You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI
QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ
ĐẠI HỌC TƯ THỤC Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY.

Nhóm sinh viên thực hiện_Nhóm 5

NGUYỄN THỊ NGÂN TÂM - 207DP02111


NGUYỄN THUẬN PHÁT - 207DP16383
NGUYỄN THỊ KIỀU OANH - 207DP16378
MAI KIM NGÂN - 207DP01903
TRẦN THỊ YẾN NHI - 207DP60756

Mã học phần: 22371SOWK20022_06


Giảng viên hướng dẫn: Phan Thị Kim Liên
MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍCH CỰC CỦA CÁC THÀNH VIÊN ..................................2
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................4
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu tổng quát:............................................................................................. 5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................. 5
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: ................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VỀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ ĐẠI HỌC TƯ
THỤC Ở GIỚI TRẺ ..................................................................................................................6
1. Đối tượng tham gia khảo sát ................................................................................................... 6
2. Thiết kế câu hỏi ........................................................................................................................ 6
CHƯƠNG III: NỘI DUNG ....................................................................................................10
A. GIỚI THIỆU ......................................................................................................................10
1. Giới thiệu chung về tình hình đại học công lập và đại học tư thục ................................... 10
2. Điểm mạnh và hạn chế giữa công lập và tư thục ................................................................ 10
B. Quan điểm của giới trẻ ngày nay về đại học công lập và đại học tư thục .......................13
1. Quan điểm tích cực: ............................................................................................................... 13
2. Quan điểm không tích cực: ................................................................................................... 14
C. Nguyên nhân và hệ quả của những quan điểm ấy ở giới trẻ ngày nay: ..........................17
1. Nguyên nhân: ......................................................................................................................... 17
2. Hệ quả: .................................................................................................................................... 18
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN .....................................................................................................20
CHƯƠNG V: TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................21

1
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍCH CỰC CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Mức độ tích cực


STT MSSV Họ và tên
(%)

Nguyễn Thị Ngân Tâm


1 207DP02111 100%
(Nhóm Trưởng)

2 207DP16383 Nguyễn Thuận Phát 100%

3 207DP16378 Nguyễn Thị Kiều Oanh 100%

4 207DP01903 Mai Kim Ngân 100%

5 207DP60756 Trần Thị Yến Nhi 100%

2
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Văn Lang vì đã cho chúng em
cơ hội được học môn “Xã Hội Học” - một môn học rất quan trọng và thực tế cho ngành Đông
Phương Học.
Chúng em cũng xin gửi lời tri ân đến cô Phan Thị Kim Liên- giảng viên bộ môn đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức giá trị và kinh nghiệm thực tiễn cho chúng em trong
suốt quá trình học tập. Từ những kiến thức mà cô truyền tải, nhóm em đã dần trả lời được
những câu hỏi trong cuộc sống thông qua xã hội học lý thuyết. Thông qua bài tiểu luận này,
nhóm em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề chung của xã hội gửi
đến cô. Đây là những kiến thức quý báu, là nền tảng vững chắc để chúng em có thể phát triển
sau này.
Bài tiểu luận của chúng em là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng của nhóm chúng em trong
việc nghiên cứu và thực hiện. Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản
thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành
bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em mong nhận được những nhận xét và góp ý của Cô để bài tiểu luận của chúng em
được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

4
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Từ thời xưa đã có rất nhiều định kiến phân biệt giữa hai trường đại học công lập và tư thục.
Và câu chuyện ấy cứ âm ỉ không nguôi, cho đến hiện nay nó vẫn luôn là vấn đề nóng trong
mỗi cuộc trò chuyện và ngay cả trên mạng xã hội. Dựa trên vấn đề nóng như vậy, đề tài nghiên
cứu này sẽ cho thấy được những quan điểm của giới trẻ hiện nay về vấn đề ấy là như thế nào
và tập trung phân tích những quan điểm ấy.
2. Mục đích nghiên cứu tổng quát:
Phân tích về các quan điểm, so sánh sự khác biệt giữa hai trường đại học, biết rõ hơn về nhận
thức của giới trẻ đối với vấn đề này và những nguyên nhân tại sao vấn đề này cứ luôn tồn tại,
cũng như hệ quả của những quan điểm đó.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : Quan điểm về sinh viên đại học công lập và đại học tư thục
- Phạm vi nghiên cứu : Ở giới trẻ hiện nay
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
- Ý nghĩa khoa học:
+ Bài tiểu luận này giúp bổ sung lý thuyết và củng cố thực hành cho môn Xã hội học.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Hiểu rõ quan điểm của giới trẻ ngày nay về trường đại học công lập và tư thục. Từ
đó giúp cho giới trẻ có thể hiểu hơn về điểm mạnh cũng như điểm yếu của hai trường
đại học công lập và tư thục, như vậy có thể cải thiện ấn tượng khi nhắc đến trường
công lập và tư thục.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu bao gồm: tổng quan tài liệu, khảo sát, nghiên cứu
các trang mạng xã hội, phân tích nội dung khảo sát và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu về
các quan điểm của giới trẻ hiện nay.

5
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VỀ QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠI HỌC CÔNG
LẬP VÀ ĐẠI HỌC TƯ THỤC Ở GIỚI TRẺ
1. Đối tượng tham gia khảo sát
Tiến hành thu thập dữ liệu của 52 bạn, trong đó có học sinh - sinh viên của các trường THPT
và các trường đại học công lập – tư thục tham gia trong độ tuổi từ 18 đến 25. Những sinh này
đã được yêu cầu hoàn thành một loạt câu hỏi trực tuyến. Tổng cộng, có độ tuổi của các bạn
nằm trong khoảng từ 16-18 tuổi chiếm 30,8%. Tiếp đến là độ tuổi từ 18-22 chiếm 67,3%. Còn
lại là độ tuổi từ 23-25 chiếm 1,9%. Trong số sinh viên này, có 20 sinh viên đến từ trường đại
học công lập, và 18 bạn sinh viên đến từ trường đại học tư thục. Còn lại là học sinh khối 12,
chuẩn bị bước vào con đường đại học.
2. Thiết kế câu hỏi
Các câu hỏi nhân khẩu học bao gồm tuổi tác và trường đại học đang theo học. Các quan điểm
của giới trẻ về các trường đại học được đo lường bằng bảng câu hỏi gồm 18 mục để đánh giá
khía cạnh xã hội hóa về quan điểm của sinh viên. Cách thiết kế câu hỏi gồm 3 phần: 3 câu hỏi
khởi đầu, 1 câu hỏi về kinh nghiệm cá nhân và 14 câu hỏi về quan điểm. Bảng 2.1 dưới đây
trình bày các câu hỏi đã được sử dụng để khảo sát.
Bảng 2.1: Câu hỏi khảo sát về quan điểm về đại học công lập và đại học tư thục ở giới trẻ
Loại
STT câu Câu hỏi
hỏi
1 Bạn đang ở độ tuổi nào?

• 16-18 tuổi
• 19-22 tuổi
Câu
• 23-25 tuổi
hỏi
2 Hiện tại bạn đang học trường gì?
khởi
3 Bạn đã biết về khái niệm “đại học công lập” và “đại học tư thục”
đầu
chưa?

• Đã biết
• Chưa biết
4 Bạn có gặp khó khăn gì trong việc lựa chọn đại học phù hợp với mình
Câu
hay không?(Được chọn nhiều câu trả lời phù hợp)
hỏi về
kinh
• Đa dạng ngành học
nghiệm
• Vấn đề tài chính

6
cá • Vị trí địa lý
nhân • Chất lượng giáo dục
• Sự phù hợp cá nhân
• Áp lực xã hội và gia đình
• Khác...
5 Ban có ưu tiên chọn trường đại học công lập hay trường đại học dân
lập?

• Trường đại học công lập


• Trường đại học tư thục
• Không có sự ưu tiên đặc biệt
6 Tại sao bạn chọn trường đại học công lập hoặc trường đại học tư
thục? (Được chọn nhiều câu trả lời phù hợp)

• Chi phí học phí Chất lượng giảng dạy


• Cơ sở vật chất
• Cơ hội nghiên cứu và học bổng
• Sự thừa nhận xã hội
Câu • Khác..
7 hỏi về Định kiến xã hội về sinh viên trường đại học công lập và trường đại
quan học tư thục có ảnh hưởng đến quyết định của bạn khi chọn trường
điểm hay không?

• Có
• Không
8 Nếu trường đại học tư thục có chất lượng đào tạo tốt hơn trường dẫn
lập thì bạn có bỏ qua định kiến xã hội mà chọn theo học không?

• Có
• Không
9 Theo bạn có cảm thấy xã hội đánh giá cao sinh viên trường đại học
nào hơn?

• Trường đại học công lập


• Trường đại học tư thục

7
10 Theo bạn, có nên đánh giá chất lượng sinh viên trường qua điểm
tuyển sinh hay không?

• Có
• Không
11 Theo bạn có cảm thấy xã hội đánh giá cao sinh viên trường đại học
nào hơn?

• Trường đại học công lập


• Trường đại học tư thục
12 Theo bạn có cảm thấy xã hội đánh giá cao sinh viên trường đại học
nào hơn?

• Trường đại học công lập


• Trường đại học tư thục
13 Theo bạn, trường đại học công lập có chất lượng giảng dạy tốt hơn
trường đại học tư thục không?

• Trường đại học công lập tốt hơn


• Trường đại học tư thục tốt hơn
• Cả 2 trường có chất lượng như nhau
14 Theo bạn kinh nghiệm chuyên môn của giảng viên ở cả hai trường
đại học có chênh lệch hay đều bằng nhau để đảm bảo chất lượng
giảng dạy?

• Có, chênh nhiều


• Không, chênh nhiều
• Không rõ
15 Theo bạn, trường đại học công lập và trường đại học dân lập có sự
khác biệt về môi trường học tập và hoạt động sinh viên?
• Có
• Không
16 Theo bạn sinh viên trường đại học công lập có được xem là thông
minh hơn trường đại học tư thục hay không?

• Có

8
• Không

17 Theo bạn trường tư thục có chuẩn đầu ra cao so với chuẩn đầu ra ở
trường côngthì tấm bằng đại học của sinh viên trường tư thục có thể
có hiệu lực ngang bằng trường công lập không?

• Có
• Không
18 Theo bạn sinh viên trường đại học công lập có khả năng đạt được cơ
hội nghề nghiệp cao hơn trường đại học tư thục hay không?

• Có
• Không

9
CHƯƠNG III: NỘI DUNG
A. GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu chung về tình hình đại học công lập và đại học tư thục
Từ trước đến nay, đa số mọi người đều cho rằng trường công lập là trường tốt nhất, còn trường
tư thục là sự lựa chọn bất đắc dĩ định nghĩa về hai loại hình giáo dục này:

Bảng 1.1 Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài

• Đại học công lập là trường đại học do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) đầu
tư về kinh phí, cơ sở vật chất. Hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ nhà nước , hoặc các
khoản đóng góp phi vụ lợi.
• Đại học dân lập (tư thục) là một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tuân
theo quy chế của Bộ GD&ĐT, là trường do cá nhân hoặc tổ chức trong nước xin phép
thành lập và đầu tư, hoạt động bằng kinh phí đóng góp của sinh viên, khách hàng và
các khoản hiến tặng.

2. Điểm mạnh và hạn chế giữa công lập và tư thục


a. Tư thục
• Cơ sở vật chất :Các trường Đại học tư thục thường có cơ sở vật chất khang trang, hiện
đại hơn so với các trường Đại học công lập . Do vốn tư nhân đầu tư nên có thể dễ
dàng tu sửa, thay mới cơ sở vật chất.
• Chương trình đào tạo : các trường tư thục thường chú trọng nhiều đến tính thực tế .
Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên học
thêm những kĩ năng mềm, kĩ năng nghề nghiệp phục vụ cho công việc sau này.

10
Cơ sở vật chất hiện đại của trường Đại học Văn Lang

Trường đại học FPT (trường tư thục) – một trong những trường đại học có
csvật chất hiện đại nhất Việt Nam

11
- Học phí: học phí các trường tư thục cao hơn các trường công lập. học phí của trường
tư thục cao hơn trường công lập từ 2 đến 5 lần.
- Chất lượng đầu vào: các trường tư thục thường xét tuyển bằng học bạ hoặc lấy điểm
thi đầu vào rất thấp
- Chất lượng đào tạo: Mặc dù chất lượng đầu vào của các trường tư thục không cao
nhưng không vì vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo . Các trường đại học tư thục
vẫn có rất nhiều sinh viên ưu tú đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi chung với
sinh viên các trường đại học trên toàn quốc. Một số công trình nghiên cứu khoa học
được công nhận ở trong nước và quốc tế của một vài trường cũng ngang với các trường
công lập (đại học Duy Tân là một dẫn chứng).

b. Công lập :
- Cơ sở vật chất : các trường đại học hoạt động bằng nguồn vốn nhà nước nên muốn
thực hiện việc phát triển cơ sở vật chất phải có quá trình xin cấp phép, khó khăn hơn
các trường tư thục
- Chương trình đào tạo : đại học công lập và tư thục đều phải thông qua Bộ GD&ĐT.
Hiện nay, các trường đại học công lập đang dần thay đổi theo xu hướng liên kết với
rất nhiều các trường đại học trên thế giới để hướng đến một môi trường giáo dục quốc
tế

Trường Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn, một trong trường có chất lượng giảng
dạy hàng đầu ở Việt Nam
- Học phí : hiện nay các trường công lập đã chủ động trong việc thu học phí . Các trường
có thể tự tăng hoặc giảm học phí cho phù hợp với chất lượng của trường .

12
- Chất lượng đầu vào : Các trường công lập đều lấy kết quả kì thi chung của quốc gia để
lấy sinh viên đầu vào , ngoài ra có 1 số trường lấy điểm học bạ nhưng số điểm khá
cao . việc xét tuyển vào các trường công lập khó khăn hơn rất nhiều.
- Chất lượng đầu ra : Về đầu ra, đa số các công ty nội địa thường ưu ái tấm bằng cử nhân
của công lập hơn .

B. Quan điểm của giới trẻ ngày nay về đại học công lập và đại học tư
thục
1. Quan điểm tích cực:
a) Sự ưa chuộng đại học công lập

- Lý do: Chi phí học phí thấp, có thể học tập ổn định
- Đại học công lập có nhà nước hoặc chính phủ ở phía sau hỗ trợ, thường được nhận
ngân sách từ quỹ nhà nước… song song còn có nhiều quỹ học bổng do nhà nước hỗ
trợ, do đó chi phí sẽ thấp hơn với đại học tư thục. Điều này giúp các bạn sinh viên từ
các gia đình thu nhập thấp có thể tiếp cận giáo dục cao hơn
- Lợi ích: Đảm bảo kiến thức được cung cấp, không lo về tài chính.
- Sinh viên đại học công lập chỉ cần tập trung vào việc học tập và phát triển bản thân
thường không cần lo lắng về việc không đủ tiền học phí, không bị áp lực tài chính
b) Sự hấp dẫn của đại học tư thục
- Lý do: Môi trường học tập được tổ chức theo quy mô nhỏ( một lớp khoản 30-40 sinh
viên), giúp cho chương trình học linh hoạt
- Kích thước lớp học được thiết kế nhỏ: Đại học tư thục thường có quy mô nhỏ hơn so
với các trường đại học công lập, điều này cho phép sinh viên được hưởng lợi từ môi
trường học tập tương tác và cá nhân hơn. điều này tạo ra môi trường học tập gần gũi
và tạo điều kiện cho sinh viên có thể tương tác và gặp gỡ giáo viên một cách dễ dàng.
Thầy cô có thể tập trung chú trọng hơn vào từng sinh viên, cung cấp sự hỗ trợ cá nhân
13
và theo dõi tiến độ học tập của học viên một cách tốt hơn. Ngoài ra, chương trình học
tập thường linh hoạt và tùy chỉnh, giúp sinh viên chọn lựa những môn học phù hợp với
nhu cầu và sở thích cá nhân.
- Lợi ích: Tập trung vào kỹ năng chuyên môn, tạo cơ hội việc làm
- Chất lượng giáo dục : Các đại học tư thục nổi tiếng có chất lượng giáo dục cao và
chương trình học chuyên sâu trong các lĩnh vực cụ thể, thường chuyên về các ngành
học cụ thể và tập trung đào tạo kỹ năng chuyên môn cho sinh viên( cho sinh viên có
cơ hội tiếp cận với các dự án thực hành, sinh viên được tham gia vào các dự án nghiên
cứu. Điều này giúp các sinh viên phát triển kỹ năng thực tiễn và giàu kinh nghiệm hơn
sau đó còn có cơ hội việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.
- Các trường đại học tư thục thường có cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiện đại và được
đầu tư mạnh mẽ với sự hỗ trợ tài chính. Điều này tạo nên một môi trường học tập hiện
đại và thuận tiện cho sinh viên. Phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và khu vực sinh
hoạt được trang bị chất lượng cao. Hơn nữa, các trường đại học tư nhân khuyến khích
sự sáng tạo và năng động của sinh viên bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực sáng tạo và
trung tâm nghiên cứu ứng dụng.

- Đại học tư thục còn liên kết được với nhiều trường đại học nước ngoài , tạo điều kiện
tốt cho sinh viên muốn trao đổi học tập tại nước ngoài, giúp sinh viên có môi trường
thăng tiến dễ dàng hơn.
- Trường đại học tư thục còn có nhiều chính sách học bổng cho các bạn sinh viên, vì là
trường tư nên cũng kết nối được với nhiều doanh nghiệp để hỗ trợ học bổng,giúp đỡ
các sinh viên với hộ gia đình khó khăn, đặc biệt trường còn tổ chức rất nhiều talk show
mời nhiều người nổi tiếng về để trợ giảng, diễn giải…
2. Quan điểm không tích cực:
- Đại học công lập :

14
• Rất nhiều bạn trẻ cho rằng đại học công lập có số lượng sinh viên đông đúc, áp lực cao
về điểm thi, cạnh tranh khốc liệt trong việc đậu đại học, phải nỗ lực rất nhiều để có thể
vào được đại học công lập
• Quy mô lớn: Đại học công lập thường có quy mô lớn hơn đại học tư thục, điều này dẫn
đến một số vấn đề như lớp học quá đông đúc và ít cơ hội gặp gỡ, sự tương tác trực tiếp
với các giáo viên cũng trở nên nhọc nhằn và khó khăn.
• Tích cực về nghiên cứu, thiếu tập trung vào giảng dạy: Sinh viên học lý thuyết nhiều
hơn thực hành vì đại học công lập thường chú trọng vào các nghiên cứu và công bố
khoa học, làm cho chất lượng giảng dạy trở nên mơ hồ khó tiếp cận sinh viên. Giảng
viên có thể được đánh giá chủ yếu dựa trên nghiên cứu mà không được đánh giá đầy
đủ về hiệu quả giảng dạy .
• Cạnh tranh gay gắt: Với quy mô lớn và số lượng sinh viên đông đảo, cạnh tranh để
được tập trung tài nguyên và cơ hội nghiên cứu, thực tập, học bổng có thể trở nên khốc
liệt và áp lực đối với sinh viên.
• Không linh hoạt về chương trình học: Một số đại học công lập có chương trình học
cứng nhắc và không linh hoạt, khiến cho việc lựa chọn môn học hay định hướng học
tập trở nên mơ hồ, sinh viên ít được tiếp cận với các dự án thực hành.
• Mặc dù vấn đề tài chính có phần thấp hơn, nhưng những năm gần đây, đại học công
lập cũng gia tăng học phí qua các quý nhưng lại không cải thiện được cơ sở hạ tầng,
cơ sở vật chất, ví dụ như máy lạnh ở nhiều trường đại học công lập vẫn chưa được lắp,
phòng lớn và số lượng sinh viên đông đúc sẽ không tránh khỏi việc nóng bức khó chịu
đối với các sinh viên.
- Đại học tư thục :
• Chi phí cao: Một số trường đại học tư thục có chi phí rất cao, cao hơn đaị học công lập
điều này khiến việc tiếp cận giáo dục cao hơn trở nên khó khăn cho các hộ gia đình có
kinh tế hạn chế

15
Nguồn: Mạng xã hội
• Thiếu tài trợ từ chính phủ: Đại học tư thục thường không nhận được sự tài trợ từ ngân
sách nhà nước như các trường công lập khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng
cung cấp học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
• Thiếu cơ hội thực tập: Vì không có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và chính phủ, thậm chí
đại sứ quán, nên việc tiếp cận các doanh nghiệp và nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn,
rơi vào thế sinh viên phải tự lực đi tìm các doanh nghiệp và nhà đầu tư .
• Nhiều người cho rằng, để vào được trường đại học tư thục rất dễ dàng, quan điểm
không tốt khi đánh giá sinh viên tư thục kiến thức không được như sinh viên công lập,
nên nhiều gia đình sẽ có định kiến về tư thục,
• Đại học tư thục sẽ khó khăn hơn trong việc chiêu mộ giảng viên có chuyên môn, vì tư
thục thuờng không có biên chế nên các giảng viên, tiến sĩ thường lựa chọn giảng dạy
tại đại học tư thục khi có dư thời gian giảng dạy tại các trường công lập .

16
C. Nguyên nhân và hệ quả của những quan điểm ấy ở giới trẻ ngày
nay:
1. Nguyên nhân:
+ Khi nhắc đến giữa các trường công lập và tư thục, các cá nhân có xu hướng thể hiện
mức độ “thiện cảm” lớn hơn đối với trường tư thục. Điều này phần lớn là do các trường
công lập được nhà nước tài trợ, do vậy mọi người nghĩ về chất lượng đào tạo và nhân
viên giảng dạy, thường cao và vượt trội so với các trường tư thục.
+ Thực tại hiện nay cho ta thấy được ở các trường công lập thi tuyển sẽ gắt gao, khó
khăn hơn các trường tư thục vì vậy độ cạnh tranh đầu vào cao hơn. Nhiều trường tư
thục đa phần họ sẽ lựa chọn phương thức xét tuyển học bạ để tuyển sinh đầu vào, giúp
các bạn dễ đậu hơn. Trong khi đó thì các trường công lập họ lại chọn ngược lại, dùng
hình thức dựa vào kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia để tuyển sinh. Vì vậy mà nhiều
bạn cho rằng trường tư thục xét đầu vào là học bạ hoặc điểm thi đầu vào thấp, độ cạnh
tranh ít, khả năng đậu cao thì chất lượng giáo dục sẽ có phần không bằng các trường
công lập khác.
+ Bởi vì trường tư thục dễ đậu nên nhiều bạn cho rằng sinh viên trường tư thục không
được đào tạo bài bản và chất lượng kém hơn so với trường công lập.
+ Nói đến cơ sở vật chất thì ở các trường tư thục dĩ nhiên thì phần lớn sẽ tốt hơn so với
các trường công lập. Trường công lập được sự hổ trợ của nhà nước nên đôi khi muốn
tu sửa hay nâng cấp cơ sở vật chất sẽ lâu hơn vì phải đợi xét duyệt, ngược lại thì ở các
trường tư thục họ tự chủ nên việc tu sửa và nâng cấp các cơ sở vật chất sẽ nhanh chóng
hơn. Chính vì vậy mà học phí ở các trường tư thục sẽ có phần cao hơn các trường công
lập.
+ Về chương trình học thì các trường công lập sẽ có chương trình giảng dạy thống nhất
và ổn định của bộ, cung cấp được những kiến thức cơ bản. Còn phía trường tư thục sẽ
có chương trình giảng dạy khá đa dạng và thực tế, các trường tư thục còn chú ý đến
mảng thực hành nhiều hơn lý thuyết nên các hoạt động ngoại khóa, talkshow được
diễn ra phổ biến.
+ Và một số công ty, doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng trong nước có thiên hướng ưu
tiên đặc biệt đến các bạn sinh viên tốt nghiệp đến từ các trường công lập hơn.

17
2. Hệ quả:

+ Nhiều quan điểm sai đối với sinh viên học trường tư thục:
• Học không giỏi mới vào trường tư thục học.
• Vào các trường tư thục chỉ cần xét học bạ, không cần phải cố gắng nhiều như các
bạn sinh viên công lập.
• Vào các trường tư thục thì chơi nhiều hơn là học.
• Nỗ lực ít hơn trường công lập
+ Không còn được tự tin khi nhắc đến trường mình đang học, hoặc một số các bạn chuẩn
bị học ở các trường tư thục bị hoang mang, lo lắng với việc lựa chọn trường đại học.
+ Không thoải mái, khó chịu vì dễ bị gắn mác là rich kid, giàu có vì học trường tư thục
có mức học phí cao hơn các trường công lập.
+ Chính vì cơ sở vật chất các trường tư thục quá tốt nên nhiều bạn chọn vào trường tư
thục mà không tìm hiểu kỹ về các vấn đề khác như học phí, chất lượng đâò tạo, chương
trình học có phù hợp với bản thân…. Và ngược lại thì một số bạn có quan điểm trường
công lập là trường tốt nên lựa chọn vào mà cũng không tìm hiểu rõ về chương trình
giảng dạy của trường, điều kiện để đậu vào trường có thực sự phù hợp với bản thân
hay không.
+ Tấm bằng đại học sau khi ra trường khi học ở các trường tư thục cũng phần nào bị các
nhà tuyển dụng ít chú ý đến.
+ Suy nghĩ sai về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. Ở các trường công lập sau khi ra
trường các bạn được các nhà tuyển dụng chú ý hơn nên cho rằng tỷ lệ có việc làm cao
hơn. Tuy nhiên đối với các trường tư thục họ thường liên kết với các doanh nghiệp

18
nhiều, chương trình học hướng về phần thực hành nhiều hơn nên tỷ lệ có việc làm của
các sinh viên sau khi ra trường không hề thấp như mọi người nghĩ.

19
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Nghiên cứu quan điểm của giới trẻ về đại học công lập và tư thục là một chủ đề rất quan trọng
trong giáo dục hiện nay. Hiểu được những quan điểm này và nguyên nhân này sẽ giúp nhà
trường và gia đình hiểu rõ hơn về sở thích và lựa chọn của học sinh, đồng thời phát triển các
giải pháp hợp lý để tối ưu hóa hệ thống giáo dục.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích trên đối tượng
học sinh, sinh viên. Kết quả cho thấy một số học sinh, sinh viên có xu hướng thích các trường
đại học công lập hơn các trường đại học tư thục.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là chất lượng giáo dục. Các trường đại học công
lập thường có đội ngũ giảng viên trình độ cao. Điều này mang lại cho học sinh, sinh viên niềm
tin rằng họ sẽ nhận được một nền giáo dục tốt và được chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương
lai của họ.
Cơ hội nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng dẫn đến quan điểm này. Một số học sinh, sinh
viên cho rằng tốt nghiệp đại học công lập sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn và thu nhập cao hơn.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh điều kiện kinh tế khó khăn và cạnh tranh việc
làm.
Nhưng cũng nên thấy rằng vẫn còn một số học sinh, sinh viên giữ quan điểm tích cực về đại
học tư thục. Họ coi đây là một môi trường giáo dục tốt, cung cấp các cơ hội học tập hiện đại
cho sự phát triển của học sinh. Đối với những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khá nhưng không
đủ điều kiện để vào trường công lập, một trường đại học tư thục có thể là một lựa chọn hợp
lý để có được một nền giáo dục chất lượng.
Nhìn chung, nhận thức của giới trẻ về trường đại học công và tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
chẳng hạn như chất lượng giáo dục, cơ hội nghề nghiệp, tài chính và ảnh hưởng xã hội. Hiểu
được những quan điểm này là cơ sở để xây dựng các giải pháp và chính sách phù hợp nhằm
tối ưu hóa hệ thống giáo dục và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thanh niên trong học tập và
nghề nghiệp.

20
CHƯƠNG V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kim Anh (2022). Trường công lập là gì? Trường tư thục là gì? Trang Luật Việt
Nam
2. Phạm Văn Quốc ( 2022). Thế nào là trường công lập và trường tư thục? Nên
cho con theo học trường công lập hay trường tư thục. Thư Viện pháp luật
3. Thuỳ Trang (2018). Học trường tư dễ có việc làm hơn trường công? Tuổi trẻ
online

21

You might also like