You are on page 1of 30

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG


LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

Lớp học phần: DHNLTT17A


Nhóm: 4
GVHD: Đào Thị Nguyệt Ánh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2024


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

GV hướng dẫn: Đào Thị Nguyệt Ánh


Lớp học phần: DHNLTT17A
Nhóm: 4

STT HỌ VÀ TÊN MSSV CHỮ KÝ


1 Đinh Đức Hùng 21107541
2 Đào Phan Gia Huy 21085241
3 Phan Thế Hoàng 21093641
4 Nguyễn Văn Đức Tuân 21069361
5 Phạm Thanh Lịch 21062441
6 Lê Gia Bảo 22705601

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2024


ĐỀ TÀI:

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành
Năng lượng tái tạo trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, động lực học tập đóng một vai trò không thể phủ nhận
trong quá trình hình thành và phát triển cá nhân của sinh viên. Động lực không chỉ là yếu
tố quyết định sự thành công trong học tập mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về
mặt tinh thần, trí tuệ và kỹ năng của sinh viên. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành Năng lượng tái tạo(NLTT) tại
trường Đại học Công nghiệp TP.HCM vẫn còn là một khó khăn, rủi ro cũng như thách thức
lớn.Đối với sinh viên ngành NLTT, động lực học tập không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học
tập mà còn quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp, phát triển sự nghiệp và hướng đi trong
tương lai. Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập sẽ giúp nhà trường, giáo
viên và các tổ chức liên quan có cơ sở để đề xuất các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện và
khích lệ sinh viên nâng cao động lực học tập, từ đó tối ưu hóa quá trình học tập và phát
triển sự nghiệp sau này.

Bên cạnh đó, việc nắm bắt và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập
trong ngành NLTT cũng mang lại giá trị thực tiễn lớn. Kết quả của nghiên cứu không chỉ
giúp cải thiện chất về lượng giáo dục và sự đào tạo mà còn đưa ra các hướng dẫn và chiến
lược hỗ trợ, giúp sinh viên vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình học tập
và phát triển bản thân.

Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng động lực học tập của sinh viên chịu sự ảnh
hưởng của các nhóm nhân tố, bao gồm những yếu tố từ nhà trường, gia đình và tính cách
cá nhân của sinh viên. Theo Trần Thị Thu Trang (2010), động lực học tập bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố nội tại, tồn tại trong từng cá nhân và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
học tập, như lý do học, quan niệm về bản thân và cảm xúc.Theo Nguyễn Trọng Nhân và
Trương Thị Kim Thủy (2014) cũng cho rằng động lực học tập của sinh viên đang phụ thuộc
vào ba tiêu chí: hoạt động giáo dục và đào tạo, sự phù hợp của ngành học với nhận thức
của sinh viên, và đời sống vật chất cũng như tinh thần của sinh viên. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này chưa thể nói lên tất cả các khía cạnh và cần được mở rộng để áp dụng cho
ngành nghề cụ thể như ngành NLTT.

2. Mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục tiêu chính
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành NLTT trường
Đại học Công nghiệp TP.HCM.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành NLTT.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lưc học tập của sinh viên ngành
NLTT.
- Đề xuất giải pháp phát triển động lực học tập của sinh viên ngành NLTT
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có những yếu tố nào tác động đến động lực học tập của sinh viên ngành NLTT ?
- Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến động lực học tập của sinh viên ngành NLTT?
- Các biện pháp nào có thể được thực hiện giúp phát triển động lực học tập của sinh viên
ngành NLTT ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành NLTT trường Đại học
Công nghiệp TP.HCM
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu dự kiến được thực hiện từ 03/2024 đến 07/2024
- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Trong
nghiên cứu này nhóm nghiên cứu khảo sát trên đối tượng là sinh viên từ năm nhất đến năm
4 thuộc ngành NLTT.
- Nội dung: Nhóm không nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh
viên ngành NLTT trường Đại học Công nghiệp TP.HCM mà chỉ đi vào những khía cạnh cụ
thể sau: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành NLTT và
xác định mức độ ảnh hưởng đến động lưc học tập của sinh viên ngành NLTT, từ đó đề xuất
giải pháp phát triển động lực học tập của sinh viên ngành NLTT.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học
tập của sinh viên ngành NLTT. Bằng cách phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố này, nghiên cứu có thể cung cấp cơ sở lý luận cho việc hiểu rõ hơn về cơ chế, quá
trình hình thành và phát triển động lực học tập ở sinh viên. Kết quả của nghiên cứu sẽ làm
nền tảng cho việc xây dựng các chiến lược và chương trình giáo dục nhằm nâng cao động
lực học tập của sinh viên, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho các nghiên cứu sau về động lực
học tập.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo
cho sinh viên ngành NLTT. Bằng việc hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
học tập, các cơ quan quản lý giáo dục và trường Đại học Công nghiệp TP.HCM có thể đề
xuất và triển khai các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích sinh viên phát triển động lực học tập
một cách hiệu quả. Điều này giúp tăng cường sự tham gia và thành công trong học tập của
sinh viên, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành NLTT trong tương lai.
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1. Các khải niệm


1.1. Khái niệm Động lực

Động lực là nguồn cảm hứng động viên chúng ta để thực hiện hành động. Nó thúc
đẩy chúng ta hướng tới mục tiêu và định hình hành vi cá nhân. Khái niệm này được
định nghĩa là các yếu tố hoặc quá trình kích thích và thúc đẩy, tạo ra sự khích lệ và nỗ
lực cho một người, dựa trên các nhu cầu hay mong muốn của họ. với sự đa chiều và
phong phú của nó, động lực học tập không phải là một khái niệm đơn giản. Nó không
chỉ được đo lường bằng các tiêu chí rõ ràng mà còn được xác định thông qua nhiều cách
tiếp cận khác nhau (Dương Thị Kim Oanh, 2013). Vì vậy, việc nắm bắt và hiểu rõ các
yếu tố tác động đến động lực học tập của sinh viên là một thách thức không hề dễ dàng.

1.2. Khái niệm động lực bên trong và động lực bên ngoài

Động lực học tập của sinh viên thường được phân loại thành hai loại chính: động lực
bên trong và động lực bên ngoài.

Đầu tiên, theo Tanveer và cộng sự (2012) thì động lực bên trong, hay còn được gọi
là intrinsic motivation, là sức mạnh nội tại từ bên trong của sinh viên, đẩy họ tiến lên và
đạt được thành công trong học tập. Điều này phản ánh sự ham muốn tự chủ và sự tò mò,
sự hứng thú của sinh viên với việc học, và khát khao vươn lên từ bản thân để đạt được
những mục tiêu mà họ đã tự đề ra. Lepper (1988) đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của
động lực bên trong trong việc khám phá và yêu thích kiến thức học được, cũng như sự
hứng thú và muốn hoàn thành nhiệm vụ học tập. Điều này cho thấy rằng khi sinh viên
có động lực bên trong, họ không chỉ học vì mục tiêu cuối cùng là hoàn thành nhiệm vụ
mà còn vì sự thú vị và sự hài lòng từ quá trình học tập.

Ngược lại, theo Williams, Kaylene C, Caroline (2011) cho rằng khi động lực bên
ngoài, hay còn gọi là extrinsic motivation, là những yếu tố bên ngoài môi trường học
tập đẩy mạnh hành vi học tập của sinh viên. Đây có thể là sự kì vọng từ gia đình, những
phần thưởng vật chất hoặc các hình thức đánh giá dựa trên điểm số. Những yếu tố này
thường tạo ra áp lực hoặc động lực bên ngoài để sinh viên tiếp tục học tập và đạt được
kết quả nhất định.

Sự phân biệt giữa hai loại động lực này rõ ràng thể hiện cách mà sinh viên tương tác
với môi trường học tập và động viên bản thân để đạt được mục tiêu học tập của mình.
Trong khi động lực bên trong thúc đẩy từ bản thân và nội tại, động lực bên ngoài phản
ánh sự ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài mà sinh viên cảm nhận và phản ứng lại

1.3. Khái niệm động lực học tập

Theo Hoàng Thu Hiền và Hoàng Thị Phương Lan (2021). động lực học tập có một
tác động tích cực đến quá trình tư duy của sinh viên trong quá trình học. Nó không chỉ
là nguồn động lực, mà còn là nhân tố góp phần kích thích sự phát triển của tư duy phản
biện và tính sáng tạo của sinh viên. Điều này giúp họ trở nên tự tin, tích cực và thoải
mái hơn khi tham gia vào các hoạt động học tập, qua đó góp phần thúc đẩy sự thành
công của sinh viên.

Thêm vào đó, như Phạm Văn Khanh (2016) đã diễn giải, động lực học tập không chỉ
là những yếu tố động viên mà còn là những trải nghiệm thú vị và tích cực mà sinh viên
trải qua. Mục tiêu của việc này là tạo ra sự ham muốn và đam mê trong quá trình học
tập, từ đó thúc đẩy sự nhận thức sâu rộng và phát triển cá nhân, cũng như tiến gần hơn
đến các mục tiêu học tập mà họ đã đặt ra.

Học không chỉ là việc đáp ứng nhu cầu bên ngoài mà còn là một hành trình mang lại
lợi ích sâu xa cho bản thân. Như Elton (1988) và Boud (1990) đã chỉ ra, việc tham gia
vào quá trình học tập thường đi kèm với một mục tiêu cá nhân cụ thể. Kroll (1988) đã
phân tích rằng sức mạnh của động lực nội tại không chỉ giúp người học chấp nhận mà
còn khám phá những trải nghiệm học tập phức tạp, tạo ra không gian cho họ để thách
thức và cải thiện kiến thức cũng như quan điểm của bản thân. Điều này không chỉ
khuyến khích sự sáng tạo mà còn thúc đẩy tư duy trừu tượng, mở rộng tầm nhìn của
người học đối với thế giới xung quanh.

1.4. Những đặc điểm của động lực học tập


Theo như Phạm Văn Khanh (2016) và Hoàng Thị Bảo Ngọc, Phạm Thái Bảo (2022)
đã chỉ ra, động lực học tập của sinh viên không phải là một đặc điểm tự nhiên mà nó
hình thành thông qua sự rèn luyện và trải nghiệm. Nó phản ánh mối tương tác qua lại
giữa nhiều nhân tố khác nhau bao gồm gia đình, bạn bè, và cộng đồng. Điều này phụ
thuộc vào cá tính và đặc điểm riêng biệt của mỗi sinh viên, qua đó tạo ra một động lực
học tập tốt nhất.

Tính giá trị của động lực học tập cũng được khẳng định bởi Chris Rust và đồng
nghiệp (2003), cũng như Phạm Văn Khanh (2016). Học tập không chỉ là quá trình thu
nhận kiến thức mà còn là một phương tiện nhằm tạo ra các giá trị. Tuy nhiên, giá trị của
động lực học tập không chỉ được đo lường bởi sự thành công hay thất bại, mà còn thể
hiện thông qua sự công nhận từ cộng đồng và những người thân xung quanh.

Một điểm quan trọng nữa là tính đa dạng và biến đổi của động lực học tập, như Chris
Rust và đồng nghiệp (2003) đã đề cập. Động lực không chỉ có một cấu trúc đơn giản mà
còn được phân chia thành nhiều loại khác nhau, và nó có thể thay đổi theo thời gian và
điều kiện. Điều này chỉ ra rằng động lực học tập không phải là một khái niệm tĩnh lặng
mà là một quá trình đầy sự biến đổi và phát triển.

Tóm lại, việc nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của động lực học tập không những
giúp hiểu rõ hơn về mức độ tiến bộ của sinh viên mà còn là cơ sở để xây dựng các giải
pháp và chính sách giáo dục thích hợp nhằm thúc đẩy và duy trì động lực học tập hiệu
quả.

2. Các lý thuyết liên quan đến đề tài


2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập

Có một sự tương tác mạnh mẽ giữa những nhân tố như môi trường học tập của sinh
viên và động lực của họ. Như đã được nghiên cứu bởi Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn
Tuấn Kiệt (2016), cũng như những công trình trước đó, nhà trường đóng vai trò then
chốt trong việc tạo ra một môi trường tích cực đối với sự phát triển học tập của sinh
viên. Môi trường học tập chất lượng, điều kiện học tập thuận lợi, và sự hỗ trợ từ giảng
viên và cơ sở vật chất kỹ thuật đều có thể kích thích động lực của sinh viên. Đặc biệt,
uy tín của trường, phong trào nghiên cứu khoa học và sự hỗ trợ việc làm đều đóng vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ham học của sinh viên.

Như nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền, Hoàng Thị Mai Anh và Nguyễn Ngọc
Mai (2021) đã chỉ ra, các yếu tố như trình độ và năng lực của giảng viên cùng với đạo
đức, uy tín và tác phong của họ cũng góp phần quan trọng vào việc kích thích động lực
học tập của sinh viên. Điều này làm nổi bật vai trò của các nhà giáo trong việc truyền
cảm hứng và tạo động lực cho sinh viên trong quá trình học tập.

Nghiên cứu của Nguyễn Bá Châu (2018) cũng chỉ ra rằng những yếu tố thuộc về môi
trường học tập, như trình độ và đạo đức của giảng viên, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
động lực học tập của sinh viên. Sự gần gũi và tương tác thường xuyên với nhà trường
làm cho những yếu tố này trở nên đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra một môi trường
học tập tích cực và động viên cho sinh viên. Ngoài ra gia đình chịu trách nhiệm chính
đối với sự quan tâm và động viên đối với việc tiếp tục học tập của sinh viên, các yếu tố
gia đình bao gồm việc chăm sóc, hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp có ảnh hưởng đáng
kể đối với kết quả học tập của sinh viên. Sự quan tâm và động viên từ phía cha mẹ đặc
biệt quan trọng, đóng vai trò khích lệ và tạo động lực cho sinh viên tiến xa trong hành
trình học tập của mình.

Tuy nhiên, một số yếu tố khác như sự trách phạt từ phụ huynh và truyền thống học
tập của gia đình có thể có mức độ ảnh hưởng không lớn bằng. Mặc dù chúng có thể góp
phần vào việc hình thành tư duy và thái độ học tập của sinh viên, nhưng chúng không
có ảnh hưởng lớn đến động lực tự nhiên của họ trong việc tiếp cận kiến thức và nắm bắt
cơ hội học tập.

2.2. Mối quan hệ giữa sự hài lòng và động lực học tập

Nghiên cứu của Poltechar (1987) đã mạng lại một cái nhìn mới về mối tương quan
giữa mức độ hài lòng với môi trường học tập và động lực học tập của sinh viên. Theo
đó, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tìm kiếm sự gắn kết cộng đồng trong
môi trường học tập hơn là những người lớn tuổi. Điều này đặc biệt quan trọng trong
việc xây dựng một môi trường học tập ấm áp, an toàn và khuyến khích sự tự tin và tích
cực của sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức.

Các nghiên cứu của Williams, Kaylene C và Caroline (2011) cũng nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của một môi trường học đường lành mạnh và thân mật. Sinh viên luôn
cảm thấy hứng khởi khi bước vào các lớp học vui vẻ và có mối quan hệ bè bạn tốt đẹp.
Sự hỗ trợ và sự đoàn kết trong cộng đồng học tập không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc học tập mà còn thúc đẩy sự phát triển xã hội và kỹ năng sống của sinh viên. Điều
này làm cho nhu cầu tham gia vào các hoạt động xã hội trở thành một phần không thể
thiếu trong trải nghiệm học tập của họ.

Quan điểm được đưa ra bởi Binnerr, Dean và Mellinger (1994) đã nhấn mạnh đến sự
tác động của sự hài lòng với chương trình giảng dạy đến kết quả học tập của sinh viên.
Dựa trên quan điểm này, mức độ hài lòng cao trong một chương trình đào tạo thường đi
kèm với mức độ động lực học tập tương đối cao. Mặc dù sự hài lòng không phải lúc nào
cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến động lực lớn, nhưng sự hài lòng thấp thường dẫn
đến động lực học tập cũng thấp.

Theo Williams, Kaylene C & Coroline (2011), một chương trình đào tạo hiệu quả
cần phải cung cấp cho sinh viên những công cụ và kiến thức có thể áp dụng trong cuộc
sống hiện tại và tương lai. Sự hài lòng với chuyên ngành đào tạo và với nội dung các
môn học không chỉ tạo ra sự đam mê và mong muốn khám phá, mà còn kích thích sự tò
mò và ham học của sinh viên. Điều này thường dẫn đến kết quả học tập tốt hơn và sự
phát triển toàn diện của sinh viên trong quá trình học tập và sau này trong sự nghiệp.

2.3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
ngành NLTT tại Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, cần xem xét kỹ lưỡng một vài
yếu tố. Nỗ lực của sinh viên không chỉ dừng lại ở việc học kiến thức mà còn ở việc
tham gia vào một môi trường học tích cực và có sự hỗ trợ đầy đủ. Sự quản lý chuyên
nghiệp từ nhà trường, đặc biệt là trong Công tác quản lý và Công tác sinh viên, đóng vai
trò quan trọng. Đánh giá điểm rèn luyện và chính sách hỗ trợ cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc tạo môi trường học tích cực. Hoạt động phong trào, như văn nghệ - thể
thao, cũng đóng góp vào sự hài lòng và động lực học tập của sinh viên. Tóm lại, việc
hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập đòi hỏi sự khảo sát kỹ lưỡng từ
nhiều khía cạnh như quản lý, chính sách và hoạt động phong trào.
NỌI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nhóm chọn thiết kế nghiên cứu định lượng

Để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành Năng Lượng Tái
Tạo (NLTT) tại Trường Đại học công nghiệp TP.HCM (IUH), cần áp dụng một phương pháp thiết
kế nghiên cứu định lượng mang tính khoa học, chuyên nghiệp và chính xác. Phương pháp này sẽ
tập trung vào việc sử dụng bảng khảo sát để thu thập dữ liệu, thông tin từ một mẫu đại diện nào đó
của sinh viên trong ngành NLTT, từ đó có thể đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động
lực học tập của họ một cách chính xác, toàn diện và khách quan.

2. Mô hình nghiên cứu:

Qua việc triển khai bảng khảo sát, chúng tôi sẽ thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng
đến động lực học tập của sinh viên, bao gồm các khía cạnh như:

1. Yếu tố cá nhân: bao gồm niềm đam mê, mục tiêu cá nhân, ý thức học tập và các đặc điểm
cá nhân khác.

2. Yếu tố xã hội: bao gồm sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè, môi trường học tập và sự hỗ trợ từ
giáo viên, nhân viên trong trường.

3. Yếu tố học thuật: bao gồm chất lượng giảng dạy, phương pháp học tập và cơ hội nghiên
cứu trong lĩnh vực chuyên môn.

Các biến số sẽ được cụ thể hóa và đo lường mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến động
lực học tập của sinh viên. Điều này bao gồm việc sử dụng các phép đo chuẩn xác như thang
đo Likert để đánh giá cảm nhận và quan điểm của sinh viên về các yếu tố này.

Tổng thể, nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học
tập của sinh viên NLTT tại IUH. Từ đó, chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao chất lượng học tập và động lực học tập của sinh viên trong ngành này.

3. Chọn mẫu
3.1. Dân số nghiên cứu
Sinh viên thuộc ngành Năng lượng tái tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

Dân số nghiên cứu là (60 sinh viên x 4 lớp)=240 sinh viên. vì ngành năng lượng tái tạo mỗi khóa
chỉ có một lớp, giả định mỗi lớp là 60 sinh viên

3.2. Cỡ mẫu

Sử dụng công thức slovin ( 1960 ) vì biết chính xác số lượng của dân số nghiên cứu là 240 sinh viên
và dân số nghiên cứu không vượt quá 10.000

Áp dụng công thức Slovin

𝑁
𝑛=
1 + N ∗ e2

Trong đó: N = 240, e = 5% (0.05)

Từ đó tính được cỡ mẫu n = 150

Cỡ mẫu: 150 sinh viên từ năm nhất đến năm 4 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Số lượng
mẫu này dủ để khái quát hóa cho toàn bộ số dân nghiên cứu.

3.3. Chiến lược chọn mẫu

Trong quá trình thiết kế nghiên cứu, việc sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất được ưu tiên lựa
chọn. Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn một mẫu ngẫu nhiên từ toàn bộ dân số sinh viên
trong ngành NLTT tại IUH, giúp đảm bảo tính đại diện và khả năng khái quát hoá của kết quả
nghiên cứu cho toàn bộ số lượng sinh viên trong ngành.

Với đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành Năng Lượng
Tái Tạo (NLTT), nhóm nghiên cứu đã tiến hành một khảo sát thực trạng nhằm xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành Năng Lượng Tái Tạo (NLTT) tại Đại học
Công nghiệp TP.HCM. Trong quá trình này, nhóm quan tâm đến việc đánh giá tinh thần ham học,
trách nhiệm trong học tập và sự quan tâm đến tương lai sau đại học , với mục tiêu đo lường tác động
của hoạt động này đến động lực học tập của họ.. Để thu thập dữ liệu, khảo sát đã được thực hiện
trực tuyến trên nền tảng Google Form, và nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng chiến lược chọn
mẫu phi xác suất thuận tiện. Theo đó, sinh viên tham gia khảo sát chỉ cần đáp ứng được điều kiện
là là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư và có khả năng truy cập vào đường link khảo sát, sau
đó tự nguyện tham gia trả lời khảo sát. Việc áp dụng phương pháp này giúp nhóm nghiên cứu tiết
kiệm thời gian, chi phí và dễ dàng xử lý dữ liệu. Số lượng mẫu dự kiến là khoảng 196 sinh viên từ
các năm học nhất đến thứ tư của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM trong ngành NLTT, đủ để
khái quát hóa cho toàn bộ đối tượng nghiên cứu.

3.4. Cách tiếp cận mẫu

Tiến hành gửi link các câu hỏi khảo sát vào các hội nhóm của các bạn là sinh viên từ năm nhất
đến năm 4 thuộc ngành năng lượng tái tạo trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

4. Phương pháp nghiên cứu

Mục Tiêu Phương Pháp Nghiên Cứu Phép tính thống kê

Sử dụng phương pháp khảo sát


Xác định yếu tố cá
bảng câu hỏi. Các câu hỏi sẽ được
nhân ảnh hưởng
thiết kế dựa trên thang đo Likert
đến động lực học Thống kê mô tả
để đo lường mức độ ảnh hưởng
tập của sinh viên
của từng yếu tố cá nhân đối với
ngành NLTT.
động lực học tập.

Sử dụng phương pháp khảo sát Sử dụng phương pháp phân


Đánh giá tác động tích tương quan và hồi quy đa
bảng câu hỏi đa chiều để thu thập
của yếu tố xã hội biến để đánh giá mối quan hệ
dữ liệu về sự ủng hộ từ gia đình,
và học thuật đến giữa các yếu tố xã hội và học
bạn bè, môi trường học tập và sự
động lực học tập thuật với động lực học tập của
hỗ trợ từ giáo viên, nhân viên
của sinh viên. sinh viên.
trong trường.
Phân tích SWOT (Strengths,
Sử dụng phương pháp phân tích
Weaknesses, Opportunities,
đánh giá SWOT (Strengths,
Đề xuất giải Threats): Sử dụng phương pháp này
Weaknesses, Opportunities,
pháp nhằm để đánh giá các yếu điểm mạnh mẽ,
Threats) để xác định các điểm
nâng cao điểm yếu, cơ hội và rủi ro liên quan
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
động lực đến động lực học tập của sinh viên
thức trong việc tăng cường động lực
học tập của trong ngành NLTT. Điều này có thể
học tập. Dựa vào kết quả của phân
sinh viên được thực hiện thông qua việc tiến
tích SWOT, đề xuất các giải pháp
ngành hành cuộc trò chuyện, phỏng vấn
cụ thể và hiệu quả nhằm nâng cao
NLTT. hoặc bảng khảo sát với sinh viên,
động lực học tập của sinh viên
giáo viên và các chuyên gia trong
ngành NLTT.
lĩnh vực giáo dục.

5. Công cụ thu thập thông tin:

5.1 Công cụ thu thập thông tin: Phiếu khảo sát và bảng hỏi

Sử dụng công cụ thu thập thông tin như phiếu khảo sát và bảng hỏi là một lựa chọn phù hợp khi
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên ngành NLTT vì các lý do
sau:

1. Thu thập dữ liệu đa dạng: Phiếu khảo sát và bảng hỏi cho phép thu thập dữ liệu từ một lượng
lớn người tham gia trong thời gian ngắn. Điều này giúp thu thập được sự đa dạng trong các ý kiến,
quan điểm và trải nghiệm của sinh viên về động lực học tập của họ.

2. Tiện lợi và linh hoạt: Các phiếu khảo sát và bảng hỏi có thể được phân phối và hoàn thành một
cách linh hoạt, dễ dàng trên nhiều nền tảng, bao gồm cả trực tuyến và offline. Điều này giúp tiết
kiệm thời gian và công sức của cả người tham gia và nhóm nghiên cứu.

3. Bảo đảm tính ẩn danh và trung thực: Dữ liệu thu thập thông qua phiếu khảo sát và bảng hỏi
thường được bảo đảm tính ẩn danh, giúp người tham gia cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi chia
sẻ ý kiến của mình. Điều này có thể dẫn đến việc thu thập thông tin chính xác và trung thực hơn từ
sinh viên.
4. Dễ dàng phân tích và đối chiếu: Dữ liệu thu thập từ phiếu khảo sát và bảng hỏi thường dễ dàng
để phân tích và đối chiếu với các phương pháp thống kê khác. Điều này giúp nhóm nghiên cứu dễ
dàng đưa ra các kết luận và đề xuất có tính khoa học cao từ các kết quả thu được.

Tóm lại, sử dụng phiếu khảo sát và bảng hỏi là một công cụ hiệu quả và linh hoạt để thu thập
thông tin về động lực học tập của sinh viên ngành NLTT, giúp tạo ra các dữ liệu đa dạng, tiện lợi
và chính xác cho quá trình nghiên cứu.

Quy trình thiết kế và sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về động lực học tập của sinh viên
ngành NLTT:

5.2 Quy trình thiết kế bảng hỏi:

Bước 1: Xác định mục tiêu: Trong bước này, nhóm nghiên cứu sẽ xác định mục tiêu chính của
việc thiết kế bảng hỏi, đó là thu thập dữ liệu để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực
học tập của sinh viên ngành NLTT. Mục tiêu này sẽ hướng dẫn việc lựa chọn các loại câu hỏi và
nội dung cần thu thập thông qua bảng hỏi.

Bước 2: Chọn mẫu: Sau khi xác định mục tiêu, nhóm nghiên cứu sẽ chọn mẫu đại diện cho sinh
viên ngành NLTT tại trường. Việc này bao gồm quyết định về số lượng và phương pháp lựa chọn
mẫu, có thể là một lựa chọn ngẫu nhiên hoặc dựa trên tiêu chí nhất định như năm học, khóa học,
hoặc điểm trung bình.

Bước 3: Thiết kế bảng hỏi: Dựa trên mục tiêu và mẫu đã chọn, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế bảng
hỏi để thu thập dữ liệu. Bảng hỏi sẽ bao gồm các loại câu hỏi được liệt kê trong phần trên, nhằm
thu thập thông tin về thông tin cá nhân, yếu tố cá nhân, xã hội và học thuật của sinh viên đối với
động lực học tập của họ. Câu hỏi cần được sắp xếp một cách logic và có tính khảo sát để thu thập
dữ liệu chính xác và có ý nghĩa. Bảng hỏi sẽ bao gồm các loại câu hỏi sau:

- Câu hỏi thống kê:

• Thông tin cá nhân: Họ và tên, năm học, email, và các thông tin liên quan khác.

- Câu hỏi liên quan đến yếu tố cá nhân:

• Niềm đam mê và mục tiêu cá nhân: Sinh viên sẽ được yêu cầu đánh giá mức độ đam
mê và mục tiêu học tập của họ.
• Ý thức học tập: Sinh viên sẽ được yêu cầu đánh giá mức độ ý thức và cam kết của họ
đối với việc học tập.
- Câu hỏi liên quan đến yếu tố xã hội:

• Sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè: Sinh viên sẽ được yêu cầu đánh giá mức độ ảnh hưởng
của sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè đối với động lực học tập của họ.
• Môi trường học tập: Sinh viên sẽ được yêu cầu đánh giá môi trường học tập tại trường
và sự hỗ trợ từ giảng viên và nhân viên.

- Câu hỏi liên quan đến yếu tố học thuật:

• Chất lượng giảng dạy: Sinh viên sẽ được yêu cầu đánh giá chất lượng giảng dạy và
phương pháp học tập trong các môn học.
• Cơ hội nghiên cứu và thực hành: Sinh viên sẽ được yêu cầu đánh giá cơ hội tham gia
vào các hoạt động nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

5.3 Kiểm Định và Sửa Đổi Bảng Hỏi: Bảng hỏi sẽ được kiểm định bởi các thành viên trong
nhóm nghiên cứu để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả. Các sửa đổi sẽ được thực hiện nếu cần
thiết dựa trên phản hồi và đánh giá từ các thành viên.

6 Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu:

6.1 Quy trình thu thập dữ liệu:

Bảng hỏi sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các sinh viên nhận được. Các phiếu khảo sát sẽ
được phân phối và thu thập thông tin từ mẫu đại diện đã được tính toán ở mục 2.2 của khâu chọn
mẫu thuộc sinh viên trong ngành NLTT.

6.2.Quy trình xử lý dữ liệu: Dữ liệu thu thập được từ bảng hỏi sẽ được tạo thành 1 file bảng
tính để phục vụ cho việc phân tích bằng ngôn ngữ lập trình Python để đưa ra những phân tích sâu
sắc và đánh giá về động lực học tập của sinh viên. Ví dụ như các câu hỏi về các yếu tố xã hội sẽ
dùng biểu đồ hình tròn để hiển thị hoặc là câu hỏi liên quan đến yếu tố học thuật thì sẽ được dùng
biểu đồ cột cho từng khóa của sinh viên ngành NLTT trong trường đại học công nghiệp TP.HCM.

6.3 Tổng hợp và đưa ra kết luận: Cuối cùng, kết quả từ bảng hỏi sẽ được tổng hợp và đưa ra
kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên NLTT, từ đó đề xuất các giải
pháp và biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập và động lực học tập của họ.
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Chương 1: Tổng quan đề tài


1.1. Lí do chọn đề cứu
1.2. Mục tiêu nghiên của đề tài
1.3. Câu hỏi nghiên cứu tài
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1. Các khái niệm
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.3. Những vấn đề chưa nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và đề xuất
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ
THỜI GIAN (TUẦN)
STT NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
1 2 3 4 5 6 7 8
1 Phạm Thanh Lịch Lí do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
2 Phạm Thanh Lịch
Câu hỏi nghiên cứ
Tìm tài liệu lý thuyết có liên
3 Phan Thế Hoàng quan
Danh mục tài liệu tham khảo
Phan Thế Hoàng
4 Tổng quan tài liệu
Nguyễn Văn Đức Tuân
Những khía cạnh chưa đề cập
5 Phan Thế Hoàng
đến
6 Lê Gia Bảo Phiếu khảo sát
Đối tượng và phạm vi nghiên
7 Phạm Thanh Lịch
cứu
Ý nghĩa khoa học
8 Phạm Thanh Lịch
Ý nghĩa thực tiễn
9 Đào Phan Gia Huy Thiết kế nghiên cứu
10 Đào Phan Gia Huy Chọn mẫu
11 Đào Phan Gia Huy Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế công cụ thu thập thông
tin
12 Đào Phan Gia Huy
Quá trình thu thập và xử lý dữ
liệu
13 Đinh Đức Hùng Cấu trúc dự kiến
14 Cả nhóm Chỉnh sửa và hoàn chỉnh đề tài
Phan Thế Hoàng
15 Tóm tắt nội dung
Nguyễn Văn Đức Tuân
Phan Thế Hoàng
16 Thiết kế PowerPoint
Nguyễn Văn Đức Tuân

17 Cả nhóm Trình bày đề tài


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt

[1] Trần Thị Thu Trang, 2010. Động cơ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến việc học
ngoại ngữ, Tạp chí Quan điểm Châu Á Thái Bình Dương, số 51.1, trang 17-35.

[2] Nguyễn Trọng Nhân, Trương Thị Kim Thủy, 2014. Những nhân tố ảnh hưởng đến động
cơ học tập của sinh viên ngành Việt Nam học, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
số 33, trang 106 – 113.

[3] Dương Thị Kim Oanh, 2013. Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập.
Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm TPHCM, số 48, trang 138–148

[4] Hoàng Thu Hiền và Hoàng Thị Phương Lan (2021), Tổng quan các nghiên cứu về nhân
tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương, số 30, trang 42-53

[5] Phạm Văn Khanh (2016), Động cơ học tập của học sinh, sinh viên – Sự hình thành và
phát triển, Tạp chí Khoa học, số 10, trang 69

[6] Hoàng Thị Bảo Ngọc, Phạm Thái Bảo (2022), Xây dựng môi trường học tập chủ động
cho sinh viên đại học. Tạp chí khoa học đại học mở thành phố hồ chí minh-khoa học xã
hội, số 17.1, trang 123-137.

[7] Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016). Phân tích các nhân tố tác động đến
động lực học tập của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại
học cần Thơ, số 46, trang 107-115.

[8] Nguyễn Bá Châu. (2018). Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học
tập của sinh viên trường Đại học Hồng Đức. Tạp Chí Giáo Dục, số đặc biệt tháng 6, trang
147-150.

[9] Trần Thị Thanh Huyền, Hoàng Thị Mai Anh và Nguyễn Ngọc Mai (2021), Phân tích
yếu tố ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên khoa kế toán và quản trị kinh doanh,
Học viện Nông nghiệp VIỆT NAM. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam số 19.1,
trang 129-139.
Tài liệu tiếng Anh

[10] Tanveer, M. A., Shabbir, M. F., Ammar, M., Dolla, S. I. & Aslam, H. (2012).
Influence of teacher on student’learning motivation in management sciences studies.
American Journal of Scientific Research, No 67, 76-87.

[11] Lepper, Mark R (1988), Motivational considerations in the study of instruction.


Cognition and instruction, Volume 5, No 4, 289-309.

[12] Williams, Kaylene C, Williams, Caroline C (2011), Five key ingredients for
improving student motivation, Research in Higher Education Journal, Volume 12, No 1.

[13] Poltechar, B (1987), A study of the motivational orientations of the teachers attending
communitybased inservice teacher education programs in northeastern Thailand.
Unpublished Ph. D. dissertation, Southern Illinois University at Carbondale, No 106.

[14] Elton, Lewis (1988), Student motivation and achievement. Studies in higher
education, No 13.2, 215-221.

[15] Boud, D., 1990. Assessment and the promotion of academic values. Studies in Higher
Education, Volume 15, No1, 101-11.

[16] Kroll, M., 1988. Motivational orientations, views about the purpose of education, and
intellectual styles. Psychology in the Schools, Volume 25, No 3, 338-343.

[17] Rust, Chris, Margaret Price, and B. E. R. R. Y. O'DONOVAN (2003), Improving


students' learning by developing their understanding of assessment criteria and processes.
Assessment & Evaluation in Higher Education, Vlolume 28, No 2, 147-164.

[18] Biner, Paul M., Raymond S. Dean, and Anthony E. Mellinger (1994), Factors
underlying distance learner satisfaction with televised college‐level courses. American
Journal of Distance Education, Volume 8, No 1, 60-71.

[19] Kinman, G., & Kinman, R. (2001). The role of motivation to learn in management
education. Journal of workplace learning, Volume 13, No4, 132-144.

[20] Pinder, C. C., 2008. Work Motivation and Organizational Behaviour. Upper Saddle
River. Second ed. Great Britain: Psychology Press.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào các bạn, nhóm chúng mình đang thực hiện một cuộc khảo sát về động lực học tập
của sinh viên ngành Năng lượng tái tạo tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Mục đích
của khảo sát này là nhằm hiểu rõ hơn về những yếu tố nào thúc đẩy hoặc cản trở các bạn
trong quá trình học tập tại trường. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng hoàn toàn cho mục đích
học tập và nghiên cứu, và sẽ không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Xin chân thành cảm ơn!
I. Nhóm câu hỏi thông tin cá nhân:
1. Họ và tên
…………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ email
……………………………………………………………………………………
3. Giới tính:
☐Nam ☐Nữ
4. Bạn là sinh viên khóa mấy
☐2020-K16 ☐ 2021-K17 ☐2022-K18 ☐ 2023-K19
II. Nhóm câu hỏi về thực trạng:
1. Bạn có cảm thấy bản thân thực sự yêu thích ngành Năng lượng tái tạo không?
☐Rất không đồng ý ☐Không đồng ý ☐Trung lập
☐Đồng ý ☐Rất đồng ý
2. Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến ngành Năng
lượng tái tạo hay không?
☐Không bao giờ ☐Hiếm khi ☐Thỉnh thoảng
☐Thường xuyên ☐Rất thường xuyên
3. Giảng viên có thường xuyên trao đổi, giải đáp thắc mắc của sinh viên về bài giảng hay
không?
☐Không bao giờ ☐Hiếm khi ☐Thỉnh thoảng
☐Thường xuyên ☐Rất thường xuyên
4. Trong lớp của bạn có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các sinh viên với nhau hay không?
☐Rất không đồng ý ☐Không đồng ý ☐Trung lập
☐Đồng ý ☐Rất đồng ý
5. Bạn đánh giá như thế nào về phòng học và trang thiết bị thực hành của nhà trường?
☐Rất tệ ☐Tệ ☐Trung bình ☐Tốt ☐Rất tốt
6. Bạn có hài lòng với chương trình học hiện tại?
☐Rất không hài lòng ☐Không hài lòng ☐Trung bình
☐Hài lòng ☐Rất hài lòng
7. Bạn đánh giá như thế nào về tài liệu học tập được cung cấp?
☐Rất tệ ☐Tệ ☐Trung bình ☐Tốt ☐Rất tốt
8. Thư viện trường có đầy đủ tài liệu học tập phục vụ cho ngành Năng lượng tái tạo hay
không?
☐Rất không đồng ý ☐Không đồng ý ☐Trung lập
☐Đồng ý ☐Rất đồng ý
9. Bạn có thường xuyên đặt ra mục tiêu học tập cụ thể và nỗ lực hoàn thành nó hay không?
☐Không bao giờ ☐Hiếm khi ☐Thỉnh thoảng
☐Thường xuyên ☐Rất thường xuyên
10. Bạn có gặp khó khăn gì trong quá trình học tập ngành Năng lượng tái tạo?
☐Có ☐Không
Nếu có, hãy cho biết cụ thể.
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
III. Nhóm câu hỏi các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập:
Bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ
1. Bạn đánh giá thế nào về cơ hội việc làm của ngành Năng lượng tái tạo hiện nay?
☐Rất tệ ☐Tệ ☐Trung bình ☐Tốt ☐Rất tốt
2. Mức độ hài lòng của bạn về chất lượng giảng dạy của ngành Năng lượng tái tạo tại
trường?
☐Rất không hài lòng ☐Không hài lòng ☐Trung bình
☐Hài lòng ☐ Rất hài lòng
3. Chương trình đào tạo ngành Năng lượng tái tạo có phù hợp với định hướng nghề nghiệp
của bạn?
☐Rất không phù hợp ☐Không phù hợp ☐Bình thường
☐Phù hợp ☐Rất phù hợp
4. Gia đình có quan tâm và hỗ trợ bạn theo học ngành Năng lượng tái tạo hay không?
☐Rất không đồng ý ☐Không đồng ý ☐Trung lập
☐Đồng ý ☐Rất đồng ý
5. Bạn bè có thường xuyên hỗ trợ bạn trong quá trình học tập hay không?
☐Không bao giờ ☐Hiếm khi ☐Thỉnh thoảng
☐Thường xuyên ☐Rất thường xuyên
6. Định hướng nghề nghiệp rõ ràng có giúp bạn hứng thú với việc học tập hơn không?
☐Rất không đồng ý ☐Không đồng ý ☐Trung lập
☐Đồng ý ☐Rất đồng ý
7. Bạn có dành nhiều thời gian và công sức để học tập nhằm đạt được học bổng không ?
☐Rất không đồng ý ☐Không đồng ý ☐Trung lập
☐Đồng ý ☐Rất đồng ý
8. Môi trường học tập cạnh tranh có làm bạn hứng thú với việc học tập không?
☐Rất không đồng ý ☐Không đồng ý ☐Trung lập
☐Đồng ý ☐Rất đồng ý
IV. Nhóm câu hỏi mở:
1. Bạn có đề xuất gì để nâng cao động lực học tập của sinh viên ngành Năng lượng tái tạo
không ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………............................
2. Bạn có lời khuyên hoặc kinh nghiệm nào dành cho các bạn sinh viên đang theo học
ngành Năng lượng tái tạo không ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………..........................
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
1. Phân công công việc:

Nhóm có tổ chức 1 buổi họp tại Thư viện trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

- Thời gian bắt đầu: 06/04/2024

- Thời gian kết thúc: 06/04/2024

- Thành viên tham dự gồm:


Phan Thế Hoàng
Đinh Đức Hùng
Đào Phan Gia Huy
Nguyễn Văn Đức Tuân
Phạm Thanh Lịch
Lê Gia Bảo

Trong cuộc họp, nhóm đã cùng nhau thảo luận và trao đổi ý kiến về chủ đề tiểu
luận cuối kỳ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Được sự đồng thuận
của tất cả các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng đã phân công nhiệm vụ cho các
thành viên như sau:
Vai trò Công việc được phân
TT Họ và tên MSSV trong công
nhóm
- Phân công nhiệm
vụ các thành viên
- Tổng quan tài liệu
1 Phan Thế Hoàng 21093641 Trưởng nhóm - Danh mục tài liệu
- Chỉnh sửa và tổng
hợp

- Phần Nội dung –


2 Đào Phan Gia Huy 21085241 Thành viên
Phương pháp
- Cấu trúc dự kiến

- Kế Hoạch thực hiện


3 Đinh Đức Hùng 21107541 Thành viên
đề tài
- Phiếu khảo sát

4 Phạm Thanh Lịch 21062441 Thành viên - Phần mở đầu

- Cấu trúc dự kiến

- Kế Hoạch thực hiện


5 Lê Gia Bảo 22705601 Thành viên
đề tài
- Phiếu khảo sát

- Tìm tài liệu lý thuyết


6 Nguyễn Văn Đức Tuân 21069361 Thành viên có liên quan
- Tổng quan tài liệu
2. Kết quả đánh giá

Mức độ Chất
Mức độ Nhận xét, góp ý của Điểm tổng
STT Họ và Tên tham lượng
đóng góp nhóm cộng
gia đóng góp

- Hoàn thành tốt vai trò


nhóm trường và công
việc được giao
1 Phan Thế Hoàng A A A - Hỗ trợ và chỉnh sửa A

các phần của các thành


viên trong
nhóm

- Hoàn thành khá tốt


công việc được giao
Đào Phan Gia - Chất lượng bài đóng
2 A A B aa
Huy góp tốt

- Mức độ đóng góp chưa


nhiều

- Hoàn thành công việc


được giao

- Chất lượng bài đóng


3 Đinh Đức Hùng A A B aa
góp tốt

- Múc độ đóng góp bài


nhiều
- Một số lần chưa hoàn
thành công việc được
giao
Nguyễn Văn
4 A A A - Chất lượng bài đóng A
Đức Tuân
góp tốt

- Mức độ đóng góp chưa


nhiều
- Hoàn thành công việc
được giao
- Chất lượng bài đóng
5 PhạmThanh Lịch A A B aa
góp tạm

- Mức độ đóng góp


nhiều

- Hoàn thành công việc


được giao

- Chất lượng bài đóng


6 Lê Gia Bảo A A B góp tạm, nhóm phải bổ aa
sung thêm

- Mức độ đóng góp chưa


nhiều

Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.

Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng: …………………

Họ tên và chữ ký của Thành viên 1: …………………

Họ tên và chữ ký của Thành viên 2: …………………

Họ tên và chữ ký của Thành viên 3: …………………

Họ tên và chữ ký của Thành viên 4: …………………

Họ tên và chữ ký của Thành viên 5:………………….

You might also like