You are on page 1of 34

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔ LƯƠNG

TRƯỜNG THCS

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT TỈNH NGHỆ AN


DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 201

DỰ ÁN:
CHÚNG EM MONG MUỐN GIÚP ĐỠ CÁC BẠN KHẮC PHỤC
TÂM LÍ E NGẠI KHI THAM GIA HỌC TẬP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
TẬP THỂ
TẠI CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ LƯƠNG.
(Dự án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi)

NHÓM TÁC GIẢ ĐỀ TÀI:

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Đô Lương, tháng 11 năm 201


MỤC LỤC
Phần I: GIỚI THIỆU: ………………………………….…...…………3-5
1. Lý do, mục đích chọn dự án …….………………….………..…3, 4
2. Lịch sử nghiên cứu …………… …………………...………..…5
3. Giả thuyết và dự kiến kết quả …………………………….....…5
Phần II: CƠ SỞ LÍ LUẬN…………………..………………….…..…6,7
1
Phần III: PHƯƠNG PHÁP…………………….…………………..….8
1. Phương pháp lí thuyết…………….………………………...…..8
2. Phương pháp thực tiễn…………………....………………...…..8
Phần IV: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ………………………….……..…..9
1. Dữ liệu thu được……………..……………………….….…..….9
2. Xử lí dữ liệu…………………………………..……………...…9-15
3. Phân tích dữ liệu……………………………………………..…16
Phần V: THẢO LUẬN………………………………..………………17-20
1. Thực trạng………………………………………………………17,18
2. Nguyên nhân……………………………….…………..……….19-21
3. Giải pháp………………………………………………..……….21-24
Phần VI: KẾT LUẬN…………………………………………………..25
Phần VII: TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………26
Phần VIII: PHỤ LỤC ……………………………………………...27-32

2
Phần I: GIỚI THIỆU:
1. Lí do, mục đích chọn dự án.
1.1. Về mặt lý luận:
Một trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức và
các kỹ năng sống cho học sinh. Điều này được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, luật giáo dục
và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục
phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân (Điều 23-Luật giáo dục).
1.2. Về mặt thực tiễn:
Trong nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị ngoại giao
lần thứ 29 đã nhấn mạnh: Việt Nam cần phát huy “sức mạnh mềm”, tạo nên “thương hiệu” cho
quốc gia, có sức thu hút nhân loại, góp phần nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc, sự tự tin trong
giao tiếp và quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới. Tuần Việt Nam trò
chuyện với nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard – GS John Quelch với chủ đề
“định vị thương hiệu quốc gia thông qua doanh nghiệp, tập đoàn”, khi được hỏi: “Từ những
nghiên cứu thực tiễn, ông cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu những gì trong giai
đoạn hiện nay để tạo dựng thương hiệu có uy tín?” GS John Quelch đã trả lời: “Một vấn đề
mà Việt Nam đang thiếu, theo tôi là sự tự tin. Người Việt Nam rất hiếu khách, lịch thiệp nhưng
đôi khi vẫn còn e dè, thiếu tự tin và sự quyết liệt. Chẳng hạn các bạn thấy ứng viên Tổng thống
Donald Trump, xét về phương diện nào đó ông ấy không có gì lôi cuốn nhưng trên thực tế, Việt
Nam cần có những doanh nhân với tham vọng táo bạo và phong cách cạnh tranh mãnh liệt như
vậy để đưa doanh nghiệp đột phá phát triển”.
Nữ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có những chia sẻ quý báu, cởi mở với các sinh
viên tại tọa đàm "Xu hướng nghề nghiệp trong thời kỳ hội nhập & sự chuẩn bị của sinh viên"
do khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội và CPA Australia tổ chức ngày 23/9/2017 vừa qua
rằng: sinh viên Việt có khoảng cách rất xa về sự tự tin trong giao tiếp nếu so với bạn trẻ các
nước trên thế giới cùng trình độ. Đa phần các em lúng túng, bị ngợp khi nói chuyện với những
người có vị trí cao, e ngại phát biểu, thiếu hụt kỹ năng chất vấn…
Gần hơn, đi vào các hoạt động trong nhà trường, ta thấy một thực tế việc các thầy cô đứng
trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần HS trả lời câu hỏi. Đó không phải là những câu hỏi khó.
Thông thường nó đều nằm trong phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của HS. Thế nhưng rất ít có
cánh tay nào giơ lên. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp. Nó gây ra
một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi. HS thì cảm thấy áp lực, còn giáo viên cũng
cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều. Vậy thì nguyên nhân do đâu HS "không
thèm” phát biểu ý kiến trong giờ học? Sau đây là 6 nguyên nhân mà tôi đúc kết, rút ra được từ
bản thân em và các bạn của em:
(1) Chuyện phát biểu là chuyện của ai đó chứ không phải của mình. Mình không phát biểu
thì sẽ có người khác phát biểu, thế thôi.

3
(2) Không muốn là người đầu tiên. Đây là một tâm lý khá phổ biến bởi em thấy rằng khi một
người nào đó đã giơ tay phát biểu và khi thầy cô tiếp tục hỏi về vấn đề đó thì có khá
nhiều người xung phong nhưng lại không giơ tay ngay từ đầu.
(3) Không phát biểu không sao, vì thầy cô gọi mãi không ai xung phong thì sẽ "chọn mặt gửi
vàng" trong danh sách lớp và sẵn làm luôn công việc điểm danh. Xong, thế là qua
chuyện, họa hoằn lắm thầy cô mới gọi trúng mình.
(4) Đa phần những người hay phát biểu không phải là những "sao" trong lớp. Không hiểu
rằng các "sao" này sợ phát biểu nếu sai sẽ bị mất hình tượng hay sao mà không bao giờ
giơ tay phát biểu nhưng lại thích ngồi ở dưới trả lời nho nhỏ.
(5) Trong lớp học Anh văn, điều này lại càng khó chịu hơn. Lớp học thật sự căng thẳng mỗi
khi thầy cô có câu hỏi và yêu cầu xung phong. Lớp học thì ít người, thầy cô cứ đứng trên
mà kêu gọi, ở dưới HS cứ cúi mặt xuống bàn, chán ơi là chán.
(6) Và cuối cùng có lẽ chính là do sự thụ động, nhút nhát trong một bộ phận lớn HS hiện
nay.
Nói rộng ra, hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút về đạo đức, nhu
cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, đặc biệt thiếu niềm tin
trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ, dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
Từ sự ngượng ngùng, e ngại rồi trở thành những người bị động. Dần dần những thói quen đó
trở thành trào lưu có sức lan tỏa, lôi kéo các bạn cùng “hùa” theo, làm cho hoạt động tập thể
của trường không sôi nổi, thiếu tính cuốn hút.
Bên cạnh đó sự do dự, tính toán thiệt hơn của các bạn khi có phụ huynh đứng sau làm đòn
bẩy nên các bạn tham gia các hoạt động tập thể mang tính chất mùa vụ, vụ lợi, khi nào có thi
mới học, có giao lưu, ngày lễ mới tham gia các hoạt động của trường. Công việc không mang
tính chất thường xuyên đó làm cho các hoạt động của trường đôi lúc ngưng trệ, chưa trở thành
phong trào lôi kéo các bạn cùng tham gia. Cho nên việc cá nhân tham gia câu lạc bộ tại trường
bao giờ cũng khó khăn, hoạt động không hiệu quả, mang tính chất đối phó mà chưa phát huy
thế mạnh vốn có của nó.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, đồng thời qua thực tế chúng em nhận thấy việc nắm
rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh ngại tham gia các hoạt động giáo dục và hoạt động
tập thể và đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn trên là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Chính
vì thế chúng em quyết định chọn dự án này làm sản phẩm sáng tạo khoa học kĩ thuật của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Trên thực tế, đã có không ít đề tài nghiên cứu về tâm lí e ngại của học sinh khi tham gia học
tập và các hoạt động tập thể. Những vấn đề nghiên cứu đó đã đưa ra nhiều giải pháp khá tốt.
Tuy nhiên dù các nghiên cứu đó đã chuyên sâu, đầu tư nhưng chỉ đứng về góc nhìn chung và
rộng, chưa có giải pháp cụ thể, gần gũi đối với học sinh, chưa thực sự đứng trên lập trường của
học sinh. Vì vậy, chúng em đã mạnh dạn đề xuất ý kiến, trao đổi với thầy cô về vấn đề này để
khắc phục những hạn chế của các vấn đề nghiên cứu trước đó là:
- Góc nhìn phiếm diện, chưa đi từ gốc rễ vấn đề.

4
- Có những dự án có hơi hướng nhưng vẫn còn chưa kín kẽ, chưa rõ ràng, hợp lí, hiệu quả chưa
cao.
3.Giả thuyết và dự kiến kết quả
3.1. Giả thuyết (Chúng em mong muốn giúp đỡ các bạn khắc phục tâm lí e ngại khi tham gia
học tập và các hoạt động tập thể ở trường THCS ).
- Mong muốn các thầy cô, nhà trường, phụ huynh, xã hội yêu quý tin tưởng chúng em hơn.
- Mong muốn các bạn trong các trường THCS ngày càng tích cực, sôi nổi nhiệt tình trong các
hoạt động của trường, các bạn dần tự tin, bản lĩnh hơn trong cuộc sống – một phẩm chất cần
thiết của con người Việt Nam hiện đại.
- Mong muốn hoạt động của trường ngày một sôi nổi hơn, lớn mạnh hơn, hiệu quả hơn.
- Quan trọng hơn khi đưa các bạn vào hoạt động tập thể một cách tích cực, sôi nổi, hi vọng sẽ
giảm nguy cơ bạo lực học đường và học sinh sẽ tránh xa các tệ nạn xã hội.
3.2. Dự kiến kết quả đạt được sau khi áp dụng dự án vào thực tiễn
Dự án không chỉ thực hiện tại trường THCS Bạch Ngọc mà còn áp dụng cho các bạn học
sinh THCS khác trong toàn huyện Đô Lương và các bạn ở các tỉnh khác trong cả nước. Dự kiến
khi dự án được áp dụng sẽ mang đến kết quả sau:
- Tình cảm giữa thầy cô – học sinh, cha mẹ - học sinh, xã hội- gia đình- nhà trường ngày càng
gắn kết.
- Học sinh cảm thấy tự tin, mạnh dạn, tích cực sôi nổi hơn.
- Học sinh cảm thấy thoải mái, không còn chán nản hay sợ hãi trước nhiệm vụ học tập của mình
và hoạt động tập thể của trường.
- Biết cách cư xử, luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
- Nhận được sự quan tâm kịp thời, sự chia sẻ và khích lệ đúng lúc.

PHẦN II. CƠ SỞ LÍ LUẬN


Trong nhà trường THCS, cùng với dạy học, giáo dục là một trong những nhiệm vụ then
chốt. Làm thế nào để các bạn học sinh ngoan hơn, ý thức tự giác cao hơn, học tập tốt hơn, yêu
thương đoàn kết với nhau hơn....tích cực tham gia các hoạt động hơn để rèn luyện các kĩ năng
sống sau này trở thành người công dân tốt đó là những câu hỏi thường trực của những thầy, cô
giáo đã và đang làm công tác giảng dạy quan tâm và trăn trở.
Hoà chung với sự biến đổi của giáo dục thế giới, nền giáo dục Việt Nam đang có những sự
thay đổi lớn: Rũ bỏ những quan niệm, biện pháp giáo dục lạc hậu, thay thế vào đó là các quan
niệm và biện pháp giáo dục mới, hiện đại hơn, phù hợp với sự phát triển của xã hội, nhằm mục
tiêu giáo dục nên các thế hệ học trò không chỉ học giỏi mà còn năng động, tự giác, tự tin trong
học tập cũng như trong các hoạt động tập thể.
Hơn nữa hiện nay do điều kiện kinh tế được cải thiện, mức sống của các gia đình được nâng
lên, mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con nên có điều kiện quan tâm con cái nhiều hơn. Do
5
được sống trong sự bao bọc của gia đình từ nhỏ nên trong các bạn hình thành tính ích kỷ, cái tôi
của các bạn quá lớn, dẫn đến việc khó hoà nhập với tập thể và thiếu những kỹ năng cơ bản
trong quan hệ, giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh. Bên cạnh đó, đại bộ phận phụ
huynh mới chỉ chú ý đến việc học của con chứ chưa chú ý đế sự phát triển về mặt tâm lý, đến kĩ
năng sống. Thậm chí bản thân một số phụ huynh còn có tâm lý ngại ngùng khi trò chuyện với
con cái về các vấn đề nhạy cảm. Vì vậy đa số các bạn còn có tâm lí e ngại khi tham gia các
hoạt động. Vậy làm thế nào để giúp các bạn tránh tâm lí e ngại khi tham gia học tập và các hoạt
động tập thể đó là vấn đề mà chúng em trăn trở và mong muốn tìm ra giải pháp để giúp đỡ các
bạn.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS là chủ yếu để tìm ra giải pháp phù hợp
cho dự án. Học sinh THCS là lứa tuổi có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát
triển, là giai đoạn chuyển từ trẻ em sang người lớn, tức là từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành.
Học sinh có tính cách nhút nhát là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Có thể nói đây không phải là
một vấn đề quá nghiêm trọng nhưng lại có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội cũng
như sự phát triển của học sinh sau này. Vì vậy, qua nghiên cứu các tài liệu liên quan và tìm hiểu
thực tế, chúng em nhận những biểu hiện nhút nhát của học sinh.
1. Xấu hổ, rụt rè không nói: HS không muốn nói chuyện, giao tiếp bằng các cử chỉ gật – lắc
đầu. Nếu HS có những biểu hiện trên có thể HS đã rất tự ti về bản thân mình.
2. Rất ít bạn bè: Những HS có tính nhút nhát thường không chủ động hoặc không biết cách để
làm quen với một người bạn mới. HS thích ở một mình và không thích có nhiều bạn, điều này
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp cũng như học hỏi của các bạn ấy. 
3. Thiếu tự tin: HS nhút nhát có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá trong cuộc sống vì thiếu sự tự
tin. HS không dám thử sức với những cái mới, dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình vì nghĩ là năng
lực của bản thân không đủ. 
4. Tâm lý hay nghi hoặc: Các bạn có tâm trạng ủ rũ, buồn bã do nhạy cảm với những lời bình
luận của bạn bè, thầy cô và cha mẹ về bản thân mình. Các bạn nhút nhát thường khó tiếp nhận
sự đánh giá của bạn bè, thậm chí còn cho rằng mọi người đang rất ghét mình. 
5. Thiếu dũng khí và sự đấu tranh: Việc tham gia vào các cuộc thi đấu là điều hết sức khó
khăn đối với những bạn có tính nhút nhát. Các bạn ấy nghi ngờ vào năng lực của mình, thiếu sự
dũng cảm và sự cạnh tranh cần thiết. Thay vào đó, những bạn nhút nhát sẽ cố gắng từ chối hoặc
tránh bất kỳ cuộc thi nào.
6. Gặp khó khăn trong việc diễn đạt: Có khoảng 80% HS nhút nhát gặp khó khăn trong việc
diễn đạt ngôn ngữ. HS có những biểu hiện diễn đạt kém như: nói từ không rõ nghĩa, nói lắp, nói
đứt quãng… Các chuyên gia cho rằng, chính sự tự ti đã gây trở ngại cho đại não khiến khả năng
biểu đạt ngôn ngữ của các bạn không thuận lợi. 
7. Khả năng chịu đựng kém: Những người nhút nhát thường không thể chịu đựng được thất
bại hay ốm đau, bệnh tật… Thậm chí, việc bố mẹ các bạn bị ốm hoặc chuyển đến một môi
trường mới … cũng khiến các bạn khó chấp nhận và thích ứng.
8. Tính ỷ lại cao: Thay vì tâm lý muốn làm người lớn và tự mình hoàn thành mọi việc thì các
bạn nhút nhát lại có xu hướng luôn dựa dẫm vào mọi người xung quanh. Các bạn ấy không
6
muốn hay không dám tự mình làm bất cứ việc gì vì họ luôn lo lắng mình làm không tốt, không
tự tin vào bản thân.
 9. Không có chủ kiến, làm việc thiếu quyết đoán: Xuất phát từ việc thiếu tự tin và dũng khí
mà HS nhút nhát thường làm việc gì cũng do dự, lo mình làm không đúng, sợ bị cười nhạo…
HS thường nói : “Em không biết làm” hay “em không làm được” nhằm từ chối nhiệm vụ. Đây
là một trong những nguyên nhân làm thui chột đi khả năng lãnh đạo cũng như làm việc nhóm ở
HS. 
10. Khả năng thích ứng kém: HS thích ứng kém có những biểu hiện như: khó thích nghi với
môi trường mới, ngại giao tiếp và tiếp xúc với người lạ, lười vận động, thiếu sự nhiệt tình và
lòng hiếu kỳ… Khả năng thích ứng là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ đối với HS
và cả người trưởng thành trong xã hội đầy biến động hiện nay. Vì vậy, việc HS nhút nhát có
khả năng thích ứng kém sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các bạn.
Tóm lại, nhút nhát là sự khuyết thiếu về mặt tính cách, xuất phát từ việc HS thiếu tự tin và
dũng khí trong mọi hoạt động. Vì thế, chúng ta cần quan tâm đến những biểu hiện nhút nhát của
một bộ phận không nhỏ HS để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, tránh gây trở ngại cho quá trình
trưởng thành và phát triển của các bạn.

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP


1. Phương pháp lí thuyết
Trên cơ sở các thông tin thu được, chúng em phân tích đi vào làm rõ vấn đề, chia nhỏ vấn
đề để có thể hiểu vấn đề kĩ và sâu hơn. Từ đó tiến hành tổng hợp chắt lọc thông tin hữu ích đối
với dự án và xây dựng hệ thống giải pháp.
2. Phương pháp thực tiễn
Đọc, tham khảo, nghiên cứu các tài liệu sách báo và phân tích chọn lọc những tài liệu sách
báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu: tâm lí lứa tuổi học sinh THCS, các phương pháp giáo dục
học sinh, thực trạng bất cập trong giáo dục hiện nay.
Điều tra thực nghiệm tại trường THCS Bạch Ngọc và một số trường trên địa Bàn Huyện Đô
Lương về thực trạng các hoạt động của trường, thực tế và mong muốn của học sinh trong
trường.
Chuẩn bị phiếu điều tra thực nghiệm, thảo luận sau khi thu được kết quả và mong muốn từ
học sinh.
Tiến hành phân tích, xử lí kết quả.
Nhờ tư vấn của thầy cô hướng dẫn; Bàn bạc thảo luận về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp.
Kết luận.
Viết báo cáo khoa học.
PHẦN IV: KẾT QUẢ KHẢO SÁT.
7
1. Dữ liệu thu được (Kết quả cụ thể được ghi trong sổ nhật kí khảo sát đề tài)
*Khảo sát học sinh 3 trường:
+ Trường THCS) (đại diện cho học sinh miền núi là một trong những địa bàn thể hiện rất rõ
tâm lí e ngại của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập và các hoạt động tập thể)
+ Trường THCS ) (đại diện cho học sinh ở vùng trung tâm, đồng bằng, học sinh tích cực, mạnh
dạn hơn trong các hoạt động học tập và hoạt động tập thể)
+ Trường THCS Trù Sơn (đại diện cho học sinh vùng khó)
* Khảo sát giáo viên 2 trường:
+ Trường THCS Đội Cung (Thị trấn Đô Lương)
+ Trường THCS Bạch Ngọc (Lam Sơn- vùng miền núi)
* Khảo sát phụ huynh địa bàn xã Lam Sơn. (vùng trường THCS Bạch Ngọc đóng trên địa bàn)
Thực hiện khảo sát trên 3 đối tượng:
+ Học sinh 12 câu
+ Phụ huynh 11 câu
+ Giáo viên 11 câu
Thu được khoảng gần 500 ý kiến cả 3 đối tượng;
+ Học sinh: 300 ý kiến
+ Giáo viên: 100 ý kiến
+ Phụ huynh: 60 ý kiến
2. Xử lí dữ liệu.
1. Xử lí dữ liệu.

1.1. Thực trạng về biểu hiện tâm lí e ngại của học sinh trong các mối quan hệ với giáo
viên và phụ huynh.

a, Học sinh
- Biểu hiện tâm lí e ngại mà học sinh thường gặp phải khi tham gia các hoạt động tập thể
của trường.
A Rụt rè, nhút nhát 105 34,7%
B Lúng túng 90 30%
C Lo lắng 82 27,3%
D Tự ti 24 8%

8
Biểu hiện tâm lí e ngại khi tham gia hoạt động học tập.

A Khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy, 82 27,3%


tưởng tượng hạn chế.
B Thụ động trong học tập 70 23,3%
C Lúng túng khi trả lời câu hỏi 94 31,3%
D Không hiểu bài giảng của thầy cô 54 18,1%

b, Giáo viên
- Giáo viên có quan tâm học sinh tham gia hoạt động học và hoạt động tập thể.
A Rất thường xuyên 16 10%
B Thường xuyên 36 43,3%
C Không thường xuyên 34 40%
D Không bao giờ 14 6,7%

9
- Theo giáo viên nếu có học sinh e ngại tham gia hoạt động tập thể, hậu quả là:
A Mọi người không có thiện cảm 20 20%
B Khó rèn luyện nhân cách 26 26%
C Khó hòa nhập với môi trường 30 30%
D Mất niềm tin vào bản thân 24 24%

c, Phụ huynh
- Phụ huynh có thường xuyên quan tâm con mình tham gia hoạt động tập thể không?
A Rất thường xuyên 4 6,7%
B Thường xuyên 16 26,7%
C Không thường xuyên 32 53,3%
D Không bao giờ 8 13,3%

10
- Phụ huynh có đồng ý cho con mình tham gia các hoạt động học và hoạt động tập thể tại
trường.
A Đồng ý vô điều kiện 4 6,7%
B Không đồng ý 12 20%
C Đồng ý tùy khả năng con mình 24 40%
D Đồng ý các hoạt động liên quan đến 20 33,3%
học tập

2.2. Nguyên nhân dẫn đến tâm lí e ngại của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập và
các hoạt động tập thể từ phía học sinh, giáo viên, phụ huynh.
a, Học sinh
- Nguyên nhân dẫn đến tâm lí e ngại của chính bạn khi tham gia các hoạt động.
A Tự ti về hình thể 56 18,7%
B Do bản tính 74 24,7%
C Do áp lực quá lớn 82 27,3%
D Do không có khả năng 88 29,3%

- Theo bạn từ phía giáo viên gây cho bạn khó


khăn gì?
A Quá áp lực 62 20,7%
B Chưa hiểu học sinh 134 44,7%

11
C Trách mắng, phạt 6 2%
D Quá nghiêm khắc, thiếu thân thiện 98 32,6%

b, Giáo viên
- Giáo viên có thường xuyên nhắc nhở học sinh tham gia hoạt động học và
hoạt động tập thể
A Rất thường xuyên 14 14%
B Không thường xuyên 34 34%
C Thường xuyên 52 52%
D Không bao giờ 0 0%

Giáo viên có tạo áp lực cho học sinh khi các em tham gia hoạt
động học và
hoạt động tập thể.
A Thường xuyên 18 14%

B Ít khi 36 36%

C Thỉnh thoảng 32 32%

D Chưa bao giờ 14 14%

c, Phụ huynh
- Lí do phụ huynh không cho con tham gia các hoạt động tập thể tại trường học.
A Tốn kém, mất thời gian 12 20%

B Các hoạt động đó là vô bổ 6 10%

C Nghĩ con mình không có năng lực 10 16,7%


12
D Muốn con chú trọng vào việc học 32 53,3%

- Khi cho con tham gia hoạt động học và các hoạt động tập thể khó khăn từ phía gia đình phụ huynh là:
A Điều kiện kinh tế không cho phép 18 30%

B Công việc ở nhà quá nhiều 20 33,3%

C Bản thân con mình không muốn 14 23,3%


tham gia

D Chính quyền địa phương không 8 13,4%


chú trọng

2.3 Giải pháp được tham khảo từ học sinh, giáo viên và
huynh.

a, Học sinh
- Khi tham gia các hoạt động tập thể bạn thích hoạt động

A Tham gia hoạt động văn nghệ 92 30,7%

B Tham gia câu lạc bộ 78 26%

C Tham gia hoạt động ngoại khóa 62 20,7%

D Tham gia giải các bài khó. 68 22,6%

13
- Để các hoạt động tập thể có hiệu quả bạn muốn nói với các bạn của bạn.
A Tự tin, mạnh dạn 88 29,3%

B Hiểu biết nhiều 56 18,7%

C Tích cực 72 24%

D Hăng say 84 28%

- Bạn muốn giáo viên giúp đỡ bạn điều gì để tránh tâm lí e ngại.
A Quan tâm 96 32%

B Cổ vũ và động viên bạn 74 24,7%

C Tham gia cùng bạn 58 19,3%

D Công bằng 72 24%

Quan tâm

24%
b, Giáo viên 32% Cổ vũ và động viên
- Nếu học sinh mình e ngại giáo viên sẽ làm. bạn
A Khích lệ động viên19,3% 26Tham gia cùng bạn26,7%

B Ủng hộ giúp đỡ 24,7% 24Công bằng 23,3%

C Khen ngợi 28 30%

D Tạo điều kiện 22 20%

14
- Hành động của giáo viên khi thấy học sinh mình e ngại
A Góp ý kiến 36 36%

B Cùng các em tìm ra giải pháp 32 32%

C Báo cho gia đình các em 26 26%

D Chẳng làm gì cả 6 6%

c, Phụ huynh
- Phụ huynh mong muốn giáo viên giúp đỡ con mình.
A Quan tâm, nâng đỡ con 16 26,7%

B Cộng điểm vào hoạt động học 24 40%

C Giúp con mình tính nhút nhát 14 23,3%

D Tổ chức nhiều hơn các hoạt động 6 10%

- Phụ huynh mong muốn từ phía nhà trường.


A Thông báo về địa phương 14 23,3%

B Tặng nhiều phần thưởng 6 10%

C Tổ chức ít hoạt động tập thể 28 46,7%

D Tổ chức nhiều hoạt động tập thể 12 20%

15
2.4. Tham khảo mong muốn của học sinh, giáo viên và phụ huynh khi tham gia các hoạt động học tập và
hoạt động tập thể tại trường học.
a, Học sinh
- Học sinh thích cha mẹ tự hào về bạn điều gì khi bạn tích cực tham gia các
hoạt động
A Bạn là người con ngoan 86 28,7%

B Bạn sống có trách nhiệm 126 42%

C Bạn đáp ứng yêu cầu của bố mẹ 56 18,7%

D Bạn tránh xa các tệ nạn xã hội 32 10,6%

10,6% Bạn là người con


ngoan

28,7% Bạn sống có trách


18,7% nhiệm
Bạn đáp ứng yêu
cầu của bố mẹ
42%
Bạn tránh xa các tệ
nạn xã hội

- Niềm vui lớn nhất mà bạn có được khi tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
A Tràn đầy sức sống, vui vẻ 78 26%

B Biết đoàn kết, yêu thương, chia sẻ 112 37,3%

C Tránh xa các tệ nạn xã hội 28 9,3%

D Đạt nhiều thành tích cao 82 27,3%

Tràn đầy sức sống,


vui vẻ

27,3% 26% Biết đoàn kết, yêu


thương, chia sẻ
Tránh xa các tệ nạn
9,3% xã hội
37,3%
Đạt nhiều thành tích
b, Giáo viên cao
Mong muốn của giáo viên khi học sinh tham gia các hoạt động tập thể.
A Được mọi người yêu quý 30 33,3%

B Rèn luyện kĩ năng sống 28 30%

C Có động lực phấn đấu 16 10%

D Rèn luyện nhân cách 26 26,7%


16
Được mọi người
yêu quý
26%
30% Rèn luyện kĩ năng
sống
Có động lực phấn
16% đấu
28%
Rèn luyện nhân
cách

c, Phụ huynh

Mong muốn của phụ huynh khi học sinh tham gia các hoạt động tập thể.

A Rèn luyện kĩ năng 16 26,7%

B Mạnh dạn hơn 24 40%

C Hỗ trợ học tập 16 26,7%

D Tránh bệnh tự kỉ, trầm cảm 4 6,6%

3. Phân tích dữ liệu:


3.1. Về thực trạng biểu hiện tâm lí e ngại của học sinh trong mối tương quan giữa giáo viên và phụ huynh
chúng em nhận thấy:
- Học sinh đều có biểu hiện nhút nhát, lo lắng, lúng túng thể hiện rõ nhất tại trường THCS Bạch Ngọc.
- Có sự khác biệt giữa các vùng, miền. Học sinh miền núi thường rụt rè hơn vùng trung tâm.
- Kĩ năng sống của các bạn còn kém.
- Kĩ năng giao tiếp chưa tốt nhất tại trường THCS Bạch Ngọc và THCS Trù Sơn.
- Chịu nhiều áp lực từ giáo viên và đặc biệt là phụ huynh.
3.2. Về nguyên nhân gây ra tâm lí e ngại cho học sinh khi tham gia các hoạt động học tập và hoạt động tập thể.

17
- Đối với chính bản thân học sinh không muốn tham gia, không có năng lực, do tâm lí lo sợ, rụt rè, nhút nhát.
- Một số học sinh muốn tham gia nhưng bị ngăn cấm từ gia đình, sự không quan tâm từ phía giáo viên.
- Giáo viên ít quan tâm các hoạt động này. Còn giáo viên vùng trung tâm có chú ý hơn song mang tính chất
mùa vụ.
- Phụ huynh địa bàn miền núi trường đóng hầu như không quan tâm đến hoạt động tập thể của con mình, thậm
chí còn ngăn cản, can thiệp vào.
3.3. Phân tích về giải pháp đưa ra.
- Đây là những giải pháp tham khảo chỉ mang tính chất định hướng.
- Học sinh đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng chung nhất là muốn nhắn nhủ các bạn phải mạnh dạn, tự
tin, tích cực nhiệt tình hơn trong các hoạt động tập thể tại trường và ở địa phương
- Giáo viên nhận ra điểm yếu của mình và đưa ra hướng khắc phục như quan tâm, động viên, khích lệ, cổ vũ kịp
thời.
- Phụ huynh thấy được tác dụng của các hoạt động tập thể và nhận thấy được khả năng và chú ý đến tâm lí,
nguyện vọng của con mình hơn.
3.4. Phân tích giải pháp về mong muốn của học sinh, giáo viên và phụ huynh khi học sinh tham gia các hoạt
động tập thể.
- Học sinh mong muốn mình tự tin, mạnh dạn hơn.
- Học sinh mong muốn giáo viên động viên kịp thời, phụ huynh quan tâm hơn.
- Cả giáo viên và phụ huynh mong muốn học sinh có kĩ năng sống tốt khi tham gia các hoạt động tập thể và cao
hơn nữa là đưa học sinh có lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
PHẦN V. THẢO LUẬN
1.Thực trạng
1.1. Ưu điểm.
- Một số bạn ở trong trường hoạt động rất tích cực, sôi nổi trong các phong trào tập thể của nhà trường.
- Kĩ năng giao tiếp và kĩ năng ứng xử trong trường đã có chuyển biến.
- Có nhiều tấm gương vượt khó với ý chí nỗ lực cao.
- Dù trường đóng trên địa bàn miền núi, cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc giáo dục là vất vả, khó nhọc
nhưng giáo viên và nhà trường cố gắng động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện cho học sinh trong các hoạt
động tập thể.
- Nhà trường và giáo viên đã có sự phối hợp tương đối kịp thời với phụ huynh trong các phong trào chung.
- Một số phụ huynh đã quan tâm, tạo mọi điều kiện cho con tham gia các hoạt động tại trường.

1.2. Hạn chế.

18
- Những khó khăn của bản thân về tâm lí lứa tuổi, lứa tuổi vị thành niên tâm lí thiếu ổn định,
ngại va chạm, hoặc sống khép kín không nói ra quan điểm, chính kiến bản thân, cũng có khi
quá lo lắng hồi hộp nên thường lúng túng trong các hoạt động, lại có khi vì thiếu kĩ năng làm
chủ bản thân nên dễ bị kích động trước thắng thua.
- Sự gán ghép, trêu chọc của bạn bè cùng tuổi.
- Mặc cảm, tự ti về bản thân, gia đình. Thu mình vào một chỗ, không quan tâm và nặng hơn nữa
là biểu hiện của bệnh tự kỉ, trầm cảm, chưa mạnh dạn nói lên suy nghĩ, đề xuất ý kiến, quan
điểm với thầy cô và cha mẹ.
- Một số bạn đã có cố gắng tham gia nhưng mang tính chất mùa vụ, theo sự ép buộc.
- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, hợp tác còn hạn chế.
- Khi gặp khó khăn còn lúng túng chưa tìm ra cách giải quyết.
+ Trong học tập: Đôi khi chưa hiểu bài nhưng lại không dám hỏi thầy cô.
+ Trong quan hệ với bạn bè: không biết làm quen với bạn nên lẻ loi không có bạn chơi cùng,
bị bạn tẩy chay, e dè, thụ động nên bị bạn lấn lướt…
- Những khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập: thiếu hoặc đánh mất dụng cụ học
tập nhưng không biết báo với cha mẹ, không ghi nhớ kịp lời dặn dò của giáo viên nên không
thực hiện đúng yêu cầu, không học bài cũ, không tích cực xây dựng bài, trước áp lực quá lớn
bài kiểm tra về điểm số, trước áp lực thầy cô giáo…
- Những khó khăn với cha mẹ: bị cha mẹ la rầy trước những sai sót ở trường; bị chê trách khi
thua kém bạn bè, chia sẻ với cha mẹ những suy nghĩ của mình, trở thành ương ngạnh chống đối
khi cha mẹ thiếu tin tưởng…
- Những khó khăn khi tham gia các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ngoài
giờ lên lớp: bản thân không hào hứng, không muốn tham gia vì cảm thấy không có lợi; cảm
thấy mình tự ti nhỏ bé trước các hoạt động sôi nổi, rụt rè sợ sệt, vì quá ăn thua được mất mà
quên đi đánh giá sự tiến bộ của bản thân nên dùng mọi thủ đoạn kĩ xảo trong các hoạt động…
- Những khó khăn khi không đáp ứng yêu cầu của thầy cô giáo đưa ra: áp lực được thua trong
thi cử, điểm số, các phong trào thi đua của trường, của lớp; yêu cầu sự hoàn hảo trong mỗi học
sinh, so sánh học sinh này với học sinh khác; kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh không hiệu
quả hoặc sai lệch; không nghe các em nói mà theo quyết định chủ quan…
- Những khó khăn của học sinh khi tham gia lao động vệ sinh công cộng: tâm lí ngại, nhác vì
không biết làm, ngại không muốn đụng chạm tay chân do sợ bẩn, vì sĩ diện trước bạn bè…
- Việc học tập các môn văn hóa ở nhà trường hiện nay, nhiều bạn học sinh đã có biểu hiện, thái
độ, tư tưởng học lệch lạc. Các bạn chủ yếu tập trung vào các môn tự nhiên để thi, xét tuyển đại
học, mà xếp các môn xã hội: Văn, Sử, Địa… và các môn không bao giờ liên quan đến thi cử
như: giáo dục công dân, công nghệ, kỹ thuật...vào hàng thứ yếu, không để tâm học hành
nghiêm túc, chỉ học với tính chất đối phó, đến giờ đó thì đem bài tập toán, lý ra làm, khi "nước
đến chân" mới nháo nhào tìm kiếm tài liệu, để chép, ôn thi. 
2. Nguyên nhân
19
2.1. Về phía học sinh.
- Tâm lí khi tham gia các hoạt động chưa đúng đắn. Tham gia còn đối phó theo kiểu bắt buộc
mà không phải là tự nguyện.
- Do tâm lí thắng thua, e ngại. Tự tạo áp lực cho bản thân nên có những suy nghĩ tiêu cực.
- Do ngại về thể hình như quá mập hoặc quá gầy, quá cao hay quá thấp...
- Do kĩ năng sống còn hạn chế.
- Ít được trải nghiệm và bộc lộ sự sáng tạo của mình
- Do tâm lí lứa tuổi trong giai đoạn trưởng thành, dễ bị kích động và lôi kéo.
- Sự tác động tiêu cực từ bạn bè như lo âu, sợ bị cười chê, muốn thể hiện mình, muốn mình làm
người lớn...
- Không có năng khiếu thật sự.
- Quá áp lực từ chuyện học hành, thi cử.
- Có lối sống hưởng thụ, được bao bọc.
- Nhìn nhận vấn đề chưa thật khách quan, phiếm diện.
- Tâm lí theo phong trào, theo số đông và theo nếp nghĩ từ những mặc cảm của chính các bạn
về gia đình, không tham gia tích cực lại còn tìm cách lôi kéo, quấy phá, chia bè kéo cánh khi
các bạn khác tham gia tích cực...
- Theo phân tích các dữ liệu thu được, học sinh ít tham gia các hoạt động tập thể vì chưa dám
đối diện với khó khăn, không thừa nhận mình đang gặp vấn đề về mặt tâm lý; e ngại các bạn
khác nghĩ rằng mình bị "thần kinh". Một lý do khác cũng được chỉ ra là thói quen ít chia sẻ. Sự
khép kín trong các mối quan hệ giao tiếp, đặc biệt là với người lạ cũng như sự ngại ngùng giãi
bày với những người không quen làm cho việc tham gia các hoạt động trở nên khó khăn hơn.
- Quan trọng hơn chúng em đang phải đối mặt với nhiều thách thức không dễ vượt qua. Và
những vấn đề về tâm lý, các khó khăn trong cuộc sống khá phổ biến như căng thẳng trong học
tập,  xung đột trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đình, sự lúng túng trong định hướng nghề
nghiệp, các tác động từ mạng internet... Nếu không được tư vấn, chia sẻ, giải tỏa kịp thời thì rất
dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. “Nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học
đường, tự tử... Một số học sinh dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, nghiện
game, rượu bia, thậm chí ma túy, mại dâm, sống buông thả, sao nhãng học hành, dẫn đến kết
quả học tập yếu kém, bị buộc thôi học, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự...” 
- Căng thẳng mà không được giải tỏa, các em có thể bị stress, lo âu hoặc có những hành vi lệch
chuẩn. Vậy nên chúng em rất cần sự quan tâm và có nhiều hoạt động để tham gia để giải tỏa
tâm lí đó.
2.2. Về phía giáo viên và nhà trường
- Một số giáo viên chưa thật sự thấu hiểu học sinh. Quá dễ hoặc quá nghiêm.
- Đôi khi chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân mà đã trách phạt các em khiến các em thấy áp lực và
sợ hãi khi tham gia.
20
- Giáo viên tạo áp lực chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà chưa quan tâm đến con đường
hành trình đi đến đích của chính chúng em. Thậm chí chúng em còn chịu áp lực từ chính giáo
viên mình đặt ra.
- Nguyên nhân được đánh giá có ảnh hưởng lớn từ nhà trường đến hoạt động học tập của học
sinh là “lượng kiến thức quá nhiều”. Với nhận thức và vốn ngôn ngữ hạn chế, có thể nói, nội
dung chương trình dạy học hiện hành là nặng đối với học sinh, bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết
về đặc điểm tâm lý học sinh và phương pháp dạy học chưa phù hợp của giáo viên... đang làm
tăng rào cản tâm lý trong học tập của mỗi bạn học sinh hạn chế việc tham gia các hoạt động tập
thể.
- Học theo kiểu "mì ăn liền" thì làm sao có kiến thức vững chắc, thi cử làm sao có được điểm
nhiều? Chương trình phân ban, mục tiêu của nó là tạo điều kiện cho học sinh phát huy sở
trường, thế mạnh của các em ở những môn có khả năng học tốt, học giỏi. Thời gian, số tiết các
môn chọn theo ban có phần được tăng cường, nhiều lên. Chứ không có nghĩa là học phân ban,
là bỏ luôn các môn khác, không thuộc ban mình như nhiều học sinh đang thực hiện. Làm méo
mó, biến dạng đi mục tiêu của chương trình phân ban. 
- Tham vấn, trợ giúp về mặt tâm lý của học sinh trong các hoạt động tập thể của trường THCS
Bạch Ngọc là nhu cầu chính đáng và cần được đáp ứng. Để hạn chế đến mức thấp nhất những
hành vi lệch chuẩn, thậm chí cả việc tìm đến hành động tiêu cực của học sinh.
2.3. Về phía phụ huynh.
- Do bận rộn với công việc nên chưa dành được nhiều thời gian để quan tâm chu đáo, dẫn đến
chưa hiểu các con.
- Phần lớn phụ huynh luôn tạo áp lực cho các con trong việc học tập mà quên đi việc dạy các
con kĩ năng sống cần thiết trang bị cho bản thân mình như quá bao bọc, kiểm soát cả về hoạt
động lẫn tinh thần, không cho chúng em không gian để sáng tạo, vui chơi lành mạnh.
- Một số phụ huynh cũng không tạo điệu kiện để các con tham gia các hoạt động. Nhiều phụ
huynh bây giờ không còn mấy phấn khởi, tự hào khi biết con em mình làm cán bộ lớp, hoạt
động đội, đoàn, văn thể, đi tham gia hoạt động ngoài ngoài giờ lên lớp, định hướng nghề
nghiệp. Bởi các bậc phụ huynh nghĩ rất "thiết thực" rằng những công việc, hoạt động ấy là thứ
vô tích sự, mất thời gian, ảnh hưởng đến chuyện học hành của con em. Thậm chí, có phụ huynh
còn thẳng thừng bác ra, có biểu hiện nghiêm cấm con tham gia, đề nghị, can thiệp giáo viên chủ
nhiệm, nhà trường cho thôi, chọn bầu em khác. 
- Thật sự, nhiều em  rất thích tham gia, đóng góp cho  hoạt động, phong trào mang tính tập thể,
xã hội. Nhưng lại bị cha mẹ cấm đoán, đành tháo lui trong niềm ấm ức, tiếc nuối. 
- Việc nhận thức và quan tâm chưa đúng mức đến học tập, thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức và kỹ
năng trong chỉ dẫn, hỗ trợ và tổ chức học tập ở nhà cho con em của các bậc cha mẹ học sinh;
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; một số phong tục, lề thói lạc hậu, dư luận xã hội chưa đúng
về học tập, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa nhà trường với các đoàn thể và chính quyền địa
phương trong công tác giáo dục... cũng góp phần tạo nên tâm lí ngại trong học tập của chúng
em. 

21
- Mong mỏi của phụ huynh đối với chúng em chăm chỉ học tập, thi đậu, đỗ đạt cao, sau này
kiếm được việc làm ổn định, đấy là điều tốt. Song giáo dục nhà trường, đâu chỉ có học văn hóa
không, mà còn có nhiều hình thức, hoạt động giáo dục khác, rất cần cho hành trang của trẻ khi
học lên cấp trên và bước vào đời . 
- Tâm lí thực dụng của phụ huynh, của xã hội là tác nhân xô đẩy chúng em đến chỗ có lối sống
khép kín, ít giao tiếp, thiếu quan tâm đến đời sống cộng đồng, thiếu những giá trị nhân văn, chỉ
thiên về vui chơi, hưởng thụ... Hình thành những lớp học sinh, sinh viên, thanh niên nghèo nàn,
phiến diện về những hiểu biết xã hội, về kĩ năng, thái độ sống tích cực, đúng đắn trong các hoạt
động tập thể.
- Tình trạng học sinh yếu kém, tù mù, hụt hẫng trầm trọng về kiến thức xã hội, kỹ năng sống,
cái chính là do lỗi chính các em, lỗi phụ huynh. Là hệ quả tất yếu của tính thực dụng đã lan
rộng, ăn sâu, bám chặt trong xã hội. Để thay đổi được nó không thể một sớm, một chiều, đòi
hỏi có quá trình, với các biện pháp đồng bộ, phối kết hợp từ xã hội, đến nhà trường, phụ huynh
và bản thân học sinh. 
3. Giải Pháp
Giải pháp khắc phục tâm lí e ngại trong học tập và các hoạt động của học sinh là những yếu
tố tâm lý nảy sinh ở chủ thể trong quá trình học tập song lại có nguồn gốc ở môi trường bên
ngoài, nó phản ánh chính điều kiện sống và học tập của người học. Vì vậy, khắc phục tâm lí ở
trên đòi hỏi phải có những giải pháp
thiết thực từ phía nhà trường, gia đình và xã hội để các em có đủ khả năng vượt qua, mặt khác,
tạo ra môi trường sống và học tập thuận lợi cho các em.
3.1. Đối với bản thân học sinh.
Để giúp các bạn khắc phục tình trạng rụt rè, e ngại trong học tập và hoạt động tập thể chúng
em sẽ:
- Biện pháp thứ nhất: Xây dựng mối quan hệ thân thiện.
Để giúp các bạn rụt rè, nhút nhát chúng em chú trọng xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa
các thành viên trong lớp, trường, từ đó nắm được hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các bạn
trên cơ sở đó đề ra biện pháp thích hợp nhằm giúp các bạn mạnh dạn tự tin hơn trong mọi
hoạt động.
- Biện pháp thứ hai: Tích cực công tác tuyên truyền.
Tuyên truyền sâu rộng về trở ngại trong cuộc sống của con người do sự rụt rè, e ngại mang
lại cũng như vai trò của sự tự tin của con người trong việc hoàn thiện nhân cách của bản thân
bằng những bài viết (nói) biểu cảm để từ đó các bạn sẽ tích cực tham gia các hoạt động văn
nghệ thể dục thể thao, các hoạt động ngoại khóa…Các bài nói sẽ được tuyên truyền trong các
buổi chào cờ hoặc các buổi sinh hoạt đội, các buổi ngoại khóa. Các bài viết sẽ được đăng trên
các câu lạc bộ, các diễn đàn tại Website của trường (Địa chỉ:…). Ngoài ra chúng em còn
tuyên truyền thông qua việc giới thiệu cho các bạn những câu nói hay, có ý nghĩa, những câu
danh ngôn nói về sự tự tin, năng động, sáng tạo của con người để các bạn học hỏi, cố gắng
vượt qua chính mình.
22
Biện pháp thứ ba: Nắm bắt sở trường của các bạn.
Giống như tất cả mọi người trên hành tinh này được sinh ra với những đặc trưng tính cách
khác nhau, những bạn có tâm lí e ngại cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Họ cũng là
một sáng tạo độc đáo của Thượng đế vì vậy họ không có gì là sai cả kể cả khi họ tự cảm thấy
thế. Eleanor Roosevelt đã từng nói rằng: "Không ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình kém
cỏi mà không được sự cho phép của bạn". Mỗi người sinh ra có cái nhìn, quan điểm về cuộc
sống khác nhau và có những khả năng khác nhau. Thậm chí những người chúng ta luôn cho
rằng họ xuất sắc hơn những bạn ấy cả về ngoại hình và công việc cũng có những lúc họ mất
tự tin về chính mình.
Hãy nhớ kĩ rằng dù họ giỏi ở lĩnh vực gì đi nữa, cũng nên tự tin vào điều đó. Đây chính là
chìa khóa để chúng ta khơi mào sự tự tin, năng động ở họ.
- Biện pháp thứ tư: Hướng dẫn các bạn khởi đầu ngày mới bằng ý nghĩ nhân văn.
Cha ông xưa đã nói rằng “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ ta có thêm ngày mới để yêu
thương”. Hãy nghĩ rằng mình may mắn hơn rất nhiều người trên trái đất này và hãy biết ơn
cuộc đời về điều đó. Nếu bạn bắt đầu với ý nghĩ như vậy, bạn sẽ có tâm trạng rất tốt trong suốt
thời gian còn lại trong ngày.
- Biện pháp thứ năm: Thành lập các tổ tư vấn
Thành lập các tổ tư vấn trên cơ sở biên chế của các lớp trong trường. Mỗi lớp là một tổ,
trong đó giao việc cho những bạn tự tin, năng động có nhiệm vụ phải tư vấn, giúp đỡ các bạn
còn rụt rè, nhút nhát trong lớp mình. Đối với những tổ mà lực lượng tư vấn mỏng thì được bổ
sung thêm những tư vấn viên có kinh nghiệm và năng lực từ những tổ khác.
- Biện pháp thứ sáu: Khuyên và nhắc nhở các bạn chủ động.
Chúng em không quên việc khuyên và nhắc nhở các bạn chủ động tham gia các hoạt động
một cách tích cực và tự nguyện; Suy nghĩ thấu đáo hơn, tích cực hơn, đề ra mục đích rõ ràng
trước khi tham gia các hoạt động tập thể; luôn luôn học hỏi và cầu thị với phương châm: muốn
biết phải hỏi, muốn giỏi phải học; Trước khi làm việc gì bạn hãy vạch kế hoạch lên ý tưởng một
cách cụ thể rõ ràng, không ỷ lại trông chờ vào các bạn mà phải tự động tham gia. Chủ động bày
tỏ ý kiến, quan điểm với phụ huynh và giáo viên; biết rõ mình muốn gì và phải làm thế nào để
đạt được điều mình mong muốn. Khi giao tiếp hoặc trình bày ý kiến của mình phải bình tĩnh,
làm chủ bản thân, điệu bộ cử chỉ phù hợp. Hình thành tính mạnh dạn tự tin bằng việc tự diễn
thuyết một mình, nói chuyện hòa đồng với bạn bè, học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô giáo. Sau
mỗi lần tham gia hoạt động nên rút kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Tích cực rèn luyện kĩ
năng sống, tham gia các hoạt động do trường và địa phương tổ chức. Đừng ngại khó khăn, chấp
nhận thất bại, ngoài thầy cô ra bạn hãy tìm những người có kinh nghiệm giúp đỡ và tin tưởng
vào năng lực của chính bản thân bạn.
Biện pháp thứ 7: Tạo cơ hội.
Với các bạn có tâm lí e ngại, chúng em sẽ tạo cơ hội để các bạn được nói lên nguyện vọng,
ý nghĩ và mong muốn của mình cho mọi người hiểu, tích cực tham gia các phong trào hoạt
động địa phương; thừa nhận và tôn trọng các bạn. Giúp các bạn khắc phục tâm lí xấu hổ khi
tham gia các hoạt động nhưng không đạt kết quả cao. Đặt mình vào vị trí của bạn, của giáo viên
23
và cả phụ huynh để đưa ra những quyết định chính xác. Luôn luôn có thái độ hợp tác với cha
mẹ thầy cô, bạn bè. Để làm được điều này chúng em phân loại các bạn có tâm lí rụt rè theo các
biểu hiện:
+ Với những bạn có biểu hiện xấu hổ, rụt rè không nói hoặc gặp khó khăn trong diễn đạt: Tạo
cơ hội để bạn nói trước tập thể, đề nghị thầy cô tăng cường gọi bạn phát biểu trả lời câu hỏi
trong các giờ học…
+ Với những bạn có biểu hiện tâm lí hay nghi hoặc, không có chủ kiến, làm việc thiếu quyết
đoán: Những hoạt động lấy ý kiến, bày tỏ quan điểm, nhận xét về đề xuất hoặc việc làm của
bạn…cần quan tâm đến đối tượng này.
+ Với những bạn rất ít bạn bè: Chúng em giao nhiệm vụ kết bạn cho một số bạn trong tổ, kết
hợp với việc thành lập “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm bạn cùng tiến” trong hoạt động của Liên đội.
+ Với những bạn thiếu tự tin, thiếu dũng khí và sự đấu tranh, Tâm lí ỷ lại cao, khả năng thích
ứng kém và chịu đựng kém: Phải tìm việc để giao cho các bạn thực hiện.
- Biện pháp thứ 8: Không nhận xét, phê phán thái quá.
Đối với những bạn còn có tâm lí e ngại chưa tích cực tham gia mọi hoạt động thì tuyệt đối
chúng ta không nên xem thường hoặc phê phán họ một cách thái quá mà nên gần gũi quan tâm,
động viên, giúp các bạn đó tìm thấy niềm vui khi tham gia các hoạt động.
- Biện pháp thứ 9: Động viên, khích lệ kịp thời.
Đối với con người nói chung, các bạn có tâm lí e ngại nói riêng việc được mọi người chấp
nhận mình là vô cùng quan trọng. Càng lo sợ bị mọi người phản đối bao nhiêu thì người có tâm
lí rụt rè càng khao khát được mọi người chấp nhận bản thân bấy nhiêu. Đối với những bạn ấy
có thể một phần bản tính rụt rè bắt nguồn từ yếu tố di truyền của gia đình dòng học, cũng có thể
do mặc cảm tự ti về bản thân hay do một một cú sốc tâm lí nào đó trong quá khứ… Vì vậy, để
họ vượt qua được chính mình là cả một vấn đề. Do đó, khi đánh giá sự tiến bộ của những bạn
này cần so sánh họ với chính họ trước đó chứ không nên so sánh họ với những người khác. Hãy
ghi nhận tất cả mọi biểu hiện tiến bộ ở họ dù rất nhỏ. Và đặc biệt chúng ta khuyến khích động
viên kịp thời trước nhứng biểu hiện tiến bộ của họ thì đó thực sự là liều thuốc tăng lực quý giá
giúp họ tiếp tục chinh phục con đường phía trước.

24
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ TDTT CÁC CÂU LẠC BỘ LỊCH SỬ,
NGOẠI NGỮ CỦA TRƯỜNG THCS BẠCH NGỌC
3.2. Chúng em đề xuất mong muốn đối với giáo viên và nhà trường.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm mong thầy cô quan tâm, nắm bắt hoàn cảnh gia đình và
bản thân từng đối tượng học sinh đặc biệt là những học sinh khiếm khuyết hay mặc cảm tự ti về
bản thân để có kế hoạch xây dựng tập thể đoàn kết, thân ái, tạo điều kiện để các bạn hòa
đồng,tương trợ lẫn nhau không phân biệt đối xử. Khi chúng em không hoàn thành nhiệm vụ hay
mắc lỗi kính mong thầy cô hãy tìm hiểu nguyên nhân đừng vội đưa ra kết luận. Nếu thầy cô là
ban giám khảo trong các hoạt động học và hoạt động tập thể nên công bằng, không thiên vị,
công nhận đúng năng lực của chúng em.
Phát huy tốt hơn nữa việc sử dụng sổ liên lạc điện tử. Làm tốt công tác xã hội hướng
vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về học tập, phổ biến và tư vấn kiến thức, kỹ năng
giáo dục và giúp đỡ, hỗ trợ con học tập cho cha mẹ học sinh và cộng đồng. Phối hợp với gia
đình, địa phương xây dựng phong trào tự học, tự rèn luyện bản thân.
- Đối với giáo viên bộ môn trong quá trình dạy học cần quan tâm ưu tiên cho các bạn
hay rụt rè e ngại có cơ hội được phát biểu, trình bày ý kiến để giúp các em mạnh dạn tự tin.
Chúng em mong muốn giáo viên hiểu, gần gũi với chúng em hơn. Khi tham gia các hoạt động
học thầy cô luôn động viên, chia sẻ kinh nghiệm với chúng em. Hãy lắng nghe chúng em nói, ít
áp lực thắng thua cho chúng em mà xem mỗi lần chúng em tham gia hoạt động tập thể là cơ hội
để chúng em trải nghiệm cuộc sống. Kiến thức và nguồn kinh nghiệm sống của thầy cô là bài
học vô giá đối với chúng em. Mong muốn thầy cô hãy thay đổi cách dạy, cách nghĩ nhằm phát
huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học và các hoạt động tập thể.
Mong muốn thầy cô hãy đặt mình vào vị trí chúng em trước khi đưa ra quyết định một cách
công bằng, chính xác nhất.
- Đối với nhà trường trong quá trình tổ chức các họat động giáo dục các hoạt động trải
nghiệm, các cuộc thi nên tạo cơ hội cho tất cả các bạn. Ví dụ như câu hỏi dễ, những trò chơi tập
thể. Xây dựng môi trường học và giao tiếp thân thiện, tích cực ở mọi lúc, mọi nơi và không
ngừng mở rộng và phát triển vốn ngoại ngữ cho học sinh thông qua mọi hoạt động của lớp học
và nhà trường.
Bồi dưỡng và phát triển toàn diện nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh phải được xem là
công việc quan trọng hàng đầu của giáo viên và nhà trường.
Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ lịch sử, câu lạc bộ ngoại ngữ…nhằm
tạo ra không khí sôi nổi để các em tham gia từ đó sẽ khắc phục được tâm lí e ngại. Đặc biệt chú
trọng giáo dục kĩ năng sống cho chúng em bằng những hoạt động thiết thực không mang tính
hình thức, đối phó; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh hướng vào hỗ trợ cho học
tập, tăng cường giao tiếp ngoại ngữ, thỏa mãn nhu cầu hoạt động và vui chơi của học sinh, gắn
kết học sinh với cộng đồng. Thông qua các hoạt động này, rèn luyện ở học sinh tính chủ động,
mạnh dạn, tự tin và các kỹ năng sống của lứa tuổi để định hướng nhận thức, tình cảm thái độ,
xây dựng động cơ học tập và lòng ham muốn đến trường của học sinh.

25
Chú trọng việc tổ chức dạy học thông qua “trải nghiệm, tương tác, rút kinh nghiệm và giao
tiếp” để các em được học tập kiến thức, kỹ năng năng mới từ vốn sống và kinh nghiệm của bản
thân, tạo cơ hội để chúng em được tương tác, trải nghiệm những điều học được vào từ nhà
trường vào cuộc sống, gia đình và xã hội, giúp học sinh biến các kiến thức, kỹ năng đã được
học thành vốn sống, năng lực của bản thân.
- Đối với liên đội: Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ thể dục thể
thao, các câu lạc bộ học tập.Khi thành lập các “đôi bạn cùng tiến” “nhóm bạn cùng tiến” nên
chú ý đến các đối tượng đội viên để hình thành được các đôi bạn, nhóm bạn có cả các thành
viên tự tin lẫn thành viên còn rụt rè e ngại, từ đó các em sẽ có cơ hội giúp nhau khắc phục điểm
yếu của bản thân.
3.3. Chúng em tư vấn và đề xuất mong muốn của học sinh đối với gia đình.
- Tìm hiểu và nắm rõ tâm lí của chúng con; luôn quan tâm đến những sở thích của chúng con để
chúng con cảm thấy được quan tâm, gần gũi, chia sẻ; hãy lắng nghe chúng con nói. Không nên
ép buộc bắt chúng con chỉ tập trung việc học mà không cho chúng con làm việc gì cả ngay cả
khi chơi với bạn bè. Không nên ép chúng con học lệch, học theo mùa vụ.
- Biết rõ nguyên nhân vì sao chúng con ngại tham gia các hoạt động. Có thể do tính nhút nhát
hay do sống khép kín, cũng có thể do tâm lí sợ bị chê bai.
- Tạo điều kiện cho chúng con tham gia các hoạt động tập thể với tâm lí thoải mái, đầy tính
sáng tạo không bị áp lực. Phụ huynh nên giảm áp lực đối với chúng con, nên tôn trọng chúng
con từ những việc nhỏ nhất. Phụ huynh nên ủng hộ khen ngợi trước những việc tốt và những
thành tích mà chúng con đạt được dẫu rằng việc làm đó là rất nhỏ. Phụ huynh nên tôn trọng
con, đặt mình vào vị trí của con, không nên đòi hỏi sự hoàn hảo ở chúng con. Theo dõi, quan
tâm sát sao nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái, kịp thời nhận biết những khó khăn trong
học tập của con em và có việc làm thiết thực đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu chính đáng (chủ
yếu là phục vụ việc học tập và rèn luyện) phù hợp với khả năng và điều kiện của gia đình.
- Kính mong phụ huynh phải luôn đổi mới và học hỏi trước sự đổi thay của xã hội từ đó để có
cái nhìn toàn diện về chúng em hơn. Phụ huynh cần kết hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường
để thấy được những hạn chế và tiến bộ của con mỗi ngày. Để động viên chúng con tham gia
tích cực các hoạt động tập thể thì ngay chính phụ huynh hãy luôn là người gương mẫu, nhiệt
tình trong các hoạt động của lớp, trường, địa phương. Nên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm
giáo dục con cái với các bậc phụ huynh khác. Tham gia đầy đủ các cuộc họp phụ huynh ở
trường lớp. Khi giáo viên gửi sổ liên lạc về xin ý kiến phụ huynh thì phụhuynh hãy xem nhận
xét về chúng con trước khi xem điểm số. Xây dựng nề nếp sinh hoạt gia đình phù hợp với tập
tục tốt đẹp của làng xóm, của địa phương. Xây dựng mối quan hệ tình cảm ấm cúng, gắn bó với
nhau, động viên con cái học tập và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường và địa
phương. Nhiệt tình, tích cực phối hợp với nhà trường và xã hội thực hiện các hoạt động giáo
dục chúng con tốt hơn.
3.4. Chúng em đề xuất mong muốn đối với phía địa phương và xã hội.

26
Huy động hệ thống chính trị ở địa phương tạo ra môi trường giáo dục, rèn luyện để các em
tham gia vào các lĩnh vực hoạt động thực tế đời sống cộng đồng phù hợp với sức khỏe, trình độ
phát triển của lứa tuổi.
Xây dựng dư luận xã hội tốt ở địa phương đối với việc học tập, đẩy mạnh phong trào xây
dựng gia đình hiếu học, dòng tộc hiếu học, các hoạt động về văn hóa, văn nghệ , thể dục thể
thao.
Xây dựng và thực hiện chế độ huy động sự đóng góp của các lực lượng xã hội vào việc phát
triển giáo dục, động viên sự tham gia tích cực của các thành viên cộng đồng, các cơ quan, đoàn
thể vào việc phối hợp với nhà trường để giáo dục, giúp chúng em vượt qua những khó khăn trở
ngại trong học tập và các hoạt động.
Tăng cường hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
trường, lớp, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.
Chống học lệch, khuyến khích phong trào học toàn diện, hiểu biết sâu rộng cần được cổ vũ.
Chúng em mong muốn được thầy cô, cha mẹ nâng đỡ, dẫn dắt bằng thái độ mềm mỏng, kiên trì
và không vội vàng đánh giá hoặc nôn nóng trước những biểu hiện chưa thuần thục của chúng
em. Hơn nữa, học tập là một quá trình phấn đấu lâu dài. Điều quan trọng là giúp chúng em hình
thành và duy trì hứng thú học tập và tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực và hiệu
quả. Để hướng đến mục tiêu: "Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình học và học
để cùng chung sống", mang tính toàn diện, sâu sắc và cụ thể hơn.
PHẦN VI. KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu dự án, chúng em xin đưa ra những kết luận sau:
Mục tiêu của dự án là muốn giúp các bạn trong trường THCS Bạch Ngọc nói riêng và các
bạn học sinh THCS nói chung khắc phục tâm lí e ngại khi tham gia hoạt động học tập và các
hoạt động tập thể.
Kết quả điều tra cho thấy học sinh, giáo viên và phụ huynh ít quan tâm đến các hoạt động
tập thể, xem nhẹ giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh. Từ đó dẫn đến tâm lí e ngại cho học
sinh và chưa thay đổi được phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục đó là
hướng tới tính tích cực chủ động của học sinh. Sự e ngại đó dẫn đến lối sống thụ động, thích
hưởng thụ của thế hệ trẻ hiện nay từ đó nảy sinh nhiều lối sống “lệch” trong xã hội.
Vì vậy giải pháp cũng hướng đến ba đối tượng chính: Học sinh- Giáo viên- phụ huynh.
Ngoài ra còn có một số đối tượng liên quan như nhà trường, địa phương.
Có thể nói để giúp chúng em khắc phục tâm lí e ngại thì cần phải xây dựng một môi trường
học tập an toàn, thân thiện để mỗi ngày đến lớp học sinh cảm nhận được những niềm vui mới từ
thành quả học tập của bản thân, từ một môi trường học tập xanh, sạch, đẹp với bầu không khí
tâm lý ấm cúng, đoàn kết, thân ái của thầy, trò, bè bạn trong nhà trường.

PHẦN VII : LỜI CẢM ƠN

27
Để có được báo cáo khoa học với dự án “Chúng em mong muốn giúp đỡ các bạn khắc
phục tâm lí e ngại khi tham gia các hoạt động học tập và hoạt động tập thể trường THCS”
chúng em xin được nói lời tri ân sâu sắc và xin được nói lời cảm ơn chân thành tới các tổ
chức, cá nhân liên quan.
Trước hết chúng em xin cảm ơn hội đồng khoa học trường THCS Bạch Ngọc huyện Đô
Lương. Đặc biệt chúng em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Trần Thị Thanh Hoa - Hiệu
trưởng trường THCS Bạch Ngọc. Cảm ơn cô giáo Dương Thị Nghĩa, cô giáo Lê Thị Thu
Hiền và thầy giáo Lê Hữu Cảnh. Các thầy cô giáo đã nhiệt tình hưỡng dẫn chúng tôi khi nảy
sinh ý tưởng cho đến khi chúng em hoàn thành dự án. Các thầy cô đã luôn động viên, cổ vũ,
khích lệ và giúp đỡ cho chúng em rất nhiều trong quá trình thực hiện dự án.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, các bạn học
sinh của ba trường THCS Bạch Ngọc, THCS Đội Cung, THCS Đại Sơn của huyện Đô
Lương tỉnh Nghệ An. Các thầy cô trong BGH, GVCN và các bậc phụ huynh cũng như các
bạn học sinh đã rất ủng hộ, tạo điều kiện để chúng em được tìm hiểu nguyện vọng và những
mong muốn, khảo sát thực trạng, thu thập dữ liệu phục vụ cho dự án.
Chúng con cảm ơn cha mẹ đã luôn ở bên chúng con, giúp đỡ chúng con hoàn thành đam
mê thực hiện dự án này.
Cuối cùng cho phép chúng em được gủi lời cảm ơn tới BTC cuộc thi sáng tạo KHKT,
Ban giám khảo đã tạo cơ hội để cho chúng em được mạnh dạn trình bày những ý tưởng mà
chúng em áp ủ, được tập nghiên cứu khoa học và được học được hiểu thêm những điều hay lẽ
phải từ cuộc sống ở xung quanh mình, được có cơ hội thực hiện nguyện vọng của bản thân và
giúp bạn bè của mình khắc phục được tâm lí e ngại để mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động
tập thể, hoạt động xã hội để trở thành con người phát triển toàn diện.
Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn.

Phần VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.


1. http: // www.hutech.edu.vn/doantn/nghien-cuu-khoa-hoc/99-cac-buoc-trien khai-mot-
de-tai-nghien-cuu-khoa-hoc
2. http://dayhoctindat.weebly.com
3. Tâm lí học giao tiếp- Thạc sĩ Cao Xuân Liễu
4. Sức mạnh của thói quen- Char les Duhygg

5. Thay đổi- Bí quyết thay đổi khi trở nên khó khăn- Chip và Dan Haeth( NXB Trẻ)

6. Hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học trò cơ sở xây dựng mối quan hệ thầy trò
(PGS.TS.Võ Thị Minh Chi.viện nghiên cứu sư Phạm ĐHSPHN)

7 . Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.

PhầnVIII. PHẦN PHỤ LỤC( BỘ CÂU HỎI)

28
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN PHỤ LỤC I
PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG (DÀNH CHO HỌC SINH)
TRƯỜNG THCS BẠCH NGOC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ DỰ ÁN “CHÚNG EM MONG MUỐN GIÚP ĐỠ CÁC BẠN


TÂM LÍ E NGẠI KHI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TẠI TRƯỜNG
THCS”

(Khoanh tròn vào một hoặc các đáp án mà các bạn cho là đúng với bản thân)
Câu1. Biểu hiện tâm lí e ngại mà bạn thường gặp phải khi tham gia các hoạt động tập thể của
trường?
A. Tự ti B. Rụt rè, nhút nhát.
C. Lúng túng D. Lo lắng
Câu2. Khi tham gia hoạt động học trên lớp, biểu hiện tâm lí e ngại của bạn là gì?
A. Khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng hạn chế
B. Lúng túng khi thực hiện các hoạt động học tập.
C. Thụ động trong học tập.
D. Không hiểu bài giảng của thầy cô.
Câu 3: Những nguyên nhân dẫn đến tâm lí e ngại của bạn khi tham gia các hoạt động tập thể?
A. Sợ mình không làm được B. Kỹ năng giao tiếp còn hạn chế
C. Áp lực quá lớn D. Bạn bè cười chê, nếu mình thất bại
Câu 4. Nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó khăn khi tham gia các hoạt động học?
A. Nhận thức chậm.
B. Bài tập quá khó.
C. Chưa có phương pháp học.
D. Ý thức học chưa tốt.
Câu 5: Khi tham gia hoạt động học và các hoạt động tập thể điều gì làm bạn ngại nhất?
A. Hình thể quá gầy, hay quá mập B. Bản thân mình lo sợ, nhút nhát.
C. Áp lực quá lớn từ thắng thua do thầy cô đặt ra. D. Các bạn xa lánh, chê cười.
Câu 6: Theo bạn từ phía giáo viên gây cho bạn khó khăn gì?
A. Quá áp lực B. Chưa hiểu học sinh
29
C. Trách mắng, phạt D. Quá nghiêm khắc, thiếu thân thiện.
Câu7: Khi tham gia các hoạt động tập thể bạn thích nhất hoạt động nào?
A.Tham gia văn nghệ chào mừng, kỉ niệm các hoạt động trong trường.
B.Tham gia các câu lạc bộ lịch sử, tiếng anh
C.Tham gia các hoạt động ngoại khóa
D. Tham gia giải các bài khó
Câu 8: Để các hoạt động tập thể hoạt động hiệu quả bạn muốn nói với các bạn của bạn điều gì?
A. Tự tin, mạnh dạn. B. Hiểu biết nhiều
C.Tích cực D. Hăng say
Câu 9: Bạn mong muốn giáo viên giúp đỡ gì cho bạn để bạn tránh tâm lí e ngại?
A. Quan tâm B. Cổ vũ và động viên bạn
C. Tham gia cùng bạn D. Công bằng
Câu 10: Bạn mong muốn gì từ nhà trường và ban giám hiệu khi tham gia các hoạt động tập thể?
Tăng nhiều quà có giá trị. B. Quan tâm
Tuyên dương D. Thông báo về gia đình.
Câu11. Bạn thích cha mẹ tự hào điều gì về bạn khi bạn sôi nổi, tích cực trong các phong trào
của nhà trường?
A.Bạn là một người con ngoan, giỏi giang. B. Bạn sống có trách nhiệm và tự lập.
C.Bạn đã đáp ứng được yêu cầu mà bố mẹ giao. D.Bạn đã tránh xa được các tệ nạn xã hội.
Câu12. Niềm vui lớn nhất mà bạn có được khi bạn tham gia tích cực các hoạt động của trường?
Tràn đầy sức sống, vui vẻ hòa đồng
Biết đoàn kết, yêu thương, chia sẻ.
Tránh xa được các tệ nạn xã hội và sống có trách nhiệm.
Đạt thành tích cao

30
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN PHỤ LỤC II
PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG (DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
TRƯỜNG THCS BẠCH NGOC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ DỰ ÁN “CHÚNG EM MONG MUỐN GIÚP ĐỠ CÁC BẠN


TÂM LÍ E NGẠI KHI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TẠI TRƯỜNG
THCS”

(Xin quý thầy cô cho ý kiến qua các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào phương án trả
lời hợp lý, câu nào tự luân thì thầy cô hãy điền vào chỗ…)
Câu1: Giáo viên có thường xuyên quan tâm động viên học sinh tham gia các hoạt động học và
hoạt động tập thể không?
A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên
C. Không thường xuyên D. Chưa bao giờ.
Câu 2: Nếu như có học sinh e ngại khi tham gia các hoạt động, theo giáo viên hậu quả là:
A. Mọi người sẽ không có thiện cảm B.Khó rèn luyện nhân cách
C. Khó hoà nhập với môi trường D. Mất niềm tin vào bản thân
Câu 3: Giáo viên có biết nguyên nhân làm cho học sinh e ngại khi tham gia các hoạt động học
và hoạt động tập thể không?
A. Do tính cách rụt rè B. Do thiếu kỹ năng sống
C.Do tự ti mặc cảm với mọi người D. Do theo bạn bè
Câu 4: Giáo viên có thường xuyên nhắc nhở học sinh tham gia các hoạt động học và hoạt động
tập thể không ?
A. Rất thường xuyên B Thường xuyên
C.Không thường xuyên D. Không bao giờ
Câu 5: Giáo viên có tạo áp lực cho học sinh khi các em tham gia các hoạt động học và hoạt
động tập thể không?
A. Thường xuyên B. Ít khi C. Thỉnh thoảng D. Chưa bao giờ
Câu 6: Giáo viên sẽ làm gì nếu học sinh mình e ngại khi tham gia các hoạt động học và hoạt
động tập thể ?
A. Khích lệ động viên B. Ủng hộ giúp đỡ thêm .
C. Khen ngợi D. Tạo điều kiện
Câu 7: Hành động của giáo viên khi thấy học sinh e ngại tham gia các hoạt động học và hoạt
động tập thể ?

31
A. Góp ý kiến B. Cùng các em tìm ra giải pháp .
C. Báo cho gia đình các em D. Chẳng làm gì cả
Câu 8 : Giáo viên mong muốn điều gì khi học sinh tham gia các hoạt động học và hoạt động tập
thể ?
A. Được mọi người yêu quý B. Có động lực trong mọi công việc
C.Rèn luyện tốt các kỹ năng sống D. Rèn luyện nhân cách con người
Câu 9: Giáo viên cảm thấy như thế nào khi học sinh e ngại tham gia các hoạt động học và hoạt
động tập thể?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Câu 10: Theo ý kiến giáo viên làm thế nào để giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia
các hoạt động tập thể?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Câu 11: Giáo viên thấy học sinh mình có những biểu hiện gì mà giáo viên cho là e ngại khi
tham gia các hoạt động học và hoạt động tập thể?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN PHỤ LỤC III


PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG (DÀNH CHO PHỤ HUYNH)
TRƯỜNG THCS BẠCH NGOC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ DỰ ÁN “CHÚNG EM MONG MUỐN GIÚP ĐỠ CÁC BẠN


TÂM LÍ E NGẠI KHI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TẠI TRƯỜNG
THCS”
(Xin quý phụ huynh cho ý kiến qua các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn vào phương án
trả lời hợp lý, câu nào tự luân thì phụ huynh hãy điền vào chỗ…)
Câu 1: Phụ huynh có thường xuyên quan tâm con mình tham gia các hoạt động tập thể không?
Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Không thường xuyên. D. Không bao giờ.

32
Câu2: Phụ huynh có đồng ý cho con mình tham gia các hoạt độnghọc và hoạt động tập thể tại
trường không?
A. Đồng ý vô điều kiện B. Không đồng ý
C. Đồng ý tuy vào khả năng con mình D. Đồng ý với các hoạt động liên quan đến học tập
Câu 3: Lí do phụ huynh không cho con tham gia các hoạt động tập thể tại trường học?
Muốn học sinh chú trọng vào việc học B. Các hoạt động đó là vô bổ
C.Tốn kém, mất thời gian D. Do nghĩ con mình không có năng lực
Câu 4: Khi tham gia các hoạt động học và hoạt động tập thể phụ huynh muốn con mình ở vị trí
nào?
Đứng đầu B. Là thành viên hoạt động tích cực C. Vị trí trung tâm D. Vị trí phụ
Câu 5: Phụ huynh tự hào điều gì về con mình khi tham gia hoạt động học và các hoạt động tập
thể?
Con mình cao lớn nhất. B. Con mình kĩ năng giao tiếp tốt.
C. Con mình có nhiều năng khiếu. D. Con mình rất thong minh.
Câu 6: Khi con mình tham gia hoạt động học và các hoạt động tập thể tại trường phụ huynh
mong muốn gì từ phía giáo viên?
Quan tâm, nâng đỡ con mình hơn. B. Cộng điểm vào hoạt động học cho con.
C. Giúp đỡ con mình tính nhút nhát. D. Giúp cho con mình phát triển toàn diện.
Câu 7: Phu huynh mong muốn gì từ phía nhà trường khi cho con mình tham gia các hoạt động
tập thể?
Thông báo về địa phương. B. Tặng nhiều phần thưởng.
C. Tổ chức ít các hoạt động tập thể. D. Tổ chức nhiều hơn các hoạt động tập
thể.
Câu 8: Khi cho con tham giahoạt động học và các hoạt động tập thể khó khăn từ phía gia đình
phụ huynh là gì?
Điều kiện kinh tế không cho phép. B. Công việc ở nhà quá nhiều.
C. Bản thân con mình không muốn tham gia. D. Chính quyền địa phương không chú
trọng.
Câu 9: Phụ huynh mong muốn điều gì ở con mình nhất khi con tham gia các hoạt động học và
hoạt động tập thể?
Rèn luyện kĩ năng sống B. Mạnh dạn tự tin
C. Hỗ trợ cho nhiệm vụ học tập D. Tránh bệnh tự kỉ, trầm cảm
Câu 10: Khi tham gia các hoạt động tập thể phụ huynh thấy con mình tiến bộ ở điểm nào?

33
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Câu 11: Nếu cho con tham gia hoạt động học và các hoạt động tập thể tại trường phụ huynh
muốn nhắn nhủ với con điều gì?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

34

You might also like