You are on page 1of 15

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Sự cần thiết của đề tài

Chọn trường, chọn nghề là việc đặc biệt quan trọng đối với các em học sinh
trung học phổ thông (THPT). Bởi nếu chọn được một nghề phù hợp với bản thân,
ngoài việc giúp cho mỗi cá nhân đảm bảo cuộc sống vật chất, mà còn giúp họ có
được niềm vui, hạnh phúc và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.

Chọn đúng ngành, đúng trường sẽ giúp học sinh có định hướng sớm và rõ
ràng về khối thi, từ đó giúp các em đề ra chiến lược đầu tư hợp lý để đạt kết quả
cao nhất trong kì thi THPT quốc gia, đặc biệt khi xét tuyển vào các trường đại học,
cao đẳng.

Thế nhưng hiện nay, hầu hết học sinh THPT còn rất lúng túng và mơ hồ
trước quyết định của mình. Một bộ phận không nhỏ học sinh chọn ngành nghề theo
tâm lí đám đông, theo yêu cầu của gia đình, để được học chung với đám bạn
thân…

Hầu hết các em thiếu hiểu biết căn bản về nghề nghiệp cũng như đặc điểm
của bản thân. Vì vậy các em luôn hoài nghi, không dám chắc nghề mình định chọn
có thật sự phù hợp với mình hay không. Các em thiếu thông tin cần thiết trước khi
đưa ra quyết định.

Nguy hiểm hơn, có một bộ phận học sinh đã bước vào lớp 12, đứng rất gần
trước ngưỡng cửa của cuộc đời mình, nhưng vẫn không biết học ngành nào, chọn
trường gì vì không biết mình thích làm công việc nào sau khi ra trường, thế mạnh
của mình là gì… Bế tắc trong định hướng nghề nghiệp khiến các em rơi vào trạng
thái khủng hoảng, mông lung, mất niềm vui và động lực trong học tập.

Cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra. Đó là xu thế tất yếu mà các nước sẽ phải
trải qua, nó tạo nên sự biến đổi rất lớn trong nhu cầu lao động của xã hội. Và thế hệ
học sinh THPT hôm nay sẽ phải đối mặt với những thay đổi đó.

Hầu hết phụ huynh chưa quan tâm đúng mức và chưa có hiểu biết căn bản
về công tác hướng nghiệp cho con em. Đại đa số chọn nghề cho con, em vì nghĩ
rằng nghề đó sau này kiếm được nhiều tiền, gia đình có thể xin được việc làm cho
1
em…mà quên đi sở thích, năng lực, sở trường của các em, điều kiện gia đình, địa
phương và nhu cầu lao động của xã hội.

Công tác hướng nghiệp tại trường THPT Nguyễn Văn Trỗi nhiều năm qua
đã được tiến hành và giành được sự quan tâm rất lớn của ban giám hiệu nhà
trường.

Tuy nhiên, nhà trường không có cán bộ tư vấn chuyên trách về công tác
hướng nghiệp, các hoạt động hướng nghiệp chủ yếu được giao cho giáo viên chủ
nhiệm tiến hành trong một số tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa đầu tuần.
Một bộ phận không nhỏ giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm đúng mức tới công tác
hướng nghiệp cho học sinh, vì vậy khi có những thắc mắc về nghề nghiệp các em
hầu như không biết hỏi thông tin ở đâu; việc liên kết với các trường đại học để tư
vấn tuyển sinh hầu hết được diễn ra từ tháng 3, tháng 4, chủ yếu dành cho học sinh
khối 12, ở thời điểm đó, các em đã phải làm hồ sơ thi THPT quốc gia, không còn
đủ thời gian để các em tìm hiểu về ngành nghề cũng như tìm hiểu về bản thân để
đưa ra quyết định đúng nhất.

Vậy làm thế nào để giúp học trò có hiểu biết căn bản về ngành nghề trong xã
hội, hiểu về sở thích, sở trường của bản thân, hoàn cảnh gia đình, sức khỏe,…và
nhu cầu về lao động của xã hội, từ đó lựa chọn được ngành phù hợp với khả năng
của bản thân cũng như phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Vì những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Vận dụng tư vấn hướng
nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 11B7
trường THPT Nguyễn Văn Trỗi để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý luận của công tác tư vấn hướng nghiệp.

2.1.1. Khái niệm

Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là hệ thống những biện pháp tâm lý, giáo
dục và một số biện pháp khác được tư vấn viên sử dụng, nhằm phát hiện, đánh giá
sở thích nghề nghiệp, khả năng về thể chất, trí tuệ của học sinh, sinh viên, thanh,
thiếu niên…; đối chiếu các khả năng thực có của mỗi em với những yêu cầu của

2
bậc học cao hơn hoặc những yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động, có
cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội. Từ đó, người được tư
vấn tìm ra giải pháp và từng bước giải quyết vấn đề để chọn được hướng học hoặc
chọn nghề phù hợp.

Tùy theo đối tượng và nhu cầu tư vấn, TVHN có thể là tư vấn hướng học
nhằm giúp các em lựa chọn ban học, ngành học, trường học ở cấp học, bậc học
cao hơn.

TVHN cũng có thể là tư vấn chọn nghề nhằm giúp các em lựa chọn ngành
nghề và cơ sở đào tạo nghề vừa phù hợp sở thích, nguyện vọng, khả năng của các
em, vừ phù hợp với hoàn cảnh gia đình và nhu cầu nhân lực của địa phương, xã
hội.

2.1.2.Mục tiêu

Mục tiêu cuối cùng của TVHN đối với học sinh trung học là giúp các em xây dựng
được kế hoạch nghề nghiệp tương lai trong suốt thời gian đi học và ra được quyết
định chọn ngành, nghề phù hợp. Kế hoạch này có thể thay đổi theo thời gian, tùy
vào sự trưởng thành và kiến thức của các em về bản thân, về các cơ hội nghề
nghiệp trong thị trường tuyển dụng cũng như những con đường khác nhau để thực
hiện kế hoạch ấy. TVHN là một quá trình lâu dài, được thực hiện qua các loại hình
như tư vấn nhóm và tư vấn cá nhân.

2.1.3 Nhiệm vụ

• Phát hiện và đánh giá được những sở thích, khả năng nghề nghiệp hiện có của
HS.

• Khuyến khích, động viên HS tự giáo dục, rèn luyện và phát triển những khả năng
còn thiếu.

• Hướng dẫn/hỗ trợ HS chuẩn bị sẵn sàng về tâm lí cũng như những hiểu biết thực
tế đối với nghề nghiệp mà các em định chọn.

• Giúp HS tìm ra giải pháp và từng bước giải quyết vấn đề để chọn được hướng
học hoặc chọn nghề phù hợp.

3
2.1.4 Các loại hình tư vấn hướng nghiệp

* Tư vấn hướng nghiệp theo nhóm.

TNHN theo nhóm là loại hình TVHN mà trong đó, nhiều HS (nam, nữ)
cùng lớp hoặc cùng khối lớp được TVHN trong cùng thời gian, không gian nhất
định. Tùy điều kiện, khả năng của từng cơ sở giáo dục và người làm TVHN, có thể
tổ chức TVHN nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn. Nếu làm tốt loại hình TVHN theo
nhóm, có nghĩa là làm từ sớm, có chiến lược và lồng ghép được TVHN vào các
hoạt động giáo dục khác để tận dụng ngân sách, nhân lực và làm cho hoạt động
được phong phú mà vẫn đạt các mục tiêu đề ra thì sẽ đạt được “một mũi tên trúng
nhiều đích”.

* Tư vấn hướng nghiệp cá nhân.

TVHN cá nhân là loại hình tư vấn dành cho một số ít em (nam, nữ) cần hỗ
trợ đặc biệt. Khi TVHN cá nhân, TVV làm việc với từng HS có nhu cầu được tư
vấn đặc biệt.

Thông thường, TVHN cá nhân đòi hỏi tư vấn viên phải có kiến thức, kinh
nghiệm về tâm lí và tư vấn, có hiểu biết về văn hóa, phong tục của đối tượng tư
vấn và có khả năng sư phạm. Ở nước ta, số tư vấn viên được đào tạo chính quy
còn ít

* Tư vấn tuyển sinh.

Tư vấn tuyển sinh là một loại hình TVHN, trong đó học sinh (nam, nữ)
được cung cấp thông tin về các cơ sở đào tạo sau Trung học cơ sở và sau THPT, từ
trường nghề, trung cấp nghề đến các trường cao đẳng, đại học để các em có thêm
thông tin trước khi đăng kí tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo. Hiện nay ở nước ta,
tư vấn tuyển sinh thường được thực hiện theo hình thức toàn trường hoặc nhóm
lớn vào trước thời gian HS đăng kí thi tuyển sinh (khoảng tháng 3 - tháng 4 hàng
năm). Trong thực tế, còn rất nhiều người, nhiều tổ chức nhầm lẫn giữa hai cụm từ
“tư vấn tuyển sinh” và “TVHN”. Cần phân biệt rõ ràng: tư vấn tuyển sinh chủ yếu
là cung cấp thông tin về các cơ sở đào tạo. Nếu làm tư vấn tuyển sinh có chất
lượng thì sẽ có cả TVHN trong đó. Còn TVHN chủ yếu là tư vấn hướng học và tư

4
vấn chọn nghề, trong đó bao hàm cả tư vấn tuyển sinh để cung cấp thông tin về thị
trường đào tạo nghề để các em học sinh có cơ sở đối chiếu, lựa chọn hướng đi phù
hợp. Vì vậy, tư vấn tuyển sinh chỉ là một bước trong quy trình TVHN mà thôi.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Giúp học sinh có hiểu biết căn bản về những ngành nghề trong xã hội,
những biến đổi về nhu cầu lao động của xã hội trong thời gian sắp tới.
- Giúp học sinh hiểu rõ sở thích, năng lực, sở trường của bản thân, để từ đó
lựa chọn được những ngành nghề phù hợp.
- Giúp học sinh xác định đúng đắn động cơ học tập, có chiến lược đầu tư
hợp lý để đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT quốc gia sắp tới.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng về công tác hướng nghiệp tại lớp 11B7 trường THPT Nguyễn
văn Trỗi năm học 2018- 2019

Trong những năm qua, công tác hướng nghiệp tại trường THPT Nguyễn
Văn Trỗi nhận được sự quan tâm rất lớn của ban giám hiệu nhà trường. Hàng năm,
nhà trường đều phối hợp với các trường đại học trên cả nước để tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh.

Tuy nhiên vì thời lượng chưa nhiều, chủ yếu tập trung cho học sinh khối 12
nên hiệu quả công tác hướng nghiệp ở khối 11 chưa cao.

Hầu hết học sinh lớp 11B7 chưa có hiểu biết căn bản về ngành nghề trong
xã hội, đặc biệt những ngành nghề là thế mạnh của Nha Trang, Khánh Hòa.

Bảng thăm dò Hiểu biết của em về những ngành nghề cơ bản trong xã hội, đặc biệt
những ngành là thế mạnh của Nha Trang?
Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)
Khá đầy đủ 2 4.3

Có biết nhưng còn ít 10 21.7

Không biết 34 74
5
Hầu hết các em chưa hiểu được thế mạnh, sở trường của bản thân, vì vậy
chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hầu hết các em rất lúng túng khi lựa
chọn ngành học để xét tuyển đại học và lựa chọn

Bảng thăm dò Em có hiểu rõ về sở trường, sở thích của bản thân không?


Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)
Hiểu rất rõ 4 8.7

Có hiểu nhưng không


26 56.5
chắc chắn

Không hiểu 16 34.8

Một bộ phận không ít các em chọn tổ hợp tự nhiên vì theo tâm lí đám đông
nhưng kết quả các môn học tự nhiên chưa đáp ứng yêu cầu. Một số em chuyển từ
ban khoa học xã hội sang lớp 11B7 từ đầu năm, nhưng các môn tự nhiên còn yếu.

Bảng thăm dò Vì sao các em chọn học ở lớp khoa học tự nhiên?
Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)
Em học tốt và yêu thích các môn tự nhiên. 13 28.2

Em muốn xét tuyển đại học vào ngành xét


26 56.5
các môn tổ hợp tự nhiên.

Em muốn học chung với bạn chơi thân. 7 15.3

Hầu hết phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề hướng nghiệp cho
con em. Hầu hết phụ huynh chọn các tổ hợp xét tuyển các ngành kinh tế, tổ hợp tự
nhiên để xét tốt nghiệp nhưng không đánh giá đúng năng lực, sở trường, sở thích
của con em và nhu cầu của xã hội. Không dự báo được sự biến động về nhu cầu
lao động của xã hội trong cuộc cách mạng 4.0 mà các em sẽ phải đối mặt sau này.

6
Bảng thăm dò Gia đình em có thường xuyên tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)
Thường xuyên 6 13

Có nhưng không thường xuyên 20 43.4

Không bao giờ 20 43.4

Bảng thăm dò Khi tư vấn hướng nghiệp cho em, gia đình em chủ yếu quan tâm đến
vấn đề gì?
Tổng số người trả lời: 44
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)

Có nhiều cơ hội xin việc làm


19 41.3
trong tương lai

Có thu nhập cao trong tương lai 25 54,3

Sở trường, sở thích của em 2 4.4

Thầy cô giáo bộ môn của lớp 11B7 do hạn chế về thời gian nên hầu hết
chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề hướng nghiệp cho học sinh.

Bảng thăm dò Thầy cô giáo có thường xuyên tư vấn hướng nghiệp cho em không?
Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)

Thường xuyên 3 6.5

Có nhưng không thường xuyên 15 32,6

Không bao giờ 26 60.9

2. Nội dung nghiên cứu/giải pháp thay thế

- Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh.

7
Hằng tuần, các em học sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi sẽ có 1
tiết sinh hoạt lớp vào tiết 5 chiều thứ 6, giáo viên chủ nhiệm ngoài thực hiện các
nhiệm vụ của 1 tiết sinh hoạt theo chủ đề, có thể thu xếp thời gian để cung cấp
thêm cho các em những kiến thức về những ngành nghề trong xã hội. đối với
những tiết sinh hoạt trong tháng thanh niên lập thân, lập nghiệp, giáo viên chủ
nhiệm tổ chức thành các buổi thảo luận về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp trong
tương lai, qua đó nắm được nguyện vọng, sở thích của các em.

Khi bắt đầu tuyển sinh vào khối 10, trường THPT Nguyễn Văn Trỗi đã tạo
điều kiện cho học sinh định hướng chọn tổ hợp thi ngay từ rất sớm. Bằng việc
chọn tổ hợp thi các môn tự nhiên hay tổ hợp thi các môn xã hội, các em được xếp
vào lớp tương ứng. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ học sinh chọn tổ hợp thi
theo phong trào. Hầu hết phụ huynh và học sinh đều có lối suy nghĩ, học khối tự
nhiên thì sau này thi vào những ngành kinh tế dễ kiếm tiền hơn, hoặc là học tự
nhiên thông minh hơn học xã hội, vì bạn bè em đều chọn tự nhiên nên em cũng
chọn theo....Giáo viên chủ nhiệm, thông qua kết quả học tập được phản ánh qua
các bài kiểm tra, thông qua trao đổi với giáo viên bộ môn, trao đổi với học sinh để
nắm được tình hình học tập cụ thể của từng học sinh, những thế mạnh và mặt yếu
của các em, qua đó giúp học sinh định hướng khối thi, môn thi, tổ hợp thi phù hợp
để đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT quốc gia.

- Thông qua các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm phát phiếu trắc
nghiệm, tìm hiểu về sở thích, từ đó giúp giáo viên hiểu rõ về tính cách, sở thích
của học sinh để định hướng nghề nghiệp cho các em.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về những ngành nghề thế mạnh của Nha Trang.

Nha Trang là vùng đất ven biển với nhiều ngành kinh tế làm giàu từ biển.
Nha Trang cũng là vùng đất có ngành du lịch rất phát triển với rất nhiều thế mạnh,
cả về du lịch khám phá, nghỉ dưỡng hay du lịch văn hóa lịch sử. Cuộc thi tìm hiểu
về những ngành nghề là thế mạnh của nha trang giúp các em có cơ hội hiểu sâu
hơn về các ngành kinh tế chính của Nha Trang, hiểu rõ yêu cầu, đặc điểm của mỗi
ngành, từ đó có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với bản thân.

8
- Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục, thể thao, thiết kế và trình diễn
trang phục, hội họa giữa các tổ trong lớp 11B7 và vận động các em tham gia các
cuộc thi Tài năng trẻ Nguyễn Văn Trỗi trên tất cả các thể loại là thế mạnh của các
em, nhằm giúp học sinh khám phá sở thích, năng lực, sở trường của bản thân.

- Mời một số phu huynh đang công tác ở một số ngành nghề như bộ đội,
công an, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh, kế toán, giáo viên mầm non, quản trị
nhà hàng khách sạn….đến trao đổi với các em về những thuận lợi, khó khăn trong
công việc và những yêu cầu của các ngành nghề đối với người lao động. Qua đó
giúp học sinh có được những hiểu biết về ngành nghề, đánh giá được bản thân phù
hợ với những ngành ghề nào trong xã hội.

- Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường đưa học sinh đến các trường đai
học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Nha Trang để nghe tư vấn tuyển sinh, giúp
các em có lựa chọn đúng đắn, phù hợp, kịp thời về khối xét tuyển đại học tương
đương với ngành các em lựa chọn. Từ đó giúp học sinh có động cơ học tập, sự đầu
tư đúng đắn, kịp thời và hiệu quả để đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT quốc
gia.

3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Qua thời gian áp dụng tư vấn hướng nghiệp tại lớp 11B7 trường THPT
Nguyễn Văn Trỗi, công tác hướng nghiệp tại lớp 11B7 có những kết quả khả quan.

Hầu hết các em học sinh lớp 11B7 đã có những hiểu biết căn bản về thế
mạnh, yêu cầu, đặc điểm những ngành nghề cơ bản trong xã hội hiện nay, đặc biệt
là những ngành nghề được xem là thế mạnh của Nha Trang.

Bảng thăm dò Hiểu biết của em về những ngành nghề cơ bản trong xã hội, đặc biệt
những ngành là thế mạnh của Nha Trang?
Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)
Khá đầy đủ 15 32.6

Có biết nhưng còn ít 25 54.3

Không biết 6 13,1

9
Thông qua công tác tư vấn hướng nghiệp, phần lớn các em hiểu được năng
lực sở trường, sở thích của bản thân. Vì vậy các em mạnh dạn, tự tin hơn khi lựa
chọn ngành học ở đại học và công việc làm trong tương lai.

Bảng thăm dò Em có hiểu rõ về sở trường, sở thích của bản thân không?


Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)
Hiểu rất rõ 26 56.5

Có hiểu nhưng không


16 34.7
chắc chắn

Không hiểu 4 8.8

Hầu hết các em có suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề chọn lớp sao cho phù hợp
với năng lực sở trường của mình. Một số em đã quyết định chuyển sang các lớp thi
tổ hợp xã hội trong kì thi THPT quốc gia để phù hợp với khả năng, ngành nghề sẽ
xét tuyển vào đại học.

Bảng thăm dò Em có điều chỉnh về lớp học và tổ hợp thi THPT quốc gia không?
Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)
Có 7 15.2

không 39 84.8

Chưa rõ 0

Qua việc phối hợp với phụ huynh trong công tác hướng nghiệp cho học
sinh, hầu hết gia đình các em đã ý thức được tầm quan trọng của công tác hướng
nghiệp đối với tương lại của con em mình. Phụ huynh đã thường xuyên trao đổi
với giáo viên về đặc điểm, tính cách của con em mình, đồng thời lắng nghe ước

10
mơ, nguyện vọng của các em trong tương lai để tư vấn và có chiến lược đầu tư
đúng nhất.

Bảng thăm dò Gia đình em có thường xuyên tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Tổng số người trả lời: 46
Tỉ lệ
Tổng số ý kiến
(%)
Thường xuyên 18 39.1

Có nhưng không thường xuyên 22 47.8

Không bao giờ 6 13,1

Như vậy việc áp dụng tư vấn hướng nghiệp đã giúp học sinh lớp 11B7
trường THPT Nguyễn Văn Trỗi có hiểu biết cơ bản về những ngành nghề trong xã
hội, khám phá được sở thích, năng lực sở trường của bản thân, từ đó có sự lựa
chọn đúng nhất về khối thi, ngành nghề, trường sẽ học sau khi tốt nghiệp THPT.
Đồng thời giúp các em xác định đúng động cơ học tập và rèn luyện kiến thức, kĩ
năng cần thiết.

4. Minh chứng các hoạt động nghiên cứu


+ Phát phiếu thăm dò để khảo sát thực trạng về công tác hướng nghiêp tại
lớp 11B7 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi
+ Tiến hành các biện pháp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
+ Phát phiếu trắc nghiệm tại lớp 11B7 để đánh giá kết quả của đề tài.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Vận dụng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 11B7 trường THPT
Nguyễn Văn Trỗi đã giúp các em học sinh hiểu rõ về sở trường, sở thích của bản
thân, có hiểu biết căn bản về những ngành nghề trong xã hội, xu hướng dịch
chuyển của nhu cầu lao động của xã hôi trong thời gian tới. Từ đó giúp các em xác
định đúng động cơ, mục tiêu học tập, có định hướng đúng đắn cho việc học tập và
lựa chọn tổ hợp thi, lựa chọn nghề nghiệp sau này.

11
Việc vận dụng tư vấn hướng nghiệp còn tác động đến phụ huynh của các
em, giúp phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc
định hướng nghề nghiệp cho con em, tránh những áp lực không cần thiết lên quá
trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của các em
2. Khuyến nghị
Nếu được áp dụng rộng rãi, việc tư vấn hướng nghiệp có thể giúp cho học
sinh khối 11 nói riêng và học sinh trường THPT Nguyễn Văn Trỗi nói chung có
định hướng sớm hơn nữa trong việc lựa chọn tổ hợp thi, lựa chọn nghề, từ đó các
em sẽ có chiến lược đầu tư sớm để có kết quả cao nhất trong kì thi THPT quốc gia.
3. Tài liệu tham khảo

- Bộ GD-ĐT - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao động hướng
nghiệp năm học 2000-2001 - Tài liệu lưu hành nội bộ.

- Đăng Danh Ánh - Góp phần tìm hiểu vấn đề hướng nghiệp - Tạp chí
nghiên cứu GD, số 2/1982.

- Đăng Danh Ánh - Tuổi trẻ và nghề nghiệp tập 1, tập 2 - NXB Công nhân
kỹ thuật, Hà nội 1985.

- Luật Giáo dục 2005. - Nguyễn Ngọc Tài - Xu hướng chọn nghề của học
sinh tại TpHCM và các giải pháp giáo dục hướng nghiệp - Sở Khoa học công nghệ
TpHCM, 2005.

- Nguyễn Ngọc Tài - Công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số
ở Việt Nam - luận văn tiến sĩ, 2013

- Nguyễn Trọng Bảo - GD lao động, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp
trường phổ thông - NXB Sự thật, NXB Hà Nội, 1985.

- Nguyễn Thị Bình - Đổi mới phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục
lao động, hướng nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước -
Hội nghị hướng nghiệp - Bộ GD-ĐT, NXB Hà Nội, 1999.

- Phạm Thị Ngọc Anh - Nghiên cứu thái độ nghề nghiệp của HS học nghề
và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ nghề nghiệp trong quá trình đào tạo ở
trường nghề - Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, NXB Hà Nội 1994.
12
- Phạm Tất Dong - Đổi mới công tác hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Tạp chí nghiên cứu giáo dục 6/1996.

13
Nhận xét, xếp loại

- Nhận xét: ……………………………..………………..………………………………………………….......


………………………………..……………………………………..…………………………………………………

………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….……………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..………………………………………..………………………………..
………………………………..……………………………………..………………….…………….
………………………………..…………………………..…………..………………….……………..
………………………………..……………………………………….………………………………..
………………………………..……………………………………..…………………………………..
………………………………..……………………………………....………………………………..
………………………………..……………………………………..…………………………………..
………………………………..……………………………………..………………………………..

- Xếp loại: …………


Ngày .…… tháng .…… năm .……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

14
MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1


1. Sự cần thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của công tác tư vấn hướng nghiệp.......................................2
2.1.1. Khái niệm............................................................................................2
2.1.2.Mục tiêu................................................................................................3
2.1.3 Nhiệm vụ..............................................................................................3
2.1.4 Các loại hình tư vấn hướng nghiệp......................................................4
2.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................5
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................5
1. Thực trạng về công tác hướng nghiệp tại lớp 11B7 trường THPT Nguyễn văn
Trỗi năm học 2018- 2019......................................................................................5
2. Nội dung nghiên cứu/giải pháp thay thế...........................................................7
3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm..........................................................................9
4. Minh chứng các hoạt động nghiên cứu...........................................................11
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................11
1. Kết luận...........................................................................................................11
2. Khuyến nghị....................................................................................................11
3. Tài liệu tham khảo...........................................................................................12

15

You might also like