You are on page 1of 4

ĐỀ THU HOẠCH CUỐI KHÓA

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH


Họ tên Sinh viên: Lê Kim Yến Mã số SV: 2323401150086
Lớp: D23MKTG01 Ngành học: Marketing
Số điện thoại: 0356641068 Email :
23234011500862@student.tdmu.edu.vn

Câu 1: Anh, chị hãy phân tích các bước cơ bản khi soạn chủ đề của một bài
thuyết trình. Một bài thuyết trình thành công cần đáp ứng những yếu tố
nào?
BÀI LÀM
Phân tích các bước cơ bản khi soạn chủ đề của một bài thuyết trình :
 Xác định chủ đề, mục tiêu cụ thể : Mục tiêu đề ra không chỉ là làm bài
thuyết trình tốt mà phải khiến người nghe hiểu và thực hiện những gì
chúng ta truyền tải. Bạn cần xác định chủ đề một cách tập chung và nhất
quán tránh sự lan man, rời rạc thiếu sức thuyết phục. Và tìm hiểu đối
tượng khán giả người nghe, sở thích mối quan tâm của họ để điều chỉnh
nội dung và cách trình bày sao cho phù hợp.
 Tìm kíêm và thu thập thông tin :
- Tìm kím thông tin từ các nguồn uy tín như : sách, tạp chí , webisite
hay các bài báo khoa học...
- Thu thập dữ liệu, số liệu, hình ảnh, video minh họa cho nội dung
thuyết trình.
- Đảm bảo tính chính xác, cập nhật và liên quan của thông tin.
 Cấu trúc của một bày thuyết trình
- Một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần : Mở đầu, nội
dung và kết thúc. Cấu trúc bài thuyết trình của chúng ta sẽ mang
đến cho người nghe cảm giác có sự phân tích, lập luận cùng với sự
chuyển động linh hoạt.
- Xác định dàn ý chính và có dẫn chứng cho từng phần, dàn bài phải
có tính logic, dễ hiểu tránh lan mang, mơ hồ
 Viết nội dung và chuẩn bị slide thuyết trình :
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, rành mạch dễ hiểu. Kết hợp các câu
chuyện và đưa ra các dẫn chứng phù hợp với đề tài để tăng thêm độ
tin cậy thuyết phục người nghe.
- Thiết kế slide đơn giản, khoa học, bố cục hợp lí và font chữ dễ đọc.
- không nên chỉ đọc nội dung trên slide mà hãy trình bày theo cách
của bản thân mình hiểu.
 Thuyết trình
- Không làm mất thời gian của người nghe
- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
- Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp mà bạn muốn
truyền tải.
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe.
- Hiểu được mục đích của bày thuyết trình
- Thông điệp truyền tải ngắn ngọn, súc tích, biểu cảm
- Trình bày nội dung cuốn hút, sinh động
 Chuẩn bị câu hỏi
- Chuẩn bị trò chơi, hay những câu hỏi để tạo cho bày thuyết trình
thêm phần sinh động. Điều này có thể đánh giá mức độ truyền tải
nội dung một cách hiểu quả.
Một bài thuyết trình thành công áp dụng những yếu tố :
1. Người thuyết trình có phong thái tự tin, tự nhiên, thoải mái
2. Mở đầu và kết thúc tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe
3. Cấu trúc bài thuyết trình khoa học, mạch lạc, không lan man
4. Giọng nói dễ nghe, rõ ràng, truyền cảm hứng
5. Có sự tương tác với người nghe
6. Phản hồi tích cực với thắc mắc của khán giả
7. Cung cấp thông tin hữu ích
8. Thời gian thuyết trình hợp lý

Câu 2: Trong các chủ đề sau đây, bạn hãy chọn lựa và phân tích một vài
chủ đề và
đưa ra những phương pháp, bí quyết để giúp bản thân học tập và rèn luyện
hiệu
quả (Viết dưới dạng 1 bài thuyết trình): 1. Kỹ năng Dùng mạng xã hội hiện
nay /
2. Kỹ năng quản lý thời gian/ 3. Cách quản lí tài chính sv/ 4. Kỹ năng vượt
qua
khủng hoảng khó khăn/ 5. Cân bằng giữa việc học tập và giải trí lành
mạnh/ 6. Kỹ
năng tự lập/ 7. Xậy dựng thương hiệu cá nhân.
BÀI LÀM
1. Phân tích chủ đề : Kỹ năng dùng mạng xã hội hiện nay.
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại 4.0. Song song với đó
internet, mạng xã hội ngày càng phổ biến và là một phần không thể thiếu trong
đời sống của mỗi con người. Khi số người sử dụng MXH ngày càng tăng lên
trong đó có cả học sinh-sinh viên, việc sử dụng mạng xã hội sẽ gây ra ảnh
hưởng vô cùng to lớn nếu chúng ta không biết phân bổ một cách hợp lí. Trong
đời sống công nghệ hiện nay chắc hẵn cụm từ “Mạng xã hội” không còn quá xa
lạ với chúng ta, mạng xã hội được hiểu là một nền tảng trực tuyến hay những
trang web kết nối các thành viên có chung đặc điểm cá nhân, không phân biệt
không gian và thời gian. Một số trang mạng được sử phố biến được sử dụng phổ
biến là youtube, facebook, zalo...Với không gian đầy hấp dẫn mạng xã hội giúp
kết nối bạn bè tạo mối quan hệ thân thiết với người thân mà không lo ngại
không gian địa lí. Ngoài ra nó còn giúp cho việc giải trí và tìm kíếm thông tin
một cách hiệu quả. Mạng xã hội mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích nhưng
cũng mang đến không ít tác hại. Nếu học sinh-sinh viên sử dụng mạng xã hội
liên tục trong thời gian dài ánh sáng từ màn hình sẽ gây ảnh hưởng đến mắt và
não bộ, mạng xã hội có thể khiến ta cô lập với thế giới bên ngoài khi mãi tập
chung chú ý vào thiết bị điện tử, mất đi thời gian trãi nghiệm cuộc sống, con
người sẽ trở nên rụt rè thiếu tự tin và kỹ năng thực tế bị hạn chế, khả năng trầm
cảm rất cao do không được nhiều like khen ngợi từ các mạng xã hội. Họ cảm
thấy mình như người thua cuộc, bị lãng quên, cảm thấy tự ti vảo bản thân.
Ngoài ra không gian ẩn danh trên mạng xã hội còn là môi trường thuận lợi cho
tội phạm, phát ngôn thù ghét ví dụ như trường hợp đau lòng vừa xảy ra mới
đây, 2 em học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi vì mẫu thuẫn trên mạng
xã hội và hẹn nhau ra để giải quyết sau đó có những hành vi xô xác dẫn đến sự
việc đau lòng. Vậy nên chúng ta cần có một số biện pháp cho học sinh-sinh viên
để sử dụng hợp lí và hiệu quả như sau: Xác định rõ điều bạn muốn đầu tiên và
trước hết: Bạn mong đợi đạt được điều gì từ mạng xã hội? Tại sao lại mất thời
gian cho nó? Bạn muốn thu hoạch gì từ cánh đồng mạng xã hội? Hãy viết 5 điều
lên một stick note và dán bên cạnh máy vi tính, smart phone để nhắc nhở mình
không quên. Hãy cẩn thận khi kết bạn với người lạ, hủy kết bạn hoặc chặn khi
thấy có những hành vi quấy rối và hãy chọn lọc thông tin một cách chính xác.
Tích cực tham gia và các hoạt động vui chơi giải trí do trường tổ chức. Xác định
thời điểm chia sẻ thông tin khi sử dụng MXH Mạng xã hội là con người thứ hai
của ta. Đừng nên chia sẻ khi tâm lý đang không ổn định như giận dữ, thất vọng
hoặc bị kích động. Những khi ta gặp vấn đề, ta nên chia sẻ với thầy cô, bạn bè,
gia đình hoặc những người xung quanh để có cách giải quyết trực tiếp và phù
hợp hơn. Chính vì vậy, không chỉ cần kiểm soát thông tin cá nhân, các nội dung
theo dõi mà ta cũng cần có kỹ năng sống khác là kiểm soát cảm xúc và cách thể
hiện của bản thân. Hãy biết quan lý thời gian của bạn một cách thông minh, cân
đối thời gian vui chơi, giải trí, học tập, dành cho gia đình, bạn bè. Nếu bạn
không biết cách quản lý thời gian thì bạn sẽ rơi vào trạng thái bối rối và bỏ đi
những công việc mà bạn muốn thực hiện từ trước và như thế bạn sẽ không đạt
được bất kỳ điều gì mà bạn mong muốn trong cuộc sống. Những người như thế
thường hay nói những câu như “Để mai rồi tính” hay “Mình sẽ làm việc đó khi
có thời gian”. Mạng xã hội như một con dao 2 lưỡi, có nhiều lợi ích nhưng tìm
tòi trong đó là những tác hại vô hình. Vậy nên khi tham gia môi trường mạng,
chúng ta nên lan tỏa những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động xã hội,
hoạt động vì cộng đồng, phê phán những cái xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng tới
thông điệp nhân văn, ý nghĩa.

You might also like