You are on page 1of 43

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: Hành vi sử dụng tiền và biện pháp nâng cao kỹ năng quản lí
tài chính cho học sinh THPT
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục tài chính (GDTC) là một nội dung được đưa vào giảng dạy trong
trường học từ rất sớm, đặc biệt là ở các nước tư bản phát triển. Theo khảo sát
của OECD, tính đến năm 2015, có 59 quốc gia đã và đang xây dựng chiến lược
GDTC với tư cách là chiến lược quốc gia nhằm đóng góp vào sự phát triển tài
chính toàn diện và đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế. Riêng tại khu vực
Đông Nam Á, tính đến năm 2016, có 5 quốc gia đã thiết kế và triển khai các
chiến lược GDTC toàn diện. Điều đáng tiếc, cho đến thời điểm này, Việt Nam
vẫn chưa nằm trong nhóm các quốc gia kể trên. Kết quả khảo sát về mức độ hiểu
biết tài chính toàn cầu (Global Finlit Survey) do S&P thực hiện năm 2015 cho
biết, chỉ 24% người trưởng thành tại Việt Nam có hiểu biết về tài chính. Theo
báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 của OECD, Việt Nam chỉ đứng thứ
103/144 quốc gia được khảo sát về mức độ sẵn có có đối với dịch vụ tài chính.
Mức độ phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ xếp thứ 112/176 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới và đứng thứ 22/37 tại khu vực châu Á. Còn theo kết quả
khảo sát của Ngân hàng Nhà nước cùng năm này thì có 51% người được khảo
sát đã từng nghe và hiểu về các khoản vay cá nhân.
Ở Việt Nam, trong chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ
thông 2018 giáo dục tài chính là một trong những nội dung được tích hợp linh
hoạt trong môn học và hoạt động giáo dục ở bậc học THPT. Tuy nhiên hiệu quả
về giáo dục tài chính cho học sinh THPT còn hạn chế. Trong khi đó, tại các gia
đình Việt Nam mọi người thường “ngại” khi nói về chuyện tiền bạc với con,
thường coi đây là một vấn đề “tế nhị”, thường có tư duy hãy để trẻ lớn lên trong
sáng, hồn nhiên, tránh xa tiền bạc. Mọi người thường có quan điểm sai lầm về
tiền bạc như hiểu biết quá nhiều về tiền bạc là điều không được đứng đắn, tiền
bạc thường gắn liền với xấu xa. Chúng ta thường nghe thấy câu “trẻ con thì biết
gì về tiền bạc”.
Vì vậy, một hệ lụy đó là rất nhiều học sinh chưa hiểu được giá trị của sức
lao động, thiếu cân nhắc khi chi tiêu, không có kỹ năng quản lí tiền một cách
hiệu quả. Hoặc với những học sinh được nuông chiều quá mức, như thường
xuyên nhận được tiền từ ông bà, bố mẹ, những người xung quanh mà không
hiểu vì sao… có thể các bạn sẽ đứng trước nguy cơ trở nên ích kỷ, coi việc nhận
được tiền là lẽ đương nhiên, mình nên nhận tiền như thế và rồi lâu dần các bạn
chỉ biết nhận mà không biết chia sẻ hay quan tâm đến những người xung quanh.
Chúng ta hiểu rất rõ tầm quan trọng của tiền bạc, hiểu biết tài chính được
coi là một kĩ năng vô cùng cần thiết của cuộc sống, tuy vậy học sinh lại không
được chỉ dạy về các kỹ năng tài chính cá nhân một cách đầy đủ, bài bản, có hệ
thống, vì thế chúng ta phải tự mày mò, tìm kiếm cách quản lý, chi tiêu tiền
bạc… Vì vậy việc giáo dục kỹ năng quản lí tài chính cho học sinh THPT là hết
sức cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà việc tiếp cận với tài
chính hay các dịch vụ tài chính ở độ tuổi ngày càng trẻ hơn, dễ dàng hơn. Việc
đào tạo kiến thức tài chính ngay từ trên ghế nhà trường là bước đi cấp bách và
mang tính chiến lược. Giáo dục tài chính có vai trò quan trọng, đặc biệt trong
thời đại hiện nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập, phát triển. Giáo dục tài
chính sẽ giúp tạo ra một thế hệ học sinh hiểu biết về tài chính, biết vận dụng
hiệu quả kiến thức này vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, gia đình,
góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế - xã hội quốc gia, đáp ứng nhu
cầu phát triển của thế giới. Tuy nhiên, chúng em nhận thấy đến thời điểm này
chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này, đây là một khoảng trống rất
lớn.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sử dụng tiền của học sinh THPT hiện nay và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh THPT.
Giúp học sinh có thể đưa ra các quyết định tài chính tốt nhất, tránh những sai
lầm, có thể kháng lại những áp lực tài chính từ bạn bè, xã hội trong tương lai.
Đề xuất được các biện pháp giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho học
sinh đầy đủ và đồng bộ nhằm nâng cao kỹ năng quản lý tài chính của học sinh
THPT mang lại lợi ích lâu dài cho học sinh. Xây dựng, điều chỉnh thói quen,
cách thức chi tiêu, tiết kiệm, quản lí tài chính khi còn trẻ có thể hỗ trợ cho bất kì
ai trong tương lai. Từ đó việc tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận với các
chương trình giáo dục về tài chính, cung cấp cho học sinh hiểu thế nào để làm ra
tiền, chi tiêu hợp lý, ngân sách tiết kiệm, vay tiền và tiếp cận các dịch vụ tài
chính là điều hết sức cần thiết. Những kiến thức đó không chỉ giúp học sinh hiểu
đúng về tiền, giá trị của sức lao động, phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn để
đưa ra quyết định chi tiêu đúng đắn, trở thành những nhà tiêu dùng, đầu tư thông
thái.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1. Học sinh THPT hiện nay đang sử dụng tiền như thế nào?
Câu hỏi 2. Học sinh THPT hiện nay đã được giáo dục đầy đủ về kỹ năng
quản lý tài chính chưa?
Câu hỏi 3. Học sinh THPT có muốn được giáo dục kỹ năng quản lý tài
chính không?
Câu hỏi 4. Chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ
năng quản lý tài chính cho học sinh THPT như thế nào?
Câu hỏi 5. Khi có các biện pháp giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho
học sinh đầy đủ và đồng bộ thì kỹ năng quản lý tài chính của học sinh THPT sẽ
như thế nào?
4. Những khái niệm có liên quan đến nghiên cứu
- Tài chính
- Tài chính cá nhân
- Quản lí tài chính
- Kĩ năng
- Giáo dục tài chính
5. Cơ sở lí luận và vấn đề thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Đã có rất nhiều những nghiên cứu về tài chính, tài chính cá nhân cũng
như những nghiên cứu về quản lí tài chính. Chúng ta hiểu rất rõ tầm quan trọng
của tiền bạc, hiểu biết tài chính được coi là một kĩ năng vô cùng cần thiết của
cuộc sống, tuy vậy học sinh lại không được chỉ dạy về các kỹ năng tài chính cá
nhân một cách đầy đủ, bài bản, có hệ thống, vì thế chúng ta phải tự mày mò, tìm
kiếm cách quản lý, chi tiêu tiền bạc… Vì vậy việc giáo dục kỹ năng quản lí tài
chính cho học sinh THPT là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay khi mà việc tiếp cận với tài chính hay các dịch vụ tài chính ở độ tuổi ngày
càng trẻ hơn, dễ dàng hơn.
Việc đào tạo kiến thức tài chính ngay từ trên ghế nhà trường là bước đi
cấp bách và mang tính chiến lược. Giáo dục tài chính có vai trò quan trọng, đặc
biệt trong thời đại hiện nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập, phát triển. Giáo
dục tài chính sẽ giúp tạo ra một thế hệ học sinh hiểu biết về tài chính, biết vận
dụng hiệu quả kiến thức này vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, gia
đình, góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế - xã hội quốc gia, đáp
ứng nhu cầu phát triển của thế giới.
Tuy nhiên, chúng em nhận thấy đến thời điểm này chưa có một đề tài nào
nghiên cứu về vấn đề này, chỉ có một số những nghiên cứu riêng lẻ, những bài
báo viết về một khía cạnh của vấn đề như:
PGS.TS. Trịnh Thị Phan Lan (2018). Giáo dục tài chính cho trẻ em
hướng tới phổ cập tài chính quốc gia. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng
số 191 (2018), tr 11-17.
Báo Người lao động Giáo dục tài chính dành cho học sinh THPT
https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/giao-duc-tai-chinh-danh-cho-hoc-sinh-
thpt-20210123114205104.htm
Báo Dân Việt Giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông: Tại sao không?
https://danviet.vn/giao-duc-tai-chinh-cho-hoc-sinh-pho-thong-tai-sao-khong-
202101232041579.htm
Báo Khoa học và phát triển Giáo dục về tài chính phải bắt đầu từ rất sớm
https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/giao-duc-ve-tai-chinh-phai-bat-dau-tu-rat-
som/2020102211503784p1c785.htm
Đây là một khoảng trống rất lớn cần nghiên cứu.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1. Còn một bộ phận học sinh THPT hiện nay đang sử dụng
tiền chưa phù hợp.
Giả thuyết 2. Học sinh THPT hiện nay chưa được giáo dục đầy đủ về kỹ
năng quản lý tài chính.
Giả thuyết 3. Học sinh THPT rất mong muốn được giáo dục kỹ năng
quản lý tài chính.
Giả thuyết 4. Chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục
kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh THPT hiện nay còn chưa đầy đủ và phù
hợp.
Giả thuyết 5. Khi có các biện pháp giáo dục kỹ năng quản lý tài chính
cho học sinh đầy đủ và đồng bộ thì kỹ năng quản lý tài chính của học sinh THPT
sẽ được nâng cao. Từ đó học sinh có thể xác định được mục tiêu công việc trong
tương lai, sống có trách nhiệm hơn với tình hình tài chính của mình, của gia
đình trong hiện tại và những vấn đề tài chính trong tương lai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu như sau:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng để
nghiên cứu các tài liệu liên quan đến giáo dục tài chính cho học sinh trên thế
giới và Việt Nam; nghiên cứu chương trình THPT tổng thể công bố ngày
26/12/2018 và chọn lọc những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của
học sinh đối với các kiến thức, kĩ năng tài chính được quy định trong chương
trình, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các nội dung liên quan đến đề tài cần
khảo sát.
Phương pháp sử dụng bảng hỏi: Từ kết quả nghiên cứu lí thuyết và
nghiên cứu thực tiễn, chúng em tiến hành xây dựng bảng hỏi bằng cách khảo sát
để tìm hiểu thực trạng sử dụng tiền của học sinh THPT hiện nay, thực trạng giáo
dục tài chính cho học sinh THPT hiện nay và một số giải pháp nhằm nâng cao
kỹ năng quản lí tài chính cho học sinh THPT hiện nay. Do điều kiện dịch bệnh
Covid-19 và cũng để có thể có được dữ liệu lớn, ở nhiều vùng miền khác nhau,
chúng em sử dụng công cụ Google Form (Google biểu mẫu) để tạo bảng hỏi.
Những người tham gia sẽ được yêu cầu trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi. Tần
suất và thời gian dành cho mỗi chủ đề là 10 ngày.
Phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so sánh: Nhóm phương pháp
này được sử dụng để xử lí các kết quả khảo sát từ đó đưa ra các kết luận về thực
trạng sử dụng tiền, thực trạng giáo dục tài chính cho học sinh THPT hiện nay và
một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng quản lí tài chính cho học sinh THPT
hiện nay.
8. Đối tượng nghiên cứu, lựa chọn lấy dữ liệu
- Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng em
hướng đến 3 đối tượng đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lí, giáo viên trường
THPT; phụ huynh có con đang theo học ở bậc học THPT; học sinh THPT.
- Lựa chọn: Chúng em tiến hành gửi thư mời cán bộ quản lí, giáo viên
trường THPT; phụ huynh có con đang theo học ở bậc học THPT; học sinh
THPT tham gia khảo sát cho nghiên cứu của mình.
9. Đánh giá rủi ro, bảo vệ sự riêng tư, thủ tục cho phép thông tin
+ Rủi ro: Việc tham gia bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng hỏi mà
chúng em xây dựng hầu như không có rủi ro nào về thể chất, tâm lý, không vi
phạm pháp luật, chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn là có thể hoàn thành
bảng hỏi. Có thể làm giảm các rủi ro đó bằng cách viết chi tiết phần mô tả của
bảng hỏi.
+ Lợi ích: Người tham gia sẽ có cái nhìn mới về sự cần thiết phải chủ
động trang bị các kiến thức tài chính cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường, để đạt đến sự hài lòng về các quyết định tài chính cho cả hiện tại và
tương lai. Xã hội sẽ có đánh giá đúng về thực trạng giáo dục tài chính hiện nay
và có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao kỹ năng quản lý tài chính cho
học sinh THPt.
- Bảo vệ sự riêng tư: Đề tài hoàn toàn đảm bảo sự riêng tư của người
tham gia. Sẽ không có thông tin cá nhân nào được thu thập. Số liệu thu được chỉ
sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được bảo mật. Các dữ liệu được lưu trữ
trên Google drive khi tiến hành khảo sát và được tải về để phân tích, nghiên cứu.
Chỉ nhóm tác giả mới truy cập được các dữ liệu đó. Dữ liệu sau khi kết thúc
nghiên cứu sẽ được lưu trữ để phục vụ cho việc mở rộng dự án.
- Thủ tục cho phép thông tin: Người tham dự sẽ được thông báo về mục
đích nghiên cứu, họ sẽ được yêu cầu làm gì thông qua thư mời tham gia và qua
phần mô tả của bảng hỏi.
10. Các bản mẫu và những kế hoạch thu thập dữ liệu nghiên cứu
- Thu thập tài liệu tham khảo.
- Xây dựng 3 mẫu thu thập dữ liệu đối với 3 nhóm đối tượng của nghiên
cứu là:
+ Cán bộ quản lí, giáo viên trường THPT
+ Phụ huynh trường THPT
+ Học sinh trường THPT
11. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu với thực tế
Đề tài đề xuất được các biện pháp giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho
học sinh đầy đủ và đồng bộ nhằm nâng cao kỹ năng quản lý tài chính của học
sinh THPT.
Giúp học sinh hiểu đúng về tiền, giá trị của sức lao động, phân biệt giữa
nhu cầu và mong muốn để đưa ra quyết định chi tiêu đúng đắn, trở thành những
nhà tiêu dùng, đầu tư thông thái.
Xây dựng, điều chỉnh thói quen, cách thức chi tiêu, tiết kiệm, quản lí tài
chính khi còn trẻ có thể hỗ trợ cho bất kì ai trong tương lai.
Tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận với các chương trình giáo dục về
tài chính, cung cấp cho học sinh hiểu thế nào để làm ra tiền, chi tiêu hợp lý,
ngân sách tiết kiệm, vay tiền và tiếp cận các dịch vụ tài chính là điều hết sức cần
thiết.
12. Xây dựng cấu trúc nghiên cứu
Cấu trúc của nghiên cứu được xây dựng theo khung cấu trúc quy định của Sở
Giáo dục và Đào tạo.
13. Tiến độ xây dựng đề tài nghiên cứu
- Đề tài dự kiến thực hiện trong 06 tháng, từ tháng 6 đến tháng 11 năm
2021. Kế hoạch chi tiết như sau:
Tháng 6,7/2021: Thu thập tài liệu, tổng hợp các tài liệu liên quan đến dự
án. GV hướng dẫn hướng dẫn cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tháng 8/2021: Tiến hành xây dựng các bảng hỏi.
Tháng 9/2021: Hoàn thành đề cương dự án
Tháng 10/2021: Xây dựng và kiểm tra các nội dung, tiến hành khảo sát
thực tế.
Tháng 11/2021: Hoàn thành nội dung dự án, tham gia dự thi cấp Cụm
huyện
Tháng 12/2021: Tham gia dự thi cấp tỉnh.
13.1. Các khái niệm
Tài chính là phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã
hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối
các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ
thể ở mỗi điều kiện nhất định.
Quản lý tài chính theo quan điểm của các nhà khoa học Trường đại học
Kinh tế Quốc dân là quản lý thu chi ngân sách theo nghĩa này thì nội dung chủ
yếu của quản lý tài chính là làm như thế nào để đảm bảo hoạt động thu chi ngân
sách được tiến hành thông suốt và có hiệu quả
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia
đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo
thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai.
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người
để thực hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật,
chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…
Giáo dục tài chính Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD,
giáo dục tài chính được hiểu là một quá trình trong đó người tiêu dùng/nhà đầu
tư nâng cao sự hiểu biết của mình về các sản phẩm tài chính, các khái niệm và
rủi ro tài chính, từ đó dưa ra các quyết định đúng đắn hoặc biết cách tìm kiếm sự
giúp đỡ nhằm thay đổi một cách hiệu quả tình trạng tài chính của mình. Như
vậy, giáo dục tài chính sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng và sự tự tin, trong đó:
- Kiến thức có nghĩa là hiểu biết về các vấn đề tài chính.
- Kỹ năng nghĩa là khả năng áp dụng những kiến thức tài chính để quản lí
tài chính cá nhân.
- Tự tin nghĩa là có thể đưa ra quyết định độc lập và chắc chắn liên quan
đến vấn đề tài chính cá nhân.
Tổng hợp và phân tích số liệu từ bảng khảo sát
Tổng hợp số liệu, chúng em tổng hợp số liệu trên bản đồ và tổng hợp
xử lí số liệu trên file excel
Bảng 1 Khảo sát cán bộ quản lí và giáo viên THPT về sự cần thiết
giáo dục tài chính cho học sinh THPT
Bảng 1 nhận được 135 phiếu khảo sát của 122 GV và 13 CBQL
Dựa vào kết quả của biểu đồ trên, chúng em nhận được phiếu khảo sát của
thầy cô đến từ các địa bàn công tác là khu vực khu vực nông thôn – 52,6%, các
khu vực thành phố, thị xã là – 32,6%), khu vực miền núi – 14,8%).

Kết quả khảo sát cho thấy, đến 65,9% thầy cô cho rằng việc giáo dục tài
chính cho học sinh THPT là rất cần thiết, 32,6% thì cho rằng vấn đề này cần
thiết, chiếm tỉ lệ phần trăm ít nhất khoảng 1,5% còn lại là không cần thiết.
Việc giáo dục tài chính cho học sinh hiện nay vô cùng cần thiết nhưng
vẫn còn rất nhiều những khó khăn, hạn chế nhất định. Có tới 74,8% giáo viên
cho rằng là tài liệu, phương tiện dạy học, hỗ trợ còn ít . Một số GV lựa chọn khó
khăn là chưa được tập huấn kĩ (66.7%) và không đủ thời gian giảng dạy (58,5%)
vì chương trình các môn học rất nhiều kiến thức. Bên cạnh đó, lựa chọn của một
số giáo viên là do nội dung bài học chưa thật sự sinh động và thu hút học sinh
(30,4%) và các nội dung không có tính hệ thống ( 25,2%). Chỉ 7,4% còn lại thì
nghĩ rằng học sinh còn nhỏ nên chưa cần trang bị kiến thức về tài chính. Tuy
nhiên, các nhà giáo dục cho rằng con người đặc biệt là trẻ nhỏ có thể tìm hiểu
thêm các chương trình GDTC mang tính trải nghiệm.

Giáo dục tài chính cho học sinh THPT có thể bắt đầu từ những khái niệm
đơn giản như tiền là gì? Làm thế nào để có tiền? Tiền nên do lao động tạo ra?
Chi tiêu thế nào cho hợp lí và hiệu quả? Theo khảo sát đối với CBQL và GV các
trường THPT thì hầu hết GV, CBQL chọn 5 nội dung về GDTC cho học sinh
gồm: Cách lập kế hoạch chi tiêu 77.8%; Nguồn gốc của tiền và giá trị của đồng
tiền 73.3%; Cách tiêu dùng thông minh 71.9%; Các kỹ năng quản lý tài chính
71.1%; Cách phân biệt giữa cần và muốn 64.4%. Nội dung cách giữ tiền để sinh
lời có ít GV lựa chọn nhất 26.7%.
Đa phần các thầy cô đều hiểu tâm lý học sinh, tới 74,8% lựa chọn hình
thức GDTC thông qua hoạt động ngoại khóa, tiếp đến là tích hợp việc giáo dục
vào các môn học, tiết học (65,9%) và chỉ 43,7% thì nên có những bài học chủ
đề riêng.
Bảng 2 Khảo sát phụ huynh học sinh về hành vi sử dụng tiền và biện
pháp nâng cao kĩ năng quản lí tài chính cho học sinh THPT
Bảng 2 nhận được 672 phiếu khảo sát của phụ huynh có con là học sinh
THPT

Theo kết quả khảo sát, phụ huynh đều có con đang theo học lớp 11
(37,1%), 32% là đang theo học lớp 12, 31% còn lại là học sinh lớp 10, kết quả
phân bố khá đồng đều.

Từ biểu đồ trên ta cũng có thể thấy rằng: chúng em nhận được phiếu trả
lời khảo sát chủ yếu là các bậc phụ huynh đang sinh sống ở nông thôn vùng
đồng bằng 84,5%, sau đó khoảng 8.5% là ở miền núi, ít nhất là 7% ở thành phố.
Khi được khảo sát về việc có cho con tiền tiêu vặt hay không, tỉ lệ học
sinh được cha mẹ cho tiền chiếm 53,3% và số học sinh được phụ huynh không
cho tiền cũng chiếm tới 46,7%. Như vậy, kết quả này cho thấy đa số học sinh
đều được cung cấp tiền tiêu vặt và một số phụ huynh cho con tiền vì sợ con
không bằng các bạn, đặc biệt là khi có con đang theo học tại môi trường THPT.

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy, tỉ lệ giữa việc cần thiết (50,3%) và
không cần thiết (49,7%) phải cho con là HS trường THPT của phụ huynh thì
không chênh lệch đáng kể, rất tương đồng với kết quả khảo sát về việc có cho
con tiền tiêu vặt hay không.
Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ phụ huynh không cho con tiền tiêu vặt là
cao nhất chiếm tới 37,9%; 23,4% phụ huynh cho con mình từ 5.000 đồng đến
dưới 10.000 đồng; cũng tới 14,7% phụ huynh là cho con từ 10.000 đồng đến
dưới 20.000 đồng tiền tiêu vặt; sau đó tỉ lệ giảm dần với số tiền dưới 5.000 đồng
(12,6%); giá tiền càng cao tỉ lệ phụ huynh cho con tiền càng ít, chỉ 9,4% là cho
con số tiền từ 20.000 đồng đến dưới 50.000 đồng, và chiếm tỉ lệ ít nhất là số tiền
trên 50.000 đồng (2%).

Khi được hỏi về vấn đề có hướng dẫn cho con cách chi tiêu và quản lí tiền
không, đa số phụ huynh đều cho rằng là có (94,3%) vẫn còn (5,7%) phụ huynh
không hướng dẫn.
Kết quả không quá bất ngờ khi tới 95,3% phụ huynh nghĩ rằng để con có
kỹ năng quản lí tài chính thì chủ thể giáo dục nên kết hợp các yếu tố tự học, bố
mẹ và thầy cô hướng dẫn; số ít thì cho là bố mẹ sẽ hướng dẫn và con nên tự học.
Việc chỉ để thầy cô hướng dẫn lại không được các bậc phụ huynh lựa chọn.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều lựa chọn việc giáo dục kĩ năng quản lí tài
chính cho con nên bắt đầu từ Tiểu học (40,2%), cũng tới 29,9% thì cho rằng vấn
đề này nên bắt đầu từ bậc học cao hơn là THCS, 18,2% thì lại đưa ra lựa chọn là
từ mầm non, ngay từ khi các con nhận thức được mọi thứ xung quanh. 11,7%
còn lại nghĩ là việc GDTC cho con quá sớm thì chưa cần thiết, cụ thể 9,4% bắt
đầu vấn đề nay khi con bắt đầu theo học cấp THPT và 2,3% chọn sẽ giáo dục
cho con sau khi con tốt nghiệp THPT.
Tương tự với khi hỏi các phụ huynh về việc nên giáo dục kĩ năng quản lí
tài chính cho con từ khi nào thì đa số đều cho rằng nên bắt đầu hướng dẫn
con về giá trị đồng, cách chi tiêu và quản lí tiền từ độ tuổi tiểu học
(41,2%), 34,1% chọn từ độ tuổi THCS, 13,5% chọn từ độ tuổi mầm non,
ít hơn là 9,8% chọn từ độ tuổi THPT. Tỉ lệ phụ huynh chưa hướng dẫn
cho con vấn đề này thì chiếm ít nhất, chỉ khoảng 1,4%.

Về phía phụ huynh khi hướng dẫn con mình tìm hiểu về giá trị của tiền
cũng như những kĩ năng quản lí tài chính thì hầu hết đều quan tâm đến việc biết
giá trị đồng tiền, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ 80,8%; biết lập kể hoạch
chi tiêu, biết tính toán chi tiêu hợp lí 46,1%; biết tiết kiệm 37,8%; có 6,1% quan
tâm đến khả năng biết kinh doanh và chỉ 2,1% là chưa hướng dẫn con về quản lý
tài chính.
Khi được khảo sát về việc con mình cần chi tiêu thường có hành vi như
thế nào thì phụ huynh đã chọn là con mình luôn hỏi bố mẹ trước khi chi tiêu hay
làm bất cứ việc gì liên quan đến tiền ( 37,8%), với 32% thì cho thấy con luôn
cân nhắc trước khi chi tiêu, còn một số phụ huynh lại lựa chọn thỉnh thoảng con
có hỏi bố mẹ trước khi chi tiêu. 15,2% còn lại thì có đến 10% chọn con cần thì
con sẽ chi tiêu và 5,2% chọn con thích thì con chi tiêu, không cần hỏi bố mẹ.

Với độ tuổi này thì vẫn còn nhỏ cho việc giữ tiền, nên đa số phụ huynh
đều lựa chọn con nhờ bố mẹ giữa tiền hộ (54%) và 46% còn lại thì do con tự giữ
và chi tiêu.
Cũng như dự đoán có tới 58% thỉnh thoảng mới cho con tham gia ý kiến
vào một số vấn đề tài chính của gia đình. Các bậc phụ huynh đều cho rằng con
mình còn quá nhỏ, chưa đủ suy nghĩ chín chắn để tham gia vào vấn đề này nên
đến 34,7% phụ huynh lựa chọn phương án là không bao giờ, 7,3% còn lại việc
tham gia ý kiến tài chính là có, thường xuyên.

Sau khi được khảo sát về vấn đề này, các nội dung về GDTC mà phụ
huynh lựa chọn để dạy con đó là: Cho trẻ trải nghiệm (51,6%), cho trẻ quan sát
(45,2%), cho trẻ trò chuyện với 32%, với tỉ lệ thấp nhất là cho rằng chưa dạy
(6,8%).
Bảng 3 Hành vi sử dụng tiền và biện pháp nâng cao kĩ năng quản lí
tài chính cho học sinh THPT
Bảng 3 nhận được 573 phiếu trả lời của các bạn học sinh
Đối tượng tham gia khảo sát khá đồng đều về giới, học sinh nữ (58,1%)
và chiếm tỉ lệ còn lại là học sinh nam (41,9%). Vì vậy kết quả tổng hợp có thể
sử dụng chung là phù hợp.

Học sinh được khảo sát sinh năm 2005 (44,7%) sau đó đến 26,4% học
sinh sinh năm 2004 và còn lại 29% là học sinh sinh năm 2006.

Kết quả khảo sát học sinh cho thấy chiếm số lượng lớn nhất là ở khu vực
nông thôn vùng đồng bằng (96,5%).
Theo kết quả khảo sát trên, 56,7% học sinh cho biết trình độ học vấn của
bố dừng lại ở bậc THPT; 29,3% là ở bậc THCS; 14,3% còn lại chiếm tỉ lệ nhiều
nhất là ở bậc tung cấp, đại học, bố đã mất hoặc không có bố, ít hơn là ở bậc Tiểu
học, Cao đẳng, ít nhất là ở bậc sau đại học. Phù hợp với trình độ học vấn của
Phụ huynh học sinh bậc THPT hiện nay.

Hơn một nửa số học sinh cho biết trình độ học vấn của mẹ dừng lại ở bậc
học THCS (54,1%), chiếm tới 32,3% là một số có học vấn ở bậc THPT. Chỉ còn
13,6% học sinh cho thấy mẹ của mình có học vấn ở mức cao hơn: đại học, tiểu
học, cao đẳng, trung cấp và cuối cùng có tỉ lệ ít nhất là sau đại học. Tùy từng
trình độ mà các bậc phụ huynh sẽ có những cách GDTC riêng cho con mình phù
hợp với từng hoàn cảnh.
Còn về nghề nghiệp của bố, chiếm một nửa số học sinh hiện tại có bố
đang là nông dân (50,4%); tới 29,8% bố là công nhân hay đang làm thuê; chỉ
9,2% là có bố đang làm trong khu vực nhà nước hoặc tự kinh doanh, trong đó
làm trong khu vực nhà nước chiếm tỉ lệ nhiều hơn; 10,6% còn lại thì lựa chọn bố
làm những công việc khác.

Tương tự với bố, đa số học sinh đều có mẹ là nông dân (48,9%); 31,8% là
làm thuê, công nhân; chỉ 19,3% còn lại chiếm tỉ lệ nhiều nhất là làm trong khu
vực nhà nước, tiếp đến là tự kinh doanh và làm một số công việc khác, ít nhất là
làm nội trợ tại nhà.
Khi được hỏi về vấn đề có được bố mẹ cho tiền tiêu vặt không thì có tới
52,5% chọn không và 47,5% còn lại là chọn có. Có thể thấy vấn đề này còn tùy
thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, mỗi cách giáo dục của bậc phụ huynh.

Như trên đã nói, tùy thuộc vào từng gia đình và từng phụ huynh sẽ có
cách GDTC cho con riêng. Chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 39,6% học sinh được cho
tiền tiêu vặt mỗi khi có việc cần; 18,8% được phụ huynh cho từ 5.000 đồng đến
dưới 10.000 đồng; còn lại 14,9% thì chiếm tỉ lệ nhiều hơn là học sinh được bố
mẹ cho tiền tiêu vặt dưới 5.000 đồng và từ 10.000 đồng đến dưới 20.000 đồng, tỉ
lệ được cho từ 20.000 đồng trở là là ít nhất.

Khi được hỏi sẽ làm gì nếu có tiền, học sinh đã tả lời như thế nào? Đến
70,9% học sinh lựa chọn sẽ tiết kiệm số tiền mình có được; 23% thì lại chọn gửi
bố mẹ; chỉ 6,1% còn lại cho rằng sẽ mua ngay món đồ mà mình thích ngay khi
có tiền.
Khi được hỏi mỗi khi chi tiêu sẽ làm gì, đa số học sinh sẽ tìm hiểu, cân
nhắc thật kĩ trước khi mua (82,4%); 14,8% chọn chờ những dịp có chương trình
khuyến mãi lớn mới mua; số còn lại, 2,8% có tiền là sẽ mua ngay món đồ mà
mình thích.

Khi có tiền, đa số học sinh đều chọn tiết kiệm số tiền đó (45,4%); 20,9%
sẽ dùng để mua đồ dùng học tập; 13,8% đã chọn sẽ gửi bố mẹ giữ; 13,3% sử
dụng số tiền mình có để chăm chút vẻ bề ngoài, mua quần áo; còn lại 6,6% chọn
mua đồ ăn là chủ yếu, chiếm tỉ lệ ít hơn là mua thẻ game, thẻ điện thoại và mua
đồ chơi, chiếm tỉ lệ ít nhất là để tiền chơi điện tử.
Vẫn trong độ tuổi đi học nên việc được nhận lì xì là tất yếu. Vậy học sinh
thường dùng nó như thế nào? Có đến 42,7% học sinh vì còn nhỏ nên đã chọn
gửi bố mẹ; 34,1% đã nuôi lợn đất để tiết kiệm; 20,1% sử dụng tiền để chi tiêu,
mua sắm cá nhân; 3,1% học sinh có những suy nghĩ trưởng thành, chín chắn hơn
quyết định gửi tiền vào ngân hàng.

Khi được hỏi về cách tiêu tiền, 54,5% học sinh chọn sẽ bỏ tiền vào lợn
đất; 30,9% là nhờ bố mẹ giữ; 14,7% còn lại là gửi tiết kiệm.
Khi gặp khó khăn về tài chính, đa phần học sinh đều chọn cắt giảm chi
tiêu (80,8%); 25% sẽ tìm việc làm thêm; 24% lại xin tiền người thân, phụ thuộc
vào gia đình; 9,1% còn lại vay tiền từ bạn bè, người ngoài.

Vì đang ở độ tuổi đi học nên hớn nửa số học sinh tham gia khảo sát đều
chưa đi làm thêm (52,4%); chỉ 32,6% là có đi làm thêm nhưng ít; 9,2% còn lại
đã đủ có suy nghĩ trưởng thành, chín chắn hơn, có thể đi làm để kiếm thêm thu
nhập bất cứ lúc nào rảnh.

Đa phần các học sinh đều có được dạy các kiến thức về tài chính cũng
như chi tiêu và quản lí tài chính nhưng lại rất ít (44,3%) và số học sinh có được
dạy nhiều cũng chiếm tới 41,9%. Chỉ 13,8% còn lại là chưa được dạy.
Khi được hỏi đã được hướng dẫn cách chi tiêu và quản lí tài chính từ khi
nào, có tới 38,6% học sinh là được hướng dẫn từ THCS; 34,4% là từ Tiểu học;
chỉ 14,1% là chưa được hướng dẫn; 12,9% còn lại được chia đều cho từ Mầm
non và từ THPT.

Có đến 73,8% học sinh thì cho rằng việc được hướng dẫn cách chi tiêu và
quản lí tiền khi còn là học sinh thì rất cần thiết; 23,9% cảm thấy cần thiết; chỉ
có 2,3% còn lại thì nghĩ vấn đề này không cần thiết.

Qua kết quả khảo sát, đa số học sinh cho rằng việc được dạy các kiến thức
về tài chính nên bắt đầu từ bậc Tiểu học, khi các bạn đã có những suy nghĩ về
tiền (43,5%); 33,3% thì lại nghĩ sẽ bắt đầu từ bậc THCS, giai đoạn mà học sinh
đã chín chắn hơn một chút; 12,9% chọn từ bậc Mầm non; 9,2% là chọn từ bậc
THPT, khoảng thời gian học sinh đã biết quan tâm đến tiền, cách tiêu tiền; chỉ
có 1,1% còn lại là chọn từ sau THPT.
71,4% lựa chọn bố, mẹ, người gần gũi nhất, để hướng dẫn cách chi tiêu và
quản lí tiền; 23,2% thì chọn thầy cô, người trực tiếp dạy học trên lớp; 32,6%
không có ai dẫn, tự tìm hiểu.

Không ngoài dự đoán, gần như tất cả số học sinh tham gia cuộc khảo sát
này đều biết về tầm qua trọng của tiết kiệm, chiếm tỉ lệ cao nhất là 97,6%; chỉ
2,4% còn lại là không biết.
Khi được hỏi đã được dạy tiền nên tiêu dùng thế nào là thông minh chưa,
84,5% học sinh trả lời là có; 15,5% còn lại thì trả lời không; tùy thuộc vào từng
gia đình, từng hoàn cảnh sống mà mỗi học sinh sẽ có câu trả lời khác nhau.

Biểu đồ trên cho thấy có đến 68,8% là đã được bố mẹ cho phép tự chịu
trách nhiệm về chi tiêu; chỉ 32,1% là chưa được sự cho phép của bố mẹ.

Việc lập kế hoạch khi chi tiêu là rất quan trọng. đa số học sinh đều chọn
là có, thỉnh thoảng mới lập (67,4%); 22,9% là luôn luôn lập; 9,8 còn lại thì chưa
bao giờ có ý định làm điều đó.
Theo kết quả khảo sát trên, hầu hết học sinh lựa chọn có (55%) lập ra cho
mình kế hoạch tiêu dùng trong tương lai với những mục đích khác nhau và 45%
còn lại lựa chọn chưa có kết hoạch gì cho tương lai.

Qua kết khảo sát, chiếm một nửa tỉ lệ là chưa có kế hoạch mua gì trong
tương lai; 26,7% thì dự định sẽ mua nhà; 8% chọn mua ô tô; 15,3% còn lại đa số
chọn sẽ mua máy tính xách tay, mua cổ phiếu và mua điện thoại thông minh đắt
tiền.

Khi được khảo sát về vấn đề này, đa số học sinh lựa chọn có, thỉnh thoảng
được bố mẹ cho phép tham gia ý kiến vào một số vấn đề tài chính 53,4%; tỉ lệ
này giảm dần xuống 36,6% không bao giờ được cho phép vì bố mẹ cho rằng con
còn quá nhỏ để tham gia; với 9,9% còn lại lựa chọn có, thường xuyên.
Việc chủ động tự tìm hiểu về kiến thức tài chính và quản lý tài chính của
học sinh chiếm phần lớn 49,5% nhưng bên cạnh đó 47,1% lại lựa chọn khi được
khảo rằng rắng bố mẹ là nhân tố chính khi học sinh được biết về kiến thức tài
chính và do thầy cô chỉ chiếm 3,5% còn lại..

Việc giáo dục tài chính rất cần thiết với học sinh nhưng những kiến thức
về tài chính mà học sinh còn rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Đúng như vậy
hầu hết học sinh cho rằng việc có kiến thức mà được học tại trường có được học
nhưng quá ít chiếm tỉ lệ cao nhất 36,7%; với 29,9% lại lựa chọn khá đầy đủ
29,9%; một bộ phận không nhỏ 12,8% chưa có gì; chiếm 10,7% lựa chọn có
nhưng không thiết thực và 9,8% học sinh cho rằng kiến thức đầy đủ với bản thân
mình.
Theo bản khảo sát trên cũng không thấy sự chênh lệch nhiều giữa việc lựa
chọn thầy cô hướng dẫn một cách có hệ thống và tự tìm hiểu là 35,8% và 35,1%.
Sự chênh lệch đó chỉ khoảng 0,7%.và việc lựa chọn bố mẹ hướng dẫn chiếm
khoảng 29,1%.

Khi được hỏi học sinh có mong muốn được học những gì từ giáo dục tài
chính thì hầu hết các học sinh đều đồng ý với việc chi tiêu như thế nào cho
thông minh, hiệu quả chiếm tỉ lệ cao nhất 76,1%; sau đó là biết tiết kiệm tích lũy
là 62,8%; sự chênh lệch không nhiều giữa việc lựa chọn những giá trị như biết
giúp đỡ, biết sẻ chia, làm từ thiện… và làm theesnafo để có tiền là 44,5% và
44,3%; biết đầu tư 40,8%; và chỉ số ít học sinh muốm biết tiền là gì 23,2%.
Với học sinh THPT cũng không quá bất ngờ với kết quả này với tỉ lệ
43,5% lựa chọn việc GDTC là đưa vào các hoạt động ngoại khóa; có nội dung,
bài học, chủ đề là 41% và số còn lại 15,5% cho rằng tích hợp vào các môn học,
bài học, chủ đề trong việc giáo dục kĩ năng quản lý tài chính cho học sinh
Phân tích số liệu
Từ việc tổng hợp số liệu đã khảo sát được, chúng em chia thành các
nhóm vấn đề để tổng hợp
Nhóm vấn đề 1: Tầm quan trọng của giáo dục tài chính và việc nâng
cao kỹ năng quản lí tài chính cho học sinh THPT
Những kỹ năng quản lí tài chính cơ bản của học sinh THPT ở Việt Nam
hiện nay còn rất yếu. Hầu hết học sinh không có kiến thức đầy đủ về tài chính cá
nhân và quản lí tài chính, có thái độ và hành vi tài chính không đầy đủ. Điều đó
dẫn đến những hệ lụy rất khó lường như học sinh không hiểu đúng về tiền, về
giá trị sức lao động, chi tiêu bất hợp lí, không hiệu quả, không biết sẻ chia giúp
đỡ hay làm từ thiện. Chính những sự thiếu hiểu biết này là một phần nguyên
nhân dẫn đến tình trạng vướng mắc, mất mát, khó khăn khi sử dụng các dịch vụ
tài chính thậm chí là những rủi ro mà học sinh nói riêng cũng như người tiêu
dùng nói chung phải đối mặt. Vì vậy khi được giáo dục kỹ năng quản lý tài
chính cho học sinh đầy đủ và đồng bộ thì kỹ năng quản lý tài chính của học sinh
THPT sẽ được nâng cao. Từ đó học sinh có thể xác định được mục tiêu công
việc trong tương lai, sống có trách nhiệm hơn với tình hình tài chính của mình,
của gia đình trong hiện tại và những vấn đề tài chính trong tương lai. Giáo dục
tài chính cho học sinh THPT là vấn đề còn mới mẻ nhưng có tầm quan trọng đặc
biệt đối với sự phát triển toàn diện cũng như quyết định mức độ thành công của
học sinh trong tương lai. Không bao giờ là quá sớm khi dạy về giá trị của đồng
tiền hay sự khác nhau giữa nhu cầu và mong muốn hoặc ý nghĩa của việc tiết
kiệm. Học sinh hiện nay cần phải được giáo dục để trở thành một người thông
minh về quản lí tài chính.
Nên giáo dục tài chính cho trẻ em từ khi nào? Ở những quốc gia phát
triển, đã có nhiều chuyên gia nổi tiếng giảng dạy về đề tài này như tác giả của
bộ sách “Cha giàu cha nghèo” của Robert Kiyosaki – một nhà đầu tư, cũng là
diễn giả và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về lĩnh vực tài chính tại Mỹ,
hay đặc biệt tại đất nước Israel – đất nước của dân tộc Do thái thông minh, tài
giỏi thì thậm chí người ta đã lấy tiếng leng keng của những đồng tiền chạm vào
nhau để chào mừng đứa trẻ ra ra đời,và trẻ em ở đây được giáo dục về tài chính
từ khi lên 3 và không giới hạn lứa tuổi. Việc giáo dục tài chính cho trẻ em từ
sớm hướng đến việc bồi dưỡng chỉ số FQ (Financial Intelligence Quotient) – chỉ
số thông minh tài chính.
Qua kết quả khảo sát với 135 giáo viên (GV) THPT và cán bộ quản lí
(CBQL) trường THPT (13 CBQL, 122 GV) thì kết quả nhận được 32.6%
CBQL, GV cho rằng việc giáo dục tài chính cho học sinh THPT là cần thiết;
65.9% cho rằng việc giáo dục tài chính cho học sinh THPT là rất cần thiết, chỉ
có 2 GV (1.5%) cho rằng việc giáo dục tài chính cho học sinh THPT là không
cần thiết. Như vậy có thể thấy rằng CBQL và GV trường THPT cho rằng cần
thiết phải tiến hành giáo dục tài chính cho học sinh trường THPT.
Qua kết quả khảo sát với phụ huynh thì hầu hết các bậc phụ huynh đều
cho rằng nên GDTC cho con từ sớm: Mầm non 18.2%; Tiểu học 40.2%; THCS
29.9% và chỉ có 9.4% phụ huynh cho rằng nên GDCT cho con từ THPT và
2.4% cho rằng nên GDTC cho con từ sau THPT.
Và cũng tương đồng với kết quả khảo sát đó, với câu hỏi Ông bà bắt đầu
hướng dẫn con về giá trị đồng tiền, cách chi tiêu và quản lí tiền từ khi nào? thì
chúng em nhận được câu trả lời là hầu hết các bậc phụ huynh đều đã GDTC cho
con từ khá sớm: Mầm non 13.5%; Tiểu học 41.2%; THCS 34.1% và chỉ có 9.8%
phụ huynh cho rằng nên GDCT cho con từ THPT và 1.3% chưa GDTC cho con.
Như vậy, có thể thấy rằng hầu hết phụ huynh đều đã tiến hành GDTC cho con từ
khá sớm từ mầm non và tiểu học.
Những kĩ năng quản lí tài chính cơ bản:
Kĩ năng rà soát chi tiêu, chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được, ra quyết định tài
chính.
Kĩ năng lập kế hoạch cho tương lai (lập mục tiêu tài chính)
Kĩ năng thiết lập ngân sách
Kĩ năng đầu tư
Nhóm vấn đề 2. Những khó khăn trong giáo dục kỹ năng quản lí tài
chính cho học sinh THPT
Giáo dục tài chính cho học sinh THPT được thực hiện bởi các chủ thể là
tự giáo dục, gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, như đã phân tích hiện
nay việc giáo dục tài chính nói chung và giáo dục kĩ năng quản lí tài chính cho
học sinh đang có rất nhiều những khó khăn, hạn chế. Về phía gia đình, bố mẹ
thường ngại, né tránh và coi việc nói đến chuyện tiền bạc với con là “tế nhị” nên
ít đề cập đến. Tâm lí chung của đa số cha mẹ Việt Nam là cho con tiếp xúc với
tiền sớm dễ dẫn đến việc con hư. Mặc dù quan điểm này đã dần thay đổi nhưng
việc giáo dục kĩ năng quản lí tài chính cho con ở lứa tuổi học sinh chưa được
quan tâm đầy đủ và đúng với tầm quan trọng của nó.
Về phía nhà trường, nội dung giáo dục tài chính không phải là nội dung
riêng mà chỉ được tích hợp trong các chủ đề, bài học, hơn nữa thời lượng cho
các nội dung không nhiều, việc giáo dục về tài chính thường được tổ chức lồng
ghép trong các hoạt động ngoại khóa, vì vậy hiệu quả chưa cao. Ở các trường
phổ thông hiện tại không có phần nội dung này một cách cụ thể, rõ ràng. Hầu
hết giáo viên tích hợp giảng dạy ở bộ môn Công nghệ lớp 10 ở phần thành lập
doanh nghiệp đề cập đến kiến thức về vốn hay ở môn giáo dục công dân lớp 11
ở bài Hàng hóa, tiền tệ, thị trường. Như vậy thời lượng và kiến thức là rất hạn
chế. Khó khăn nhất được đề cập khi giáo dục tài chính cho học sinh là Tài liệu,
phương tiện dạy học, phương tiện hỗ trợ còn ít 74.8%; Giáo viên chưa được tập
huấn 66.7%; Không đủ thời gian để giảng dạy 58.5%.
Về phía xã hội, các chương trình giáo dục tài chính cho học sinh nói
chung, học sinh THPT nói riêng còn rất ít. Các hoạt động truyền thông được sử
dụng chưa nhiều và còn đơn giản, chưa thực sự đa dạng, phong phú. Những
chương trình như “những đứa trẻ thông thái” với slogan rất hấp dẫn “học hỏi về
tiền, làm chủ tương lai” nhằm mục đích GDTC cho trẻ dưới 15 tuổi do kênh tin
tức VTV24 sản xuất từ năm 2017 tuy nhiên đã dừng sản xuất cuối năm 2018,
gameshow “Tiền khéo tiền khôn” là chương trình gameshow đầu tiên về truyền
thông giáo dục tài chính do Ngân hàng nhà nước và đài Truyền hình Việt Nam
sản xuất. Ngoài ra là một số các chương trình do các tổ chức tài chính thực hiện
như quỹ Citi Foudation – chương trình giáo dục tài chính cho học sinh phổ
thông trung học. Sacombank – Chương trình giáo dục con trẻ về tài chính… tuy
nhiên phạm vi phổ biến còn hẹp nên đối tượng học sinh hầu như không biết đến
và những chương trình này có những mục tiêu riêng rẽ, tách biệt và cơ bản vẫn
mang vấn đề thương mại chứ không hẳn là giáo dục tài chính cho cộng đồng,
học sinh.
Nhóm vấn đề 3. Hành vi sử dụng tiền của học sinh THPT hiện nay
Những ảnh hưởng của việc giáo dục tài chính, kĩ năng quản lí tài chính
tác động đến hành vi sử dụng tiền của học sinh THPT. Qua khảo sát của chúng
em, hiện nay hầu hết học sinh THPT được bố mẹ cho phép sử dụng tiền. Đó có
thể là tiền mừng tuổi, tiền tiêu vặt hoặc tiền làm thêm. Qua khảo sát phụ huynh:
có 53.3% bố mẹ cho học sinh trường THPT tiền tiêu vặt hàng ngày, với số tiền
từ 5000đ-10.000đ chiếm 23.4%; với tiền mừng tuổi 46% bố mẹ để con tự quản
lí và chi tiêu. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh sử dụng tiền chưa hợp lí, thậm
chí không suy nghĩ. Qua khảo sát của chúng em với 573 học sinh THPT (333
nữ, 240 nam) thì 6.1% sẽ mua ngay món đồ mình thích khi có tiền và 2.8% sẽ
mua ngay món đồ mình thích mỗi khi chi tiêu mà không cần suy nghĩ. 70.9% sẽ
tiết kiệm và 23% gửi bố mẹ.
Về việc sử dụng tiền, với câu hỏi bạn thường dùng tiền mà mình có để
làm gì thì có 4.5% bạn sử dụng tiền để mua đồ ăn, 13.3% mua quần áo, 0.9%
mua đồ chơi, 0.3% chơi điện tử, 0.5% mua thẻ game, thẻ điện thoại. Phần lớn
học sinh sử dụng tiền để tiết kiệm 45.5% và gửi bố mẹ là 13.8%. Riêng với tiền
mừng tuổi thì có đến 20.1% số bạn được hỏi dành tiền mừng tuổi cho việc chi
tiêu, mua sắm cá nhân.
Do chưa được giáo dục đầy đủ và kĩ năng quản lí tài chính nên 95.3% học
sinh THPT đều đã từng cảm thấy hối tiếc sau khi chi tiêu. 12.6% học sinh THPT
đã thường xuyên cảm thấy mình chi tiêu hoang phí vào những thứ không cần
thiết sau khi chi tiêu, mua sắm; 72.7% thỉnh thoảng cảm thấy mình chi tiêu
hoang phí vào những thứ không cần thiết sau khi chi tiêu, mua sắm; chỉ có
14.7% chưa bao giờ cảm thấy mình chi tiêu hoang phí vào những thứ không cần
thiết sau khi chi tiêu, mua sắm.
Về vấn đề chi tiêu có 22.9% học sinh luôn luôn lập kế hoạch mỗi khi chi
tiêu; 9.8% chưa bao giờ lập kế hoạch chi tiêu và 67.4% thỉnh thoảng lập kế
hoạch chi tiêu. Khi hỏi phụ huynh thì có 5.2% phụ huynh nhận định con thích
thì con sẽ chi tiêu, và hầu hết học sinh cân nhắc trước khi chi tiêu 32%, luôn hỏi
bố mẹ trước khi chi tiêu 37.8%. Như vậy có thể thấy hầu hết học sinh có hành vi
sử dụng tiền phù hợp, đúng mục đích, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ
học sinh sử dụng tiền không phù hợp như: thích thì mua, chi tiêu hoang phí vào
những thứ không cần thiết…
Nhóm vấn đề 4. Nội dung của giáo dục kỹ năng quản lí tài chính cho
học sinh THPT
Nội dung giáo dục kỹ năng quản lí tài chính cho học sinh THPT trước hết
là những nhận biết về các khái niệm cơ bản quản lí tài chính: kiếm tiền, tiết
kiệm, tiêu tiền và từ thiện. Nó bao gồm các kiến thức cơ bản về tiền bạc, cách
quản lí khôn khéo, hiệu quả và thông minh nhất số tiền của mình, từ đó giúp học
sinh nhận thức giá trị của tiền, biết quản lí tiền và hình thành các thói quen tài
chính tốt, biết sẻ chia, giúp đỡ, thậm chí là biết đầu tư. Hay nói cách khác giáo
dục tài chính cho học sinh THPT có thể bắt đầu từ những khái niệm đơn giản
như tiền là gì? Làm thế nào để có tiền? Tiền nên do lao động tạo ra? Chi tiêu thế
nào cho hợp lí và hiệu quả? Theo khảo sát đối với CBQL và GV các trường
THPT thì hầu hết GV, CBQL chọn 5 nội dung về GDTC cho học sinh gồm:
Cách lập kế hoạch chi tiêu 77.8%; Nguồn gốc của tiền và giá trị của đồng tiền
73.3%; Cách tiêu dùng thông minh 71.9%; Các kỹ năng quản lý tài chính
71.1%; Cách phân biệt giữa cần và muốn 64.4%. Nội dung cách giữ tiền để sinh
lời có ít GV lựa chọn nhất 26.7%.
Về phía phụ huynh hầu hết phụ huynh có hướng dẫn con cách chi tiêu và
quản lí tiền 94.3%, chỉ 5.7% phụ huynh chưa hướng dẫn con cách chi tiêu và
quản lí tiền. Khi hướng dẫn con tìm hiểu về giá trị của tiền cũng như những kĩ
năng quản lí tài chính thì hầu hết phụ huynh quan tâm đến: Biết giá trị đồng tiền,
biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và của mình 80.8%; Biết lập kế hoạch chi
tiêu, biết tính toán và chi tiêu hợp lí 46.1%; Biết tiết kiệm 37.8%; chỉ 6.1% phụ
huynh quan tâm đến kỹ năng biết kinh doanh.
Với học sinh THPT, các nội dung về GDTC mà các bạn mong muốn được
học đó là: Chi tiêu như thế nào cho thông minh, hiệu quả 76.1%; Biết tiết kiệm,
tích lũy 62.8%; Biết giúp đỡ, biết sẻ chia, làm từ thiện 44.5%; Làm thế nào để
có tiền 44.3%; biết đầu tư 40.8%; chỉ 23.2% mong muốn được học tiền là gì.
Nhóm vấn đề 5. Hình thức, phương pháp giáo dục tài chính
Giáo dục tài chính cho học sinh THPT được tiến hành với nhiều hình thức
khác nhau: Giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó mỗi chủ thể sẽ có
những hình thức phù hợp. Đối với nhà trường, do đặc thù giáo dục tài chính
không phải là một môn học, hoạt động giáo dục riêng mà được lồng ghép vào
các nội dung của các môn học, hoạt động giáo dục, vì vậy giáo dục tài chính cho
học sinh cũng được tổ chức linh hoạt với các hình thức như tổ chức dạy học trên
lớp, ngoại khóa. Qua khảo sát 74.8% GV và CBQL cho rằng giáo dục tài chính
phù hợp với hình thức ngoại khóa, 65.9% phù hợp với việc tích hợp vào các
môn học, tiết học.
Đối với học sinh, không quá bất ngờ khi các bạn lựa chọn được học
GDTC với hình thức giáo dục tài chính thông qua các hoạt động ngoại khóa
nhiều nhất 43.5%; tiếp đến là có nội dung, bài học chủ đề riêng 41% và chỉ
15.5% lựa chọn hình thức tích hợp vào các môn học, bài học, chủ đề.
Học sinh nói riêng, trẻ em nói chung học về tiền bạc thường bắt đầu từ cha mẹ.
Cha mẹ dạy con về tài chính như thế nào? Thường cha mẹ dạy con về tài chính
thông qua các cách là quan sát, trò chuyện và trải nghiệm. Qua khảo sát của
chúng em, hầu hết bậc phụ huynh giáo dục tài chính cho con bằng cách cho con
trải nghiệm 51.6%; cho con quan sát 45.2%; cho con trò chuyện 34%.
Quan sát, học sinh nói riêng và trẻ em nói chung có xu hướng quan sát
cách sử dụng tiền của cha mẹ và người lớn xung quanh.
Trò chuyện, cha mẹ có thể trò chuyện với con về tình trạng tài chính của
gia đình, thậm chí nếu có thể cha mẹ nên khuyến khích con đưa ra những ý kiến
của mình liên quan đến vấn đề tài chính của gia đình. Có thể xây dựng một lịch
trình thường xuyên cho những cuộc thảo luận của gia đình về các khoản tiền.
Việc dạy con cách tiết kiệm tiền và quản lí tài chính không pahir làm một lần là
xong mà phải là một việc làm thường xuyên, liên tục. Qua khảo sát có 7.3 %
phụ huynh thường xuyên cho phép con tham gia ý kiến vào một số vấn đề tài
chính của gia đình; 58% phụ huynh thỉnh thoảng cho phép con tham gia ý kiến
vào một số vấn đề tài chính của gia đình; 34% phụ huynh không bao giờ cho
phép con tham gia ý kiến vào một số vấn đề tài chính của gia đình.

Trải nghiệm, là việc cho con được phép tiêu tiền, quản lí tiền, đó là sự
trải nghiệm trong thực tế. Qua đó các con học được nhiều thứ như cách giao
tiếp, giá cả hàng hóa, khi nào nên mặc cả, khi nào nên mua và quan trọng hơn là
các con nhận thức rõ ràng về chi phí bỏ ra của gia đình mình, hiểu được giá trị
của sức lao động, trân quý sức lao động.
Đối với nhà trường, việc GDTC cho hoc sinh phải đảm bảo giàu tính thực
tiễn, cung cấp cho học sinh những kĩ năng quản lí tài chính cơ bản, hữu ích cho
cuộc sống.
Nhóm vấn đề 6. Biện pháp nâng cao kĩ năng quản lí tài chính cho học
sinh THPT
Tài chính là một phần vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con
người, nó chi phối đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Quản lí tài chính là
một trong những kĩ năng quan trọng giúp mỗi người thành công trong cuộc sống
nói chung và về phương diện kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của
chúng em cho thấy một bộ phận không nhỏ học sinh chưa sử dụng tiền đúng
mục đích và hiệu quả.
Hầu hết cán bộ quản lí và giáo viên THPT cho rằng việc giáo dục tài
chính cho học sinh THPT là cần thiết. Tuy nhiên, giáo viên đang gặp rất nhiều
khó khăn khi triển khai các nội dung dạy học liên quan đến giáo dục tài chính
cho học sinh. Học sinh THPT hiện nay vẫn chưa được có được những bài học về
giáo dục tài chính một cách đầy đủ, đồng bộ và có hệ thống. Việc giáo dục tài
chính cho học sinh gặp khó khăn do tài liệu, phương tiện dạy học hỗ trợ giáo
viên còn ít, thời gian dành cho các nội dung này còn hạn chế, giáo viên chưa
được tập huấn. Để nâng cao kĩ năng quản lí tài chính cho học sinh THPT chúng
em đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, coi trọng việc giáo dục tài chính cho học sinh từ khi còn nhỏ,
đặc biệt là việc giáo dục của gia đình bởi một người trưởng thành hiểu biết tài
chính phần lớn nhờ các chương trình giáo dục tài chính từ sớm. Việc trang bị kĩ
năng giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về vấn đề tài chính là hết sức quan trọng.
Trách nhiệm của những bậc cha mẹ là không để tình trạng thiếu hiểu biết về tiền
bạc, thiếu kĩ năng quản lí tài chính xảy ra với con của mình. Thay vì né tránh khi
nói với con về tiền bạc và các kĩ năng quản lí tài chính thì hãy chỉ dạy cho con
về tiền và các kĩ năng quản lí tiền, thậm chí là cách kiếm tiền từ sớm để các con
hiểu rằng tiền không phải tự nhiên mà có từ đó các con sẽ có trách nhiệm hơn
với đồng tiền, sử dụng nó một cách có ích nhất và tiếp tục rèn luyện nó thành
thói quen trong đời sống. Và bằng chính việc dạy con về quản lí tài chính thì các
bậc phụ huynh hoàn toàn có thể hướng con đến những thành công trong tương
lai. Tất nhiên để làm được việc này cha mẹ cũng cần phải tự trau dồi, trang bị
cho mình những kiến thức, kĩ năng quản lí tài chính.
Thứ hai, tăng cường vai trò của nhà trường trong việc giáo dục tài chính.
Cần phải có một khung chương trình chung giảng dạy về tài chính cho học sinh
xuyên suốt các cấp học. Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và
chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì GDTC là một trong những nội dung
tích hợp trong môn học và các hoạt động giáo dục. Nhà trường quan tâm đến
công tác giáo dục tài chính cho học sinh; chương trình, nội dung giáo dục tài
chính đồng bộ, có hệ thống, phù hợp lứa tuổi. Từ việc lồng ghép nội dung giáo
dục tài chính vào các môn học, hoạt động giáo dục đến những chủ đề riêng rẽ
phù hợp với lứa tuổi. Giáo viên cần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học tạo sự hứng thú cho học sinh. Những “Phiên chợ Xuân”, ngày hội “Hand
made”, những phiên chợ sách cũ… với mục đích làm thiện nguyện hoặc giúp đỡ
các bạn khó khăn nhưng học sinh có thêm kĩ năng giao tiếp, làm quen với việc
quản lí tài chính, sử dụng tiền đúng mục đích và san sẻ yêu thương. Giáo viên
cần phải được tập huấn, bồi dưỡng để có thể thực hiện tốt được nội dung giảng
dạy GDTC cho học sinh. Bởi vì, giáo viên vốn dĩ không phải là giáo viên
chuyên về GDTC nên năng lực hiểu biết tài chính cũng có những hạn chế nhất
định.
Thứ ba, tăng cường các hoạt động truyền thông để cha mẹ, nhà trường và
bản thân học sinh thấy rõ lợi ích của việc giáo dục tài chính cho học sinh. Đa
dạng hóa các hình thức giáo dục, đặc biệt cần lựa chọn các phương tiện có tính
lan tỏa cao, sử dụng công nghệ thông tin, đó có thể là các hình thức như xây
dựng các trang web cung cấp thông tin về giáo dục tài chính, xuất bản các cuốn
cẩm nang, sổ tay, tờ rơi, tổ chức các buổi nói chuyện với học sinh xoay quanh
các các nội dung về lập kế hoạch, quản lí chi tiêu, quản lí tài chính, hay các
chương trình truyền hình, các gameshow với thời gian phát sóng phù hợp, các
phần mềm game GDTC, tổ chức các cuộc thi trên báo chí, truyền hình…
Thứ tư, với học sinh, cần chủ động tự trang bị cho mình những kĩ năng
quản lí tài chính. Việc chủ động trang bị cho mình những kĩ năng quản lí tài
chính không chỉ giúp học sinh xử lí được các “tình huống” tài chính trong hiện
tại mà còn cả trong tương lai.
4.8. Kết luận
Tăng cường giáo dục tài chính cho học sinh sẽ giúp học sinh có hiểu biết
đầy đủ về tài chính. Việc giáo dục kĩ năng quản lí tài chính là quan trọng ở cả
vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội cũng như khả năng tự bồi dưỡng của
học sinh. Nếu có các biện pháp thúc đẩy kĩ năng quản lí tài chính phù hợp thì
không chỉ có tác dụng tích cực đến học sinh và gia đình học sinh mà còn có tác
dụng rất tốt đến xã hội.

13. Bảng khảo sát, bảng hỏi


Bảng 1 HÀNH VI SỬ DỤNG TIỀN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ
NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HỌC SINH THPT
Mô tả bảng: Thân mến chào các bạn! Chúng mình là nhóm học sinh đến từ
trường THPT Nam Duyên Hà, tỉnh Thái Bình. Chúng mình đang tiến hành dự án
nghiên cứu khoa học với đề tài "Hành vi sử dụng tiền và biện pháp nâng cao kĩ
năng quản lý tài chính cho học sinh THPT". Xin các bạn vui lòng dành thời gian
đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách bấm chọn vào phương án phù
hợp. Việc đọc kỹ và trả lời cẩn trọng các câu hỏi trong bảng hỏi không chỉ giúp
đề tài có các khuyến nghị tốt nhằm tăng cường kĩ năng quản lý tài chính cho học
sinh THPT, mà rộng hơn nữa, chính từ việc trả lời các câu hỏi này các bạn học
sinh sẽ có cái nhìn mới về sự cần thiết phải chủ động trang bị các kiến thức tài
chính cho bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để đạt đến sự hài
lòng về các quyết định tài chính cho cả hiện tại và tương lai.
Số liệu thu được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được bảo mật, không
thông tin cá nhân nào được tiết lộ. Xin chân thành cám ơn sự cộng tác của các
bạn!
Phần 1: Một số thông tin
Câu 1: Giới tính
- Nam
- Nữ
Câu 2: Bạn sinh năm nào?
- 2004
- 2005
- 2006
Câu 3: Bạn sinh sống tại khu vực nào?
- Thành phố, thị xã.
- Nông thôn vùng đồng bằng.
- Nông thôn vùng miền núi.
Câu 4. Bạn hãy cho biết trình độ học vấn cao nhất của bố bạn?
- Tiểu học
- THCS
- THPT
- Trung cấp
- Cao đẳng
- Đại học
- Sau Đại học
- Bố đã mất hoặc không có bố
Câu 5. Bạn hãy cho biết trình độ học vấn cao nhất của mẹ bạn?
- Tiểu học
- THCS
- THPT
- Trung cấp
- Cao đẳng
- Đại học
- Sau Đại học
Câu 6. Nghề nghiệp của bố bạn?
- Làm thuê, công nhân
- Nông dân
- Làm trong khu vực nhà nước
- Tự kinh doanh
- Nội trợ
- Khác
Câu 7. Nghề nghiệp của mẹ bạn?
- Làm thuê, công nhân
- Nông dân
- Làm trong khu vực nhà nước
- Tự kinh doanh
- Nội trợ
- Khác
Phần 2. Hành vi sử dụng tiền và kĩ năng quản lí tài chính
Câu 1. Bạn có được bố mẹ cho tiền tiêu vặt không?
- Có
- Không
Câu 2. Bạn được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hàng ngày là bao nhiêu?
- Ít hơn 5000 đồng.
- Từ 5000 đồng đến dưới 10 000 đồng.
- Từ 10 000 đồng đến dưới 20 000 đồng.
- Từ 20 000 đồng trở lên.
- Không được bố mẹ cho tiền tiêu vặt.
- Được cho tiền tiêu vặt mỗi khi có việc cần.
Câu 3. Khi có tiền bạn sẽ làm gì?
- Mua ngay món đồ mà mình thích.
- Tiết kiệm.
- Gửi bố mẹ.
Câu 4. Mỗi khi chi tiêu bạn sẽ làm gì?
- Có tiền là sẽ mua ngay món đồ mà mình thích.
- Tìm hiểu, cân nhắc thật kĩ khi mua.
- Chờ những dịp có chương trình khuyến mãi lớn mới mua.
Câu 5. Bạn thường dùng tiền mà mình có để làm gì?
- Mua đồ dùng học tập
- Mua đồ ăn
- Mua quần áo
- Mua đồ chơi
- Chơi điện tử
- Mua thẻ game, thẻ điện thoại
- Tiết kiệm
- Giúp bạn bè
- Gửi bố mẹ.
Câu 6. Bạn thường dùng tiền mừng tuổi như thế nào?
- Chi tiêu, mua sắm cá nhân.
- Gửi bố mẹ giữ.
- Nuôi lợn đất.
- Gửi ngân hàng.
Câu 7. Sau khi chi tiêu, mua sắm có bao giờ bạn thấy mình đã chi tiêu hoang phí
vào những thứ không cần thiết chưa?
- Có, thường xuyên.
- Có, thỉnh thoảng.
- Chưa bao giờ.
Câu 8. Cách để dành tiền của bạn là gì?
- Bỏ lợn đất
- Nhờ bố mẹ giữ
- Gửi tiết kiệm
Câu 9. Khi gặp khó khăn về tài chính bạn thường làm gì? (Bạn có thể chọn
nhiều hơn 01 đáp án)
- Cắt giảm chi tiêu.
- Tìm việc làm thêm.
- Xin tiền người thân.
- Vay tiền từ bạn bè, người ngoài.
Câu 10. Bạn đã đi làm thêm chưa?
- Chưa.
- Có, rất ít.
- Có, bất kể khi nào rảnh.
Câu 11. Bạn đã được dạy các kiến thức về tài chính như chi tiêu và quản lí tài
chính chưa?
- Có, nhưng rất ít.
- Có, khá nhiều.
- Chưa.
Câu 12. Bạn đã được hướng dẫn cách chi tiêu và quản lí tài chính từ khi nào?
- Chưa được hướng dẫn.
- Từ Mầm non.
- Từ Tiểu học.
- Từ THCS.
- Từ THPT.
Câu 13. Theo bạn việc được hướng dẫn cách chi tiêu và quản lí tiền khi còn là
học sinh có vai trò như thế nào?
- Rất cần thiết
- Cần thiết
- Không cần thiết
Câu 14. Theo bạn việc được dạy các kiến thức về tài chính nên bắt đầu từ khi
nào là phù hợp nhất?
- Bậc Mầm non.
- Bậc Tiểu học
- Bậc THCS.
- Bậc THPT.
- Sau THPT.
Câu 15. Người hướng dẫn bạn cách chi tiêu và quản lí tiền là ai? (Bạn có thể
chọn nhiều hơn 01 phương án)
- Không có ai hướng dẫn, tôi tự tìm hiểu.
- Bố mẹ.
- Thầy cô.
Câu 16. Bạn có biết về tầm quan trọng của tiết kiệm không?
- Có.
- Không.
Câu 17. Bạn đã được dạy tiền nên được tiêu dùng thế nào là thông minh chưa?
- Có.
- Không.
Câu 18. Bạn đã được bố mẹ dần cho phép tự chịu trách nhiệm về chi tiêu chưa?
- Chưa.
- Đã được phép.
Câu 19. Bạn đã bao giờ lập kế hoạch khi chi tiêu chưa?
- Chưa bao giờ.
- Có, thỉnh thoảng.
- Luôn luôn.
Câu 20. Theo bạn, việc lập kế hoạch tài chính có vai trò thế nào?
- Rất quan trọng.
- Bình thường.
- Không quan trọng.
Câu 21. Bạn đã lập ra cho mình kế hoạch tiêu dùng trong tương lai chưa?
- Chưa.
- Có.
Câu 22. Bạn có kế hoạch mua gì trong tương lai?
- Chưa có kế hoạch gì.

- Mua nhà.
- Mua ô tô.
- Mua cổ phiếu.
- Mua điện thoại thông minh đắt tiền.
- Mua máy tính xách tay.
Câu 23. Bạn có được bố mẹ cho phép tham gia ý kiến vào một số vấn đề tài
chính của gia đình không?
- Có, thường xuyên.
- Có, thỉnh thoảng.
- Không bao giờ.
Câu 24. Những kiến thức về tài chính và quản lý tài chính của bạn có được do
tác động của nhân tố nào là nhiều nhất?
- Tự tìm hiểu.
- Do bố mẹ.
- Do thầy cô.
Câu 25. Theo bạn những kiến thức về tài chính mà bạn được học tại trường là
như thế nào?
- Chưa có gì.
- Có, nhưng quá ít.
- Có, nhưng không thiết thực.
- Khá đầy đủ.
- Đầy đủ.
Câu 26. Theo bạn, để mỗi người có kỹ năng quản lí tài chính toàn diện nhân tố
giáo dục nào là quan trọng nhất?
- Tự tìm hiểu.
- Bố mẹ hướng dẫn.
- Thầy cô hướng dẫn một cách có hệ thống.
Câu 27. Bạn có mong muốn được học những gì từ giáo dục tài chính? (Bạn có
thể chọn nhiều hơn 01 phương án)
- Tiền là gì.
- Làm thế nào để có tiền.
- Chi tiêu như thế nào cho thông minh, hiệu quả.
- Biết tiết kiệm, tích lũy.
- Biết đầu tư.
- Những giá trị như biết giúp đỡ, biết sẻ chia, làm từ thiện...
Câu 28. Theo bạn, việc giáo dục kĩ năng quản lí tài chính cho học sinh ở trường
THPT hình thức giáo dục nào là hiệu quả nhất?
- Có nội dung, bài học, chủ đề riêng về giáo dục tài chính.
- Tích hợp vào các môn học, bài học, chủ đề.
- Đưa vào các hoạt động ngoại khóa.
Bảng 2: Khảo sát CBQL và giáo viên về sự cần thiết giáo dục tài chính cho học
sinh THPT
Mô tả: Kính chào quý thầy cô! Chúng em là nhóm học sinh đến từ trường THPT
Nam Duyên Hà tỉnh Thái Bình, chúng em đang tiến hành dự án nghiên cứu khoa
học với đề tài "Hành vi sử dụng tiền và biện pháp nâng cao kĩ năng quản lý tài
chính cho học sinh THPT". Chúng em xin thầy cô vui lòng dành thời gian đọc
kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách bấm chọn vào phương án phù hợp.
Việc thầy cô đọc kỹ và trả lời cẩn trọng các câu hỏi trong bảng hỏi không chỉ
giúp đề tài có các khuyến nghị tốt nhằm tăng cường kĩ năng quản lý tài chính
cho học sinh THPT, mà rộng hơn nữa, chính từ việc trả lời các câu hỏi này thầy
cô sẽ có cái nhìn mới về sự cần thiết phải chủ động trang bị các kiến thức tài
chính cho các bạn học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để các bạn
đạt đến sự hài lòng về các quyết định tài chính cho cả hiện tại và tương lai.
Số liệu thu được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được bảo mật, không
thông tin cá nhân nào được tiết lộ. Xin chân thành cám ơn sự cộng tác của các
thầy cô!
Câu 1. Thầy cô là cán bộ quản lí hay giáo viên trường THPT?
- Cán bộ quản lí trường THPT.
- Giáo viên trường THPT.
Câu 2. Địa bàn công tác của thầy cô thuộc khu vực nào?
- KV3.
- KV2.
- KV2-NT.
- KV1.
Câu 3. Theo thầy cô việc giáo dục tài chính cho học sinh THPT là
- rất cần thiết.
- cần thiết.
- không cần thiết.
Câu 4. Theo thầy cô những khó khăn khi thực hiện việc giáo dục tài chính cho
học sinh THPT hiện nay là gì? (thầy cô có thể lựa chọn nhiều hơn 01 đáp án)
- Không đủ thời gian để giảng dạy.
- Tài liệu, phương tiện dạy học, phương tiện hỗ trợ còn ít.
- Giáo viên chưa được tập huấn
- Nội dung bài học chưa sinh động và thu hút học sinh
- Các nội dung không có tính hệ thống
- Học sinh còn nhỏ
Câu 5. Theo thầy cô, với học sinh THPT cần giáo dục cho học sinh những nội
dung nào về tài chính? (thầy cô có thể lựa chọn nhiều hơn 01 đáp án)
- Nguồn gốc của tiền và giá trị của đồng tiền.
- Cách phân biệt giữa cần và muốn.
- Cách lập kế hoạch chi tiêu.
- Cách giữ tiền để sinh lời.
- Các kỹ năng quản lý tài chính.
Câu 6. Theo thầy cô việc giáo dục tài chính cho học sinh THPT thực hiện dưới
hình thức nào? (thầy cô có thể lựa chọn nhiều hơn 01 đáp án)
- Có những bài học, chủ đề riêng.
- Tích hợp vào các môn học, tiết học.
- Hoạt động ngoại khóa.
Bảng 3. Khảo sát phụ huynh học sinh về hành vi sử dụng tiền và biện pháp nâng
cao kĩ năng quản lí tài chính cho học sinh THPT
Mô tả: Kính chào các bác phụ huynh! Chúng con là nhóm học sinh đến từ
trường THPT Nam Duyên Hà tỉnh Thái Bình, chúng con đang tiến hành dự án
nghiên cứu khoa học với đề tài "Hành vi sử dụng tiền và biện pháp nâng cao kĩ
năng quản lý tài chính cho học sinh THPT". Chúng con xin các bác vui lòng
dành thời gian đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách bấm chọn vào
phương án phù hợp. Việc các bác đọc kỹ và trả lời cẩn trọng các câu hỏi trong
bảng hỏi không chỉ giúp đề tài có các khuyến nghị tốt nhằm tăng cường kĩ năng
quản lý tài chính cho học sinh THPT, mà rộng hơn nữa, chính từ việc trả lời các
câu hỏi này các bác sẽ có cái nhìn mới về sự cần thiết phải chủ động trang bị các
kiến thức tài chính cho các bạn học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, để các bạn đạt đến sự hài lòng về các quyết định tài chính cho cả hiện tại
và tương lai.
Số liệu thu được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và được bảo mật, không
thông tin cá nhân nào được tiết lộ. Xin chân thành cám ơn sự cộng tác của các
bác!
Câu 1. Ông bà có con đang theo học lớp nào ở trường THPT?
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
Câu 2. Ông (bà) sinh sống tại khu vực nào?
- Thành phố.
- Nông thôn vùng đồng bằng.
- Miền núi.
Câu 4. Ông bà có cho con tiền tiêu vặt không?
- Có.
- Không.
Câu 5. Ông bà có hướng dẫn con cách chi tiêu và quản lí tiền không?
- Có.
- Không.
Câu 6. Theo ông bà, cha mẹ có cần thiết phải cho con là học sinh trường THPT
tiền tiêu vặt không?
- Cần thiết.
- Không cần thiết.
Câu 7. Số tiền hàng ngày mà ông bà cho con tiêu vặt?
- Không cho.
- Ít hơn 5000 đồng.
- Từ 5000 đồng đến dưới 10 000 đồng.
- Từ 10 000 đồng đến dưới 20 000 đồng.
- Từ 20 000 đồng đến dưới 50 000 đồng.
- Từ 50 000 đồng trở lên.
Câu 8. Theo ông bà để con có kỹ năng quản lý tài chính thì chủ thể giáo dục
gồm những nhân tố nào?
- Con tự học.
- Bố mẹ hướng dẫn.
- Thầy cô hướng dẫn.
- Kết hợp các yếu tố tự học, bố mẹ và thầy cô hướng dẫn.
Câu 9. Ông bà bắt đầu hướng dẫn con về giá trị đồng tiền, cách chi tiêu và quản
lí tiền từ khi nào?
- Độ tuổi mầm non.
- Độ tuổi tiểu học
- Độ tuổi THCS.
- Độ tuổi THPT.
- Chưa hướng dẫn.
Câu 10. Theo ông bà, việc giáo dục kỹ năng quản lí tài chính cho con nên bắt
đầu từ khi nào?
- Độ tuổi mầm non.
- Độ tuổi tiểu học
- Độ tuổi THCS.
- Độ tuổi THPT.
- Sau khi tốt nghiệp THPT.
Câu 11. Khi hướng dẫn con về giá trị đồng tiền, kỹ năng quản lí tài chính ông bà
quan tâm đến kĩ năng nào? (Ông bà có thể chọn nhiều hơn 01 đáp án)
- Chưa hướng dẫn con.
- Biết giá trị đồng tiền, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và của mình.
- Biết tiết kiệm.
- Biết lập kế hoạch chi tiêu, biết tính toán và chi tiêu hợp lí.
- Biết kinh doanh.
Câu 13. Khi con của ông bà cần chi tiêu, con ông bà thường có hành vi như thế
nào?
- Con thích thì con chi tiêu.
- Con cần thì con sẽ chi tiêu.
- Cân nhắc kĩ trước khi chi tiêu.
- Thỉnh thoảng có hỏi bố mẹ trước khi chi tiêu.
- Luôn hỏi bố mẹ trước khi chi tiêu.
Câu 14. Từ khi con học năm lớp 9 trường THCS và chuyển sang học THPT thì
tiền mừng tuổi của con, con nhờ ông bà giữ hay con tự quản lí?
- Con tự giữ và chi tiêu.
- Con nhờ bố mẹ giữ.
Câu 15. Ông bà có cho phép con tham gia ý kiến vào một số vấn đề tài chính của
gia đình không?
- Có, thường xuyên.
- Thỉnh thoảng.
- Không bao giờ.
Câu 16. Ông bà dạy con về tài chính như thế nào? (Ông bà có thể chọn nhiều
hơn 01 đáp án)
- Cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ trò chuyện.
- Cho trẻ trải nghiệm
- Chưa dạy.
14. Danh mục tài liệu tham khảo
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/vi-
sao-nen-giao-duc-tre-em-quan-ly-tai-chinh-ngay-tu-khi-con-be-post139861.gd
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn
Toán (ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn
Giáo dục công dân (ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo
https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=6775
Đài Truyền hình Việt Nam https://vtv.vn/kinh-te/ky-nang-quan-ly-tai-
chinh-ca-nhan-cua-nguoi-tre-viet-nam-o-muc-nao-20190920170332427.htm
PGS.TS. Trịnh Thị Phan Lan (2018). Giáo dục tài chính cho trẻ em
hướng tới phổ cập tài chính quốc gia. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng
số 191 (2018), tr 11-17.
Thùy Lê (2019).
http://www.baokiemtoannhanuoc.vn/van-de-hom-nay/giao-duc-tai-chinh---nen-
tang-de-phat-trien-tai-chinh-toan-dien-141006
TS. Nguyễn Văn Lương, PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung. Hiểu biết tài chính
và vấn đề giáo dục tài chính cho người tiêu dùng. Hội thảo khoa học “Các vấn
đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017)
http://khoahocnganhang.org.vn/news/vi/can-co-chien-luoc-giao-duc-tai-chinh-
o-viet-nam/
Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030.
Vũ Thơ (2014). https://thanhnien.vn/da-so-hoc-sinh-khong-biet-cach-tieu-
tien-post124.html

You might also like