You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN HỌC


PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Giảng viên: Nguyễn Thị Bích Thu


Sinh viên: Phan Thị Thương_46K17.1

Đà Nẵng, 2022

0|Page
MỤC LỤC:
I. Đánh giá sự tự chủ, đặc điểm, năng lực hiện tại của bản thân:...................................2
1. Điểm mạnh:.................................................................................................................2
2. Điểm yếu:....................................................................................................................2
II. Các sở thích nổi trội của bản thân:..............................................................................2
III. Đánh giá khả năng tự học và tiềm năng trí tuệ của bản thân:..................................2
1. Khả năng tự học:......................................................................................................2
2. Tiềm năng trí tuệ......................................................................................................3
IV. Đánh giá các xu hướng của xã hội, nghề nghiệp:....................................................3
1. Các xu hướng của xã hội:.........................................................................................3
2. Các xu hướng của nghề nghiệp:...............................................................................4
V. Các phân tích về nghề nghiệp trong xã hội:................................................................5
VI. Những nghề định hướng cho bản thân: sự hiểu biết về yêu cầu của nghề, chuẩn bị
bộ hồ sơ cho vị trí ứng tuyển:............................................................................................6
1. Sự hiểu biết về yêu cầu của nghề:............................................................................6
2. Chuẩn bị hồ sơ cho vị trí ứng tuyển.........................................................................7
VII. Kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề đến 06/2024:..........................7
1. Sự chuẩn bị cho năm 3,4:............................................................................................7
2. Hoạch định cho năm đầu tiên mới ra trường...............................................................9

1|Page
I. Đánh giá sự tự chủ, đặc điểm, năng lực hiện tại của bản thân:
1. Điểm mạnh:
- Đáng tin cậy, tính trung thực cao
- Sự nhiệt tình, hăng hái trong công việc
- Có tính kỷ luật cao, đạo đức nghề nghiệp
- Sự kiên nhẫn, trung thực, nghiêm túc.
- Chịu áp lực và quản lý cảm xúc hiệu quả
- Sự tôn trọng, thân thiện với mọi người xung quanh
- Mức độ quyết tâm hoàn thành công việc
- Sự chăm chỉ trong công việc
- Làm việc có nguyên tắc, đúng giờ, chuyên nghiệp
- Kỹ năng tạo lịch làm việc, sinh hoạt trong tuần
- Thành thạo kỹ năng tin học
- Có năng khiếu thể thao
2. Điểm yếu:
- Kỹ năng hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt
- Thiếu sự định hướng hay mục tiêu trong công việc
- Trình độ ngoại ngữ (Đọc, viết, giao tiếp, nghe) chưa tốt
- Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt
- Kỹ năng giao tiếp không tự tin trình bày trước đám đông.
3. Cần khắc phục:
- Quản lý thời gian
II. Các sở thích nổi trội của bản thân:
- Sở thích về thể thao, đặc biệt là bộ môn bóng chuyền
- Sở thích về âm nhạc: Thường nghe các dòng nhạc V-Pop
- Sở thích chỉnh sửa ảnh, viết các bài nhật ký nhỏ sau mỗi ngày.
- Sở thích học tiếng anh, các kỹ năng mềm như: photoshop, viết content, lướt web,..
- Sở thích đọc truyện, sách.
III. Đánh giá khả năng tự học và tiềm năng trí tuệ của bản thân:
1. Khả năng tự học:
Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ
(quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phương tiện)
cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại
khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê… để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào
đó, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.
Đánh giá khả năng tự học qua 3 kỹ năng:

2|Page
a. Kỹ năng định hướng: Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công cần thiết lập
cơ sở định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà chủ thể có
thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức năng nhận
thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo kế hoạch. Để có
được cơ sở định hướng, người học phải trả lời được các câu hỏi:
o Học nhằm mục đích gì? Học vì yêu thích môn học, vì trách nhiệm với gia đình
và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao…
o Thái độ học tập ra sao? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời hợt qua
loa..
o Học như thế nào? Người học nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản
thân.
b. Kỹ năng thực hiện kế hoạch: Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập,
cần có một số kỹ năng cụ thể:
o Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng,
xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm các bài tập thực hành,… Trong hoạt
động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lựa thông tin một cách thông minh và
linh hoạt
o Xử lý thông tin: diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lý mới có thể
sử dụng được, thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánh giá, tóm lược,
tổng hợp, so sánh,..
o Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức khoa
học để giải quyết vấn đề liên quan như thực hành, xử lý tình huống thực tế hay
viết bài thu hoạch,…
o Trao đổi, phổ biến thông tin: có thể thông qua các hình thức như thảo luận,
tranh luận, thuyết trình,… là các công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri
thức
c. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
o Khi người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình, người học sẽ tự đánh
giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, cái gì
mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Để có kỹ
năng tự kiểm tra, đánh giá, học sinh cần:
o Tự trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa bằng cách xác định yêu cầu của câu hỏi,
dự kiến câu trả lời, tái hiện các kiến thức liên quan, tập trình bày câu trả lời
trước nhóm hoặc trước lớp để tìm ra chỗ sai từ đó khắc phục.
o Tự đặt câu hỏi để tự mình giải quyết hoặc thảo luận cùng bạn bè.
o Làm các bài tập của thầy cô giao cho, hoặc các bài tập bản thân tự tìm kiếm sau
đó tự mình kiểm tra đáp án để rút kinh nghiệm…
2. Tiềm năng trí tuệ:

3|Page
- Trí tuệ cảm xúc (EQ):
o Hiểu rõ bản chất của hạnh phúc và cách để đạt được nó
o Quản lý cảm xúc, kiểm soát cảm xúc một cách tốt nhất
o Hiểu và thấu cảm chia sẻ cảm xúc của người khác
o Cải thiện năng lực tập trung và hiệu suất làm việc
o Thúc đẩy bản thân đạt được những mục tiêu bạn đã đặt ra
o Tăng cường khả năng ảnh hưởng và kết nối mọi người
o Đánh thức tiềm năng lãnh đạo đích thực trong bạn
o Tìm ra cách giao tiếp và ứng xử trong những cuộc đối thoại căng thẳng, kể cả
khi đối phương là người vô cùng khó tính
o Mang tâm lý tích cực sau những thất bại hoặc chấn thương tâm lý
o Mở rộng, duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống và công việc.
- Trí tuệ thông minh (IQ)
o Rèn luyện bộ não khỏe mạnh
o Học tập phương pháp ghi nhớ và chọn phương pháp hiệu quả dành cho bản
thân
o Đưa ra nhiều ý tưởng, ý kiến sáng tạo cho bài tập, công việc
o Học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước về phương pháp học
o Biết cách trình bày, bảo vệ và phân tích ý kiến theo đa hướng.
IV. Đánh giá các xu hướng của xã hội, nghề nghiệp:
1. Các xu hướng của xã hội:
Có một điều chúng ta có thể thấy rõ là xu hướng nghề nghiệp đã có sự phát triển mạnh mẽ
hơn. Đặc biệt là khi công nghệ đang thay đổi nhanh chóng cách mọi người làm việc; mua
sắm và giao tiếp. Hơn thế nữa, xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra một nguồn nhân lực siêu di
động; và nhân viên ngày nay có những kỳ vọng nghề nghiệp khác với những người tiền
nhiệm của họ. Nhiều chuyên gia về nguồn lực nhân sự cho rằng chúng ta đang đối mặt với
một cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ thay đổi bản chất cốt lõi của công việc.
Xu hướng xã hội hiện nay:
- Thực tế ảo (AR) và thực tế ảo tăng cường (VR)

- Thương mại xã hội (Social Commerce): Mọi người khám phá các sản phẩm họ yêu
thích thông qua bảng tin của bạn bè, và từ đây họ kỳ vọng rằng họ có thể nhắn tin cho
doanh nghiệp giống như cách họ nhắn tin cho người bạn của mình. Do đó, trở thành một
doanh nghiệp có khả năng giao tiếp và kết nối với khách hàng sẽ là chìa khóa quyết
định sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp
4|Page
- Những ngày hội mua sắm (Mega Sale Days)

- Những nhà sáng tạo nội dung

2. Các xu hướng của nghề nghiệp:


a. Thị trường việc làm: Tác động của dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng hưởng đến toàn
bộ các lĩnh vực, ngành nghề ở nước ta, tuy nhiên vẫn có một số ngành nghề vụt sáng
trong bối cảnh khó khăn này. Vì thế, trong năm 2022 thị trường việc làm vẫn tiếp tục
phát triển theo chiều hướng tích cực. Các ngành nghề tuyển dụng việc làm nhiều nhất
trong 2021 – 2022 phải kể đến như lĩnh vực thương mại điện tử, công việc chăm sóc
sức khỏe, các công việc có thể linh hoạt nơi làm việc.

b. Xu hướng ngành nghề

1) Tổ chức xây dựng thương hiệu trên nền tảng online: Tiktok, Facebook,..

2) Ngành Công nghệ thông tin, thương mại điện tử;

3) Ngành Digital Marketing;

4) Ngành Kỹ thuật ô tô, cơ khí;

5) Ngành Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe;

6) Ngành Chăm sóc sắc đẹp;

7) Ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn;

8) Ngành Logistic và Chuỗi cung ứng.


c. Xu hướng nghề bị thu hẹp: Tuy một số ngành nghề có sự gia tăng đáng kể, vẫn có các
ngành nghề sở hữu khả năng thu hẹp nhiều nhất: bán hàng, dịch vụ khách hàng và
quản trị. Lý do chính là những tiến bộ công nghệ đang phát triển nhanh chóng, như trợ
lý cá nhân tự động. Với sự phát triển của phương tiện tự lái, nhiều người lái xe; hoặc
những người lao động khác trong những công việc thường xuyên tập trung vào công
việc cũng có nguy cơ gặp rủi ro. Những người thiên về ghi chép; lưu trữ thông tin
bằng các cách thức cũ dường như dễ phát sinh các bất cập. Họ sẽ sớm nhận ra rằng
hầu hết các nhiệm vụ của họ cũng có thể được tự động hóa.
V. Các phân tích về nghề nghiệp trong xã hội:

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động trong xã hội.  Trong đó, con người cần được
đào tạo thì mới có được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để tạo ra các sản phẩm (vật
chất, tinh thần), đáp ứng nhu cầu xã hội.

5|Page
Những năm trước đây, một bộ phận người trẻ chọn nghề bằng cách đi theo số đông hoặc
chọn những ngành đang “hot”. Chính vì lý do này đã dẫn đến tình trạng, một số ngành thì
thừa nhân sự và một số ngành thì thiếu nhân sự. Và hệ quả là người trẻ ra trường không tìm
được việc làm mà các Nhà tuyển dụng cũng không tuyển được các ứng viên phù hợp.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, theo một số khảo sát thì người trẻ đã có sự thay đổi
tích cực trong tư duy chọn nghề. Họ bắt đầu biết cách chọn cho mình những ngành nghề phù
hợp dựa trên việc nghiên cứu sở thích, năng lực của bản thân và tìm hiểu những thông tin về
nhu cầu thực tế của xã hội…Bên cạnh đó, trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch bệnh hoành
hành đã làm nổi lên làn sóng kiếm tiền qua các trang web, các kênh thông tin đại chúng. Điều
này giúp cho người lao động kiếm thêm thu nhập và dần dần nó trở thành ngành nghề chính,
bỏ qua các công việc văn phòng với mức lương ưu đãi tới hàng chục triệu mỗi tháng. Lao
động đang dịch chuyển từ sức người sang tự động hóa, như vậy một bộ phận người sẽ mất cơ
hội việc làm. Đồng thời, tự động hóa cũng sẽ tạo nên những việc làm mới trong xã hội như:
Phát triển, sản xuất, nghiên cứu, vận hành, quản lý hệ thống tự động hóa. Nhưng nhân lực
cho các loại hình công việc này sẽ đòi hỏi trình độ cao hơn và số lượng ít hơn. 
Người lao động trong tương lai sẽ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động mà máy móc
kém khả năng hơn, chẳng hạn như quản lý con người, áp dụng kiến thức chuyên môn và giao
tiếp với những người khác. Họ sẽ dành ít thời gian hơn cho các hoạt động thể chất có thể dự
đoán được và thu thập và xử lý dữ liệu, nơi máy móc đã vượt quá hiệu suất của con người.
Các kỹ năng và năng lực cần thiết cũng sẽ thay đổi, đòi hỏi nhiều kỹ năng xã hội và tình cảm
hơn và khả năng nhận thức nâng cao hơn, chẳng hạn như suy luận logic và sáng tạo. Dưới sự
tăng tốc của chuyển đổi số, nhiều công việc truyền thống sẽ dần biến mất hoặc bị thay thế,
trong khi một số vị trí mới sẽ ra đời. Với tỷ lệ lao động kỹ năng cao chỉ đạt 11,6%, lao động
Việt Nam được đánh giá là kém cạnh tranh hơn về trình độ kỹ năng so với một số thị trường
khác trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Malaysia. Ngân hàng Thế giới ước tính
rằng nếu tỉ lệ lao động kỹ năng cao tại Việt Nam quá thấp và không đủ để đáp ứng với tốc độ
phát triển của chuyển đổi số, khoảng 2 triệu việc làm tại nước ta sẽ bị mất đi tính đến năm
2045.
Điển hình các ngành nghề mà nhu cầu nhân lực trong tương lai đang rất cần như: dịch vụ xã
hội, nhà hàng – khách sạn, du lịch – ẩm thực, máy tính và công nghệ thông tin, dịch vụ cá
nhân, Dịch vụ Vận tải, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây
dựng, nông, lâm và thủy sản, thú y… đã được lựa chọn nhiều hơn so với năm 2017.
Và cũng nhờ vào việc tìm hiểu trước khi chọn nghề mà các bạn trẻ nắm bắt được những yêu
cầu khắt khe của nhà tuyển dụng. Từ đó, đặt mục tiêu để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm
cần thiết. Hiện nay thị trường Việt Nam đang phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, vì
vậy kỳ vọng việc làm trong tương lai cho các bạn trẻ rất tiềm năng và có hy vọng sẽ ổn
định trong 2-3 năm sau khi ra trường.
VI. Những nghề định hướng cho bản thân: sự hiểu biết về yêu cầu của nghề, chuẩn bị bộ hồ
sơ cho vị trí ứng tuyển:
1. Sự hiểu biết về yêu cầu của nghề:
6|Page
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quản lý,
vận hành đến cung ứng sản phẩm dịch vụ. Xu hướng dịch chuyển từ nền tảng truyền thống
sang số hóa dữ liệu tác động sâu sắc đến phương pháp quản trị doanh nghiệp đặc biệt là
lĩnh vực nhân sự – yếu tố quan trọng trọng sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó, Nhân sự
trong công ty cần những thành viên mới có phẩ chất và tính cách trung thực, hòa đồng, và
tính trách nhiệm cao hơn để có thể dễ dẫn dắt và đào tạo.
Theo tìm hiểu của em về ngành nghề nhân sự, dưới đây là danh sách mà mình tìm
hiểu qua các trang mạng và nguồn giáo trình về các chức năng vận hành của Nhân sự
trong một công ty sẽ bao gồm các nhóm, cụ thể:
- Các chức năng vận hành của bộ phận HR - HR Operation Functions:
 Nhóm vận hành Mua hàng (Procurement):
1. Chiêu mộ & lựa chọn (Recruitment & Selection).
2. Phân tích & thiết kế công việc (Job Analysis & Design).
3. Hoạch định nguồn nhân lực (Human Resource Planning).
4. Bổ nhiệm & hội nhập nhân viên mới (Placement & Induction).
5. Điều chuyển, đề bạt & bãi nhiệm (Transfer, Promotion & Sepration).
 Nhóm vận hành Phát triển (Development):
6. Đào tạo (Training).
7. Kèm cặp (Mentoring).
8. Huấn luyện (Coaching).
9. Định hướng nghề nghiệp (Career Planning).
10. Phát triển nghề nghiệp (Career Development).
11. Phát triển đội ngũ lãnh đạo kế nhiệm (Next Leadership Development).
 Nhóm vận hành Thù lao (Compensation):
12. Thưởng (Bonus).
13. Tiền công (Wage).
14. Phúc lợi (Benefits).
15. Tiền lương (Salary).
16. Đãi ngộ (Incentives).
17. Bảng lương (Payroll).
18. Phụ cấp (Allowances).
19. KPIs (Key Performance Indicates).

7|Page
20. Định giá công việc (Job Evaluation).
21. Đánh giá hiệu suất công việc (Performance Appraisal).
 Nhóm vận hành Hòa hợp/ Quan hệ lao động (Intergation):
22. Xử lí kỉ luật (Discipline).
23. Quan hệ lao động (Labour Relations).
24. Giải quyết khiếu tố (Grievance Redressal).
25. Sự hài lòng về công việc (Job Satisfaction).
26. Giải quyết mẫu thuẫn (Conflit Management).
27. Giải quyết tranh chấp lao động (Dispute Settlement).
28. Quan hệ lao động trong ngành (Industrial Relations).
29. Giải quyết thương lượng tập thể (Collective Bargaining).
30. Quan hệ giao tiếp nhân viên (Participation of Employees).
 Nhóm vận hành Duy trì (Maintenance).
31. An toàn lao động (Safety).
32. Sức khỏe người lao động (Health).
33. Phúc lợi an sinh xã hội (Social Security).
34. Quản lí hồ sơ nhân viên (Personnel Records).
35. Hoạt động kiểm toán liên quan đến nhân sự (Personnel Audit).
36. Hệ thống thông tin quản lý nhân sự (HR Information System - HRIS).
37. Nghiên cứu, khảo sát phân tích về tình hình nhân sự (Personnel Research).

2. Chuẩn bị hồ sơ cho vị trí ứng tuyển:


Chuẩn bị tốt một bộ hồ sơ ứng tuyển là hết sức cần thiết. Nhiều khi bạn có khả năng đáp ứng
yêu cầu công việc nhưng cơ hội không đến với bạn vì hồ sơ của bạn đã bị loại ngay từ vòng
sơ tuyển. Chúng ta có thể tìm các mẫu biểu của hồ sơ ứng tuyển có sẵn nhưng để viết đầy đủ
các mục và tạo được sự chú ý của người đọc không phải là điều đơn giản. Hồ sơ có thể bị
loại vì viết quá sơ sài hoặc chưa cẩn thận hoặc bị loại vì hồ sơ ứng tuyển không nêu được
những kinh nghiệm và khả năng của bạn theo hướng đáp ứng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng,
vì vậy nên dành đủ thời gian để chuẩn bị tốt một bộ hồ sơ ứng tuyển.
Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:
- Đơn xin việc
- CV, CL
- Bản sơ yếu lý lịch trích ngang của nhân sự
8|Page
- Chứng minh nhân dân hoặc là thẻ căn cước của nhân sự
- Bằng cấp của nhân sự
VII. Kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề đến 06/2024:
1.Sự chuẩn bị cho năm 3,4:
 Bước 1: Tìm hiểu rõ ràng về “Định hướng nghề nghiệp” trong 2 tháng đầu kỳ học năm
3.
Đây chính là việc phải tự đặt ra các lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Và nghề nghiệp
này cần đảm bảo phù hợp với khả năng cũng sở thích, tính cách và điều kiện gia đình… Bên
cạnh đó, những yếu tố khác như mức thu nhập, cơ hội việc làm cũng phải được thỏa đáng.
Định hướng nghề nghiệp đúng sẽ giúp em được làm công việc phù hợp với sở thích và năng
lực để từ đó đảm bảo chất lượng cuộc sống. Mất phương hướng hay định hướng nghề nghiệp
sai lầm sẽ khiến bạn cảm thấy bất lực, bế tắc, chán nản và mất niềm tin vào chính mình. Có
định hướng nghề nghiệp đúng đắn, em sẽ biết cách lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn khi:
Biết rõ mình cần trau dồi những gì, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc đầu tư vào việc học
những khóa học hay những ngành nghề không phù hợp.
 Bước 2: Xây dựng tư tưởng bản thân:
1. Vượt qua những lối mòn trong định hướng nghề nghiệp đến từ gia đình và xã hội:
Chọn nghề theo sự áp đặt của cha, mẹ hoặc sự rủ rê của người khác đến từ bạn bè, người
quen hay chọn nghề theo may rủi bằng những phương pháp ngẫu nhiên sẽ dẫn đến việc
không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của bản thân. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại
những quan điểm chưa đúng khi chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và
nhu cầu xã hội như: Chọn nghề đang hot trên thị trường và dễ kiếm tiền Không xem xét các
điều kiện về tài chính, thời gian học hay đầu ra của nghề… Chính vì vậy, em phải cố gắng
hoàn thành tốt các bước quan trọng trong quá trình hướng nghiệp để chọn được nghề phù
hợp.
2. Tìm hiểu các lĩnh vực và những nghề nghiệp trong xã hội: Để biết bản thân thích hợp
với nghề nghiệp nào, nên tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội. Mỗi nghề nghiệp sẽ
có rất nhiều việc làm khác nhau vì thế cần nắm được các kiến thức tổng quát về các lĩnh vực.
3. Xác định thế mạnh và tiềm lực của bản thân: Có quan niệm cho rằng: “Bản thân đam
mê hay thích điều gì thì mình sẽ làm tốt điều đó”. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng logic
này chưa hoàn toàn chính xác. Ngược lại, khi mà có thế mạnh và làm tốt một việc gì thì kết
quả sẽ đam mê với chính công việc đó. Để tự định hướng nghề nghiệp đúng, cần xác định
được thế mạnh của bản thân là gì. Hãy dựa vào kết quả những việc làm mà bạn đã từng thành
công trước đó. Hoặc có thể nhờ đến sự đánh giá của bạn bè, người thân xung quanh. Thỉnh
thoảng lời khen của những người tiếp xúc với bạn sẽ cho biết được thế mạnh của mình. Chọn
ra những nghề nào thích hợp nhất với bản thân để nghiên cứu. Đồng thời, tận dụng các cơ hội
để làm những công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn. Lúc này đây, em sẽ khám phá
được năng lực, sở thích và tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề.

9|Page
4. Học tập và phát triển để phù hợp: Đây là giai đoạn để bồi dưỡng năng lực và kinh
nghiệm của bản thân, để phù hợp với ngành nghề lựa chọn, trau dồi thêm kiến thức và kỹ
năng mềm và các ngoại ngữ cần thiết.
 Bước 3: Tận dụng cơ hội trong 2 năm học Đại học:
1. Chuẩn bị CV ngay từ bây giờ: Sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa của CLB ngành
mình, em đã có thêm kiến thức để sửa CV của mình phù hợp hơn. Trong quá trình chuẩn bị
CV chắc chắn sẽ phải xem lại career path, tìm hiểu công ty, JD công việc từ đó biết mục tiêu
của mình là gì, mình cần gì, mình còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm gì. Từ đó có thể lên kế
hoạch tích luỹ để 02 năm Đại học còn lại hiệu quả hơn. Điều này còn giúp em sẽ tránh trở
thành 2 kiểu sinh viên “nguy hiểm” nhất khi học Đại Học. - Kiểu thứ 1 là không dành thời
gian tích lũy, không có gì trong tay, không kiến thức, không kỹ năng, không hoạt động ngoại
khoá, không kinh nghiệm làm việc,... ra trường chỉ có mỗi tấm bằng cùng chiếc CV trống
rỗng - Kiểu thứ 2 thì tốt hơn một chút chính là cũng có chuẩn bị nhưng không hề hiệu quả
bởi vì chuẩn bị nửa vời, lộn xộn, làm này làm kia theo người khác chứ không có kế hoạch rõ
ràng cho chính bản thân và mục tiêu nghề nghiệp của mình.
2. Tích luỹ kinh nghiệm phỏng vấn: Cá nhân em đã có cơ hội tham gia phỏng vấn ngay từ
năm nhất đại học và được ngồi ở bàn phỏng vấn trong 02 năm liền vừa qua. Em đã có thêm
khá nhiều kinh nghiệm và giúp bản thân tự tin hơn khi bước vào phòng phỏng vấn xin việc.
3. Đi làm/ thực tập đúng chuyên ngành: Trong 2 kỳ học năm 3, em sẽ cố gắng để thực hiện
công việc này, em hy vọng đây sẽ là những trải nghiệm thú vị trong môi trường doanh
nghiệp.
4. Tham dự Workshop, Talkshow, Khoá học Online bên ngoài: Trong Khoa em thường
tổ chức rất nhiều hoạt động về chuyên ngành, nhằm hỗ trợ sinh viên chúng em hiểu rõ hơn về
ngành học và có hướng đi rõ ràng hơn. Đầu tư tham gia các Talkshow, Workshop, Khoá học
với kiến thức đã được hệ thống rõ ràng từ chuyên gia, thời gian học tập đủ dài để giải quyết
triệt để vấn đề chứ không phải là những lời khuyên không đầu không cuối và bị giới hạn về
thời gian để làm rõ vấn đề.
5. Xây dựng mối quan hệ chất lượng: Các mối quan hệ thầy cô, bạn bè, anh chị chất lượng
đều có thể giúp bạn phát triển, cho bạn thêm lời khuyên, giới thiệu cho bạn các cơ hội việc
làm ở tương lai. Các cơ hội hiện tại của mình đều đến từ các mối quan hệ thân thiết ngoài ra
anh chị còn cho mình rất nhiều lời khuyên hữu ích từ kinh nghiệm của họ. Một người thầy,
người bạn tốt mình tin chắc là quý giá hơn rất nhiều. Trong 03 năm học tại trường, em rất
may mắn khi tạo dựng được rất nhiều mối quan hệ với bạn bè, các bạn sinh viên khóa dưới,
các anh chị khóa trên và đặc biệt là với thầy cô, đã giúp em rất nhiều trong việc học tập và
sinh hoạt đời sống sinh viên.
Bước 5: Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân - bao gồm mục tiêu ngắn
hạn và mục tiêu dài hạn. Dựa vào SMART là từ viết tắt của “Chi tiết, cụ thể, dễ hiểu
(Specific); Đo lường được (Measurable); Có tính khả thi (Action-oriented); Thực tế

10 | P a g e
(Realistic); và Thời hạn (Timelines).” Mô hình SMART làm rõ mục tiêu của bạn bằng cách
chia chúng thành các bước nhỏ hơn và dễ kiểm soát hơn. Dựa vào mô hình SMART, em đã đặt
ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu ngắn hạn:


- Hoàn thành tốt hoạt động tại Liên chi Đoàn Khoa với thành tích cao
- Học kỳ 1 năm học 2022 – 2023 đạt được trên 3.2, cụ thể môn học Quản trị Tài chính
sẽ đạt được điểm B
- Tích trữ được 8 triệu trong năm 2022.
Mục tiêu dài hạn đến năm 2026:
- Năm 2024, ra trường đạt được bằng giỏi và có bằng tiếng anh ra trường.
- Lập kế hoạch rõ ràng và tìm cách quản lý thời gian cụ thể.
- Trong 2 năm sau khi ra trường, sẽ làm việc trong doanh nghiệp vừa để lấy thêm kinh
nghiệm.
- Tham gia các buổi tọa đàm về Nhân sự và các kỹ năng khác để nâng cao kiến thức.

11 | P a g e

You might also like