You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP DỰ ÁN VIẾT

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ


BÌNH ĐẲNG GIỚI

Học phần : Giao tiếp trong kinh doanh


Thành viên nhóm 10 : Lê Vũ Ngọc Hân
Đặng Lê Đức Huy
Nguyễn Thế Lực
Phan Thị Tâm
Trần Lê Vy

ĐÀ NẴNG, 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2
2. Đối tượng và khách thể của đề tài......................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................3
4. Khái niệm liên quan............................................................................................3
1. Thái độ của sinh viên về vấn đề bình đẳng giới.................................................4
1.1. Nhận thức về bình đẳng giới........................................................................4
1.2. Thái độ đối với các chuẩn mực giới............................................................7
1.3. Hành vi thể hiện bình đẳng giới...................................................................9
2. Các yếu tố tác động đến thái độ sinh viên về bình đẳng giới...........................11
2.1. Yếu tố cá nhân...........................................................................................11
2.2. Yếu tố gia đình...........................................................................................12
2.3. Yếu tố xã hội..............................................................................................13
2.4. Các yếu tố khác..........................................................................................15
KẾT LUẬN....................................................................................................................16
1. Tổng kết............................................................................................................16
2. Đề xuất giải pháp nâng cao thái độ của sinh viên về bình đẳng giới...............16
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................17

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người từ xa xưa đến nay đã phát triển một cách thần kỳ. Tuy nhiên sự
thần kỳ đó cũng dẫn đến rất nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt phải nói đến sự bất
bình đẳng trong xã hội, mà trong đó có bất bình đẳng giới. Bình đẳng giữa vị trí,
vaia trò, sự phát triển giữa 2 giới tính nam nữ là một lý tưởng mà mọi người, mọi
nhà, mọi xã hội, mọi quốc gia đều cố gắng thực hiện nó.

Hiện nay, bất bình đẳng giới là một thách thức lớn trong sự phát triển của
Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ
ngày đầu Cách mạng. Khẩu hiệu “Nam Nữ Bình Quyền” được khẳng định trong
Hiến Pháp (1946). Cho đến nay, Đảng và Nhà nước luôn coi con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Việc chăm lo phát triển nguồn lực con người
là nhân tố quyết định thành công của cuộc đổi mới, trong đó các tiêu chí phát triển
hướng vào cả nam và nữ.

Tuy nhiên, bất bình đẳng giới đang là vấn đề mang tính nan giải cần có thời
gian và được quan tâm nhiều hơn để giải quyết. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” từ
xưa đã ăn sâu vào trong suy nghĩ mỗi người, mỗi tầng lớp. Để xoá bỏ chúng, cần
phải tạo nên bình đẳng giữa hai giới tính. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí,
vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự
phát triển đó.

Nhiều đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề bình đẳng giới nhưng chưa quan
tâm đến nhận thức của giới trẻ về bình đẳng giới trong khi giới trẻ là lực lượng
nồng cốt của xã hội. Ngoài ra, sinh viên là lứa tuổi đã trưởng thành, nếu chưa có
nhận thức đúng về bình đẳng giới thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình hành
vi vai trò về giới.

Để nghiên cứu và đánh giá thái độ sinh viên đối với vấn đề bình đẳng giới.
Đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của sinh viên về
2
bình đẳng giới, đồng thời đưa ra các giải pháp và khuyến nghị góp phần nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên.

Về mặt lý luận: Nghiên cứu hy vọng đề tài sẽ phác hoạ một cách tổng quan
về thái độ của sinh viên hiện nay. Trên cơ sở đó phân tích các yếu tố tác động đến
thái độ của sinh viên về vấn đề bình đẳng giới.

Về mặt thực tiễn: Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ trở thành cơ sỏ để có
thể tuyên tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức cho sinh viên.

2. Đối tượng và khách thể của đề tài


- Đối tượng: tập trung nghiên cứu nhận thức về vấn đề bình đẳng giới.
- Khách thể: Sinh viên Trường Đại học Đà Nẵng.

3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


Khảo sát nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới, phân tích thái độ và
hành vi của sinh viên về bình đẳng giới, đưa ra một số giải pháp nâng cao nhận
thức về bình đẳng giới.

NỘI DUNG
4. Khái niệm liên quan
Thái độ: Thái độ của một cá nhân đối với một đối tượng là một trong
những nhân tố chính gắn với cá nhân và quyết định ứng xử của cá nhân đối với đối
tượng; những nghiên cứu về thái độ xã hội, tức là thái độ đối với đối tượng xã hội,
trước hết nghiên cứu các điều kiện thay đổi thái độ và mối liên quan giữa một mặt
là thái độ và mặt kia là ứng xử bị thái độ ảnh hưởng [1].

Sinh viên: Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký tham gia các lớp học
trong khóa học trình độ cao đẳng hoặc đại học để đạt được mức độ thành thạo môn
học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực
hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp
học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó. Theo nghĩa

3
rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học
trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là một phần của
một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai
trò cơ bản hoặc quyết định [2]. Đây là nhóm dân số có địa vị, vai trò xã hội xác
định. Có thể hiểu, sinh viên gắn với những vị trí, vai trò xã hội nhất định trong quá
trình xã hội hoá.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò


ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực
của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và
hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
(Theo điều 5 chương 1 – Luật bình đẳng giới)

1. Thái độ của sinh viên về vấn đề bình đẳng giới


1.1. Nhận thức về bình đẳng giới

Nhận thức của các sinh viên về bình đẳng giới ngày nay được thể
hiện qua nhiều khía cạnh. Những người được hỏi là các sinh viên đang
trong quá trình học tập và lao động sung sức nhất. Họ là những người
sinh viên có tri thức có trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước Việt
Nam. Việc thực hiện bình đẳng giới cũng góp phần xây dựng quê hương
văn minh. Đây không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân hay tập thể mà
là của cộng đồng. Ở thế hệ nào từ tầng lớp tri thức đến các công việc tay
chân, các công sở ngành nghề khác nhau đề có tính chất đặc thù riêng của
từng ngành đối với vấn đề bình đẳng giới trong xã hội nó cũng không xa
lạ gì. Nhưng thế hệ mới, thế giới mới của giới trẻ sẽ nghĩ như nào về vấn
đề bình đẳng giới hay có những quan niệm thế nào? Đặt mục tiêu lên
hàng đầu, thực lực quyết định hay là trách nhiệm của riêng ai?

4
Một số câu hỏi đặt ra ban đầu cho sinh viên

Khi được hỏi, khảo sát về vấn đề bình đẳng giới. Các sinh viên có
thái độ khác là lạc quan và cởi mở. Hầu hết không có các thành kiến kỳ
thị về vấn đề giới tính trong học tập và trong công việc. Thậm chí trong
một số công việc họ còn khuyến khích nam, nữ cùng tham gia. Là tin tốt
đối với nền kinh tế nước ta khao khát nhân lực cao mà do những rào cản
về giới tính ảnh hưởng tới. Cùng với sự phát triển của xã hội con người
cũng có những nhận thức khác dần đi bãi bỏ những suy nghĩ lạc hậu cổ
hủ và sự thích ứng hòa nhập cùng xã hội mới.
Tuy vẫn còn tồn tại một số bất bình đẳng giới trong xã hội Việt
Nam, như sự chênh lệch trong cơ hội học tập, nghề nghiệp và tiếng nói,
nhưng nhận thức về vấn đề này đang ngày càng được nhận thức rõ ràng
hơn. Các vấn đề như việc phân chia giữa truyền thống và phát triển, định

5
kiến xã hội và tiêu chuẩn xã hội đang được đặt ra để thảo luận và giải
quyết. Từ các yếu tố khác nhau về giới tính. Các yếu tố sinh lý cơ bản,
thể chất, tính hy hữu công việc, tôn giáo, truyền thống….mà có sự mất
bình đẳng đó. Hay những suy nghĩ sai lệch từ rất nhỏ mà chúng ta được
dạy dẫn đến hiện tại vấn chưa có những nhận thức đúng đắn trong suy
nghĩ và tiềm thức của họ. Đâu là thế hệ mới sinh viên được tiếp cận với
kiến thức hiện đại như ngày nay.
Để hình thành sự nhận thức của sinh viên về cân bằng giới tính
trong xã hội như ngày hôm nay quyết định bởi rất nhiều yếu tố.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hoá về giới

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng nhận thức của sinh viên ngày
nay về bình đẳng giới đã có sự thay đổi đáng kể so với những thế hệ
trước. Sinh viên ngày nay có xu hướng nhìn nhận bình đẳng giới như một
nguyên tắc cơ bản của xã hội, và họ đang nỗ lực để xây dựng một xã hội
công bằng và bình đẳng cho cả nam và nữ trong công việc cũng như học
tập.
Sinh viên hiện nay đã nhận ra rằng bình đẳng giới không chỉ là
vấn đề riêng của phụ nữ, mà còn là lợi ích chung của cả xã hội. Họ nhìn
thấy rằng khi mọi người được đánh giá và trao cơ hội dựa trên năng lực
và đóng góp của mình thay vì giới tính, thì xã hội sẽ phát triển mạnh mẽ
hơn.

6
Thế hệ trẻ ngày nay cũng có nhận thức sâu sắc về những khía cạnh
của bất bình đẳng giới trong xã hội. Họ nhìn thấy sự chênh lệch trong cơ
hội học tập, nghề nghiệp và tiếng nói trong quyết định quan trọng. Họ đòi
hỏi sự công bằng và sự chia sẻ quyền lực giữa nam và nữ, và đấu tranh để
loại bỏ những rào cản và định kiến xã hội liên quan đến giới tính. Đó là
quyền lợi họ xứng đáng có được họ lên tiếng đòi quyền lợi, lên tiếng
những bất công mà họ phải chịu. Cuối cùng không phải bất cứ ai giới
tính, màu gia, sắc tộc… đều muốn có tiếng nói, tiếng nói chung mà họ
đáng được có.
Hiện nay sinh viên cũng thường tham gia vào các hoạt động và tổ
chức xã hội nhằm tăng cường nhận thức và khích lệ sự bình đẳng giới.
Họ tham gia vào các tổ chức, trò chơi, chiến dịch tuyên truyền và sự kiện
nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này. Để liên kết hơn những người
cùng tần số nhưng khác giới. Họ cũng thường xuyên tham gia vào các
khoá học và nghiên cứu về bình đẳng giới để nâng cao kiến thức, nhân
thức và hiểu biết của mình.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng nhận thức về bình đẳng giới
vẫn còn đa dạng trong cộng đồng sinh viên. Một số sinh viên có thể
không nhận thức đầy đủ về vấn đề này hoặc có quan điểm khác nhau về
bình đẳng giới. Do đó, việc tiếp tục tăng cường giáo dục và thảo luận về
bình đẳng giới [3] vẫn là cần thiết để đảm bảo sự nhận thức và nhận thức
rõ ràng hơn trong tương lai.

1.2. Thái độ đối với các chuẩn mực giới

Thái độ của sinh viên về vấn đề bình đẳng giới được thể hiện ở
nhiều khía cạnh, trong đó có thái độ đối với các chuẩn mực giới. Chuẩn
mực giới là những quy tắc, quy định về hành vi, vai trò, phẩm chất của
nam và nữ trong xã hội. Chuẩn mực giới có thể mang tính tích cực, thúc
đẩy sự phát triển của nam và nữ, nhưng cũng có thể mang tính tiêu cực,
gây bất bình đẳng giới.

7
 Đối với các chuẩn mực giới tích cực:
Nhìn chung, sinh viên có thái độ tích cực đối với các
chuẩn mực giới tính tích cực. Ccá bạn sinh viên có xu
hướng ủng hộ những chuẩn mực giới cho phép nam và nữ
có cơ hội bình đẳng trong học tập, lao động, tham gia các
hoạt động xã hội, và trong các mối quan hệ cá nhân.
 Đối với các chuẩn mực giới tiêu cực:
Bên cạnh phản ứng tích cực trên, vẫn còn một số
sinh viên có thái độ tiêu cực đối với các chuẩn mực tiêu
cực. Một số vẫn cho rằng nam giới là trụ cột gia đình, phụ
nữ nên đảm nhận vai trò nội trợ, chăm sóc con cái. Một số
bạn khác lại cho rằng phụ nữ không nên làm những công
việc đòi hỏi sức mạnh, kỹ thuật cao.
Thái độ của sinh viên đối với các chuẩn mực giới chịu tác động
của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố sau:
o Giáo dục gia đình:
Gia đình là nơi đầu tiên hình thành nhận thức và thái độ của
con người về các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề về bình đẳng giới.
Nếu gia đình có những định kiến về giới, thì những định kiến này sẽ
ảnh hưởng đến thái độ của con cái.
o Giáo dục nhà trường:
Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục kiến thức,
kỹ năng, và định hướng giá trị cho học sinh. Các chương trình giáo
dục về bình đẳng giới trong nhà trường cần được đổi mới, cập nhật để
phù hợp với thực tiễn xã hội. Nội dung giáo dục cần tập trung vào
việc nâng cao nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới, xóa bỏ các
định kiến về giới.
o Môi trường xã hội:

8
Môi trường xã hội cũng có tác động không nhỏ đến thái độ của
con người về các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề bình đẳng giới.
Nếu môi trường xã hội có những định kiến về giới, thì những định
kiến này sẽ ảnh hưởng đến thái độ của con người.

1.3. Hành vi thể hiện bình đẳng giới

Như ở phần thống kê và phân tích trên, nhận thức và thái độ của
mỗi người sẽ là yếu tố chủ yếu tác động đến quyết định hành vi của
người đó, và nhất là về nhận thức. Sống trong một xã hội văn minh hiện
nay, thế hệ trẻ đã có cơ hội tiếp cận với những tri thức hiện đại, tiến bộ,
giúp hình thành nên một tư tưởng và cái nhìn đúng đắn hơn về sự bình
đẳng của hai giới. Những hành động thể hiện được sự bình đẳng giới sẽ
giúp tạo nên một xã hội bình đẳng cho cả hai giới, bình đẳng trước pháp
luật, bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về những vấn đề khác trong cuộc
sống. Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu về hành vi của sinh viên hiện nay
trước những vấn mang tính bình đẳng giới.
Vậy những hành vi như thế nào là thể hiện bình đẳng giới? Ngược
lại là bất bình đẳng giới thì sao?
Đầu tiên nói đến hành vi thể hiện bình đẳng giới. Là những hành
vi góp phần tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực cho cả nam và nữ
là như nhau. Nghe có vẻ là một khái niệm rất rộng và khó để làm được
nhưng nó được xây dựng từ những hành động nhỏ nhất và thường ngày
nhất. Vì vậy, đối với sinh viên, việc thực hiện những hành vi mang tính
bình đẳng giới lại càng không khó. Những hành vi mang tính bình đẳng
giới ví dụ như: tôn trọng sự khác biệt giới tính, tạo cơ hội điều kiện như
nhau, đánh giá công bằng dựa trên năng lực, cởi mở chia sẻ công việc,
nâng cao nhận thức về bình đẳng giới...
Dựa trên kết quả nhóm đã khảo sát được. Nhìn chung, các sinh
viên không phân biệt nam hay nữ đều tạo cho nhau một môi trường học

9
tập lành mạnh và công bằng. Mọi cơ hội đều là như nhau và bất cứ ai
cũng điều kiện để phát triển bản thân. Nói về sinh viên nam: hầu hết các
sinh viên nam luôn khuyến khích, ủng hộ các bạn nữ tham gia nhiều hoạt
động hơn, luôn nhường các cơ hội tốt cho các bạn nữ được mạnh dạn thể
hiện; luôn tham gia tổ chức các ngày lễ cho các bạn nữ thể hiện rằng các
bạn rất coi trọng vai trò của các bạn nữ; luôn ủng hộ và giúp đỡ các bạn
trong học tập để cùng nhau tiến lên , và còn rất rất nhiều những hành
động thể hiện rằng các sinh viên nam luôn coi trọng bình đẳng giới. Về
phần sinh viên nữ: các bạn rất tích cực tham gia những hoạt động, câu lạp
bộ về bình đẳng giới, luôn cố gắng tiến lên trong học tập và xây dựng bản
thân, luôn tôn trọng và ủng hộ các bạn nam trong mọi hoạt động, tôn
trọng cá tính của các bạn trong mọi hoạt động. Có thể thấy hầu hết các
sinh viên đều nhận thức đúng và tham gia rất nhiều hành vi thể hiện bình
đẳng giới. Mặc dù 50 người chỉ là một con số nhỏ so với hàng ngàn sinh
viên, nhưng trong đó 99% trong tất cả đều có những ý kiến đông ý với
bình đẳng giới. Đây là một tín hiệu tốt và nên được khích lệ để những
hành vi tốt này sẽ lan tỏa một năng lượng tốt cho tất cả các bạn cùng
trang lứa.

Nhưng rõ ràng là hầu hết chứ không phải tất cả, vẫn còn sinh viên
hiện nay có nhận thức sai lệch về vấn đề này, có thể là vẫn sẽ ủng hộ
bình đẳng giới nhưng những hành vi được thể hiện ra lại chưa đúng và

10
vẫn mang tính bất bình đẳng. Những hành vi như là: hạ thấp khả năng
học tập và làm việc cua sinh viên nữ, phân công vai trò khác nhau giữa
nữ và nam, khuyến khích sinh viên nam tham gia các môn kĩ thuật sáng
chế và nữ thì tham gia nghệ thuật hay ngôn ngữ... Những hành động đó
sẽ phần nào gây tổn thương đến tâm lí của sinh viên, gây cản trở quá
trình học tập và phát triển của sinh viên. Theo một góc nhìn nào đó thì nó
không hẳn là sai, nó dựa vào những thế mạnh mà số đông đang có, nhưng
chưa bình đẳng bởi mỗi người có một thế mạnh, nữ hay nam cũng cần
giữ những vai trò như nhau, có cơ hội như nhau.

Khi được hỏi cảm giác khi chứng kiến hành vi bất bình đẳng

2. Các yếu tố tác động đến thái độ sinh viên về bình đẳng giới
Theo khảo sát, yếu tố xã hội, giáo dục và gia đình được đánh giá cao
trong việc ảnh hướng đến vấn đề bình đẳng giới

2.1. Yếu tố cá nhân

11
Xuyên suốt kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm cá nhân sinh
viên như giới và học lực có ảnh hưởng khá quan trọng đến mức độ nhận
thức , thái độ và hành vi về bình đẳng giới của sinh viên . Nữ sinh
viên ,sinh viên có học lực khá có xu hướng nhận thức ,thái độ và hành vi
về bình đẳng giới tốt hơn những nhóm sinh viên khác .Yếu tố dân tộc
nhiều trường hợp ảnh hưởng khá rõ nét tuy nhiên không nhất quán
Đối với những sinh viên có kinh nghiệm sống cũng như có nhiều
cơ hội tiếp xúc với thông tin về bình đẳng giới thường có thái độ cũng
như cái nhìn tích cực hơn về vấn đề bình đẳng giới.
Tuy nhiên, sinh viên có quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới
nhưng hầu hết không thực sự hiểu, cũng như biết đến các quy định pháp
luật về bình đẳng giới. Mặc dù vậy, các sinh viên được khảo sát đánh giá
rất cao vấn đề bình đẳng trong xã hội hiện nay. Khi được hỏi “Bạn tin
rằng bình đẳng giới là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện nay?” thì
có 83,6% người đồng ý với ý kiến, số còn lại thì trung lập.

2.2. Yếu tố gia đình

Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có một gia đình và đồng thời
chịu ảnh hưởng của ba môi trường giáo dục chính là: Gia đình, nhà
trường và xã hội. Có thể xem ba môi trường ấy là cái nôi nuôi dưỡng, tác
động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của mỗi người, trong bài này,
chúng ta đề cập đến sinh viên. Trong đó gia đình là cơ sở, là nền tảng
12
quan trọng có tính chất quyết định nhân cách của mỗi cá nhân trong quá
trình trưởng thành. Và người ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là cha mẹ, cùng
với các phương thức dạy con, họ sẽ dần nuôi dưỡng con của mình lớn lên
với một cái nhìn về thế giới sẽ như cách hộ đối xử với con, với mọi người
trong gia đình
Các phương thức dạy con tích cực sẽ giúp con người lớn lên một
cách lành mạnh, xây dựng tính cách tích cực đầy bao dung cho bản thân.
Tuy nhiên con cái thường ấn tượng và ảnh hưởng sự tiêu cực mạnh mẽ
hơn cả. Thường sẽ để lại bóng ma tâm lý, người có hoàn cảnh sống tiêu
cực từ gia đình thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách cũng như cái
nhìn của họ về thế giới. Ví dụ bạo lực gia đình, thiên vị con cái, hay sử
dụng từ ngữ không chuẩn mực.

2.3. Yếu tố xã hội

Xã hội ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên qua một số lĩnh vực
Sự phân biệt giới tính:
Phân biệt giới tính hay kỳ thị giới tính (tiếng Anh:
sexism), một thuật ngữ xuất hiện giữa thế kỷ 20, là một dạng
niềm tin hay thái độ cho rằng một giới là hạ đẳng, kém khả
năng và kém giá trị hơn giới còn lại. Thuật ngữ này hầu như
được dùng để ám chỉ sự thống trị của nam so với nữ. Cuộc đấu
tranh chống lại sự phân biệt giới tính, mà trung tâm là phong
trào nữ quyền diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và không
chỉ dành riêng cho nữ. Trong lịch sử đã có nhiều tư tưởng cho
rằng nam và nữ có vai trò đặc trù trong xã hội, trong đó nam
giới thường đảm nhiệm các công việc về nghệ thuật, kỹ nghệ,
quân đội trong khi phụ nữ đảm nhận việc nội trợ gia đình và
chăm sóc trẻ em. Sự chuyên môn hóa về vai trò này đã dẫn đến
sự hình thành quan niệm rằng phụ nữ không có khả năng thực
hiện các công việc đòi hỏi trí tuệ.

13
Định kiến giới:
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên
lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí vai trò và năng lực của nam
hoặc nữ (khoản 4 Điều 5, Luật bình đẳng giới). Hay nói cách
khác thì đây là một tập hợp các đặc điểm được số đông gán
cho là thuộc về nam hay nữ, các quan niệm này đôi khi sai lầm
và hạn chế những điều mà một cá nhân có thể làm. Những định
kiến như trên không chỉ tồn tại nhiều từ thời xã hội phong kiến
mà ở xã hội ngày nay thì những quan niệm đó vẫn còn hiện
hữu. Định kiến giới vừa phản ánh sự bất bình đẳng giới, vừa
củng cố duy trì thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội. Thể
hiện rõ nhất của định kiến giới phải kể đến tư tưởng “trọng
nam khinh nữ” đã ăn sâu bám rễ lâu đời. Mặc dầu, những năm
gần đây cái nhìn về “con gái” trong xã hội đã cởi mở hơn. Vai
trò và vị trí của phụ nữ được nâng cao và được khẳng định
hơn. Nhưng tư tưởng thích con trai hơn nên nhiều phụ nữ sẵn
sàng phá thai nếu biết thai nhi là con gái bất chấp điều đó có
hại như thế nào đối với sức khỏe. Còn ở các vùng nông thôn
không có khả năng tiếp cận dịch vụ chẩn đoán giới tính thai
nhi sớm đã xảy ra tình trạng có nhiều gia đình vẫn tiếp tục sinh
tiếp con thứ 4, thứ 5 cho đến khi sinh đươc con trai mới thôi.
[4]
Trong quan niệm của người Việt Nam, xã hội đặt những
chuẩn mực riêng đối với các em gái như chăm làm, duyên
dáng, nấu ăn giỏi, biết may vá, thêu thùa... Phụ nữ cũng không
được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực chính trị hay trở
thành lãnh đạo, bởi theo quan niệm của nhiều xã hội, đó vẫn là
vai trò của nam giới. Khi phụ nữ tham gia vào những lĩnh vực
này, họ sẽ mất đi vẻ "nữ tính". Những chuẩn mực đó đã khiến
các em gái tập trung phát triển các kỹ năng để sau này làm một
14
người nội trợ giỏi hơn là chú ý đến những kỹ năng để sau này
kiếm được việc làm tốt hay đóng góp cho sự phát triển của xã
hội. Bởi vậy, khi ra trường và tham gia vào thị trường lao
động, phụ nữ nói chung sẽ thấp kém hơn nam giới cùng lứa.
Khi đã có công việc, xã hội Việt Nam mong đợi phụ nữ
có gia đình, và dành thời gian chăm sóc cho gia đình hơn là
dành thời gian cho xã hội. Khái niệm "hạnh phúc" cũng gắn
liền với quan niệm này. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc
chọn nghề của người phụ nữ. Ví dụ, nghề giáo viên được coi là
thích hợp với nữ giới một phần vì có nhiều thời gian chăm sóc
cho gia đình. Ngày nay, phụ nữ tham gia vào việc tạo thu nhập
ở nhiều lĩnh vực như nam giới nhưng xã hội vẫn mong đợi họ
phải làm tốt cả công việc nội trợ trong gia đình, chăm sóc con
cái, chăm lo việc họ hàng, trong khi nam giới chỉ cần đi làm
kiếm thu nhập là đủ. Điều này lại không được coi là quá sức
đối với phụ nữ hay bất bình đẳng trong khi họ được coi là
"phái yếu". Bởi mong muốn làm tốt cả hai vai trò, trong khi
qũy thời gian có hạn, phụ nữ phải gồng mình để học tập, lao
động và phấn đấu nếu muốn có vị trí ngang bằng với nam giới;
hoặc đây là quyết định của phần đa phụ nữ, hy sinh phát triển
nghề nghiệp để có thời gian chăm sóc gia đình. Để phát triển
nghề nghiệp được tốt, ai cũng cần phải cập nhật kiến thức, trao
dồi kỹ năng thường xuyên. Thời gian nghỉ ngơi, giải trí hàng
ngày cũng rất cần thiết để tinh thần và thể chất được hồi phục
để có thể tiếp tục làm việc. Đương nhiên khoảng thời gian nghỉ
ngơi này phải phù hợp đối với nam giới. Nhưng quan niệm xã
hội lại không cho phép phụ nữ được hưởng quyền đó vì mong
đợi họ cống hiến tiếp cho các công việc gia đình. Rõ ràng,
quan niệm của xã hội về một người phụ nữ tốt và hạnh phúc đã

15
tước đoạt đi quyền phát triển nghề nghiệp, thể chất và trí tuệ
của chị em.

2.4. Các yếu tố khác

Yếu tố giáo dục, tôn giáo, địa lý, tuổi tác và kinh tế cũng là một
trong các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới. Qua khảo sát có
thể thấy ở các vùng thành thị, tỉ lệ bất bình đẳng giới cũng ít hơn so với
các vùng nông thôn, nơi còn chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng phong
kiến. Ở những nơi điều kiện giáo dục tốt, nam giới và cả nữ giới được
tiếp xúc với kiến thức một cách dễ dàng, hiểu biết pháp luật thì tình trạng
bất bình đẳng giới cũng được hạn chế hơn. Điều kiện kinh tế cũng ảnh
hưởng khá lớn đến vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là tình trạng vi phạm
pháp luật về bình đẳng giới. Cuộc sống kinh tế khó khăn, áp lực cuộc
sống nặng nề dẫn đến việc không làm chủ được bản thân và có những
hành vi trái pháp luật.
Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục kiến thức, kỹ
năng, và định hướng giá trị cho học sinh. Các chương trình giáo dục về
bình đẳng giới trong nhà trường cần được đổi mới, cập nhật để phù hợp
với thực tiễn xã hội. Nội dung giáo dục cần tập trung vào việc nâng cao
nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới, xóa bỏ các định kiến về giới.
*Một số ví dụ cụ thể về các hoạt động giáo dục về bình đẳng giới
trong nhà trường: Tích hợp nội dung giáo dục về bình đẳng giới vào các
môn học và hoạt động ngoại khóa; Tổ chức các buổi tuyên truyền, vận
động về bình đẳng giới; Hỗ trợ sinh viên tham gia các hoạt động xã hội
nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
Các chương trình giáo dục về bình đẳng giới trong nhà trường có
thể giúp sinh viên hiểu rõ hơn về bình đẳng giới, từ đó hình thành những
thái độ tích cực đối với các chuẩn mực giới.

16
KẾT LUẬN
1. Tổng kết
Bình đẳng giới là một trong những vấn đề quan trọng trong thời đại ngày
nay. Để đạt được mục tiêu bình đẳng giới, cần có sự thay đổi nhận thức và thái
độ của xã hội, trong đó có vai trò của sinh viên. Việc nâng cao thái độ của sinh
viên đối với vấn đề bình đẳng giới cần được thực hiện thông qua các giải pháp
đồng bộ, trong đó có giáo dục, tuyên truyền, và tạo môi trường xã hội thân thiện
với bình đẳng giới.

2. Đề xuất giải pháp nâng cao thái độ của sinh viên về bình đẳng giới
Để nâng cao thái độ của sinh viên đối với vấn đề bình đẳng giới, cần có
các giải pháp sau:
Tăng cường giáo dục về bình đẳng giới trong nhà trường: Các chương
trình giáo dục về bình đẳng giới trong nhà trường cần được đổi mới, cập nhật để
phù hợp với thực tiễn xã hội. Nội dung giáo dục cần tập trung vào việc nâng cao
nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới, xóa bỏ các định kiến về giới.
Các chương trình giáo dục về bình đẳng giới cần được tích hợp vào các
môn học và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Các hoạt động giáo dục cần
được thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn để thu hút sự tham gia của sinh
viên.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động về bình đẳng giới: Các
hoạt động tuyên truyền, vận động về bình đẳng giới cần được triển khai sâu rộng
trong cộng đồng, trong đó có sinh viên. Các hoạt động này cần tập trung vào
việc thay đổi nhận thức, thái độ của sinh viên về bình đẳng giới.
Các hoạt động tuyên truyền, vận động cần được thực hiện đa dạng, phong
phú, phù hợp với đối tượng sinh viên. Các hoạt động cần tập trung vào việc
truyền tải những thông điệp tích cực về bình đẳng giới, xóa bỏ những định kiến
về giới.

17
Tạo môi trường xã hội thân thiện với bình đẳng giới: Cần xây dựng môi
trường xã hội thân thiện với bình đẳng giới, nơi nam và nữ có cơ hội bình đẳng
trong học tập, lao động, và tham gia các hoạt động xã hội.
Môi trường xã hội cần được tạo ra bởi sự chung tay của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong xã hội. Các cơ quan, tổ chức cần có các chính sách, chương
trình hỗ trợ thúc đẩy bình đẳng giới. Các cá nhân cần có nhận thức đúng đắn về
bình đẳng giới và hành động tích cực để góp phần xây dựng một xã hội bình
đẳng.

Tài liệu tham khảo

[1] G. T. G. Endruweit, Từ điển xã hội học, NXB Thế Giới, 2002.


[2] Wikipedia, "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia," 27 10 2023. [Online]. Available:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_vi%C3%AAn. [Accessed 7 11 2023].
[3] H. An, "Tạp chí của ban tuyên giáo trung ương," 18 8 2011. [Online]. Available:
https://tuyengiao.vn/dien-dan/thay-doi-nhan-thuc-ve-van-de-binh-dang-gioi-trong-
giao-duc-34194. [Accessed 7 11 2023].
[4] P. H. Trung, "Thế Giới Luật," [Online]. Available: https://thegioiluat.vn/bai-viet-
hoc-thuat/Yeu-to-anh-huong-den-van-de-binh-dang-gioi-trong-cac-linh-vuc-cua-
doi-song-xa-hoi-9437/.

Minh chứng nhóm 10

https://drive.google.com/drive/folders/1-REElwNPQmzxwoX9y5tIOuCIS_aBtp5i?
usp=sharing

Form khảo sát

https://docs.google.com/forms/d/1nXk55GlnGXB-Z6y-paLJpu1kvxvIiNTHcNultgw-
J68/edit#responses

18
Kết quả khảo sát

https://docs.google.com/spreadsheets/d/
1yWrqCeaNPpcGwod8gfhsIZaZTS0BI9JbzA7bTEE_IEE/edit?
resourcekey#gid=1759211956

19

You might also like