You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA GIÁO DỤC

XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM – PHÂN VIỆN MIỀN
NAM TP.HỒ CHÍ MINH DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC

GVGD: TS HOÀNG MAI KHANH

HVTH: TIÊU MINH SƠN

Tp.Hồ Chí Minh, năm 2020


1
MỤC LỤC

Mở đầu

1. Vai trò của động cơ học tập trong việc hình thành nhân cách sinh viên
Phân viện miền Nam
2. Thực trang việc xác định động cơ học tập của sinh viên Phân viện miền
Nam
2.1. Ảnh hưởng từ gia đình
2.2. Ảnh hưởng nhà trường
2.3. Ảnh hưởng xã hội
2.4. Từ bản thân sinh viên
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng động cơ học tập của sinh viên Phân viện
miền Nam
3.1. Từ phía gia đình
3.2. Từ phía trường học
3.3. Từ phía xã hội
4. Đề xuất giải pháp sinh viên xác định động cơ học tập đúng đắn
4.1. Về phía gia đình
4.2. Về phía nhà trường
4.3. Về phía chính quyền, đoàn thể xã hội

Kết luận

Tài liệu tham khảo

2
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN THANH
THIẾU NIÊN VIỆT NAM – PHÂN VIỆN MIỀN NAM TP.HỒ CHÍ MINH:

DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC

MỞ ĐẦU

Trường Đoàn trung ương II, ra đời sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước. Trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội
cho các tỉnh, thành Đoàn phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Trước yêu cầu của công
tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội chung trong toàn quốc và thực
hiện chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá VII về tăng cường chỉ
đạo và cũng cố công tác đào tạo, nghiên cứu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
điều kiện mới, ngày 24/04/1999 Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành quyết định số
387QĐ/TWĐTN thành lập Phân viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (gọi tắt là
Phân viện miền Nam) trực thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trên cơ sở tổ
chức của Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương II và tăng
cường thêm chức năng nghiên cứu và thông tin khoa học.

Năm 2016 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký công văn số: 4483/BGDĐT-GDĐH
cho phép Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học
ngành Công tác Thanh thiếu niên tại Phân viện miền Nam. Để thực hiện mục tiêu
giáo dục và đào tạo, Phân viện miền Nam đặc biệt quan tâm đến việc hình thành và
phát triển động cơ học tập cho sinh viên. Việc nghiên cứu động cơ học tập có ý nghĩa
quan trọng giúp nhà trường và các bậc phụ huynh có được những định hướng, những
tác động phù hợp giúp các em đạt được những thành tích học tâp tốt nhất, góp phần
nâng cao chất lượng nhà trường và nguồn nhân lực cho xã hội, phát triển đất nước
trong bối cảnh hội nhập.1

NỘI DUNG

1
Trang website: https://pvmn.edu.vn

3
1. Vai trò của động cơ học tập trong việc hình thành nhân cách sinh viên
Phân viện miền Nam

Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “Động cơ là những gì thôi thúc con
người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn với
những nhu cầu”. Theo từ điển trực tuyến Wikipedia định nghĩa: “Động cơ là một
chuỗi các lý do khiến chủ thể quyết định tham gia một hành vi cụ thể”. 2

Tóm lại, Động cơ học tập là một động lực thúc đẩy sinh viên học tập, trên cơ
sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà
mình được học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi.

Từ khái niệm động cơ và động cơ học tập vừa nêu trên, có thể thấy rằng, việc
xác định động cơ học tập sẽ thôi thúc sinh viên học tập tích cực hơn, năng động hơn
để đạt được mục đích phấn đấu của mình.

Động cơ học tập là tiền đề của hành động, là cơ sở của mục đích. Động cơ xác
đính hợp lí thì hành động mới chính xác và đạt được kết quả đặt ra. Nếu không có
động cơ học tập rõ ràng, chúng ta sẽ không thể nỗ lực hết mình để vượt qua được mọi
khó khăn trong học tập.

Động cơ học tập của sinh viên Phân viện miền Nam có ảnh hưởng đến kết quả
học tập của các em, qua đó ảnh hương đến kết quả giáo dục, chất lượng giảng dạy
của Nhà trường cũng như ảnh hưởng đến kết quả của ngành Giáo dục, xã hội.

Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu3, người gắn bó với giảng đường đại học
hơn 40 năm cho rằng: “Chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có
hau yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Yếu tố thứ nhất là người học muốn học
và có động cơ học tập chân chính: học để hiểu biết, thành người có tài phục vụ cho
xã hội và làm giàu cho bản thân. Yếu tố thứ hai là người thầy. Để học trò đạt được

2
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_c%C6%A1_(t%C3%A2m_l%C3%BD_h%E1%BB%8Dc)
3
Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Hi%E1%BB%87u
4
những mơ ước chân chính cần phải có những người thầy hết sức tâm huyết, muốn
giúp cho học trò của mình đạt được điều đó”.

Ghi lại ý kiến trên đây của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu để thấy rằng động cơ học
tập tốt luôn tỉ lệ thuận với kết quả học tập và luôn song hành với con đường các em
tiến bước để đạt được mục tiêu học tập.

2. Thực trang việc xác định động cơ học tập của sinh viên Phân viện miền
Nam

Như đã trình bày, năm 2016 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký công văn số:
4483/BGDĐT-GDĐH cho phép Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển sinh, đào
tạo trình độ đại học ngành Công tác Thanh thiếu niên tại Phân viện miền Nam.

Để tìm hiểu thực trạng về động cơ học tập của sinh viên, chúng tôi chọn khảo
sát 85/140 sinh viên thuộc tất cả các năm, các khóa đào tạo liên quan đến khía cạnh
xã hội học giáo dục để làm rõ vấn đề: Ảnh hưởng của gia đình, nhà trường, xã hội và
bản thân đối với việc học tập của các em. Kết quả kháo sát được tóm tắt như sau:

CÂU HỎI và BIỂU ĐỒ

I. Ảnh hưởng từ gia đình

Câu hỏi 1: Gia đình có tạo nhiều áp


lực đối với việc học tập của bạn?

A. Nhiều
B. Bình thường
C. Không nhiều

- 10,6% Nhiều
- 52,9% Bình thường
- 36,5% Không nhiều
5
Câu hỏi 2: Bạn học là vì cha mẹ?

A. Đúng
B. Đúng một phần
C. Không đúng

- 9,4% Đúng
- 61,5% Đúng một phần
- 29,4% Không đúng

Câu hỏi 3: Cha mẹ bạn có theo dõi việc học của bạn?

A. Thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Không bao giờ

- 37,6% Thường xuyên


- 54,1% Thỉnh thoảng
- 8,2% Không bao giờ

Từ số liệu và biểu đổ trên, chúng ta có thể thấy rằng một số gia đình đã có sự
quan tâm đến việc học tập của sinh viên, nhưng phần lớn gia đình chưa thật sự quan
tâm lắm (37,6% thường xuyên, 54,1% thỉnh thoảng, 8,2% không bao giờ). Chính vì
thế mà gia đình chưa thực sự là nơi tạo được động cơ học tập tích cực cho các em.
Điều này có thể xuất phát từ các yếu tố khách quan hay chủ quan: trình độ hiểu biết
và nhận thức của cha mẹ về việc học tập của con cái chưa cao, do bận rộn với công
việc (số liệu chúng tôi thống kê thấy được, đa số các em sinh viên đến từ nhiều vùng
miền khác nhau: chiếm đa số là các tỉnh còn khó khăn: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh
Long, Cà Mau,… hay những vùng miền khác nhau có ít cơ hội được học tập như:
Bình Thuận (vùng núi), Khánh Hòa, Gia Lai, Phú Yên…).

6
II. Ảnh hưởng từ Nhà trường

Câu 4: Tập thể lớp có ảnh hưởng đến việc học của bạn?

A. Nhiều
B. Bình thường
C. Không nhiều

- 23,5% Nhiều
- 51,8% Bình thường
- 24,7% Không nhiều

Câu 5: Khi đăng ký học bạn có được học đúng với ngành nghề mình yêu thích
hay không?

A. Không
B. Một phần
C. Có

- 11,8% Không
- 43,5% Một phần
- 44,7% Có

Câu 6: Bạn nghĩ môi trường học tập hiện tại có tạo được niềm vui, thân thiện
và cơ sở vật chất đáp ứng đủ
nhu cầu của bạn?

A. Có
B. Không
C. Một phần

7
- 43,5% Có
- 14,1% Không
- 42,5% Một phần

Câu 7: Có ý kiến cho rằng: “Sinh viên Phân viện miền Nam ra trường để đi
làm Xã Đoàn, công tác về Đoàn, Hội, Đội – không có tương lai và bị “lỗi thời””
theo bạn thì sao?

A. Đúng
B. Đúng 1 phần
C. Không

- 0,4% Đúng
- 37,6% Đúng một phần
- 60% Không

Số liệu trên có thể thấy được các em sinh viên chịu sự tác động của yếu tố Nhà
trường khá nhiều và Nhà trường, bạn bè, thầy cô đang là tác động chủ yếu đến sự
hình thành động cơ học tập của các em. Nhà trường cần là nơi giáo dục đáng tin cậy,
tạo dựng được niềm tin, nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy để các em
xác định đúng động cơ học tập và đồng thời là nơi tạo được sự hứng thú, kích thích
và ước mơ, hoài bão tương laic ho các em sau này.

III. Ảnh hưởng từ xã hội

Câu 8: Bạn đang học tập vì muốn có một nghề nghiệp ổn định?

A. Đồng ý
B. Đồng ý một phần
C. Chưa nghĩ đến

8
- 58,8% Đồng ý
- 34,1% Đồng ý một phần
- 7,1% Chưa nghĩ đến

Câu 9: Nhiều người nghĩ học để làm giàu bạn học vì lý tưởng, bạn nghĩ sao?

A. Đúng
B. Không đúng lắm
C. Không đúng

- 31,8% Đúng
- 58,8% Không đúng lắm
- 9,4% Không đúng

Với xã hội Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, với những thay đổi đó
cũng có tác động không nhỏ đến suy nghĩ của các em, các em đã các định được rằng
học tập giúp cho các em có một công việc, nghề nghiệp ổn định, xã hội đã đặt ra
những yêu cầu đó. Ngoài ra từ thống kê trên có thể nhận thấy có phần đông các em
đồng ý với ý kiến cho là học để làm giàu (31,8%), học có nghề nghiệp ổn định
(58,8%), và mục tiêu là có cuộc sống sung túc hơn, đầy đủ hơn, vả lại một phần đất
nước đang xác định và đặt trong bối cảnh hội nhập thì tiềm năng kinh tế là rất lớn,
những cơ hội việc làm đang rộng mở.

IV. Từ bản thân sinh viên

Câu 10: Bạn có bao giờ xác định: “Mình học để làm gì?”

A. Đã xác định
B. Đang lưỡng lự
C. Chưa xác định

9
- 69,4% Đã xác định
- 25,9% Đang lưỡng lự
- 4,7% Chưa xác định

Câu 11: Học tập là để mở rộng kiến thức, phát triển tài năng, năng khiếu của
bản thân là điều mà bạn:

A. Rất mong muốn


B. Có nghĩ đến
C. Không quan tâm

- 83,5% Rất mong


muốn
- 12,9% Có nghĩ đến
- 3,6% Không quan tâm

Câu 12: Học tập là để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân, cho lý tưởng
“Tâm trong – Trí sáng – Hoài bão lớn” là điều mà bạn:

A. Hằng mong muốn


B. Có nghĩ đến
C. Chưa bao giờ nghĩ đến

- 60% Hằng mong muốn


- 36,5% Có nghĩ đến
- 4,5% Chưa bao giờ nghĩ đến

Câu 13: “Học tập là niềm vui, là niềm hạnh phúc”?

A. Hoàn toàn đồng ý


B. Đồng ý một phần

10
C. Không đồng ý

- 57,6% Hoàn toàn đồng ý


- 38,8% Đồng ý một phần
- 3,6% Không đồng ý

Câu 14: Học tập là thường xuyên, học tập là suốt đời đó là việc bạn:

A. Hoàn toàn đồng ý


B. Chưa nghĩ đến
C. Thấy xa vời

- 87,1% Hoàn toàn đồng ý


- 6,45% Chưa nghĩ đến
- 6,45% Thấy xa vời

Câu 15: Học tập là để sống hữu ích, để có đạo đức tốt, đó là điều bạn:

A. Rất mong muốn


B. Mong muốn
C. Chưa nghĩ đến

- 75,3% Rất mong muốn


- 24,7% Mong muốn
- 0% Chưa nghĩ đến

Từ những trả lời của các em chúng ta thấy rằng đa số các em đã xác định cho
mình con đường học tập, và động cơ học tập rất trong sáng và đúng đắn. Áp dụng vào

11
đúng môi trường đào tạo tại Phân viện miền Nam, chúng ta lại thấy rõ ràng hơn lý
tưởng, ước mơ, hoài bão của đúng tính chất của một cán bộ Đoàn, Hội, Đội – “Tâm
trong – Trí sáng – Hoài bão lớn” (thông điệp của Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh).

Tóm lại, những số liệu thống kê và phân tích trên có thể thấy rằng yếu tố tác
động đến việc xác định động cơ học tập của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam – Phân viện miền Nam chủ yếu đó là tự bản thân mỗi cá nhân. Gia đình, trường
học, xã hội có ảnh hưởng nhưng chưa tác động sâu, chưa làm động lực thật sự cho
các em phấn đấu học tập.

3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng động cơ học tập của sinh viên Phân
viện miền Nam
3.1. Từ phía gia đình

Gia đình chưa tạo động lực để các em học tập, cho nên động cơ các em chưa
gắn liền với gia đình. Có thể là do từ phía gia đình thiếu sự quan tâm, chia sẻ khó
khăn với các em. Đa phần gia đình các em làm nông nghiệp, công việc khác và như
đã trình bày đến từ các vùng miền còn nhiều khó khăn, thiếu cơ hội học tập, điều kiện
vật chất cũng như thời gian để c--------hú ý nhiều đến việc học của con cái. Cũng
nhìn nhận rằng nhận thức của các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của học tập của con
cái còn hạn chế.

(Biểu đồ phân bố quê


quán của sinh viên)

3.2. Từ phía
trường
học
12
Trường học cũng chưa làm tròn vai trò giáo dục của mình, thiết nghĩa trường
học không chỉ là nơi cung cấp kiến thức cho sinh viên mà cần cung cấp cho các em
một sự phấn khởi, sự hứng thú, cơ hội việc làm khi ra trường, môi trường thực tập,
phương pháp học tập, trải nghiệm thực tế, đơn vị,… Có thể là do trường mới thành
lập, cơ sở vật chất chưa được cải thiện (tận dụng cơ sở vật chất cũ). Do phương pháp
giảng dạy của một số thầy cô giáo chưa thực sự gây hứng thú cho các em học tập và
sự kết hợp được với gia đình làm tốt công tác quản lý, giáo dục sinh viên.

3.3. Từ phía xã hội

Xã hội ta chưa tạo nên được một xã hội học tập, còn nhiều tiêu cực trong
ngành Giáo dục, chưa đầu tư hợp lý cho giáo dục nước nhà, đầu tư thiếu sự đồng đều,
… Và hơn hết, do đặc thù ngành học của một Trường Đoàn, nên đôi khi còn thiếu đi
sự hợp tác với bên ngoài xã hội, nhu cầu xã hội không cao và khi tốt nghiệp, sinh
viên đều theo hướng chính trị, lý tưởng cống hiến.

4. Đề xuất giải pháp sinh viên xác định động cơ học tập đúng đắn
4.1. Về phía gia đình

Giáo dục con cái nói chung và chăm lo việc học hành của các em nói riêng là
một chức năng của gia đình. Sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến việc học của con
một măt giúp nâng cao kết quả học tập của các em, đóng góp vào việc nâng cao chất
lượng dạy học của nhà trường, mặt khác rèn luyện cho các em thói quen tốt trong
học tập, lao động. Chính vì thế mà để các em xác định động cơ học tập đúng đắn thì
gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu. Muốn thế, đầu tiên cần nâng cao nhận thức
cho các bậc cha mẹ về trách nhiệm đối với việc học tập của các em.

Để các em xác định động cơ học tập đúng đắn thì gia đình cần giúp các em
nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa của việc học trước mắt và lâu dài. Gia đình
cần động viên, khích lệ tinh thần cho các em, gây hứng thú và niềm vui trong học tập
cho các em bằng cách theo dõi nắm được những khó khăn, khúc mắc, động viên đúng
13
mức, kịp thời những tiến bộ của các em. Không khí học tập trong gia đình và tấm
gương học tự học của gia đình cũng như anh chị em học hàng cũng là động lực cho
các em học tập. Gia đình có không khí tốt, mọi người ham học sẽ ảnh hưởng đến
động cơ, thái độ học tập của sinh viên.

Gia đình không nên tạo quá nhiều áp lực thành tích học tập cho các em, mà
ngược lại cần chia sẻ những áp lực mà các em gặp phải. Gia đình cần kết hợp với nhà
trường quan tâm việc học tập của các em, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập
cần tránh nuông chiều dẫn đến các em đua đòi, ăn chơi,… Đặc biệt, gia đình cần tạo
được không khí thoải mái, đầm ấm, tránh bất hòa, mâu thuẫn, ghen tị, tạo sự đoàn
kết, niềm tin cho các em vào gia đình. Gia đình xảy ra chuyện bất hòa là dễ làm các
em chán nản, bất cần đời từ đó dẫn đến không thiết tha với học tập.

4.2. Về phía nhà trường

Nhà trường cần rà soát lại đội ngũ giảng viên để đánh giá đúng năng lực của
giảng viên. Đối với giảng viên yếu kém về năng lực cần được bồi dưỡng kịp thời.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đủ điều kiện phục vụ cho việc nâng
cao chất lượng giáo dục,… Giảng viên cần lồng ghép bài giảng của mình với tình
huống thực tế, hay hình ảnh sinh động,… Các CLB Đội, Hội, Đội, Nhóm cần tổ chức
nhiều phong trào thi đua học tập, các cơ sở lý luận, phương pháp thực tế, khích lệ học
tập, kết hợp vui chơi, giải trí với việc học.

4.3. Về phía chính quyền, đoàn thể xã hội

Cần tạo điều kiện tốt nhất có thể để các em được học tập. Kết hợp chặt chẽ với
trường học để giải quyết những khó khăn.

KẾT LUẬN

14
Bài viết làm sáng tỏ thực trạng động cơ học tập và những định hướng sơ khởi
cho tương lai bản thân mình của sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam –
Phân viện miền Nam. Bài viết đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác
định động cơ học tập của sinh viên, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh
hưởng ít. Từ thực trạng này, bài viết đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể để các
em sinh viên xác định được động cơ học tập đúng đắn của mình./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Hồng (chủ biên, 2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Diễn đàn giáo dục trên website của Bộ GD và ĐT: www.edu.net.vn
3. Lê Hương (2004), Động cơ và quá trình hình thành nhân cách, NXB Giáo
dục.
4. Nguyễn Thanh Bình (2015), “Động cơ của học sinh và một số biện pháp
tạo động lực”, Báo cáo in trong Tuyển công trình khoa học hội thảo quốc
gia, Tp.Vũng Tàu tháng 07/2015.
5. Tuyển tập các công trình Khoa học Hội thảo quốc gia và tỉnh Tiền Giang
tổ chức trong năm 2016, Tâm lý học – Giáo dục học trong thực hiện đổi
mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, NXB ĐHQG Tp.HCM.
6. Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Hi%E1%BB%87u
7. Và một số tài liệu tham khảo khác,....

15

You might also like