You are on page 1of 21

1.

Các loại chú ý


* Khái niệm: Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để
định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh- tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến
hành có hiệu quả.
* Phân loại chú ý
a) Chú ý không chủ định
- Là loại chú ý không có mục đích định trước, không cần sự nỗ lực, cố gắng của bản thân.
VD: Đang ngồi nghe giảng trong lớp, bất chợt có tiếng máy bay chúng ta hướng ra cửa sổ
để nhìn.
- Nguyên nhân gây nên chú ý không chủ định:
+ Độ mới lạ của kích thích: kích thích càng mới lạ, mang tính bất ngờ càng dễ gây ra chú ý
không chủ định. VD: trong quảng cáo thưòng sử dụng nguyên nhân này.
+ Cường độ kích thích: cường độ kích thích càng mạnh thì càng dễ gây ra chú ý không chủ
định. VD: sử dụng ánh sáng mạnh, màu sắc rực rỡ, âm thanh vang dội…
+ Tính tương phản của kích thích: những kích thích có sự khác biệt rõ nét về hình dạng, độ
lớn, màu sắc, thời gian tác động đều gây ra chú ý không chủ định. VD: sử dụng trong quảng
cáo, trong tranh biếm hoạ,…
+ Độ hấp dẫn, ưa thích: chú ý còn phụ thuộc vào nhu cầu, cảm xúc, hứng thú của chủ thể.
VD: Em học sinh thích học toán, khi qua hàng sách chỉ chú ý đền sách toán. Vì vậy, chú ý
này còn gọi là chú ý xúc cảm.
- Loại chú ý này có ưu điểm là không gây căng thẳng thần kinh vì nó không đòi hỏi một sự
nỗ lực chú ý nào.Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là kém bền vững, vì thế trong mọi hoạt
động cần có chú ý có chủ định.
b) Chú ý có chủ định
- Là loại chú ý có mục đích định trước và có sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. VD: Học sinh
chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài.
- Một số điều kiện cần thiết để duy trì chú ý có chủ định:
+ Về khách quan: Tạo ra hoàn cảnh tốt, yên tĩnh, thuận lợi cho công việc. Loại bỏ hoặc
giảm bớt tối đa những kích thích không liên quan tới nhiệm vụ.
+ Về chủ quan: Phải xác định mục đích rõ ràng, dự kiến được những khó khăn và cố gắng
nỗ lực để vượt qua. Phải tổ chức tốt các hành động để đảm bảo hoạt động có kết quả.
- Nguyên nhân của chú ý có chủ định là do bản thân nhận thức được sự cần thiết phải chú ý.
- Loại chú ý này có liên quan chặt chẽ với hoạt động của hệ thống của hệ thống tín hiệu thứ
2, với ý chí, tình cảm, xu hướng cá nhân.
- Hai loại chú ý nói trên có liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung chuyển hoá lẫn nhau, giúp
con người phản ánh đối tượng có kết quả.

1
VD: Khi đọc sách, lúc đầu học sinh chỉ chú ý về hình thức bên ngoài, về tranh ảnh ở trong
sách, nhưng đến khi đi vào những nội dung khó hiểu cần phải có sự suy nghĩ thì học sinh
phải nỗ lực, cố gắng mới đọc hết cuốn sách.
c) Chú ý sau chủ định
- Là loại chú ý vốn là chú ý có chủ định, nhưng sau đó do hứng thú với hoạt động mà chủ
thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.
VD: Trong giờ học, mới đầu có thể chú ý có chủ định, nhưng sau đó do sự hấp dẫn của nội
dung, ta không cần sự cố gắng vẫn tập trung chú ý. Như vậy chú ý có chủ định đã chuyển
thành chú ý sau chủ định.
VD: Ta đặt ra yêu cầu là tối nay phải đọc được 50 trang sách, nhưng khi vào đọc do nội
dung trong cuốn sách quá hay đã lôi cuốn ta, khiến ta đọc vượt điều kiện ban đầu lúc nào
không biết.

2
2. Các PPNC tâm lý con người
a) Phương pháp quan sát:
Quan sát là tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng thông quan
những biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng... Đây là phương pháp mà các nhà
nghiên cứu thông qua việc con người sử dụng các cơ quan cảm giác của mình để nhận biết
sự biểu hiện ra ngoài một cách thường xuyên các đặc điểm tâm lý bên trong của đối tượng
để thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
VD: Nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên: chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực tham
gia phát biểu bài,…
 Các hình thức quan sát: Kín - mở, có trọng điểm – không có trọng điểm, toàn diện - bộ
phận, chiến lược - chiến thuật,…
 Ưu và nhược điểm: Dễ tiến hành, thu thập được tư liệu phong phú, cụ thể và khách quan.
Bên cạnh đó, tồn tại những hạn chế như mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức.
 Yêu cầu:
 Xác định rõ mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát.
 Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trước khi quan sát.
 Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống.
 Ghi chép và phân tích tài liệu một cách khách quan, trung thực.
b) Phương pháp thực nghiệm:
Thực nghiệm là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng trong điều kiện đã được
khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần nghiên cứu của các hiện tượng tâm lý.
VD: Dùng thực nghiệm để phát hiện các biểu hiện và mực độ của rối loạn tư duy,…
 Có 2 loại thực nghiệm cơ bản: Thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thực
nghiệm
 Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong các điều kiện hoạt động bình thường của đối
tượng thực nghiệm. Khác với quan sát, trong thực nghiệm tự nhiên, nhà nghiên cứu có thể
chủ động gây ra những biểu hiện và diễn biến tâm lý bằng cách khống chế một số nhân tố
không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật các nhân tố cần thiết của người thực
nghiệm.
 Thực nghiệm trong phòng thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện khống chế một
cách nghiêm ngặt các tác động chi phối, ảnh hưởng từ bên ngoài, chủ động tạo ra những cơ
sở làm nảy sinh nội dung tâm lý cần nghiên cứu.
c) Phương pháp nghiên cứu trắc nghiệm:
Phương pháp trắc nghiêm (Test) là một phép thử đã được chuẩn hóa để đo lường một phẩm
chất tâm lý nào đó ở đối tượng nghiên cứu.
VD: Dùng “Test Raven” để kiểm tra trí tuệ.
 Cấu tạo của “Test” gồm 4 phần: văn bản “test”, hướng dẫn quy trình tiến hành, hướng dẫn
3
đánh giá, bản chuẩn hóa.
 Ưu và nhược điểm: Phương pháp này có thể tiến hành đơn giản bằng giấy bút, trang vẽ và
thông qua hành động giải bài test có thể đo nhiều đối tượng, tính mục đích trong nghiên cứu
cao, Tuy nhiên, không dễ dàng để soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa.
d) Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại phương pháp đặt ra các câu hỏi với đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập những
thông tin cần thiết dựa vào câu trả lời của họ. Có thể đàm thoại trực tiếp hay gián tiếp tuỳ sự
liên quan của đối tượng với điều ta cần biết, có thể hỏi thẳng hay hỏi vòng.
 Yêu cầu:
 Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu)
 Tìm hiểu thông tin về một số đặc điểm của đối tượng
 Có kế hoạch chủ động "lái hướng" câu chuyện
 Cần linh hoạt, khéo léo, tế nhị khi "lái hướng" câu chuyện, vừa giữ được vẻ logic tự
nhiên, vừa đáp ứng được yêu cầu của người nghiên cứu.
e) Phương pháp điều tra:
Đây là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi được trình bày bằng văn bản thông qua
việc trả lời của đối tượng nghiên cứu để thu thập những thông tin cần thiết. VD: Tra khảo
tội phạm,… Câu hỏi đặt ra có thể là câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.
 Ưu và nhược điểm: Dễ thu nhập thông tin từ một loạt đối tượng trong thời gian ngắn. Tuy
nhiên, các ý kiến thường mang tính chủ quan.
 Yêu cầu:
 Phải điều tra nhiều lần
 Câu hỏi soạn thảo phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn
 Các câu hỏi phải đặt ra trong cấu trúc chặt chẽ, chính xác
 Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên
f) Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động:
Là phương pháp dựa vào sản phẩm vật chất và tinh thần của đối tượng để nghiên cứu về các
chức năng tâm lý của đối tượng đó. VD: Dùng phương pháp vẽ tranh
 Yêu cầu:
 Cần phải cẩn trọng trong nghiên cứu, đánh giá.
 Phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể để nghiên cứu, đánh giá.
g) Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu:
Là phương pháp nghiên cứu lịch sử về quá trình hoạt động của cá nhân đối tượng nghiên
cứu, trên cơ sở đó có những đánh giá, nhận định về vấn đề nghiên cứu.

4
 Yêu cầu:
 Cần phải nhìn nhận đánh giá các vấn đề tâm lý trong tính lịch sử, cụ thể và phát triển.
 Tránh thành kiến, áp đặt chủ quan.
 Kết hợp với phương pháp khác trong nghiên cứu.

Tóm lại, mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Muốn
nghiên cứu một chức năng tâm lý một cách khoa học, khách quan, chính xác cần phải:
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khoa học toàn
diện.

5
3. Giao tiếp
* Khái niệm: Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp
xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về
cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau.
* Các loại giao tiếp:
a) Theo khoảng cách, có 2 loại:
- Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt
- Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, có khi qua ngoại cảm,...
b) Theo quy cách, có 2 loại:
- Giao tiếp chính thức: nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế,...
VD, Tổng bí thư của nước này đón tiếp Tổng bí thư của nước khác; Giáo viên với học sinh.
- Giao tiếp không chính thức: giữa những người hiểu biết rõ về nhau không câu nệ vào thể
thức, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau. VD, bạn bè đến nhà chơi.
c) Theo phương tiện giao tiếp, có 3 loại:
- Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động với vật thể. Đây là kiểu giao tiếp sớm
nhất của loài người. Khi ngôn ngữ chưa phát triển, mọi người thường trao đổi với nhau
thông qua đồ vật. VD, muốn nói điều gì thì chỉ vào vật đó; một ngày đi qua kí hiệu bằng
thắt một nút dây;... Ngày nay, kiểu giao tiếp này được biến đổi dưới hình thức tặng hoa,
tặng quà. Đối với người bị khuyết tật câm, điếc, hình thức giao tiếp này rất quan trọng.
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, diện mạo,... Những tín
hiệu phi ngôn ngữ này hỗ trợ rất lớn cho ngôn ngữ, không phải tự nhiên có mà phải qua tập
luyện. Sử dụng nó một cách hiệu quả là một nghệ thuật. Khi tiến hành giao tiếp phi ngôn
ngữ cần chú ý đến tâm lý lứa tuổi, văn hoá từng dân tộc,... VD, Đạo hồi nghiêm cấm việc
bắt tay phụ nữ, không lấy thức ăn bằng tay trái, muốn chỉ vào vật nào hoặc hướng nào phải
dùng ngón tay cái.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết)
Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng tín hiệu chung là từ,
ngữ, xác lập và vận hành mối quan hệ người - người trong xã hội. Những người có khả năng
ngôn ngữ tốt thường giao tiếp rất có hiệu quả, bởi vì họ có thể chuyển tải được nội dung
giao tiếp đến đối tượng giao tiếp.
Khoảng cách giữa 2 người trong giao tiếp cũng nói lên mức độ thân mật hay xa lạ:
x>= 4m: giao tiếp xã giao
1,2m<x<4m: giao tiếp thân mật
0,45m<x<1,2m: giao tiếp thân tình
0m<x<0,45m: giao tiếp rất thân mật đậm đà
* Chức năng:

6
- Chức năng thông tin: Thông qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh
nghiệm với nhau. Chủ thể giao tiếp vừa là nơi phát thông tin vừa là nơi nhận và xử lý thông
tin. Đây là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách. VD, qua giao tiếp sư phạm
giữa thầy và trò, trò tiếp thu những tri thức mới, còn thầy thì không ngừng được củng cố và
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Chức năng cảm xúc: Giao tiếp không chỉ để bày tỏ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng,
những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì thế, giao tiếp là một trong những con đường hình
thành tình cảm của con người.
- Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau: Khi giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ
quan điểm, tư tưởng, thái độ… của mình, từ đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau
làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Quan trọng hơn, trên cơ sở so sánh với người khác cùng với ý
kiến đánh giá của người khác, có thể tự đánh giá được bản thân mình.
- Chức năng điều chỉnh hành vi: Từ việc nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh
giá được bản thân, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình, có thể tác động
đến hành động của chủ thể khác.
- Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt
động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó. VD, phối hợp với nhau trong việc cùng làm
ra một sản phẩm.
* Một số kết luận sư phạm:
- Nhân cách con người được hình thành và phát triển thông qua giao tiếp, vì vậy chúng ta
cần tổ chức nhiều hoạt động giao lưu cho học sinh.
- Để giao tiếp tốt cần phải rèn luyện trên cả 3 phương diện:
+ Rèn luyện ngôn ngữ (vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất, quan trọng nhất)
trên 3 bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
+ Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp (định vị, định hướng, điều khiển).
+ Tăng cường tham gia vào các hoạt động giao lưu.

7
4. Các quy luật của cảm giác
1.4.1. Quy luật ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm giác
- Ngưỡng là đại lượng xác định một dạng năng lượng.
- Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác. Song không phải
mọi kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu không đủ gây cảm
giác (VD, bụi bay vào da), kích thích quá mạnh cũng dẫn đến mất cảm giác (VD, máy bay
có tần số cao, chúng ta không nghe thấy được).
- Cảm giác có 2 ngưỡng:
+ Ngưỡng cảm giác tuyệt đối phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được cảm
giác.
+ Ngưỡng cảm giác tuyệt đối phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây được cảm
giác.
VD: Ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn ở người là những sóng ánh sáng có bước sóng là
390m, ngưỡng phía trên của cảm giác nhìn là 780m. Ngưỡng cảm giác nghe là từ 16HZ-
2000HZ.
Lưu ý: Vùng cảm giác được là phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm giác nêu trên, trong đó có vùng
cảm giác tốt nhất. VD, vùng phản ánh tốt nhất của cảm giác về ánh sáng là những sóng ánh
sáng có bước sóng 565m, âm thanh là 1000hec.
- Ngưỡng sai biệt là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của hai kích
thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một
hằng số.
Các thí nghiệm cho thấy: âm thanh, cường độ tăng lên 1/10 so với cường độ tối thiểu ban
đầu thì mới có sự phân biệt trong cảm giác nghe. Với sóng ánh sáng thì tỉ lệ đó là 1/100.
Với trọng lượng là 1/30 ta mới phân biệt được trong cảm giác.
Tóm lại, ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác khác nhau ở mỗi loại cảm giác
và ở mỗi người. Ngưỡng cảm giác có thể thay đổi tuỳ theo lứa tuổi, trạng thái sức khỏe,
trạng thái tâm sinh lý, tính chất nghề nghiệp và do sự rèn luyện của mỗi người.
- Độ nhạy cảm của cảm giác là khả năng cảm nhận được kích thích tác động vào các giác
quan đủ gây ra cảm giác.
VD: Hai người A và B cùng đứng một chỗ nghe tiếng tích tắc của đồng hồ. Sau đó ta đưa
đồng hồ ra xa dần, đến một vị trí nào đó người A không còn nghe thấy nữa nhưng B vẫn còn
nghe được. Vậy người B có độ nhạy cảm hơn người A.
- Độ nhạy cảm sai biệt là khả năng cảm giác cho thấy sự khác nhau giữa hai kích thích cùng
loại. VD, một vật nặng 1kg phải thêm vào ít nhất 35gam thì mới gây cảm giác.
- Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác
và độ nhạy cảm sai biệt.
VD: Hai người A và B đứng cách nhau một vật 100m, đối với A đi lại vật đó 10m thì nghe
được âm thanh của vật, còn B đi lại 15m mới nghe được. Về mặt số học thì 15 lớn hơn 10
nhưng về độ nhạy cảm thì 10 lớn hơn 15. (nhạy cảm của cảm giác)
8
VD: Hai người cùng cầm một vật có trọng lượng 1kg, đối với A chỉ cần thêm 30gam là đã
biết được nặng hơn trước nhưng còn B phải thêm 40gam. Vậy A nhạy cảm hơn B. (nhạy
cảm sai biệt)
* Vận dụng:
Trong hoạt động thực tiễn của con người, ngưỡng cảm giác tuyệt đối và ngưỡng cảm giác
sai biệt có ý nghĩa rất lớn. Đặc biệt đối với hoạt động nghề nghiệp nhờ các ngưỡng đó mà
con người có thể tiếp thu được những kỹ thuật phức tạp, tinh vi. Thông qua hoạt động nghề
nghiệp, hoạt động thực tiễn mà tính nhạy cảm tuyệt đối và tính nhạy cảm sai biệt của cảm
giác con người tăng lên vô hạn. VD, người thợ nhuộm có thể phân biệt được 30 sắc đỏ, 60
sắc đen về màu sắc; một người thợ máy chỉ nghe tiếng máy anh ta biết ngay bị hỏng chỗ
nào; một dàn nhạc giao hưởng với hàng trăm nhạc cụ khác nhau, mà nhạc trưởng cũng phát
hiện được chỗ sai của một nhạc cụ.
Trong công tác dạy học người thầy giáo cần phải hiểu rõ học sinh về mọi mặt: sức khoẻ, đặc
điểm tâm lý, đặc điểm về sự phát triển của các giác quan để sắp xếp chỗ ngồi cho thích hợp.
Giọng nói của giáo viên phải đủ to, rõ ràng, diễn cảm giúp học sinh tiếp thu bài giảng dễ
dàng, thoải mái. Tránh giọng nói quá to, gay gắt, hoặc quá nhỏ, the thé làm cho học sinh
ngồi học chóng mỏi mệt. Chữ viết trên bảng phải rõ ràng để học sinh ngồi bất cứ chỗ nào ở
trong lớp cũng có thể nhìn thấy rõ. Phòng học phải đủ ánh sáng, thoáng mát, yên tĩnh. Tráng
trang trí rườm rà làm phân tán chú ý của học sinh. Dạy học phải đảm bảo đúng giờ giấc quy
định, tránh tiết học kéo dài làm ức chế sự tiếp thu bài giảng của học sinh trong quá trình dạy
học. Dụng cụ trực quan phải bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, khoa học,…
1.4.2. Quy luật thích ứng của cảm giác
- Thích ứng đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với cường độ
kích thích. VD: Khi ta đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) mà vào
chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng yếu) thì lúc đầu không nhìn thấy được gì cả, sau
một thời gian ta mới dần dần thấy được mọi thứ xung quanh (thích ứng); khi mới vào bệnh
viện ta thấy rất khó chịu vì “mùi bệnh viện” như thuốc, cồn,… nhưng ngồi lâu thì thấy bình
thường.
- Quy luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống nhau. Có
loại cảm giác thích ứng nhanh như: cảm giác nhìn, cảm giác ngửi, nhưng cũng có loại cảm
giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác đau.
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do rèn luyện và tính chất
nghề nghiệp... VD, người công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ tới 50- 60oc
trong hàng tiếng đồng hồ.
* Trong dạy học và giáo dục cần giúp học sinh tích cực rèn luyện về mọi mặt. VD: HS nào
nhút nhát thì phải cho HS đó tập dần cách trình bày vấn đề trước đám đông để thích ứng
dần. Còn trong nghệ thuật không nên dung một loại màu hay một gam màu mà cần thích
ứng với các loại màu, gam màu khác nhau. Song điều đáng lưu ý là tránh làm chai sạn các
biện pháp giáo dục, làm cho học sinh khó tiếp thu.
1.4.3. Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác
- Sự tác động giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới
ảnh hưởng của một cảm giác khác. Nó diễn ra theo quy luật sau: Sự kích thích yếu lên một

9
cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại.
VD: "đói bụng mờ cả mắt","nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm".
- Hiện tượng tương phản trong cảm giác là sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra
trước đó hay đồng thời.
- Có 2 loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời. VD: Sau một kích
thích lạnh thì một kích thích ấm ta cảm thấy có vẻ nòng hơn (tương phản nối tiếp). Một
người có làn da "bánh mật" mặt bộ đồ màu tối (đen hoặc xám...) ta thấy họ càng đen hơn
(tương phản đồng thời).
* Vận dụng: Trong dạy học người ta vận dụng sự tương phản của cảm giác để so sánh hoặc
làm nổi bật một sự vật nào đó trước học sinh. Khi sử dụng đồ dùng dạy học cần làm nổi bật
rõ các đường nét, màu sắc của đối tượng, giúp học sinh nhanh chóng nhận biết được đối
tượng trong nhiều sự vật khác nhau. Trong sản xuất cần chế tạo những công cụ lao động
màu sắc thích hợp sẽ gây hứng thú cho người làm việc.

10
5. Các quy luật của tri giác
2.2.1. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Do sự tác động của SVHT nhất định của thế giới xung quanh vào giác quan ta nghĩa là:
Hình ảnh trực quan mà tri giác mang lại bao giờ cũng thuộc về sự vật, hiện tượng nhất định
của thế giới bên ngoài. Thực chất của quy luật này muốn nói lên khả năng tự điều chỉnh các
giác quan sao cho hình ảnh trong đầu khớp với khách quan bên ngoài.
- Tính đối tượng của tri giác có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở định hướng cho mọi hành
vi và hoạt động của con người. Tính đối tượng được hình thành trong quá trình phát triển
của cá nhân và được gắn liền với hành động thực tiễn của họ.
Trong dạy học và giáo dục việc xác định đúng đối tượng là rất quan trọng, bởi vì từ đó ta
mới có thể xác định được nhiệm vụ của tư duy và hành động, làm cho hoạt động đạt hiệu
quả.
- Vận dụng: được vận dụng trong dạy học trực quan,...
2.2.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác chính là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh để phản ánh đầy đủ và chính
xác hơn, VD: khi tri giác giáo viên trên lớp, thì giáo viên trở thành đối tượng tri giác của
chúng ta, tất cả những cái còn lại xung quanh đều trở thành bối cảnh của sự tri giác.
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào tính chủ quan như: hứng thú, nhu cầu, động cơ ...
của cá nhân; vào tính khách quan như: đặc điểm của ngôn ngữ, hoàn cảnh tri giác.
- Tính tương phản càng cao thì sự lựa chọn càng nhanh. VD: Sơn 3 cái mẹt 3 màu khác
nhau: trắng, xanh và đen, sau đó rải hạt mè đen lên các mẹt và thả bồ câu vào, bồ câu sẽ bay
tới mẹt trắng nhiều nhất, một số tới mẹt xanh, còn mẹt đen thì không có con nào.
- Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có
thể giao hoán cho nhau (cần chú ý trong việc sử dụng đồ dùng dạy học).
- Trong dạy học lời nói của giáo viên có tác dụng hướng dẫn sự lựa chọn tri giác của học
sinh. Trong giáo dục cần phải hình thành cho học sinh khả năng biết lựa chọn cái đúng, cái
tốt để học tập và rèn luyện.
- Ứng dụng:
+ Điểm cần nhấn mạnh thì phải làm nổi bật trên nền của nó. VD: phấn trắng viết bảng đen;
dùng bút màu nổi để gạch dưới những từ quan trọng.
+ Trái lại, khi cần ngụy trang một vật thì ta hoà lẫn một số bộ phận của nó vào bối cảnh để
phá vỡ tính trọn vẹn của nó. VD: bộ đội cài lá cây để ngụy trang; hoặc áo quần của lính
trinh sát có màu lốm đốm pha lẫn sáng tối.
2.2.3. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
- Những hình ảnh của tri giác luôn có một ý nghĩa nhất định. Vì thế, khi ta tri giác một sự
vật hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình gọi tên sự vật hiện tượng đó và
xếp nó vào một nhóm, một loại nhất định.

11
- Ngay cả khi tri giác một sự vật hiện tượng không quen biết ta vẫn cố gắng ghi nhận ở
trong đó một cái gì đó giống với đối tượng mà ta đã biết để xếp nó vào một loại sự vật hiện
tượng đã biết. VD: Tri giác cây hoa ta luôn xếp nó vào loại hoa đơn hay hoa kép.
- Ứng dụng: Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, giáo viên cần phải tính
đến quy luật này. Việc gọi tên đầy đủ, chính xác các sự vật hiện tượng mới mẻ khi tổ chức
cho học sinh quan sát là rất cần thiết. Đồng thời ứng dụng quy luật này trong hệ thống hoá
tri thức.
2.2.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không thay đổi khi điều
kiện tri giác thay đổi. VD: Trước mặt ta là một em bé,xa hơn, phía sau nó là một chàng
thanh niên. Trên võng mạc, mặc dù hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh chàng thanh niên,
nhưng ta vẫn cảm thấy chàng thanh niên lớn hơn đứa trẻ. Tương tự, dưới ánh đèn màu xanh
nhưng ta vẫn tri giác màu giấy vở là màu trắng.
- Tính ổn định của tri giác được hình thành trong quá trình hoạt động của cá nhân với thế
giới đồ vật và do kinh nghiệm mà cá nhân thu được bằng hoạt động thực tiễn.
- Tri giác không đúng dẫn đến tình trạng "nhìn gà hoá cuốc".
Tính ổn định của tri giác có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người,
nó giúp con người định hướng được thế giới xung quanh.
- Ứng dụng: Trong dạy học cần phải truyền thụ cho học sinh những tri thức cơ bản, chính
xác và có hệ thống. Đây là cơ sở để học sinh tiếp thu những tri thức, kỹ năng và kỹ xảo mới.
2.2.5. Quy luật tổng giác
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm nhân cách
của họ được gọi là hiện tượng tổng giác. Nghĩa là ngoài những tính chất đặc điểm của vật
kích thích tri giác của con người còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác như: nhu cầu,
hứng thú, tình cảm, mục đích, động cơ,... VD: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"-
Nguyễn Du; "Yêu nhau yêu cả đường đi lối về", "ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng".
- Ứng dụng: Trong dạy học và giáo dục cần phải tính đến kinh nghiệm và hiểu biết của học
sinh, xu hướng, hứng thú và tâm thế của các em khi tri giác, đồng thời cung cấp tri thức,
kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu,... cho học sinh để làm cho sự tri giác hiện thực của
các em tinh tế hơn, súc tích hơn.
2.2.6. Ảo giác
- Là tri giác không đúng, bị sai lệch với những điều kiện thực tế xác định. VD: Các vòng
tròn như nhau nhưng nằm giữa các vòng tròn to hơn thì tri giác dường như bé hơn.
- Ứng dụng: Người ta lợi dụng ảo giác vào trong kiến trúc, hội hoạ, trang trí, trang phục,...

12
6. Các quy luật của tình cảm
1.4.1. Quy luật “thích ứng”
- Một tình cảm nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó
có hiện tượng thích ứng, mạng tính chất “chai sạn” của tình cảm. Dân gian vẫn thường nói
“gần thường xa thương” là vậy.
- Vận dụng:
+ Rèn luyện cho học sinh thích ứng với điều kiện và hoạt động mới.
+ Trong dạy học, giáo dục để tránh hiện tượng “chai sạn”, giáo viên cần:
+ Thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học, giáo dục.
+ Sử dụng phượng tiện trực quan.
+ Nội dung bài giảng phải được chế biến hấp dẫn và mới lạ.
+ Ngôn ngữ phong phú, có ngữ điệu, “giáo viên như một diễn viên” (Makarencô)
Ví dụ: Trong dạy học, không nên phê bình mãi một khuyết điểm, nó sẽ làm cho học sinh
thêm gan lì.
1.4.2. Quy luật “cảm ứng” (hay tương phản)
Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu đi của một
tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp
nó. Đó là hiện tượng “cảm ứng” trong tình cảm. Ví dụ, Trong văn học người ta xây dựng
nhân vật phản diện càng độc ác, tàn bạo bao nhiêu thì độc giả càng có cảm tình với nhân vật
chính diện. Hoặc khi chấm bài, sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, giáo viên thấy hài
lòng hơn nhiều so với trường hợp bài khá đó nằm trong một loạt bài khá ta đã gặp trước đó.
1.4.3. Quy luật “pha trộn”
- Trong cuộc sống tâm lý của mỗi cá nhân, nhiều khi 2 tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng
một lúc, nhưng không loại trừ nhau, mà “pha trộn” vào nhau. Ví dụ: “giận mà thương”,
“thương mà giận”; sự “ghen tuông” trong tình yêu; “thương cho roi cho vọt”... cũng đều do
quy luật này tạo nên.
- Vận dụng: Từ việc thấy rõ tính chất phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn trong tình cảm con
người dễ thông cảm, chia sẻ, hiểu nhau hơn và điều chỉnh hành vi của nhau.
1.4.4. Quy luật “di chuyển”
- Tình cảm của con người có thể “di chuyển” từ đối tượng này sang đối tượng khác: “giận
cá chém thớt”, “vơ đũa cả nắm”; hay “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi
họ hàng” (ca dao).
- Vận dụng:
+ Cần kiểm soát thái độ, cảm xúc của mình, tránh tình trạng “vơ đũa cả nắm”, đặc
biệt với nghề giáo viên cần phải “vệ sinh” tâm lý trước khi đến lớp.
+ Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, lấy tình cảm cá nhân để
giải quyết việc tập thể.
13
1.4.5. Quy luật “lây lan”
- Tình cảm của con người có thể truyền (lây) từ người này sang người khác. Hiện tượng
“vui lây”, “buồn lây”, “đồng cảm”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là những biểu hiện của
quy luật “lây lan” tình cảm.
Lơbon: “Lây lan là một nạn truyền nhiễm, nó phát triển theo nguyên tắc cộng hưởng, nó tỉ
lệ thuận với số đông người, càng đông người bao nhiêu càng lây lan bấy nhiêu”.
- Vận dụng:
+ Giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể.
+ Trong tập thể cần xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, xây dựng tập thể
học sinh tương thân tương ái “niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nữa”, có biện pháp ngăn chặn
những dư luận, tin đồn thất thiệt gây hoảng loạn.
Tuy nhiên, việc “lây lan” tình cảm từ chủ thể này đến chủ thể khác không phải là con đường
chủ yếu để hình thành tình cảm.
1.4.6. Quy luật về sự hình thành tình cảm
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hoá, động
hình hoá, khái quát hoá những xúc cảm đồng loại (cùng một phạm trù, một phạm vi đối
tượng). Ví dụ, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm (dương tính) thường xuyên
xuất hiện do liên tục được cha mẹ thoả mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hoá, động hình
hoá, khái quát hoá mà thành.
- Vận dụng:
+ Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại.
+ Người thực việc thực là kích thích dễ gây rung động nhất.

14
1. Phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm “Tâm lý người là sự phản ánh hiện thức
khách quan vào não thông qua chủ thể”. Từ đó rút ra những kết luận sư phạm.

Tâm lý người không phải do Chúa, thượng đế hay một đấng tạo hóa nào sinh ra, hay do não
tiết ra như gan tiết mật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng “Tâm lý người là
sự phản ánh hiện thức khách quan vào não thông qua chủ thể”.

Hiện thực khách quan là những cái tồn tại xung quanh chúng ta, có cái nhìn thấy được, có
cái không nhìn thấy được. Hiện thực khách quan phản ánh vào não bộ con người và nảy
sinh ra hiện tượng tâm lý.

Phản ánh là thuộc tính chung của tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới đó. Đó là quá
trình tác động qua lại giữa hệ thống này với hệ thống khác và kết quả là đều để lại dấu vết ở
cả hai hệ thống. Phản ánh diễn ra dưới nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp. Phản ánh có
nhiều loại: phản ánh cơ, phản ánh sinh vật, phản ánh hóa học, phản ánh xã hội và phản ánh
tâm lý.

Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Bởi vì, đó là sự tác động của hiện thực khách
quan vào não người, hệ thần kinh ở con người - tổ chức đặc biệt, tiến hóa hơn so với các
loài động vật khác. Phản ánh tâm lý tạo ra những “hình ảnh tâm lý”, bản “sao chụp” về thế
giới. Nhưng sự phản ánh tâm lý khác với các sự phản ánh khác ở chỗ: đây là một sự phản
ánh đặc biệt - phản ánh thông qua lăng kính của mỗi con người. Sự phản ánh đặc biệt này
được thể hiện tại tính chất của hình ảnh tinh thần lưu trữ trong não bộ. Hình ảnh tâm lý
không những mang tính sinh động, sáng tạo mà còn thể hiện tính chủ thể và đậm sắc màu cá
nhân cá nhân. Hay nói cách khác, hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách
quan, hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể.

Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở chỗ cùng nhận sự tác động của thế giới, về
cùng một hiện thực khác quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm
lý với mức độ khác nhau. Lấy trường hợp tâm lý của hai người cùng đi xem một bộ phim
kinh dị. Cho dù họ đều xem cùng bộ phim nhưng cảm nhận của cả hai đều không ai giống
ai. Cũng có khi cùng một hiện thực khác quan, tác động đến một chủ thể duy nhất nhưng
vào thời điểm khác nhau, với trạng thái tinh thần khác nhau có thể cho ta thấy mức độ biểu
hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể. Ví dụ điển hình thể hiện điều này là việc
suy nghĩ, thái độ của cá nhân về một sự vật, sự việc có thể thay đổi theo thời gian, đi từ
hướng tích cực tới tiêu cực và ngược lại.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau bởi vì mỗi chủ thể có những đặc điểm riêng về cơ thể,
giác quan, hệ thần kinh và não bộ. Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo
dục không như nhau và đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực
giao lưu khác nhau trong hoạt động. Chính vì vậy dẫn đến tâm lý người này khác người kia.

Từ những luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra được những kết luận sư phạm sau:

 Tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, hình
thành, cải tạo tâm lý người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống
và hoạt động.
 Tâm lý con người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học, giáo dục, trong quan hệ
ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (cái riêng trong tâm lý mỗi người). Tùy
15
vào từng đặc điểm lứa tuổi của đối tượng mà đưa ra nội dung, phương pháp dạy học,
giáo dục phù hợp.
 Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp, vì thế phải tổ chức hoạt động và các
quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.

16
2. Phân tích nội dung và ý nghĩa của luận điểm “Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch
sử”. Từ đó rút ra những kết luận sư phạm.

Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Con người sống trong những môi trường xã hội
nhất định, lĩnh hội nền văn hóa xã hội vì thế tâm lý của con người mang bản chất xã hội.
Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, những ảnh hưởng của nền văn hóa xã hội, yếu
tố chính trị, giao tiếp, hoạt động,... sẽ có những tác động khác nhau đến sự phát triển của
con người. Chính vì thế, tâm lý con người vừa mang bản chất xã hội vừa thể hiện tính lịch
sử.

Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố
quyết định. Ngay cả phần tự nhiên của thế giới cũng được xã hội hóa. Phần xã hội của thế
giới quyết định đến tâm lý người thể hiện qua các quan hệ kinh tế xã hội, quan hệ đạo đức,
pháp quyền, các mối quan hệ con người - con người,... Các mối quan hệ trên quyết định bản
chất tâm lý người bởi vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Trên thực
tế, những trường hợp trẻ em do động vật nuôi từ bé, tâm lý của các trẻ này không hơn hẳn
tâm lý loài vật. Mác nói: con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nếu không được
sống trong xã hội loài người, tâm lý con người sẽ không được hình thành và phát triển.
Trường hợp tiêu biểu về ảnh hưởng của việc không tiếp xúc với thế giới bên ngoài trong
một thời gian dài đó là hai trẻ em người sói ở Ấn Độ sống vào những năm 1920. Hai cô bé
này được một mục sư phát hiện và đưa về chăm sóc. Tuy được đưa trở lại với thế giới loài
người nhưng hai chị em chưa thể thích ứng và chưa thể bỏ được những hành động của loài
sói như: chạy bằng cả bốn chân tay, đi tìm thức ăn lúc chạng vạng tối, uống nước bằng
lưỡi,... Vì vậy, khi sinh ra là con người những không sống trong xã hội loài người, trong các
mối quan hệ người - người thì sẽ không có tâm lý bình thường.

Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ
xã hội. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động con người với tư cách là chủ thể xã hội, vì
thế tâm lý người mang đầy đủ dấu ấn xã hội – lịch sử của con người. Tâm lý của mỗi cá
nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội loài người, nền văn hoá xã hội
thông qua hoạt động, giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động của con
người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định.

Về tính lịch sử, tâm lý con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển
của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự ức chế bởi
lịch sử cá nhân và cộng đồng.

Văn hóa dân tộc Việt Nam nảy sinh từ một môi trường sống cụ thể: xứ nóng, nhiều sông
nước, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn minh lớn. Điều kiện tự nhiên (nhiệt, ẩm, gió mùa, sông
nước, nông nghiệp trồng lúa nước...) đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa vật chất
và tinh thần của dân tộc, đến tính cách, tâm lý con người Việt Nam.

Tuy nhiên, điều kiện xã hội và lịch sử lại là những yếu tố chi phối rất lớn đến văn hóa và
tâm lý dân tộc. Cho nên cùng là cư dân vùng trồng lúa nước, vẫn có những điểm khác biệt
về văn hóa giữa Việt Nam với Thái Lan, Lào, Indonesia, Ấn Độ... Cùng cội nguồn văn hóa
Đông Nam Á, nhưng do sự thống trị lâu dài của nhà Hán, cùng với việc áp đặt văn hóa Hán,
nền văn hóa Việt Nam đã biến đổi theo hướng mang thêm các đặc điểm văn hóa Đông Á.

17
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ
nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm
mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được cố kết lại, trở
thành cơ sở phát triển chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc.

Từ những luận điểm trên, cần chú ý nghiên cứu môi trường xã hội, các quan hệ xã hội để
hình thành, phát triển tâm lý, cần phải tổ chức có hiệu quả các hoạt động đa dạng ở từng giai
đoạn lứa tuổi khác nhau, giúp cho con người lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành, phát
triển tâm lý con người.

Qua những phân tích trên, chúng ta rút ra được kết luận sư phạm cần thiết:

 Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lý người cần phải nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, điều
kiện sống,...của con người để từ đó có thể có những phương pháp giáo dục và sự
quan tâm phù hợp cho từng học sinh.
 Tạo một môi trường học tập cởi mở, tăng sự giao lưu giữa các cá nhân với nhau
 Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.
 Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát
triển tâm lý con người.
 Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.
 Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi.
 Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể.
 Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng
đồng trong từng giai đoạn lịch sử.

18
3. Phân tích các đặc điểm của tư duy. Từ đó rút ra những kết luận sư phạm.

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà
trước đó ta chưa biết. Tư duy thuộc mức độ nhận thức cao – nhận thức lý tính tư duy có
những đặc điểm mới về chất so với cảm giác, tri giác. Tư duy có những đặc điểm cơ bản
sau: tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và tính khái quát hóa, tư duy gắn liền với
ngôn ngữ, tư duy liên hệ với nhận thức cảm tính.
Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Trên thực tế, tư duy chỉ nảy sinh
khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề”. Tình huống có vấn đề là tình huống chưa có đáp
số, nhưng đáp số đã tiềm ẩn bên trong, tình huống chứa điều kiện yêu cầu ta phải tư duy để
tìm ra đáp số đó. Nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt
động tư duy. Muốn kích thích tư duy thì tình huống có vấn đề phải được cá nhân nhận thức
đầy đủ, được trở thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân. Nghĩa là cá nhân xác định được cái gì
đã biết, đã cho vào cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó. Chỉ có trên cơ
sở đó tư duy mới xuất hiện. Đặc tính này kích thích tính tích cực nhận thức của người học,
thúc đẩy sự phát triển của bản thân. Tính “có vấn đề” của tư duy là tính chất cơ bản và quan
trọng nhất trong quá trình tư duy. Nó chính là cơ sở cho việc đề ra phương pháp dạy học
mới hiện nay, dạy học nêu vấn đề.
Ở mức độ nhận thức cảm tính con người phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng bằng giác
quan của mình, trên cơ sở đó ta có hình ảnh cảm tính về sự vật hiện tượng. Đến tư duy con
người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách
gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để
tư duy. Khi tư duy chúng ta sẽ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện những tư duy của mình, con
người tư duy bằng não vì thế những gì ta tư duy không thể thể hiện ra bên ngoài cũng như
người khác không thể nhìn thấy được. Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả
nhận thức (quy tắc, công thức, khái niệm…) vào quá trình tư duy để nhận thức được cái bên
trong bản chất của sự vật hiện tượng. Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ,
trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cụ khác nhau để nhận thức
sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác. Tính gián tiếp của tư duy còn được thể
hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cụ khác nhau để
nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác.
Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh hiện tượng một cách cụ thể riêng lẻ.
Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá
biệt cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng. Trên
cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ nhưng chúng có những thuộc tính
bản chất chung thành một nhóm một loại, một phạm trù. Nói cách khác tư duy mang tính
trừu tượng và khái quát. Trừu tượng hóa là quá trình con người sử dụng trí óc để gạt bỏ
những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại
những yếu tố cần thiết để tư duy. Khái quát hóa là quá trình con người dùng trí óc để hợp
nhất nhiều đối tượng khác nhau có chung thuộc tính liên hệ, quan hệ nhất định thành một
nhóm một loại. Nhờ có tính trừu tượng và khái quát của tư duy mà con người có khả năng
phản ánh được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính chất quy luật
của sự vật hiện tượng; nhận thức chúng, dự đoán chiều hướng phát triển và cải tạo chúng.
Sở dĩ tư duy mang tính “có vấn đề”, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát vì nó gắn
chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu không có
19
ngôn ngữ các quá trình tư duy của con người không diễn ra được đồng thời sản phẩm của tư
duy cũng không được người khác tiếp nhận. Tư duy gắn liền với ngôn ngữ, đây còn là một
đặc điểm khác biệt giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Tâm lí hành động bao giờ cũng
dừng lại ở tư duy hành động trực quan, không có khả năng vượt qua khỏi phạm vi đó. Mối
liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng. Tư duy không thể tồn tại dưới
bất kỳ hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là
vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt kết quả của tư duy, do đó có thể khách
quan hóa kết quả của tư duy người khác cũng như cho chính bản thân chủ thể tư duy. Và
ngược lại, bất kỳ ý nghĩ, tư tưởng nào cũng đều nảy sinh phát triển gắn liền với ngôn ngữ.
Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là sản phẩm của chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên
ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy. Vậy nên nhờ có
ngôn ngữ mà tư duy con người có tính trừu tượng và khái quát, tính gián tiếp, tính có vấn
đề.

Theo lời của Lênin, "không có tư duy nào trần tục cả, tư duy không xuất phát từ con số
không". Tất cả mọi hoạt động của con người không có hoạt động nào không xuất phát từ
thực tế. Thực tế là cái tồn tại hiển nhiên khách quan ngoài ta được quá trình nhận thức cảm
tính chuyển vào trong đầu. Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận
thức cảm tính mà nảy sinh "tình huống có vấn đề". Nhận thức cảm tính là một khâu của mối
liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát hiện thực
theo một nhóm, lớp phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy. X.L.Rubinstein nhà
tâm lý học Xô Viết đã viết: “Nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng,
tựa hồ như làm chỗ dựa cho tư duy” Ngược lại tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng
mạnh mẽ, chi phối khả năng của nhận thức cảm tính. Tư duy chính là kim chỉ nam định
hướng cho nhận thức cảm tính cần tập trung vào sự vật, hiện tượng nào, từ đó đạt đến cái
đích đúng theo định hướng, như vậy nhận thức cảm tính mới sâu sắc và chính xác được.
Chính vì lẽ đó, Ph.Ăngghen đã viết: "Nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những có
các cảm giác khác mà còn có cả hoạt động tư duy của ta nữa".

20
Qua những luận điểm trên, ta rút ra được những kết luận sư phạm:

– Phải đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tư duy

– Phải phân loại trình độ học sinh để đưa ra những bài tập phù hợp.

– Trong dạy học "ngụy trang" một dữ kiện.

– Hệ thống câu hỏi phải gợi mở...

– Một bài toán có nhiều đáp án tự chọn... đều nhằm tạo hoàn cảnh có vấn đề để kích
thích học sinh suy nghĩ.

– Không nên cung cấp đầy đủ, rõ ràng các dữ kiện khi ra bài tập cho học sinh để phát
huy khả năng suy luận của các em.

– Sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, đúng mực, nếu lạm dụng sẽ làm mất dần khả
năng phản ánh gián tiếp của tư duy tập thể của học sinh bằng cách trao đổi, thảo luận
nhóm…

– Cần rèn luyện cho học sinh khả năng nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu
chung, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật.

– Cần phải hệ thống hóa tri thức cho học sinh.

– Trong dạy học việc phát triển tư duy cho học sinh không tách rời với việc trau dồi
ngôn ngữ. Đặc biệt việc giúp cho học sinh nắm vững ngôn ngữ khoa học của môn
học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh. Ngôn
ngữ càng phong phú, chính xác, giàu hình tượng thì tư duy logic, ngắn gọn và dễ
hiểu, tập cho học sinh diễn đạt những ý nghĩ của mình.

– Việc phát triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực
quan sát và trí nhớ cho học sinh. Bởi lẽ thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không
thể diễn ra được.

– Tăng cường dạy học trực quan nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cảm tính.
Song không phải bất cứ lúc nào, nó cũng có tác dụng tích cực đối với việc nắm vững
tri thức của học sinh. Nếu sử dụng thiếu làm cho học sinh không thấy hết tính chất đa
dạng, biến thiên của sự vật. Làm cho tri thức phiến diện, dẫn đến khái quát không
đầy đủ và phản ánh không đúng bản chất của sự vật. Nếu sử dụng tràn lan thì hạ thấp
tính tích cực, kìm hãm sự phát triển tư duy trừu tượng của học sinh. Việc sử dụng
trực quan cần phải đúng lúc, đúng chỗ, mới phát huy được hiệu quả của nó. Điều này
phụ thuộc vào tài năng sư phạm của người thầy giáo trong quá trình dạy học.

21

You might also like