You are on page 1of 10

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TÀI CHÍNH - MARKETING

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN


THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” LẦN 12-2023

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH HỌC CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ TẠI UFM

Thuộc lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 7 tháng


4. NHÓM TRƯỞNG
Họ và tên: Mã số sinh viên:
Khoa: Lớp: Năm học:
Địa chỉ nhà:
Điện thoại nhà: Di động: Email:
5. NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Họ và tên:
Khoa:
Điện thoại DĐ: Email:
6. SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và tên Mã số sinh viên Lớp ĐTDĐ - Email
1.

2.

3.

4.

7. GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU


(Cho biết vì sao nảy sinh ý tưởng nghiên cứu?)

Trong xã hội hội nhập ngày nay, con người đang hướng bản thân đến 1 công dân toàn cầu cho
nên nhu cầu học ngày càng tăng cao, việc học không chỉ đơn giản là học cử nhân mà là học
lên thạc sĩ, tiến sĩ; để đáp ứng nhu cầu này thì các trường Đại học đã mở và giảng dạy các
chương trình thạc sĩ. Hiện nay, ở Việt Nam theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong
năm 2022 cả nước có khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ. Trong đó, có khoảng
60.000 sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ tại các trường đại học công lập và 40.000 sinh viên tốt
nghiệp thạc sĩ tại các trường đại học tư thục. Bao gồm 2 hình thức đào tạo: đào tạo chính quy
và đào tạo vừa học vừa làm. Do có nhiều trường giảng dạy chương trình thạc sĩ như vậy dẫn
đến sự cạnh tranh giữa các trường đại học, cho nên đòi hỏi các trường phải có sự chuẩn bị kĩ
và thu hút hơn.
Các trường đại học cần phải xem xét những lí do nào để một người chọn học thạc sỹ tại một
trường, đó là điều cần thiết cho một trường đại học. Liên quan đến những lí do để học chương
trình thạc sỹ thì có rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện trước đây.
Trong đa số các bài nghiên cứu khoa học nước ngoài cùng chủ đề nhóm tác giả nhận thấy
được sự sâu sắc nhất từ hai bài đó là “Khám phá các yếu tố quyết định việc theo học thạc sĩ
tại Hàn Quốc” của (Jisun Jung & Soo Jeung Lee ,2019), và “Động lực và quyết định của
sinh viên Trung Quốc khi tham gia chương trình thạc sĩ ở nước ngoài” của (Charles D.
Vance, EdD, 2021) đề cập về một số yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên
quốc tế và sinh viên Trung Quốc khi theo học thạc sĩ tại Hàn Quốc. Các yếu tố này bao gồm
mục tiêu nghề nghiệp, chất lượng giáo dục, chi phí học phí, cơ hội nhận học bổng và văn hóa
Hàn Quốc. Cả hai nhóm sinh viên này đều có mong muốn cải thiện trình độ chuyên môn và
kỹ năng để có cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai. Họ đánh giá cao chất lượng giáo dục
được cung cấp bởi các trường Đại học ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong các ngành công nghệ, kỹ
thuật và y khoa. Ngoài ra, cả hai nhóm sinh viên này cũng quan tâm đến cơ hội nhận học
bổng từ các trường Đại học ở Hàn Quốc và các tổ chức tài trợ khác. Một lợi thế khác của việc
theo học tại Hàn Quốc là chi phí học phí thường được coi là thấp so với các nước phát triển
khác. Ngoài ra, sinh viên quốc tế cũng đặc biệt quan tâm đến văn hóa và con người Hàn
Quốc. Ở Việt Nam sự sâu sắc lại được tập trung ở các bài nghiên cứu này theo quan điểm của
nhóm tác giả đó là “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học thạc sĩ của sinh viên ngành quản trị
kinh doanh” của tác giả (Cương Nguyễn,2022), bài nghiên cứu trên tìm ra những yếu tố
quyết định như: nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ đối với học thạc sĩ, danh tiếng của
trường, chuẩn chủ quan. Bên cạnh đó còn có bài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết
định học thạc sĩ của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn TPHCM” của nhóm tác
giả trường Đại học Ngoại Thương( Lê Ngọc Phương Trinh, Trần Ngô Phú Quí, Nguyễn
Trần Sỹ,2022), bài nghiên cứu chỉ ra có 4 yếu tố quyết định như: sự tự tin vào năng lực bản
thân, đặc điểm cơ sở đào tạo, động lực, ảnh hưởng xã hội… Đồng thời 2 bài nghiên cứu cũng
đưa ra những phương hướng khắc phục để giúp cho các trường thu hút nhiều hơn nhân tài
theo học thạc sĩ.
Trường Đại học Tài Chính- Marketing cũng là một trong những trường có chương trình đào
tạo thạc sĩ khối ngành Kinh tế. Liên quan đến việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định học chương trình thạc sĩ tại một trường nào đó thì đã có nhiều đề tài
làm về vấn đề này. Tuy nhiên, nhóm tác giả nhận thấy rằng một học viên có quyết định học
chương trình thạc sĩ có thể tác động bởi nhiều yếu tố mà những yếu tố này nó có thể thay đổi
theo thời gian như các yếu tố kinh tế, yếu tố vi mô,tâm tư người học… Chính vì vậy, nhóm
tác giả tiếp tục làm đề tài về quyết định học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Tài chính-
Marketing. Đây là một công trình để giúp cho trường Đại học Tài chính- Marketing có được
những thông tin về ý định chọn lựa trường của người học từ đó trường sẽ có những chính
sách, chiến lược tốt hơn trong việc thu hút người theo học tại trường.
8. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
(Ý tưởng này được triển khai nghiên cứu sẽ giải quyết vấn đề gì? Đề tài này nghiên cứu đối
tượng gì? Nghiên cứu những khía cạnh nào của đối tượng? Trong khoảng thời gian nào,
trong phạm vi lãnh thổ nào,…? )
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình thạc sĩ
tại trường đại học tài chính-marketing. Từ kết quả nghiên cứu đó,nhóm tác giả đề xuất các hàm
ý quản trị giúp cho trường đại học đưa ra các giải pháp thu hút thêm nhiều học viên.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình thạc sĩ tại trường đại học tài
chính-Marketing.
2. Đánh giá khả năng tác động của các yếu tố này này đến quyết định chọn trường đại học để
học chương trình thạc sĩ của học viên
3 Đưa ra những giải pháp giúp trường đại học có thể cải thiện và thu hút các đối tượng là học
viên vào học thạc sĩ tại trường.

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình thạc sĩ tại
trường đại học tài chính-marketing.

· Phạm vi nghiên cứu:


+Phạm vi không gian: Tại Trường đại học tài chính-Marketing

+Thời gian: Từ 1/11/2023 đến 4/2024


+Nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình thạc sĩ
tại trường đại học tài chính-marketing
+Đối tượng khảo sát: những học viên đã từng học chương trình thạc sĩ tại trường đại
học tài chính-marketing

99. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU


Để nghiên cứu, đề tài này dự định sẽ dựa vào những lý thuyết cụ thể nào? Đã có những
nghiên cứu nào tương tự hoặc gần giống mà đề tài có thể dựa vào đó để học tập các thức
nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nhóm tác giả nhận thấy đây là hai lý thuyết sẽ là cơ sở chính của bài nghiên cứu:
1. Thuyết Hành Vi Hợp Lí (TRA)
Ý định là một khái niệm quen thuộc trong đời sống hằng ngày, được hiểu là mong muốn
thực hiện một hành động nào đó. Nhưng về mặt lý thuyết, ý định được xác định chính xác
hơn. Theo (Ajzen và Fishbein,1975), ý định hành vi là sự thể hiện ý định của mỗi người để
thực hiện một hành vi được quy định. Nó không chỉ là mong muốn mà còn là tiền đề trực
tiếp dẫn đến hành vi.

Trong lý thuyết hành vi hợp lí (TRA), Ajzen và Fishbein cho rằng yếu tố quan trọng nhất
quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi. Ý định này không nảy sinh
một cách tự nhiên mà bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ của một người đối với hành vi đó
và những chuẩn mực chủ quan gắn liền với hành vi đó.

TRA giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong ứng xử của con người. TRA cho
rằng ý định hành vi là động lực chính của hành vi và hai yếu tố chính quyết định ý định hành
vi là thái độ và chuẩn mực chủ quan của con người. Thái độ chủ quan và chuẩn mực chủ
quan là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định. Thái độ của chủ thể được đo lường bằng
niềm tin và đánh giá về hậu quả của hành vi.

TRA gợi ý rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc liệu
họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không. Vì vậy, nhìn từ góc độ TRA, ý muốn không
chỉ là một trạng thái tâm lý mà còn là yếu tố dự báo hành vi.

Ý định học cao học là ý muốn và sự sẵn lòng của một cá nhân sẽ vào học bậc cao học nhằm
đạt được học vị thạc sĩ. Theo (Vietads,2016), học vị thạc sĩ trong tiếng Anh được gọi là
Master. Đây là một học vị trên bậc cử nhân, dưới bậc tiến sĩ.

Theo đó, đã có một số nghiên cứu tiêu biểu về ý định học, ý định chọn trường của các tác
giả trong và ngoài nước như:

Nghiên cứu của (Jisun Jung & Soo Jeung Lee,2019) đã chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng
đến ý định theo đuổi cao học sau đại học của sinh viên tại Hàn Quốc là Giới tính; Tuổi và
Tình trạng kinh tế gia đình; Ngành học; Sự hài lòng với việc học đại học và Động lực nội tại
cho lựa chọn chuyên ngành, có ảnh hưởng tích cực đến việc đăng ký học thạc sĩ.

Nghiên cứu của (Adesoga Adefulu & cộng sự,2019) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa
chọn của sinh viên sau đại học khi chọn trường đại học theo cao học tại Nam- Tây Nigeria.
Theo đó, ý định lựa chọn trường đại học của sinh viên sau đại học chịu ảnh hưởng của bốn
yếu tố là: Mong muốn học đại học; Cơ sở đại học; Ảnh hưởng ngoại cảnh; Chương trình đào
tạo.

Nghiên cứu của (Hồ Trúc Vi và Phan Trọng Nhân,2018) về ý định học cao học của sinh viên
IUH. Kết quả chỉ ra các yếu tố: Thái độ dẫn đến hành vi; Chuẩn chủ quan; Nhận thức kiểm
soát hành vi và Trung thành thương hiệu ảnh hưởng đến ý định và hành vi tiếp tục theo học
cao học của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu của (Phạm Xuân Giang, Nguyễn Thị Phương Thảo,2019) về ý định học cao học
của sinh viên ngành kinh tế tại Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Theo
đó có bốn yếu tố ảnh hưởng đến quyết định theo học cao học của sinh viên kinh tế là: Chuẩn
chủ quan; Thái độ đối với học cao học; Danh tiếng của Trường và Sự kiểm soát hành vi
được cảm nhận.

2. Thuyết xã hội học (Social Learning)

Lý thuyết Học tập Xã hội của (Albert Bandura,1977) nhấn mạnh vai trò của môi trường
trong việc hình thành và phát triển hành vi con người. Theo lý thuyết này, con người học
thông qua quan sát và mô phỏng hành vi của người khác, không chỉ thông qua trải
nghiệm trực tiếp. Khi hoàn cảnh thay đổi, hành động của cá nhân cũng thay đổi. Lý
thuyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố tâm lý như khả năng chú ý và trí
nhớ trong việc xác định những gì chúng ta quan sát, nhớ và sau đó mô phỏng.

Dưới đây là một số bài nghiên cứu khoa học đã sử dụng Lý thuyết Học tập Xã hội
(Social Learning Theory) trong việc nghiên cứu về quyết định chọn trường đại học của
sinh viên:

“Understanding students’ behavior in online social networks: a systematic literature


review” - Maslin Binti Masrom, Abdelsalam H. Busalim, Hassan Abuhassna & Nik
Hasnaa Nik Mahmood. Bài nghiên cứu này đã sử dụng Lý thuyết Học tập Xã hội để hiểu
rõ hơn về hành vi của sinh viên trong các mạng xã hội trực tuyến.

“Reflecting on Social Learning Tools to Enhance the Teaching-Learning Experience of


Generation Z Learners” - Elizelle Juanee Cilliers. Bài nghiên cứu này đã sử dụng Lý
thuyết Học tập Xã hội để phản ánh về việc sử dụng các công cụ học tập xã hội để nâng
cao trải nghiệm giảng dạy và học tập của thế hệ Z.

Ngoài ra còn có lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB) được phát triển bởi (Ajzen,1991), lý
thuyết kỳ vọng và xác nhận của (Oliver,1980) và một số thuyết khác là nền tảng cơ bản cho
vấn đề nghiên cứu.

Căn cứ vào số lần xuất hiện từng yếu tố trong các nghiên cứu trên đây kết hợp với kết quả
nghiên cứu trên đây kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ
bộ, có bốn yếu tố sau đây (có chỉnh tên gọi) là: Dịch vụ và chất lượng đào tạo; Sự hài lòng;
Trung thành thương hiệu; Sự tự tin có thể sẽ được cân nhắc để đưa vào mô hình nghiên cứu
chính thức.

3. Lịch sử Nghiên cứu

STT Năm Tác giả Tên công trình


1 2022 Lê Ngọc Phương Trinh, Các yếu tố tác động đến quyết định học thạc sĩ
Trần Ngô Phú sau tốt nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành
Quí,Nguyễn Trần Sỹ kinh tế trên địa bàn thành phố hồ chí minh
2 2022 Cương Nguyễn Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định học thạc sĩ
của sinh viên ngành quản trị kinh doanh

3 2022 Bạch Thị Ngọc Dung, Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
Dương Minh Quang, Lê trường đại học của học viên sau đại học tại Đại
Minh Trâm học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
4 2022 Nguyễn Huỳnh Phước Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định học trình độ
Thiện, Lê Thị Nhả Ca thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại trường
đại học tây đô
5 2019 Phạm xuân giang, Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học
nguyễn thị phương thảo của sinh viên ngành kinh tế tạitrường đại học
công nghiệp thành phố hồ chí minh
6 2018 Hồ Trúc Vi, Phan Trọng Các nhân tố tác động đến ý định thực hiện
Nhân hành vi theo học cao học của sinh viên trường
đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh
7 2022 Ze Liu1, Nian-ci Ren2 , Decision-Making Considerations for Mid-
Hang-yuan Dong1 , Career Army Officers to Pursue Master’s
Ying Pei1 , Yi-dan Degrees
Zhu1 and Jing Zhang
8 2021 Elizelle Juanee Cilliers “Reflecting on Social Learning Tools to
Enhance the Teaching-Learning Experience of
Generation Z Learners”
9 2021 Maslin Binti Masrom, “Understanding students’ behavior in online
Abdelsalam H. Busalim, social networks: a systematic literature
Hassan Abuhassna & review”
Nik Hasnaa Nik
Mahmood
10 2020 Adesoga Adefulu, Factors Influencing Postgraduate Students’
Temitope Farinloye & University Choice in Nigeria
Emmanuel Mogaji
11 2019 Jisun Jung & Soo Jeung Exploring the factors of pursuing a master’s
Lee degree in South Korea
12 2015 Charles D. Vance, edd Decision-Making Considerations for Mid-
Career Army Officers to Pursue Master’s
Degrees
13 2014 Qi Wu Motivations and Decision-Making Processes
of Mainland Chinese Students for Undertaking
Master’s Programs Abroad
14 2010 Koe.W & Saring.S Factors Influencing the Foreign
Undergraduates’ Intention to Study at
Graduate School of a Public University.
Journal Kemanusiaan
15 2009 Haur. L Higher education marketing concerns: Factors
influencing Malaysia students’ intention to
study at higher educational institutions.
Malaysia: University of Malaya

10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


(Dự kiến dùng phương pháp gì để thực hiện triển khai ý tưởng? Các phương pháp có thể
được sử dụng là: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, mô tả, tổng hợp, phỏng vấn
điều tra, khảo sát, định tính, định lượng…)
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình thạc
sĩ tại trường đại học tài chính-marketing được thực hiện theo hai phương pháp: nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Dựa vào các nghiên cứu trước đây, nhóm
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình thạc sĩ tại trường
đại học tài chính-marketing, đồng thời điều chỉnh lại bảng câu hỏi khảo sát cũng như
mô hình nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức,
các cuộc khảo sát được thực hiện với khoảng 50 sinh viên tại trường đại học tài chính
Marketing nhằm phát hiện ra những thiếu sót trong bảng câu hỏi và điều chỉnh thang đo.
+ Nghiên cứu định lượng chính thức: Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát
đến những đối tượng là các sinh viên đã từng học MBA tại UFM với giới tính và nghề
nghiệp khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi thu thập đủ, nhóm nghiên
cứu sẽ mã hóa và loại bỏ các dữ liệu không đủ tiêu chuẩn, rồi xử lý dữ liệu bằng phần
mềm SMARTPLS bao gồm các bước: thống kê mô tả, phân tích nhân tố EFA, chạy
Cronbach’s Alpha để kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến thành phần,
sau đó tiến hành chạy tương quan, hồi quy.

11. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI


(Trình bày đề cương sơ bộ, qua đó có thể biết nội dung nghiên cứu gồm mấy phần? các công
việc cụ thể là như thế nào?)
Chương 1: Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Lịch sử nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Tiến trình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Thang đo nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng (sơ bộ)
Nghiên cứu chính thức
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Mẫu khảo sát
Đánh giá mô hình đo lường
Đánh giá mô hình cấu trúc
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Hàm ý quản trị
Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất

12. TÀI LIỆU THAM KHẢO


(Liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng để hình thành đề cương này)
1. Bạch Thị Ngọc Dung & Ctg. (2022), Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường
đại học của học viên sau đại học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp
chí Giáo dục Đại học
2. Cương Nguyễn. (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định học thạc sĩ của sinh viên
ngành quản trị kinh doanh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
3. Hồ Trúc Vi, Phan Trọng Nhân. (2018), Các nhân tố tác động đến ý định thực hiện hành
vi theo học cao học của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh,
Tạp chí Giáo dục Đại học
4. Lê Ngọc Phương Trinh & Ctg. (2022), Các yếu tố tác động đến quyết định học thạc sĩ
sau tốt nghiệp của sinh viên thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố hồ chí
minh, Tạp chí Khoa học Kinh tế và Quản lý
5. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện, Lê Thị Nhả Ca. (2022), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định học trình độ thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học tây đô, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển
6. Phạm Xuân Giang, Nguyễn Thị Phương Thảo. (2019), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
học cao học của sinh viên ngành kinh tế tạitrường đại học công nghiệp thành phố hồ
chí minh, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
7. Adesoga Adefulu, Temitope Farinloye, & Emmanuel Mogaji (2020), Factors
Influencing Postgraduate Students’ University Choice in Nigeria, International Journal
of Educational Development
8. Charles D. Vance (ed.) (2015), Decision-Making Considerations for Mid-Career Army
Officers to Pursue Master’s Degrees, Hershey, PA: IGI Global.
9. Elizelle Juanee Cilliers (2021), Reflecting on Social Learning Tools to Enhance the
Teaching-Learning Experience of Generation Z Learners, Journal of Educational
Technology & Society
10. Haur. L (2009), Higher education marketing concerns: Factors influencing Malaysia
students’ intention to study at higher educational institutions, Malaysia: University of
Malaya.
11. Jisun Jung & Soo Jeung Lee (2019), Exploring the factors of pursuing a master’s
degree in South Korea, Journal of International Students
12. Koe.W & Saring.S (2010), Factors Influencing the Foreign Undergraduates’ Intention
to Study at Graduate School of a Public University, Journal Kemanusiaan
13. Maslin Binti Masrom & Ctg (2021), Understanding students’ behavior in online social
networks: a systematic literature review, International Journal of Educational
Technology and Research
14. Qi Wu (2014), Motivations and Decision-Making Processes of Mainland Chinese
Students for Undertaking Master’s Programs Abroad, Journal of Studies in
International Education
15. Ze Liu & Ctg (2022), Decision-Making Considerations for Mid-Career Army Officers
to Pursue Master’s Degrees, Journal of Education for Business

13. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU


Thời gian Công việc
1/11/2023 – 20/11/2023 Hoàn thiện chương 1 bài nghiên cứu
21/11/2023 – 10/12/2023 Hoàn thiện chương 2 bài nghiên cứu
11/12/2023 – 21/12/2023 Hoàn thiện chương 3 bài nghiên cứu
21/12/2023 – 30/12/2023 Gửi 3 chương cho GVHD xem xét và nhóm tự chỉnh sửa
lại.
31/12/2023 – 28/02/2024 Thiết kế và phát phiếu khảo sát và tổng hợp chọn lọc phiếu
hợp lệ.
01/03/2024– 15/03/2024 Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS
16/03/2024– 10/04/2024 Hoàn thiện chương 4 và gửi GVHD nhận xét
11/04/2024 – 30/04/2024 Hoàn thiện chương 5 bài nghiên cứu
01/05/2024 – 20/05/2024 Gửi bài NCKH cho GVHD xem xét và chỉnh sửa
21/05/2024 – 30/05/2024 Hoàn thiện bài NCKH
(Dự kiến các công việc thời gian cần thiết để thực hiện nghiên cứu)

14. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU


(Nếu được triển khai nghiên cứu kết quả dự kiến đạt được như thế nào? Kết quả đó đem lại lợi
ích gì? Cho ai?)

● Ý nghĩa lý thuyết:

Hệ thống hóa mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định học chương trình
thạc sĩ tại trường đại học tài chính-marketing

● Ý nghĩa thực tiễn:


Với kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ chuyển đến ban lãnh đạo nhà trường đại
học tài chính-marketing sẽ có được những thông tin về các yếu tố quyết định học thạc sĩ của
học viên tại một ngôi trường đại học từ đó những người đứng đầu trường đại học tài chính
Marketing có thể đưa ra những quyết định về các chỉnh sách cải cách nhằm thu hút thêm nhiều
học viên hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh với các trường đại học khác.

Ngày tháng năm Ngày tháng năm


NHÓM TRƯỞNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày tháng năm Ngày tháng năm


TRƯỞNG KHOA/BỘ MÔN P. QLKH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like