốn ít thời gian, sức lực, trí tuệ…).
+ Tài năng: làm biến đổi một sản phẩm nào đó có giá trị hơn, tiện ích hơn…(sáng kiến).
+ Thiên tài: làm biến đổi hoặc tạo ra một bước ngoặc trong cả một lĩnh vực nào đó (các phát
minh).
6. Tính cách và các kiểu người theo tính cách.
Tính cách:
Khái niệm:
- Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người, những đặc
điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện, hoàn
cảnh nhất định, thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân.
- Trong thực tế không có những người chỉ gồm những nét tính cách xấu hoặc chỉ những nét
tính cách tốt. Vì vậy khi đánh giá một con người xấu hay tốt không chỉ căn cứ vào một vài
nét tính cách nào đó mà phải xem xét một cách tổng thể trong mối tương quan công việc,
lĩnh vực hoạt động hay tính trầm trọng và mức độ ảnh hưởng của nó.
32
Cấu trúc:
- Nội dung của tính cách: là hệ thống thái độ của con người đối với thiên nhiên, đối với xã
hội, đối với lao động và đối với bản thân.
+ Thái độ đối với tự nhiên đó là ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái, ý thức bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên …
+ Thái độ đối với xã hội là ý thức trách nhiệm đối với sự ổn định, phát triển của tập thể, của
xã hội, thái độ đối với mọi người xung quanh.
+ Thái độ đối với lao động là ý thức tổ chức, kỷ luật, tính yêu lao động, cần cù, chịu khó, tận
tâm với công việc …
+ Thái độ đối với bản thân là lòng tự trọng, tính khiêm tốn, tính tự hào, sự can đảm …
- Hình thức của tính cách: là sự biểu hiện ra bên ngoài của tính cách, là hệ thống hành vi, cử
chỉ, cách nói năng của con người.
+ Giữa nội dung với hình thức của tính cách có mối quan hệ với nhau rất phức tạp.
+ Các hành vi, cử chỉ, lời nói của cá nhân được biểu hiện rất đa dạng và phong phú nhưng
đều được hình thành, chi phối bởi thái độ.
+Thường thì hình thức phản ánh đúng nội dung nhưng không phải lúc nào cũng thống nhất
nhau.
Các kiểu người theo tính cách:
Kiểu 1: Nội dung tốt – hình thức tốt:
- Là người toàn diện, vừa có bản chất tốt, thái độ tốt, vừa có hành vi, cử chỉ, cách ăn nói
cũng tốt.
- Có trình độ, có hiểu biết, có kinh nghiệm sống và được sự tín nhiệm, tin tưởng.
Kiểu 2: Nội dung tốt – hình thức chưa tốt:
- Có bản chất tốt, nhưng chưa từng trải.
- Vụng về trong giao tiếp, trong quan hệ vì vậy họ đôi khi bị hiểu lầm là người không tốt.
- Nếu được huấn luyện, giáo dục sẽ trở thành loại người kiểu 1.
Kiểu 3: Nội dung xấu - hình thức tốt:
- Là những người cơ hội, thủ đoạn, thiếu trung thực, lọc lõi, hiểu đời, nhưng bản chất không
tốt.
- Thường dùng những hành vi, cử chỉ, lời nói để nịnh hót, tâng bốc người khác nhằm mục
đích trục lợi cho riêng mình.
33
- Cần phải cảnh giác, để nhận ra “chân tướng” của họ nhưng không dễ.
Kiểu 4: Nội dung xấu – hình thức cũng xấu: Là loại người xấu toàn diện, xấu cả bản chất,
thái độ, và hành vi, cử chỉ, cách nói năng.
7. Khí chất và các loại khí chất.
Khí chất: Quan điểm của I.P.Paplov về khí chất:
- Khái niệm: Khí chất là đặc trưng chung nhất về cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt
động tâm lý, thể hiện sắc thái riêng về hành vi và cử chỉ của người đó.
- Cơ sở để phân loại khí chất: Dựa vào đặc trưng cơ bản của hoạt động hệ thần kinh:
Cường độ: mạnh - yếu
Tính chất: cân bằng - không cân bằng
Quá trình chuyển đổi: linh hoạt – không linh hoạt
Các loại khí chất:
Khí chất linh hoạt:
Nhận thức nhanh, nhưng hời hợt, chủ quan.
Hoạt bát, vui vẻ, dễ tiếp xúc, giao tiếp rộng.
Dễ thích nghi với mọi điều kiện.
Giàu sáng kiến, nhiều mưu mẹo.
Nhiệt tình, tích cực trong mọi công tác, nhưng thiếu kiên trì, chóng chán.
Cảm xúc bộc lộ phong phú, sôi động nhưng tình cảm không bền vững, hay đổi thay.
Thích hợp với những công việc có tính chất đổi mới, có nội dung hoạt động sôi nổi, linh
hoạt.
Không Thích hợp với những công việc có tính đơn điệu, kém thú vị, đòi hỏi sự kiên trì,
cẩn thận
Khí chất bình thản (điềm tĩnh):
Ung dung, bình thản.
Có thể kiềm chế được cảm xúc, xúc động.
Quan hệ thường đúng mực, hơi kín đáo và tỏ ra thờ ơ, thiếu nhiệt tình với người xung
quanh.
Nhận thức hơi chậm, nhưng sâu sắc và chín chắn.

34
Trong hoạt động có sự đều đặn, cân bằng, có tính kế hoạch, tính nguyên tắc, không
thích mạo hiểm.
Thích hợp với công tác kế hoạch, tổ chức, nhân sự, những công việc đòi hỏi tính cẩn
thận và tính nguyên tắc.
Khí chất nóng:
Có sức sống dồi dào, biểu hiện tâm lý bộc lộ mạnh mẽ.
Vội vàng, hấp tấp, làm việc sôi động, phung phí sức lực.
Trong quan hệ họ thường nóng nảy, cục cằn, thô bạo, dễ bị kích động, không để bụng
lâu.
Nhanh chóng say sưa với công việc, nhưng cũng nhanh chán.
Ít có khả năng làm chủ bản thân trong trường hợp bất thường, ít có khả năng đánh giá
hành động của người khác một cách khách quan.
Không thích hợp với công việc mang tính tổ chức, nhân sự, những công việc cần sự tỷ
mỷ, cẩn thận.
Thích hợp với công việc đòi hỏi dũng cảm, xông xáo.
Khí chất ưu tư.
Dáng vẻ chậm chạp, dễ xúc động.
Sống trầm lặng, kín đáo, ngại va chạm.
Đắn đo, suy nghĩ chi tiết, thận trọng trong công việc sắp làm.
Có tính kiên trì, chịu khó trong công việc đơn điệu.
Tuy họ ít cởi mở nhưng tình cảm sâu sắc, bền vững và tế nhị.
Là những người tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức, kỷ luật cao.
Cần có sự khuyến khích, động viên, tin tưởng giao việc cho họ.
Không nên phê bình, góp ý một cách trực tiếp.
* Chú ý:
+ Trong thực tế ít có người nào có đơn thuần một kiểu khí chất, mà thường có sự pha trộn lẫn
nhau. Khi ta đánh giá khí chất của một người là ta dựa vào loại khí chất nào nổi bật nhất ở
họ.
+ Không có loại khí chất nào tốt hoặc xấu hoàn toàn, mỗi khí chất có những ưu điểm và
nhược điểm của mình.

35
+ Phải hiểu rõ khí chất của mỗi người, và những ưu điểm, nhược điểm của từng loại khí chất
để phân công công việc và đối xử cho hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả công việc ở mỗi
người.

NHẬN ĐỊNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG


(File tổng hợp chỉ có giá trị tham khảo)1
1. Phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh độc đáo, chỉ có ở con người.
Nhận định sai
Vì:
Phản ánh tâm lý là sự tác động của hiện thực khách quan vào hệ thần kinh, vào trong bộ não - tổ
chức cao nhất của vật chất.
Là phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được thực hiện trên cơ sở điều khiển của hệ
thần kinh trung ương thông qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Động vật cũng có phản ánh tâm lý
Nhưng ở động vật sự phản ánh tâm lý chỉ dừng ở đó mà ko phản ảnh lại 1 làn nữa
Con vật có khả năg nhận bít nhx chúng ko bíc chúng có khả năng nay

2. Phản xạ là là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi trường luôn thay
đổi.
Nhận định Sai.
Vì:
phản xạ là những phản ứng tất yếu phù hợp với quy luật giúp cơ thể thích nghi với những tác động
từ bên ngoài.
Vì vậy phản xạ không phải là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi trường
luôn thay đổi,
bởi vì cá thể còn nhắc chung đến động vật và con người
mà phản xạ bản chất chỉ là những phản ứng tất yêu phù hợp với quy luật giúp cơ thể thích nghi với
những tác động, biến đổi từ bên ngoài.

3. Người “thính tai” là người có ngưỡng cảm giác phía dưới cao về âm thanh
Nhận định Sai.
Vì:

36
Ngưỡng tuyệt đối dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác.
Vì vậy người thính tai là người có khả năng nghe rất rõ những âm thanh từ đằng xa hoặc những âm
thanh có cường độ nhỏ nên họ có phần ngưỡng cảm giác phía dưới thấp hơn, làm cảm nhận rõ hơn
về âm thanh, giúp cho họ có khả năng nắm bắt được tần suất âm thanh nhanh hơn người bình
thường.

4. Tình cảm là một thuộc tính tâm lý có tính nhất thời, đa dạng, luôn ở trạng thái nhất thời và
chỉ có ở con người.
Nhận định Sai.
Vì:
Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân.
Nó mang tính ổn định và là thuộc tính tâm lý của nhân cách.
Ví dụ như khi bản thân có tình cảm tốt đẹp với người nào đó, thì chúng ta sẽ luôn giữ những suy
nghĩ tích cực về họ, khó có thể thay đổi suy nghĩ trong một khoảng thời gian ngắn, nhất thời mà
phải cần có thời gian để thay đổi cách nhìn nhận về người đó và tình cảm cũng có xuất hiện ở cả con
vật.
Vì thế cho nên tình cảm không phải là một thuộc tính tâm lý có tính nhất thời, đa dạng, luôn ở trạng
thái nhất thời và có ở con vật.

5. Năng lực được coi là thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành
nên nhân cách.
Nhận định Sai.
Vì:
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu đặc trưng của
một số hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho các hoạt động đó mang tính hiệu quả cao,
năng lực không thể coi là thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành nên
nhân cách vì sẽ có người có năng lực giỏi trong lĩnh vực này nhưng lại không có năng lực trong lĩnh
vực khác;
năng lực chỉ tồn tại trong mối quan hệ với một hoạt động nhất định.
Ví dụ một người có năng lực trong việc chơi bóng rổ nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc
người đó cũng có năng lực trong việc chơi bóng đá.

6. Khi ta đi từ chỗ tối ra chỗ sáng thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn giảm xuống.
Nhận định Đúng.
Vì:

37
Khi nói về quy luật về sự thích ứng cảm giác kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và kích thích
giảm thì độ nhạy cảm tăng.
Ở đây, khi đi từ chỗ tối ra chỗ sáng thì sự thích ứng cảm giác kích thích có xu hướng tăng dần nên
dẫn đến việc cảm giác nhìn sẽ bị giảm xuống hai điều này tỷ lệ nghịch với nhau.
Do vậy, khi ta đi từ chỗ tối ra chỗ sáng thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn sẽ giảm xuống.

7. Xúc động có tính nhất thời và không ổn định còn tâm trạng thường tồn tại lâu dài hơn và có
tính ổn định.
Nhận định Đúng.
Vì:
Xúc động là một dạng xúc cảm có cường độ mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn và xâm chiếm toàn
bộ hoạt động con người một cách nhanh chóng,
xúc động chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn nên nó chỉ mang tính nhất thời và không
ổn định, tùy thuộc vào sự xúc động của con người ngay tại thời điểm đó
còn tâm trạng là một dạng khác của xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại
trong khoảng thời gian tương đối dài, chi phối hành vi của con người trong suốt thời gian tồn tại tâm
trạng đó.
Chính vì tồn tại trong khoảng thời gian dài nên tâm trạng có tính ổn định hơn xúc động.

8. Các thuộc tính tâm lý cá nhân là những hiện tượng tâm lý làm nền cho các quá trình tâm lý
diễn ra ở các mức độ khác nhau.
Nhận định Sai.
Vì:
Các trạng thái tâm lý cá nhân là những hiện tượng tâm lý làm nền cho các quá trình tâm lý chứ
không phải là các thuộc tính tâm lý cá nhân.
Trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn biến không rõ mở đầu, kết thúc.
Nó thường đi kèm với các quá trình tâm lý khác và đóng vai trò làm nền cho các quá trình tâm lý
đó,
diễn ra ở các mức độc khác nhau như trạng thái do dự, lưỡng lự thường đi kèm với quá trình ra
quyết định; căng thẳng lo âu, buồn bực thường đi kèm với quá trình suy nghĩ…

9. Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng lên.
Nhận định Đúng.
Vì:

38
Khi nói về quy luật về sự thích ứng cảm giác kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và kích thích
giảm thì độ nhạy cảm tăng.
Ở đây, khi đi từ chỗ sáng ra chỗ tối thì sự thích ứng cảm giác kích thích có xu hướng giảm dần nên
dẫn đến việc cảm giác nhìn sẽ tăng lên và hai điều này tỷ lệ nghịch với nhau.
Do vậy, khi ta đi từ chỗ sáng ra chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn sẽ tăng lên.

10. Trẻ sơ sinh (vừa mới sinh ra) chưa đủ điều kiện để được gọi là con người.
Nhận định Sai.
Vì:
Trẻ sơ sinh khi vừa sinh ra đã là một sinh thể sống, có nảy sinh cảm giác (đau,…)
và xuất hiện cả hoạt động, hiện tượng tâm lý (khóc, cười…)
nhưng chỉ là chưa phát triển một cách hoàn thiện, rõ ràng như người lớn bởi vì trẻ sơ sinh khi vừa
mới sinh ra đang còn rất nhỏ và yếu ớt.
Tuy vậy, trẻ sơ sinh vẫn đủ điều kiện để được gọi là con người.

11. Ngoài còn người, động vật bậc cao cũng có ý chí.
Nhận định Sai.
Vì:
Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện ở việc thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi
phải có sự nỗ lực, cố gắng để khắc phục những khó khăn trở ngại.
Nhìn chung chỉ có con người mới có ý chí và hành động ý chí đc thể hiện bởi các đặc điểm: mục
đích, độc lập, quyết đoán, kiên trì và tự chủ, những điều này chỉ xuất hiện ở động vật bậc cao nhất -
là con người
còn những động vật bậc cao khác nó chỉ thực hiện những hành động, việc làm của mình một cách
thành thạo và thuần thục hơn những động vật cấp dưới khác, những hành động ấy không mang tính
ý chí mà chỉ là thói quen được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên.

12. Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân với tư cách là một cá thể trong cộng
đồng người.
Nhận định Đúng.
Vì:
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội
của cá nhân ấy.

39
Khi ở trong một cộng đồng người người như thế nào thì nhân cách của mỗi cá nhân sẽ có tâm lý bị
ảnh hưởng không nhỏ.
Ví dụ như được học trong môi trường nhiều người tài giỏi, có cố gắng nỗ lực trong học tập thì cá
nhân đó sẽ có xu hướng chăm chỉ và siêng năng hơn trong học tập cũng như trong công việc và
ngược lại.
Vì vậy, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân với tư cách là một cá thể trong cộng
đồng người.

13. Mặc dù không thêm bớt thứ gì nhưng ăn ly chè để nguội sẽ có cảm giác như ngọt hơn ăn ly
chè đó lúc còn nóng.
Nhận định Đúng.
Vì:
Theo quy luật về sự thích ứng của cảm giác khi kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi kích
thích giảm thì độ nhạy cảm tăng,
như vậy khi ăn ly chè lúc còn nóng lúc này kích thích tăng (độ nóng cao) sẽ làm cho độ nhạy cảm
(độ ngọt của ly chè) giảm còn khi ăn ly chè lúc nguội thì kích thích giảm (độ nóng thấp) sẽ làm cho
độ nhạy cảm (độ ngọt của ly chè) tăng.
Như vậy, mặc dù không thêm bớt thứ gì nhưng ăn ly chè để nguội sẽ có cảm giác ngọt hơn ăn ly chè
đó lúc còn nóng.

14. Mọi hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là những phản xạ.
Nhận định Sai.
Vì:
Không phải mọi hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là những phản xạ
mà những cơ sở sinh lý ấy chỉ xuất hiện trong phản xạ có điều kiện, đó là những phản xạ tự tạo ra
của từng cá thể, là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý.
Những cơ sở sinh lý không bắt nguồn từ phản xạ không có điều kiện, vì nó là những phản xạ xuất
hiện theo bẩm sinh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là cơ sở sinh lý của bản năng.

15. Tư duy là mức độ nhận thức cao, phản ánh các thuộc tính của tính chất sự vật, hiện tượng
hoặc mối liên hệ có tính logic giữa các sự vật, hiện tượng. Vì thế tư duy chỉ xuất hiện ở con
người.
Nhận định Sai.
Vì:

40
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong thuộc về bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà
trước đó ta chưa biết
chứ không phải là phản ảnh các thuộc tính của tính chất sự vật, hiện tượng hoặc mối liên hệ có tính
logic giữa các sự vật, hiện tượng.
Tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan
hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, nó là một quá trình tìm
kiếm và phát hiện cái mới về chất, chỉ có như vậy con người mới có khả năng giải quyết những vấn
đề mới nảy sinh trong cuộc sống.

16. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Nhận định Sai.
Vì:
Giáo dục đóng vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, không phải đóng vai
trò quyết định.
Bởi ngoài giáo dục còn có các yếu tố cũng không kém phần quan trọng khác như các yếu tố: bẩm
sinh, di truyền; vai trò của hoàn cảnh sống; và hoạt động giao tiếp
những yếu tố này luôn song hành, bổ sung lẫn nhau trong việc hình thành và phát triển nhân cách ở
mỗi con người.

17. Không chỉ có ở con người mà một số loài động vật cũng có tư duy.
Nhận định Đúng.
Vì:
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong thuộc về bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà
trước đó ta chưa biết.
Tư duy còn mang bản chất xã hội, thể hiện ở các mặt:
mọi hành động tư duy đều dựa vào các thế hệ trước đã tích lũy, không chỉ ở người mà tổ tiên của
những loài động vật ví dụ như của loài khỉ, sóc… sẽ truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ sau
cách trèo cây, kiếm đồ ăn… ;
tư duy còn sử dụng ngôn ngữ do thế hệ trước truyền lại ngay cả ở động vật cũng vậy, tuy không
giống con người nhưng mỗi loài đều có những ngôn ngữ, tiếng nói riêng của mình;
mỗi giai đoạn lịch sử không chỉ riêng con người mà ngay cả động vật cũng có cách tư duy khác.
Vì vậy, không chỉ có ở con người mà một số loài động vật cũng có tư duy.

41
18. Say mê thường có tính nhất thời và không ổn định còn đam mê thường tồn tại lâu dài và
có tính ổn định.
Nhận định Sai.
Vì:
Say mê và đam mê đều mang trong mình tính lâu dài và ổn định bởi vì cả hai đều là một dạng thức
đặc biệt của tình cảm, có cường độ mạnh, thời gian khá dài và được ý thức rất rõ ràng.
Đối với say mê có những say mê tích cực như (say mê học tập, say mê nghiên cứu…)
và song song đó cũng tồn tại những say mê tiêu cực, thường gọi là đam mê (cờ bạc, rượu chè…)
và những đam mê mang tính tích cực (như đam mê ca hát, nhảy múa…).

19. Trong 4 loại khí chất: hoạt bát; bình thản; nóng nảy; ưu tư khí chất hoạt bát (linh hoạt) là
tốt nhất.
Nhận định Sai.
Vì:
Khí chất là đặc trưng chung nhất về cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện
sắc thái riêng về hành vi và cử chỉ của người đó,
như vậy 4 loại khí chất hoạt bát, bình thản, nóng nảy, ưu tư cần phải được thể hiện ở những nhịp độ
ổn định để làm cho người đó thể hiện ra được sắc thái biểu cảm mình cần biểu đạt.
Ví dụ như có những tình huống, trường hợp xảy ra trong cuộc sống cần sự bình thản để giải quyết
công việc, không phải cứ hoạt bát linh hoạt là sẽ có thể giải quyết được vấn đề.

20. Khi vào bệnh viện nào đó, ta thường khó chịu với “mùi bệnh viện”, nhưng sau một thời
gian sẽ không cảm thấy khó chịu nữa. Đó là sự thể hiện nội dung quy luật về sự thích ứng cảm
giác.
Nhận định Đúng,
Vì:
Quy luật về sự thích ứng cảm giác là sự thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác để phù hợp với sự thay
đổi của cường độ kích thích.
Khi phải chịu phải một kích thích nào đó chưa quen thì độ nhạy cảm sẽ chưa thể tiếp thu được kích
thích ấy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, con người sẽ dần làm quen được với cường độ
kích thích ấy nên độ nhạy cảm từ đó cũng sẽ biến đổi cho phù hợp theo.

21. Đều là quá trình nhận thức cảm tính (phản ánh các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện
tượng) nhưng cảm giác được đánh giá là mức độ phản ánh cao hơn so với tri giác.
Nhận định Sai.
42
Vì:
+ Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự
vật và hiện tượng, những trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào các
cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta.
nội dung phản ánh: phản ánh riêng lẻ các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng, các trạng
thái cơ thể.
Phương thức phản ánh: phản ánh trực tiếp.
Sản phẩm phản ánh: cho ta các cảm giác thành phần (Hình ảnh bộ phận chứ chưa phải hình ảnh trực
tiếp).
+ Còn Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của
sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác tương ứng của
chúng ta.
Nội dung phản ánh: Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng.
Phương thức phản ánh: Phản ánh trực tiếp và trọn vẹn các thuộc tính.
Sản phẩm: Một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng cụ thể.
Vì vậy, tri giác phải được đánh giá là mức độ cao hơn cảm giác bởi nó phản ánh trọn vẹn tất cả sự
vật, hiện tượng cụ thể còn cảm giác chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng và
các trạng thái cơ thể.

22. Khí chất “Điềm đạm” thường tốt hơn so với khí chất “nóng nảy”.
Nhận định Sai.
Vì: Mỗi khí chất sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu riêng nhất định.
Giống như khí chất điềm đạm sẽ có ưu điểm là có thái độ ung dung, bình thản, có thể kiềm chế được
xúc động mạnh của bản thân, trong những hoạt động của cuộc sống thì thường lập theo kế hoạch rõ
ràng, sống và làm việc kỷ cương, nề nếp nhưng điểm yếu là khả năng tiếp thu cái mới chậm, sống
cứng nhắc và không hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc ra bên ngoài.
Còn khí chất nóng nảy sẽ có điểm mạnh là sức sống dồi dào, biểu hiện tâm lý tình cảm ra bên ngoài
một cách rõ ràng, chi tiết, thích hợp với những công việc mang tính hướng ngoại, xông xáo và thuộc
về xã hội nhưng mang điểm yếu là thường hời hợt, qua loa trong cách suy nghĩ, ít chú ý, dễ bị phân
tâm với công việc mà mình đang làm.
Vì vậy khí chất điềm đạm và khí chất nóng nảy không có khí chất nào tốt hơn cái nào vì để đảm bảo
cho các quá trình tâm lý của con người được diễn ra một cách trọn vẹn và hoàn thiện nhất có thể thì
4 khí chất: nóng nảy, linh hoạt, ưu tư, bình thản phải được song hành bổ sung thay thế cho nhau, tùy
vào những hoàn cảnh công việc mà các loại khí chất sẽ được bộc lộ cụ thể và rõ nét.

23. Dưới góc độ tâm lý học, trẻ em mới sinh ra đã đủ điều kiện gọi là “con người”.

43
Nhận định Đúng.
Vì: Con người là một thực thể thống nhất gồm 3 mặt: sinh vật, xã hội và tâm lý.
Về mặt sinh vật thì đứa trẻ đó là 1 thực thể phát triển cao nhất trong thế giới động vật với những yếu
tố thuộc về bẩm sinh và di truyền.
Về mặt xã hội nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội với những vị trí, quyền lợi như là quan hệ mẹ-
con, cha-con,...
về mặt tâm lý đứa trẻ đó đã có ý thức, Các hoạtđộngtâmlýcơbản như cảm giác, tri giác,vậnđộng.
Vậy trẻ từ khi sinh ra đã hội tụ đầy đủ cả 3 mặt trên nên trẻ sơ sinh đã đáp ứng đủ các điều kiện để
gọi là “con người”.

24. Nhận thức cảm tính chỉ xuất hiện khi con người gặp phải tình huống có vấn đề.
Nhận định Sai.
Vì:
Nhận thức cảm tính không chỉ xuất hiện khi con người gặp phải tình huống có vấn đề mà nó xuất
hiện trong bất kỳ tình huống nào xảy ra trong cuộc sống, do thuộc tính của sự vật, hiện tượng tác
động vào não chúng ta.
Tư duy mới là cái chỉ xuất hiện khi tình huống có vấn đề xảy ra.

25. Chữ được viết bằng phấn trắng trên bảng màu đen sẽ được nhìn rõ hơn chữ được viết
bằng phấn trắng trên bảng màu vàng. Nội dung của câu nói này thể hiện quy luật về sự thích
ứng của cảm giác.
Nhận định Sai.
Vì: Đây là nội dung của quy luật tương phản của cảm giác.
Quy luật tương phản của cảm giác:
- Là sự tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại.
- Có hai loại tương phản: Tương phản động thời và Tương phản nối tiếp.
Và trong trường hợp này là tương phản đồng thời, là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm
giác dưới một ảnh hưởng của kích thích cùng loại là chữ được viết bằng phấn trắng, thì trên nền
bảng đen sẽ nhìn rõ hơn trên nền bảngmàuvàng.

26. Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn giảm xuống.
Nhận định Sai.
Vì: Theo quy luật thích ứng của cảm giác thì cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng và
ngược lại. Trong trường hợp này kích thích đang có xu hướng giảm (đi từ sáng vào tối) thì độ nhạy
44
cảm của cảm giác nhìn phải tăng lên thì mới có thể thích ứng với môi trường xung quanh. Vì thế khi
ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn phải tăng lên.

27. Bất kỳ một kích thích nào nằm trong ngưỡng cảm giác, khi tác động trực tiếp vào các cơ
quan cảm giác thì đều gây ra được cảm giác.
Nhận định Sai.
Vì: Không phải lúc nào bất kì một kích thích nằm trong ngưỡng cảm giác, khi tác động trực tiếp vào
các cơ quan cảm giác thì đều gây ra được cảm giác,
bởi vì có những người khuyết tật (mù, câm điếc bẩm sinh…) đây là những người dù có tác động
một kích thích nằm trong ngưỡng cảm giác thì họ cũng sẽ không cảm nhận, không gây ra được cảm
giác (bị mù thì bật đèn lên cũng không thấy gì, bị điếc thì bật nhạc cũng không thể nghe thấy…).
Ngay lúc này, quy luật “bù trừ” sẽ xuất hiện, đây là quy luật Khi một cảm giác nào đó bị yếu đi hay
mất hẳn thì độ nhạy cảm của một số cơ quan cảm giác khác tăng lên rõ rệt (ví dụ người mù thì tai sẽ
thính hơn người bình thường, người điếc thì mắt sẽ tinh hơn người bình thường…).

28. Trong các phương pháp nghiên cứu tâm lý, phương pháp quan sát là tốt nhất.
Nhận định Sai.
Vì: Các phương pháp nghiên cứu tâm lý gồm: phương pháp quan sát; phương pháp đàm thoại;
phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm; phương pháp nghiên cứu hoạt động, mỗi phương
pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng,
giống như phương pháp quan sát có ưu điểm là dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí thực hiện nhưng lại
mắc nhiều nhược điểm lớn là không thể hiện đúng kết quả cần tìm, phụ thuộc vào cách nhìn chủ
quan của mỗi cá thể.
Vì vậy không thể nói trong các phương pháp nghiên cứu tâm lý, phương pháp quan sát là tốt nhất
được, phải cân bằng và sử dụng đồng đều tất cả các phương pháp nghiên cứu tâm lý thì mới có thể
cho ra được một kết quả toàn diện.

29. Tính cách được coi là thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành
nên nhân cách.
Nhận định Đúng.
Vì: Các thuộc tính tâm lý cấu thành nên nhân cách gồm: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.
Trong đó:
xu hướng tồn tại trong từng giai đoạn phát triển của từng cá nhân, ít mang tính ổn định nhất.
Năng lực chỉ tồn tại trong mối quan hệ với một hoạt động nhất định.
Khí chất là đặc trưng chung nhất về cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, từ đó chỉ
cần một cường độ nhỏ thay đổi sẽ làm khí chất thay đổi.
45
Còn tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người tạo nên hệ thống
thái độ ứng xử đối với thế giới xung quanh và bản thân.
Cũng chính vì nó là sự kết hợp giữa các thuộc tính tâm lý ổn định nên tích cách được coi là thuộc
tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành nên nhân cách.

30. Xúc động có tính nhất thời và không ổn định còn tâm trạng thường tồn tại lâu dài hơn và
có tính ổn định. (Trùng câu 7)

31. Não người là cơ sở vật chất quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức.
Nhận định Sai.
Vì: Để quyết định được sự hình thành và phát triển tâm lý ý thức phải đảm bảo cả hai cơ sở tự nhiên
và cơ sở xã hội.
Não chỉ là một bộ phận nhỏ trong cơ sở tự nhiên (gồm: hệ nội tiết; di truyền; hệ thần kinh và tâm lý
(có tế bào thần kinh, não, hoạt động của hệ thần kinh; quy luật hoạt động của hệ thần kinh); hệ
thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai).
Cơ sở xã hội gồm quan hệ xã hội, nền văn hóa, tâm lý con người; hoạt động và tâm lý; giao tiếp và
tâm lý; hoạt động và giao tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý.
Vì vậy não người không phải là cơ sở vật chất quyết định cho sự hình thành và phát triển tâm lý, ý
thức.

32. Năng lực được coi là thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý cấu thành
nên nhân cách. (Trùng câu 5)

33. Tâm lý người có nguồn gốc từ bộ não.


Nhận định Sai.
Vì:
Tâm lý người có nguồn gốc từ bên ngoài, là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua
hoạt động của con người.
Vì vậy não chỉ là nơi tiếp nhận chứ không phải là nguồn gốc của tâm lý người.

34. Người luôn luôn hành động độc lập, quyết đoán theo ý của riêng mình là người có ý chí.
Nhận định Sai.
Vì:
Ý chí là mặt năng động của ý thức,

46
nó thể hiện khả năng hành động hướng tới một mục đích, đòi hỏi phải vượt qua những khó khăn,
thử thách để đạt được mục đích
chứ không phải có hành động độc lập, quyết đoán theo ý của riêng mình thì sẽ là người có ý chí.
Trong trường hợp này ta có thể xem xét rằng người đấy hành động quyết đoán theo ý riêng mình,
độc lập
nhưng không có mục đích cụ thể rõ ràng, có thể từ bỏ khi gặp khó khăn trên hành trình đạt được kết
quả.

35. Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng lên. (Trùng câu
9)

36. Phản xạ là là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi trường luôn thay
đổi. (Trùng câu 2)
37. Phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh độc đáo, chỉ có ở con người. (Trùng câu 1)

38. Tình cảm là một thuộc tính tâm lý có tính nhất thời, đa dạng luôn ở trạng thái tiềm tàng
và chỉ có ở con người. (Trùng câu 4)

39. Người luôn hành động độc lập, quyết đoán theo ý riêng của mình là người có ý chí. (Trung
cau 34)

40. Quan hệ xã hội và VHXH đóng vai trò là tiền đề vật chất đối vs sự hình thành và phát
triển tâm lý ý thức.
Nhận định Đúng.
Vì:
Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan.
Trong đó nguồn góc xã hội là các quyết định tâm lý của những cá nhân ; là quá trình lĩnh hội tiếp
thu vốn kinh nghiệm văn hoá thông qua hđ và giao tiếp.
Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội.
Con ng là chủ thể nhận thức hoạt động giao tiếp với tư cách là một chủ thể năng động sáng tạo.
Hoạt động tâm lý của con người chịu tác động của quan hệ xã hội.
Thông qua cơ chế lĩnh hội, con người tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội thành
bản chất con người, tâm lý con người.

47
41. Tư duy trực quan hành động là loại tư duy được hình thành sớm nhất trong lịch sử phát
triển chủng loại, cá thể. Vì thế ở người trưởng thành không có loại tư duy này.
Nhận định Sai.
Vì: Dựa theo sự hình thành và phát triển ta chia thành 3 loại tư duy là
Tư duy trực quan hành động;
Tư duy trực quan hình ảnh;
Tư duy trừu tượng.
Tư duy trực quan hành động là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện
nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống,
nhờ các hành động được diễn ra bởi các thao tác chân tay cụ thể nhằm giải quyết nhiệm vụ cụ thể.
Loại tư duy này có cả ở người và động vật.

42. Trong các phương pháp nghiên cứu tâm lý, phương pháp thực nghiệm là phương pháp tốt
nhất.
Nhận định Sai.
Vì:
Có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như quan sát, thực nghiệm, đàm thoại, điều tra,
nghiên cứu hồ sơ.
Những phương pháp trên đều có ưu và nhược điểm riêng của nó, giống như pp thực nghiệm

Ưu điểm của phương pháp thực nghiệm là rất chủ động, tài liệu tương đối tin cậy có thể định
tính và định lượng được; có thể lặp đi lặp lại nhằm kiểm tra.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn có những nhược điểm như đòi hỏi tốn nhiều thời gian,
đặc biệt khó khăn trong việc xây dựng hoặc tạo ra biến số độc lập cũng như kiểm soát và loại
bỏ các yếu tố gây nhiễu khác, và có thể tốn kém về mặt kinh tế.

Vì vậy không thể nói trong các phương pháp nghiên cứu tâm lý, phương pháp thực nghiệm là tốt
nhất được, phải cân bằng và sử dụng đồng đều tất cả các phương pháp nghiên cứu tâm lý thì mới có
thể cho ra được một kết quả toàn diện.

43. Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có tính tiềm ẩn.
Nhận định Đúng.
Vì:

48
Hiện tượng tâm lý rất bí ẩn, bí ẩn đến mức có khoảng thời gian người ta coi là tâm linh vì không
giải thích nổi,
sự bí ẩn ấy còn thể hiện ở tính tiềm tàng của chúng, càng ngày càng phát hiện ra các hiện tượng tâm
lý đặc biệt và chứng minh được các hiện tượng siêu tâm lý nhưng chưa giải thích được cơ chế của
chúng.

44. Say mê thường có tính nhất thời và ko ổn định còn đam mê thường tồn tại lâu dài hơn và
có tính ổn định tương đối. (Trùng câu 18)

45. Tâm lý mang tính chủ thể.


Nhận định Đúng.
Vì:
Tâm lý người có bản chất là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể.
Tính chủ thể thể hiện ở chỗ, mỗi chủ thể sau khi tạo hoạt động tâm lý đã đưa vốn hiểu biết vốn kinh
nghiệm cá nhân của mình vào trong hoạt động đó làm nó mang đậm màu sắc chủ quan.

46. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là quá trình tâm lý giống nhau trong đời sống con
người, các quy luật và các cơ chế hoạt động tâm lý con người.
Nhận định Sai.
Vì:
Đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng tâm lý với tư cách là các hiện tượng tinh thần do thế giới
khách quan tác động vào não người sinh ra gọi chung là hoạt động tâm lý.
Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hoạt động tâm lý.

47. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình
tác động qua lại với thế giới khách quan.
Nhận định Sai.
Vì:
Ý thức là sự hiểu biết một cách có hệ thống toàn diện về sự vật hiện tượng.
Khi ta nhìn thấy 1 sự vật hiện tượng, ta biết được nguồn gốc công dụng ý nghĩ … của nó đó là ý
thức của ta về sự vật đó.

48. Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người.
Nhận định Đúng.
49
Vì:
Ý thức là cấp độ cao nhất và mang tính chất hội nhập của phản ánh tâm lý.
Là nét đặc trưng cơ bản đối với tâm lý con người.
Ý thức là sự nhận thức sâu sắc của con người về hiện thực khách quan.

49. Tự ý thức là con người tự hình thành ý thức về thế giới khách quan cho bản thân.
Nhận định Sai.
Vì: Tự ý thức là biểu hiện cá nhân tự nhận thức về bản thân có thái độ đối với bản thân, tự nhận xét,
tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.

50. Quá trình nhận thức lý tính đem lại cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát về
hiện thực khách quan.
Nhận định Sai.
Vì: Tư duy là quá trinh nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong về bản chất, những mối liên
hệ quan hệ có tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta
chưa biết.

51. Động vật ko có ý thức, chỉ có con người mới có ý thức.


Nhận định Đúng.
Vì: Trong quá trình tiến hoá của sinh vật, mốc phân biệt rõ nhất giữa con người và con vật là ý thức.
Ý thức là cấp độ phản ánh tâm lý đặc trưng chỉ có ở con người.

52. Con người chỉ tiến hành tư duy khi gặp tình huống có vấn đề.
Nhận định Đúng.
Vì: Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh những tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ,
những phương pháp hành động cũ, con người không đủ để giải quyết, để nhận thức, con người phải
vượt ra khỏi những hiểu biết cũ để đi tìm cái mới, những tình huống như vậy được gọi là “những
tình huống có vấn đề”.

53. Cảm giác là nguồn cung cấp dữ liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn.
Nhận định Đúng.
Vì: Nếu không có cảm giác thì cũng sẽ không có bất kỳ một quá trình nhận thức hay hoạt động tâm
lý nào cả ở con người. Lê-nin từng nói “cảm giác là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên lâu
đài nhận thức”.

50
54. Cảm giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên trong sự vật hiện tượng.
Nhận định Sai.
Vì: Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bên trong sự vật hiện tượng.
Còn Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của
sự vật và hiện tượng, những trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng đang trực tiếp tác động vào
các cơ quan cảm giác tương ứng của chúng ta.
nội dung phản ánh: phản ánh riêng lẻ các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng, các trạng
thái cơ thể.
Phương thức phản ánh: phản ánh trực tiếp.
Sản phẩm phản ánh: cho ta các cảm giác thành phần (Hình ảnh bộ phận chứ chưa phải hình ảnh trực
tiếp).

55. Tính lựa chọn của tri giác không phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích.
Nhận định Sai.
Vì: Sự lựa chọn của tri giác không mang tính cố định. Vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể hoán
đổi cho nhau tuỳ thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ thể và những yếu tố khách quan bên ngoài.

56. Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác.
Nhận định Đúng.
Vì: Tư duy là 1 mức độ nhận thức mới so với nhận thức cảm tính mà nhận thức cảm tính bao gồm
cảm giác và tri giác.

57. Tư duy của con người mang tính gián tiếp.


Nhận định Đúng.
Vì: Sử dụng ngôn ngữ để tư duy, nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức vào
quá trình tư duy để nhận thức được cái bên trong của bản chất sự vật hiện tượng.

58. Tình cảm là một thuộc tính tâm lý có tính nhất thời, đa dạng tiềm năng chỉ có ở con người.
Nhận định Sai.
Vì: Tình cảm là trạng thái ổn định của con người đối với hiện thức xung quanh và đối với bản thân,
còn xúc cảm mới là những rung cảm ngắn, nhất thời, hay thay đổi, không ổn định.

51
59. Ý chí chỉ xuất hiện trong những hành động có khó khăn, trở ngại.
Nhận định Đúng.
Vì: Trong quá trình diễn ra hoạt động con người thường gặp những khó khắn trở ngại. Một hiện
tượng tâm lý xuất hiện giúp con người vượt qua được những khó khăn ấy, hiện tượng tâm lý này
được gọi là ý chí. Ý chí thể hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng để
khắc phục những khó khăn trở ngại.

60. Ý chí có quan hệ chặt chẽ với quá trình nhận thức.
Nhận định Đúng.
Vì: Cũng chính từ khái niệm trên chúng ta phần nào hiểu được ý chí là một thuộc tính tâm lí cá
nhân, nó không có sẵn trong mỗi con người mà được hình thành, tôi luyện trong quá trình nhận thức
và tìm cách vượt qua khó khăn. Vì thế chúng ta khoogn thể phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa ý
chí và nhận thức, cũng như giữa ý chí và xúc cảm - tình cảm.
Ý chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức. Trên con đường nhận thức và tìm hiểu thế giới xung
quanh gặp không ít những khó khăn, thử thách, và ý chí là một người bạn tuyệt vời giúp chúng ta
chinh phục, vượt qua những khó khăn đó để đi tới đỉnh cao của sự thành công trong các lĩnh vực
của đời sống.

61. Ý chí hoàn toàn độc lập với xúc cảm, tình cảm.
Nhận định Sai.
Vì: Ýchí là một thuộc tính tâm lí cá nhân, nó không có sẵn trong mỗi con người mà được hình
thành, tôi luyện trong quá trình nhận thức và tìm cách vượt qua khó khăn. Vì thế chúng ta không thể
phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa ý chí và nhận thức, cũng như giữa ý chí và xúc cảm - tình cảm.
Ý chí cũng có mối quan hệ chặt chẽ với xúc cảm - tình cảm. Ta có thể nhận thấy rằng ý chí và xúc
cảm - tình cảm đều là động lực của hành động, thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Khi xúc cảm -
cảm xúc ủng hộ cho quyết định của ý chí thì nó sẽ làm tăng sức mạnh của ý chí, điều đó làm cho
chúng ta dễ dẫn đến thành công, dễ dàng đạt được mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng một khi xúc cảm
- tình cảm đi ngược lại ý chí thì nó sẽ kìm hãm, làm cản trở hành động của chủ thể thì chúng ta cần
phải dùng ý chí để kìm chế sự ảnh hưởng của xúc cảm -tình cảm, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực
của nó đối với hành động.

62. Hành động ý chí có ba giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.
Nhận định Đúng.
Vì:
Chuẩn bị: xác định mục đích hành động , thu thâp xử lý các thông tin, lập kế hoạch, quyết định hành
động.
Thực hiện: đây là một giai đoạn khó khăn đòi hỏi chủ thể phải có một nỗ lực ý chí để vượt qua.
52
Đánh giá kết quả: khi đạt được mục đích ta xem lại đánh giá lại để rút kinh nghiệm cho đợt sau.

63. Hành động ý chí phức tạp là hành động thể hiện rõ nhất ý chí của con người.
Nhận định Đúng.
Vì: Hành động ý chí phức tạp là hành động ý chí điển hình, trong đó 3 đặc điểm trên dc thể hiện 1
cách đầy đủ, rõ ràng, ý chí của con người được bộc lộ đầy đủ trong loại hoạt động này.

64. Theo mức độ biểu hiện các đặc trưng của ý chí, hành động ý chí gồm hai loại: hành động ý
chí đơn giản và hành động ý chí phức tạp.
Nhận định Sai.
Vì: Hành động ý chí có 3 loại là: Đơn giản, cấp bách, phức tạp.

65. Người biết kiểm soát bản thân, không để lộ cảm xúc cá nhân trong mọi hoàn cảnh được
gọi là người có ý chí.
Nhận định Sai.
Vì: Người có ý chí ngoài những phẩm chất trên thì cần phải biết đương đầu với mọi khó khăn thử
thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống…

66. Những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách tồn tại độc lập, không có quan hệ với nhau.
Nhận định Sai.
Vì: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm những thuộc tính tâm lý của 1 cá nhân biểu hiện bản sắc và
giá trị xã hội của cá nhân ấy.
Trong đó ‘’tổ hợp‘’ nghĩa là thuộc tính tâ lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động lẫn nhau thành một hệ thông cấu trúc nhất định.

67. Nhu cầu của con người khác với nhu cầu động vật ở việc nhu cầu của con người mang bản
chất xã hội.
Nhận định Đúng
Vì: Nhu cầu mang bản chất xã hội là các nhu cầu về lao động học tập, nghiên cứu khoa học nhu cầu
giao tiếp,... ở động vật không có được.

68. Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nhận định Đúng.

53
Vì: Giáo dục vạch ra phương hướng hình thành cho sự phát triển nhân cách. Uốn nắn những phẩm
chất tâm lý xấu.

54

You might also like