You are on page 1of 3

1.

Quan điểm toàn diện và cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện là quan điểm mà khi nghiên cứu và xem xét hiện
tượng, sự vật hay sự việc chúng ta phải quan tâm đến tất cả các yếu tố kể
cả khâu gián tiếp hay trung gian có liên quan đến sự vật. Điều này xuất
phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự
vật trên thế giới. Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ
nào cũng tồn tại sự vật, sự việc; không có bất cứ sự vật nào tồn tại một
cách riêng biệt, cô lập, độc lập với các sự vật khác.
Quan điểm toàn diện là quan điểm cơ bản thuộc về phương pháp luận
của phép biện chứng duy vật, đều được xây dựng trên cơ sở lý giải theo
quan điểm duy vật biệnchứng về tính khách quan, tính phổ biến và tính
phong phú, đa dạng của cácmối liên hệ và sự phát triển của tất cả các sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì thế, muốn tìm hiểu
một cách khách quan các sự vật hiện tượng thì chúng ta không thể bỏ
qua các mối quan hệ xung quanh cũng như ẩn sâu bên trong của mỗi một
sự vật hiện tượng được xem xét, tìm hiểu.

2. Giải quyết vấn đề thực tiễn: Thực trạng sinh viên ra trường không
có việc làm, làm trái ngành của ĐH Luật HN:
Hiện nay, hiện trạng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra không
tìm được việc làm hay làm trái ngành vẫn là một vấn đề nhức nhối
của xã hội. Theo số liệu thống kê năm 2021, hơn 85% sinh viên tốt
nghiệp có việc làm, trong đó tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành
đào tạo chiếm hơn 42%, có việc làm liên quan đến ngành đào tạo
chiếm 28% và có việc làm không liên quan đến ngành đào tạo là gần
30%. Vẫn còn 15% sinh viên ra trường không tìm được việc làm ở
ĐH Luật HN.
*Xem xét vấn đề ở nhiều mặt, trong các mối quan hệ khác nhau và
trong sự vận động của nó:
-Về mặt kinh tế xã hội, trong quá khứ, thời nhà nước ta còn thực hiện
chính sách bao cấp thì không có hiện tượng sinh viên ra trường thất
nghiệp. Phần lớn là vì ngày đó sinh viên còn ít, số lượng các trường đại
học không nhiều nhưng chủ yếu là sinh viên sau khi tốt nghiệp thường
được nhà nước phân công tác. Hiện nay, Khi nhà nước có chính sách mở
cửa kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường thì vấn đề việc làm thật sự
trở nên cấp bách bởi sau khi tốt nghiệp đa số các sinh viên phải tự tìm
công việc cho mình
+Điều kiện sống và học tập cũng tốt hơn khiến càng nhiều người được
học đại học và cao đẳng cùng với nhu cầu nhân lực am hiểu về pháp luật
ngày càng cao khi mà mọi ngành nghề đều hoạt động dưới khuôn khổ
pháp luật khiến việc cạnh tranh trong vấn đề tìm việc ngày càng cao.
+Dân số VN vơi tỉ lệ gia tăng nhanh cùng cơ cấu dân số trẻ gây áp lực
lên việc lao động kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình càng dẫn đến
tình trạng sinh viên ra trường khó kiếm việc hay làm việc trái ngành.
 Giải pháp đề ra:
- Mở rộng thêm nhiềuu vị trí làm việc nhiều ngành nghề cho Nhà
nước cũng như tư nhân cho bậc cử nhân ngành Luật
- Tổ chức thêm nhiều sự kiện nâng cao nhận thức của người dân
về tầm quan trọng của pháp luật, từ đó nhu cầu tìm hiểuu và cần
được tư vấn cũng như sử dụng pháp luật của người dân tăng lên
dẫn đến nhiều cơ hội việc làm cho cử nhân ngành luật.

-Về phía chất lượng giáo dục của nhà trường, hiện tại số lượng giờ giảng
dạy trên lớp của các môn học đã giảm đi một nửa dẫn đến các hiện
tượng dạy của giảng viên giống như chạy đua với thời gian, việc áp dụng
những lí thuyết vào thực tiễn bị thiếu thời gian để giảng viên có thể
truyền đạt tới học sinh cũng như số lượng sinh viên được xếp trong một
lớp quá đông khiến việc theo dõi quá trình học tập sinh viên khó khăn
hơn nhiều. Hơn nữa, dù có rất nhiều câu lạc bộ nhưng trường chưa có
nhiều lớp giảng dạy thêm về các kĩ năng mềm cần thiết.
=> Giải pháp đề ra:
+Nâng cao chất lượng để làm sao khi tốt nghiệp sinh viên có
khả năng đáp ưng những nhu cầu ngày một cao của công việc
+ Ngành đào tạo cũng có mối liên hệ với thị trường lao động để
luôn cập nhập được xu hướng của nhu cầu để đào tạo cho phù
hợp cả về chất lượng cũng như số lượng -> cần sự phối hợp
giữa nhà nước và bộ giáo dục cùng các bộ ngành khác.
Về phia sinh viên, một số bộ phận sinh viên có trình độ chuyên
môn, năng lực chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu cảu thực
tiễn của các nhà tuyển dụng. Trong quá trình học tập trong
trường vẫn còn chưa chuyên tâm để có thể ra trường với GPA
tốt hơn trong khả năng của mình. Một số sinh viên tốt nghiệp ra
trường muốn trụ lại ở thành phố để làm việc và đôi khi họ chấp
nhận làm không đúng ngành được đào tạo hoặc làm công việc
phổ thông miễn sao có thu nhập
 Giải pháp đề ra:
+Lựa chọn phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp với bản thân, tập
trung chuyên sâu vào ngành nghề mình đang theo học, cụ thể là luật học.
+ Bên cạnh đó sinh viên cần trau dồi them các kĩ năng cần thiết cho
công việc và phù hợp với sự phát triển của xã hội như kĩ năng tin học,
tiếng anh, giao tiếp, ứng dụng công nghệ khoa học kĩ thuật,…

You might also like