You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA GIÁO DỤC

XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN:

MỘT TRỌNG TRÁCH CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIẢNG VIÊN


(KHẢO SÁT TẠI HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM – PHÂN VIỆN MIỀN NAM)

GVGD: TS HOÀNG MAI KHANH

HVTH: TIÊU MINH SƠN

Tp.Hồ Chí Minh, năm 2020


1
MỤC LỤC

Đặt vấn đề

1. Động cơ học tập, phân loại và điều kiện hình thành


1.1. Khái niệm động cơ học tập
1.2. Phân loại động cơ học tập
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ học tập
1.4. Những điều kiện hình thành động cơ học tập
2. Vai trò trách nhiệm của Trưởng khoa/Trưởng Bộ môn và giảng viên trong
việc hình thành và phát triển động cơ học tập của sinh viên Phân viện miền
Nam
2.1. Giảng viên lực lượng chính yếu trong hình thành và phát triển động cơ
học tập của sinh viên
2.2. Vai trò của Trưởng khoa/Trưởng Bộ môn
2.3. Vai trò của Hiệu trưởng
3. Khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

2
TÓM TẮT

Từ nghiên cứu động cơ học tập, phân loại động cơ học tập, những yếu tố ảnh
hưởng và điều kiện hình thành động cơ học tập. Bài viết sẽ đi sâu nghiên cứu và tập
trung về vai trò chính yếu vô cùng quan trọng của Nhà trường trong việc hình thành
và phát triển động cơ học tập của sinh viên.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đến trường học, hầu hết sinh viên đều có tâm thế và ước vọng được học rộng,
hiểu sâu, để có năng lực làm việc, làm người hữu dụng, có ước mơ, hoài tâm, tâm
trong - trí sáng,… Song, do tác động của việc làm, đời sống và những mặt tiêu cực
của xã hội nên động cơ học tập của một bộ phận sinh viên bị triệt tiêu và các em
không thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. Từ đó, việc giúp sinh viên mà đặc
biệt là tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam – Phân viện miền Nam Tp.Hồ Chí
Minh hình thành và phát triển động cơ học tập có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động đào
tạo của Nhà trường – điều mà ai cũng nhận thức được.

Song, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành và phát triển
động cơ học tập của sinh viên đang là vấn đề cần được làm rõ, dưới góc nhìn xã hội,
xã hội hóa cá nhân thì vai trò của Nhà trường đang được thực hiện đúng hay chưa
trong việc rèn luyện và tạo động cơ cho sinh viên, Giải quyết được những vấn đề trên
sẽ là cứ liệu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với yêu cầu xây dựng đội ngũ
giảng viên đáp ứng nhu cầu đổi mới – nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay, giúp sinh
viên Phân viện miền Nam có nhiều điều kiện, cơ hội việc làm sau khi ra trường.

3
NỘI DUNG

Trường Đoàn trung ương II, ra đời sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội cho
các tỉnh, thành Đoàn phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Trước yêu cầu của công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội chung trong toàn quốc và thực hiện
chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá VII về tăng cường chỉ đạo và
cũng cố công tác đào tạo, nghiên cứu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong điều kiện
mới, ngày 24/04/1999 Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành quyết định số
387QĐ/TWĐTN thành lập Phân viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (gọi tắt là
Phân viện miền Nam) trực thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trên cơ sở tổ
chức của Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương II và tăng
cường thêm chức năng nghiên cứu và thông tin khoa học.

Năm 2016 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký công văn số: 4483/BGDĐT-GDĐH
cho phép Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học
ngành Công tác Thanh thiếu niên tại Phân viện miền Nam. Để thực hiện mục tiêu giáo
dục và đào tạo, Phân viện miền Nam đặc biệt quan tâm đến việc hình thành và phát
triển động cơ học tập cho sinh viên. Việc nghiên cứu động cơ học tập có ý nghĩa quan
trọng giúp nhà trường và các bậc phụ huynh có được những định hướng, những tác
động phù hợp giúp các em đạt được những thành tích học tâp tốt nhất, góp phần nâng
cao chất lượng nhà trường và nguồn nhân lực cho xã hội, phát triển đất nước trong bối
cảnh hội nhập.1

1. Động cơ học tập, phân loại và điều kiện hình thành


1.1. Khái niệm động cơ học tập
Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Động cơ là những gì thôi thúc con
người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn với
1
Trang website: https://pvmn.edu.vn

4
những nhu cầu”. Theo từ điển trực tuyến Wikipedia định nghĩa: “Động cơ là một
chuỗi các lý do khiến chủ thể quyết định tham gia một hành vi cụ thể”. 2
Ở góc độ Tâm lý học, “Động cơ học tập được hiểu là những hiện tượng, sự vật
trở thành cái kích thích người học đạt được kết quả về nhận thức, hình thành và phát
triển nhân cách”.3
Tóm lại, “Động cơ học tập là một động lực thúc đẩy sinh viên học tập, trên cơ
sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà
mình được học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi”.
Từ khái niệm động cơ và động cơ học tập vừa nêu trên, có thể thấy rằng, việc
xác định động cơ học tập sẽ thôi thúc sinh viên học tập tích cực hơn, năng động hơn
để đạt được mục đích phấn đấu của mình.
Động cơ học tập là tiền đề của hành động, là cơ sở của mục đích. Động cơ xác
đính hợp lí thì hành động mới chính xác và đạt được kết quả đặt ra. Nếu không có
động cơ học tập rõ ràng, chúng ta sẽ không thể nỗ lực hết mình để vượt qua được mọi
khó khăn trong học tập.
Động cơ học tập của sinh viên Phân viện miền Nam có ảnh hưởng đến kết quả
học tập của các em, qua đó ảnh hương đến kết quả giáo dục, chất lượng giảng dạy của
Nhà trường cũng như ảnh hưởng đến kết quả của ngành Giáo dục, xã hội.
Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu 4, người gắn bó với giảng đường đại học
hơn 40 năm cho rằng: “Chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có
hau yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Yếu tố thứ nhất là người học muốn học
và có động cơ học tập chân chính: học để hiểu biết, thành người có tài phục vụ cho xã
hội và làm giàu cho bản thân. Yếu tố thứ hai là người thầy. Để học trò đạt được những
mơ ước chân chính cần phải có những người thầy hết sức tâm huyết, muốn giúp cho
học trò của mình đạt được điều đó”.

2
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_c%C6%A1_(t%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc)
3
Học viện Quản lý Giáo dục (2006), Tập bài giảng giáo dục đại học, Học viện Quản lý Giáo dục xuất bản, 2; Tr.71
4
Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Hi%E1%BB%87u
5
Ghi lại ý kiến trên đây của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu để thấy rằng động cơ học
tập tốt luôn tỉ lệ thuận với kết quả học tập và luôn song hành với con đường các em
tiến bước để đạt được mục tiêu học tập.

1.2. Phân loại động cơ học tập

Dựa vào mục đích học tập, các nhà Tâm lý học chia động cơ học tập thành 5
loại:

Thứ nhất là động cơ nhận thức – khoa học: thể hiện ở thái độ đối với quá trình
nhận thức, với nội dung được học tập, nghiên cứu.

Thứ hai là động cơ nghề nghiệp: thể hiện ở thái độ yêu mến, sự hứng thú, say
mê những nội dung học tập, nghiên cứu có liên quan đế nghề nghiệp tương lai.

Thứ ba là động cơ xã hội: thể hiện nhu cầu, các lợi ích xã hội, về chuẩn mực và
mục đích xã hội.

Thứ tư là động cơ tự khẳng định: là ý thức về những năng lực của mình và
mong muốn được thể hiện chúng.

Thứ năm là động cơ vụ lợi 5

Xuất phát từ những yếu tố và điều kiện hình thành động cơ học tập mà thứ bậc
các động cơ trên luôn thay đổi và tác động rất khác nhau trong quá trình học tập của
mỗi sinh viên.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ học tập của sinh
viên

Quá trình hình thành động cơ học tập, sinh viên chịu nhiều sự tác động của
những yếu tố cơ bản sau đây: ảnh hưởng gia đình, ảnh hưởng xã hội, từ chính bản thân

5
Học viện Quản lý Giáo dục (2006), Tập bài giảng giáo dục đại học, Học viện Quản lý Giáo dục xuất bản, 2; Tr.71
6
và ảnh hưởng nhà trường như chương trình đào tạo, nội dung bài học, cách dạy của
giảng viên, nhân cách người thầy, kết quả học tập, môi trường học tập,…và trong bài
viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích ở góc độ Nhà trường là chủ yếu để chỉ ra
được vấn đề cần giải quyết.

1.4. Những điều kiện hình thành động cơ

Xét dưới góc độ Tâm lý học, việc hình thành động cơ học tập phụ thuộc vào
những nhân tố chủ yếu sau: (1) ý thức về mục đích của việc học tập; (2) hiểu rõ ý
nghĩa lý luận và thực tiễn các tri thức được lĩnh hội; (3) hình thức cảm xúc của các
thông tin khoa học được trình bày; (4) sự mở rộng nội dung và cái mới của tài liệu; (5)
xu hướng nghề nghiệp của hoạt động học tập; (6) việc chọn được những bài tập phù
hợp tạo ra những mâu thuẫn về nhận thức trong chính bản thân người học; (7) duy trì
được tính ham hiểu biết và bầu không khí tâm ký trong nhóm học tập,… 6

2. Vai trò trách nhiệm của Trưởng khoa/Trưởng Bộ môn và Giảng viên
trong việc hình thành và phát triển động cơ học tập của sinh viên Phân
viện miền Nam

Từ những yếu tố và điều kiện hình thành động cơ học tập cho chúng ta thấy
rằng quá trình hình thành động cơ học tập không thể tách rời sự vận động tự thân của
người học với nhà trường và xã hội. Song, bài viết này chúng tôi chỉa làm rõ vai trò,
trách nhiệm của giảng viên, Trưởng Khoa/Trưởng Bộ môn và Hiệu trưởng trong việc
hình thành và phát triển động cơ học tập của sinh viên. Chúng tôi có làm một cuộc
khảo sát trên 85.140 bạn sinh viên tại Phân viện miền Nam về vai trò của Nhà trường,
ảnh hưởng đến bản thân sinh viên ra sao?

Câu 1: Tập thể lớp có ảnh hưởng


đến việc học của bạn?

6
Học viện Quản lý Giáo dục (2006), Tập bài giảng giáo dục đại học, Học viện Quản lý Giáo dục xuất bản, 2; Tr.72
7
A. Nhiều
B. Bình thường
C. Không nhiều
- 23,5% Nhiều
- 51,8% Bình thường
- 24,7% Không nhiều

Câu 2: Khi đăng ký học bạn có được học đúng với ngành nghề mình yêu thích
hay không?

A. Không
B. Một phần
C. Có
- 11,8% Không
- 43,5% Một phần
- 44,7% Có

Câu 3: Bạn nghĩ môi trường học tập hiện tại có tạo được niềm vui, thân thiện
và cơ sở vật chất đáp ứng đủ nhu cầu của bạn?

A. Có
B. Không
C. Một phần
- 43,5% Có
- 14,1% Không
- 42,5% Một phần

8
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: “Sinh viên Phân viện miền Nam ra trường để đi
làm Xã Đoàn, công tác về Đoàn, Hội, Đội – không có tương lai và bị “lỗi thời”” theo
bạn thì sao?

A. Đúng
B. Đúng 1 phần
C. Không

- 0,4% Đúng
- 37,6% Đúng một phần
- 60% Không

Số liệu trên có thể thấy được các em sinh viên chịu sự tác động của yếu tố Nhà
trường khá nhiều và Nhà trường, bạn bè, thầy cô đang là tác động chủ yếu đến sự hình
thành động cơ học tập của các em. Nhà trường cần là nơi giáo dục đáng tin cậy, tạo
dựng được niềm tin, nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy để các em xác
định đúng động cơ học tập và đồng thời là nơi tạo được sự hứng thú, kích thích và ước
mơ, hoài bão tương laic ho các em sau này.

2.1. Giảng viên lực lượng chính yếu trong hình thành và phát triển động cơ học
tập của sinh viên Phân viện miền Nam

Từ bảy nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ học tập như đã trình
bày, có thể khẳng định rằng vai trò chính yếu trong việc hình thành và phát triển động
cơ học tập của sinh viên trước hết thuộc về giảng viên. Bởi lẽ, những nhân tố trên phát
sinh và phát triển gắn liền với hoạt động giảng dạy của mỗi giảng viên, là kết quả trực
tiếp của hoạt động giảng dạy. Và một điều chắc chắn rằng, giảng viên nào có hiểu
biết, có quan tâm đến sự phát triển, phát huy các động cơ học tập, thì sẽ tổ chức tốt
hoạt động của sinh viên và kết quả học tập sẽ rất tốt. Mặt khác, phong cách, thái độ,

9
đạo đức của người thầy có tác động tích cực hoặc tiêu cực, thậm chí triệt tiêu động lực
học tập của sinh viên.

Học tập là một hoạt động tự thân, tuy nhiên người giảng viên có vai trò rất lớn
và quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, tích cực của sinh viên. Trong đó,
điều đặc biệt mà người thầy phải quan tâm tạo điều kiện, cơ hội nhằm tác động đến sự
phát triển tự ý thức của sinh viên. Theo đó, giảng viên giữ vai trò quan trọng và nặng
nề trong toàn bộ hoạt động của mình để hình thành và phát huy động cơ học tập của
sinh viên như:

- Hình thành tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên như đặt ra những câu hỏi
“Bạn sẽ trở thành một cán bộ Đoàn, Hội, Đội như thế nào?” “Điều gì
giúp bạn vượt qua những khó khăn để hướng đến ước mơ, hoài bão của
một cán bộ?”,… hay chia sẻ những buổi workshop, talkshow, diễn đàn để
tạo tiếng nói nghề nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm, tình yêu nghề nghiệp,…
- Giúp sinh viên theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai bằng việc
hướng dẫn sinh viên tìm kiếm những thế mạnh, những năng khiếu để
hoàn thiện thông qua những hoạt động.
- Hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nghiên cứu
khoa học, nhằm tạo ra sự hứng thú, say mê trong học tập, tạo cơ hội để
các em rèn luyện kỹ năng và tiếp cận nghề nghiệp như thực tập thực tế
các đơn vị Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn thành phố, cộng tác các Nhà thiếu
nhi, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, Quận Đoàn,… để tạo hứng
thú nghề nghiệp
- Giảng viên còn là người hướng đạo cho sinh viên trong hoạt động xã hội,
qua đó nâng cao tính tích cực xã hội, rèn luyện
- Nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực làm việc nhóm,..

10
Như vậy, thông qua hoạt động dạy và học, giảng viên là người hình thành và
phát huy động lực học tập cho sinh viên, nhằm giúp các em tạo lập được tri thức, đạo
đức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống theo mục tiêu của từng học phần và chuẩn
đầu ra của chương trình đào tạo.

Hiện nay, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, những
cơ hội và thách thức mới của thời đại, người giảng viên mang “sứ mệnh” lịch sử đặc
biệt quan trọng. Nhà giáo không ý thức được vị trí, vai trò của mình và không có đủ
phẩm chất, năng lực thực hiện sứ mệnh vừa nêu thì nhất định sẽ bị đào thải và hãy là
“người thầy vĩ đại khi biết truyền cảm hứng” cho sinh viên.

2.2. Vai trò của Trưởng khoa/Trưởng Bộ môn

Khoa/Bộ môn có vai trò to lớn, chủ đạo đối với sinh viên trong hình thành nhân
cách, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng khai thác tri thức và vận dụng tri thức vào
thực tiễn một cách độc lập. Tại Phân viện miền Nam, Khoa Công tác Thanh thiếu niên
là một Khoa như thế. Khoa đào tạo cử nhân với chất lượng đào tạo được thực hiện bài
bản, từ cơ bản đến nâng cao, từ lý luận đến thực hành, thực tế với nhiều cách dạy và
học như: thường xuyên đẩy mạnh công tác thực hành nghề nghiệp, thực hành môn,
thỉnh giảng viên bên ngoài nhà trường chuyên sâu lĩnh vực nghiên cứu để tạo sự mới
mẻ với sinh viên, thường xuyên tổ chức những buổi chuyên đề báo cáo, thực hành xã
hội,.... Mục tiêu trên và mức độ đạt được sẽ thúc đẩy nhu cầu học tập và khi nhu cầu
học tập được thỏa mãn sẽ tạo ra động cơ học tập tốt.

Thật vậy, Trưởng Khoa tổ chức đổi mới chương trình, biên soạn đề cương chi
tiết học phần, tài liệu giảng dạy, học tập, biên soạn ngân hàng câu hỏi thi kết thúc học
phần; đổi mới cách dạy, thực hành, thực tập, cách kiểm tra/đánh giá,… Đây là nội
dung quan trọng nhất mà các Trưởng Khoa phải thực hiện nhằm tạo cơ sở để đội ngũ
giảng viên tạo ra bằng được những chuyển biến quan trọng trong cách dạy để từ đó

11
hình thành động lực học tập tốt trong sinh viên. Trưởng Khoa còn phải rất mực quan
tâm giúp giảng viên nắm bắt trình độ, tâm lý của sinh viên để tạo động lực học tập
theo tinh thần đổi mới; định hướng lựa chọn và triển khai phương pháp dạy hiệu quả;
hình thành kỹ năng dạy học, giúp giảng viên biết xác định nội dung, phương pháp, kỹ
thuật, mục đích đổi mới kiểm tra, đánh giá, xử lý tình huống, trả lời câu hỏi,…

Từ những điều đó, cho chúng ta thấy rằng vai trò thực tiễn của Trưởng Khoa là
rất lớn. Ngoài việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, còn rất nhiều
hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành học tập đều bắt nguồn từ Trưởng
Khoa. Trưởng Khoa phải có ý thức được trách nhiệm của mình, quyết tâm và nghị lực,
biết tổ chức giảng dạy tốt và biết cách xác lập động cơ học tập cho sinh viên, thì sinh
viên có động cơ học tập tốt, kết quả tốt thuộc Khoa quản lý đạt cao và ngược lại.

2.3. Vai trò của Hiệu Trưởng (ở đây là Phó Giám đốc Phân viện miền Nam)

Tại Phân viện miền Nam, chức danh Phó Giám đốc là người có quyền hành cao
nhất và dưới Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Là người chịu trách
nhiệm xây dựng đội ngũ giảng viên cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo tại đơn vị.
Đây cũng là điều kiện tiên quyết đối với việc hình thành và phát huy động cơ học tập
của sinh viên. Phó Giám đốc Phân viện miền Nam chịu trách nhiệm về chất lượng
chương trình đào tạo, chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng theo chuẩn đầu ra;
là người thiết kế và tổ chức thi công môi trường học tập thông qua thiết lập mối quan
hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội; giữa các đơn vị Phòng/Ban trực
thuộc với Giảng viên và sinh viên. Các mối quan hệ trên vừa thể hiện vai trò cụ thể ở
chất lượng nguồn nhân lực có đáp ứng yêu cầu xã hội hay không. Đó là sự kết hợp
khéo léo giữa nội lực với ngoại lực trong xác lập và phát triển động cơ học tập.

Suy cho cùng, người chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo cũng chính là
người chịu trách nhiệm tạo ra động cơ học tập.

12
3. Khuyến nghị

Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế đòi
hỏi các trường, trong đó có Phân viện miền Nam phải đi đầu và xứng đáng trong việc
đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thu nhận và vận dụng
linh hoạt, sáng tạo tri thức vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của xã hội – đặc biệt ở đây là lực lượng cán bộ Đoàn, Hội, Đội uy
tín, chất lượng, năng động và sáng tạo. Nhằm đáp ứng những nhu cầu như thế, chúng
tôi xin được mạn phép khuyến nghị như sau:

Trước hết, phải xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm của giảng viên trong hình
thành động cơ học tập, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhận
thức và vận dụng của sinh viên.

Từ vai trò của người giảng viên đối với động cơ học tập của sinh viên và thực
trạng đội ngũ giảng viên cho thấy rằng vấn đề mang tính cấp bách và có ý nghĩa quyết
định là phải xây dựng được đội ngũ giảng viên đủ chuẩn về đạo đức và nghiệp vụ
chuyên môn. Trong chuyên môn là cách dạy, cần chuyển mạnh cách truyền cách nghĩ,
cách làm, cảm hứng, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để sinh viên tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực trên cơ sở áp dụng linh hoạt các cách dạy
mới, tích cực, phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung và đối tượng học tập. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sáng tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học,… Bằng giải pháp cơ bản này mới có thể xác lập
động cơ học tập một cách đúng đắn, bền vững, hiệu quả và sẽ phối hợp tác động tốt
với các giải pháp bên dưới.

Thứ hai, tăng cường độ kích thích các động cơ học tập tốt ở mọi mức độ, mọi
lúc, mọi nơi, mọi hình thức học tập của sinh viên.

13
Động cơ và ảnh hưởng của động cơ học tập với mức độ khác nhau ở mỗi sinh
viên, giảng viên cần kiểm tra để có sự hỗ trợ tốt nhất. Trong mọi hoạt động của gairng
viên, cán bộ quản lý cần tăng cường độ kích thích các động cơ học tập trêm lớp học,
trong nội dung thực hành tại các đơn vị, thực tập, học tập chuyên đề, phương pháp học
thông qua dự án, hoạt động xã hội,.. Để tạo sự kích thích trong học tập, nghiên cứu
hay những vấn đề sinh viên chưa làm tốt, hãy động viên, không nên đưa ra những
nhận xét thiếu thiện cảm và những thông tin triệt tiêu động cơ học tập. 7

Ba là, các hoạt động giảng dạy, học tập phải nhằm nâng cao thành tích học
tập, tạo cơ hội cho sự thành công trong học tập, nghiên cứu của sinh viên.

Để từng bước nâng cao thành quả học tập của sinh viên, giảng viên phải đi đầu
và kiên quyết đổi mới cách dạy, đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh
giá kết quả học tập, tạo động lực cho sinh viên nâng cao ý thức học tập, đổi mới cách
học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo. Đổi mới thực hành, thực
tập, nghiên cứu thực tế, tích cực hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, để tạo động cơ
học tập.

Bốn là, giảng viên phải thường xuyên giám sát sự tiến bộ của sinh viên để sẵn
sàng kích thích động cơ học tập hoặc hỗ trợ những sinh viên chưa xác lập được động
cơ học tập đúng đắn.

Những tiến bộ trong học tập sẽ tạo cho sinh viên sự tự tin, đến lượt sự tự tin sẽ
tác động mạnh mẽ đến đam mê, tiếp thêm sinh lực cho sự thành công của sinh viên
trong quá trình học tập. Quá trình giám sát, giảng viên cung cấp những thông tin phản
hồi về sự tiến bộ của sinh viên tích cực để các em tiếp tục đi đúng hướng; với những
sinh viên có kết quả học tập chưa cao, giảng viên có trách nhiệm và lập kế hoạch hỗ
trợ nhằm tạo động cơ học tập để các em có trách nhiệm hơn đối với bản thân mình. 8

7
Vũ Quốc Chung (2011), Tăng cường năng lực sư phạm cho giảng viên, NXB Giáo dục Việt Nam, tr 46
8
Vũ Quốc Chung (2011), Tăng cường năng lực sư phạm cho giảng viên, NXB Giáo dục Việt Nam, 1, tr 46
14
Năm là, Khoa cần đổi mới, hiện đại hóa chương trình đào tạo và đảm bảo
chuẩn đầu ra đúng như lãnh đạo nhà trường đã cam kết,

Từ những bất cập, lạc hậu của chương trình đào tạo. Phân viện miền Nam nên
thu hút người học, tạo động lực cho người học bằng những đổi mới theo Nghị quyết
29/NQ-TW Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, Khóa XI. Đặc biệt lưu ý
đến vấn đề sinh viên ra trường không có việc làm hoặc hãy còn lưỡng lự với công
việc, chương trình đang học.

Sáu là, tạo môi trường học tập văn minh, hiện đại, dân chủ, thân thiện, hợp tác,
an toàn, lành mạnh.

Môi trường học tập tốt là điều cần thiết dể thu hút, thúc đẩy và kích thích cả
người dạy lẫn người học tham gia tích cực, sáng tạo vào quá trình giảng dạy, học tập.
Lãnh đạo Nhà trường cần lãnh đạo các đơn vị chức năng đủ các điều kiện để hình
thành môi trường học tập tích cực về vật chất và môi trường tâm lý của sinh viên;
giảng viên là người trực tiếp sử dụng môi trường vật chất và là lực lượng quan trọng
trong xây dựng môi trường tâm lý xã hội nên phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu học tập,
khuyến khích tư duy sáng tạo và phát triển kỹ năng của sinh viên.

KẾT LUẬN

Các hoạt động trên đây sẽ kích hoạt một cách mạnh mẽ các động cơ học tập của
sinh viên mà điển hình là trường hợp tại Phân viện miền Nam. Đồng thời, nó cũng
giúp làm thay đổi tính chất, thứ bậc của động cơ trong quá trình học tập của sinh viên.
Từ đó, việc xây dựng một môi trường học tập văn minh, hiện đại, hợp tác, thân thiện,
an toàn, lành mạnh, kỹ năng tốt, đội ngũ giảng viên có năng lực, đạo đức đáp ứng yêu
cầu đổi mới – nâng cao chất lượng đào tạo,… là những điều kiện để xác lập và phát
huy động cơ học tập của sinh viên. Ngược lại, trong một ngôi trường mà cán bộ, viên

15
chức, giảng viên không biết tạo động cơ học tập, điều kiện hình thành động cơ như
trên sẽ làm đánh mất đi niềm tin và động lực phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quốc Chung (2011), Tăng cường năng lực sư phạm cho giảng viên,
NXB Giáo dục Việt Nam, 1, tr 46
2. Học viện Quản lý Giáo dục (2006), Tập bài giảng giáo dục đại học, Học
viện Quản lý Giáo dục xuất bản, 2; Tr.71
3. Phan Văn Nhẫn (2015), Đổi mới cách dạy, cách học theo học chế tín chỉ ở
trường ĐH Tiền Giang đến năm 2020.
4. Hội thảo Tâm lý học – Giáo dục học trong thực hiện đổi mới căn bản toàn
diện Giáo dục và Đào tạo, Tiền Giang 2017
5. Trang website: https://pvmn.edu.vn
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_c%C6%A1_(t
%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc)
7. Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB
%85n_V%C4%83n_Hi%E1%BB%87u

16

You might also like