You are on page 1of 3

Giải pháp tình trạng thất nghiệp của sinh

viên hiện nay


1. Về phía sinh viên:
- Học sinh, sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình trong tương
lai. Học sinh, sinh viên cần lựa chọn những ngành nghề phù hợp với bản thân và
khả năng của mình.
+ Cần chọn nghề theo năng lực của bản thân: Yếu tố đầu tiên để chọn lựa nghề
nghiệp chọn trường đó chính là căn cứ vào năng lực bản thân, kết quả học tập và
nhất là việc dựa vào những môn xét tuyển, thi tuyển sinh đầu vào theo ngành mà
học sinh định học.

+Chọn nghề theo sở thích bản thân: Thông qua những sở thích của bản thân và
được các cơ sở đào tạo tư vấn tuyển sinh hỗ trợ giải đáp những thắc mắc sẽ giúp
học sinh hiểu được bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, trường nào để
chọn cho phù hợp.

       +Chọn nghề theo nhu cầu thị trường lao động: học sinh có thể tìm hiểu về xu
hướng chọn nghề nghiệp trong từng giai đoạn để có sự phân tích chính xác hơn về
nhu cầu thị trường lao động xác định được ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu
cầu xã hội, đi học vì yêu thích nghề đã chọn.

- Sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Sự nghiêm khắc trong quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên tự rèn luyện
tính cách, kỹ năng đồng thời đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, sẽ giúp ích rất
nhiều cho công việc chuyên môn ngay sau khi ra trường.
- Trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Nâng cao
chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa sinh
viên và nhà trường. Việc học đi đôi với thực hành, học đến đâu có thể thực hành
đến đó để việc giảng dạy không còn mang ý nghĩa trừu tượng mà còn mang tính
ứng dụng thiết thực. Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong quá trình đi kiến tập,
thực tập. Nếu sinh viên coi hoạt động kiến tập, thực tập cho hết môn thì sẽ không
khác gì chỉ chạy theo lý thuyết mà không có thực tế.
- Sau khi ra trường sinh viên cần phải dựa vào thành tích học tập, khả năng của bản
thân để ứng tuyển vào các công ty phù hợp. Tránh tình trạng sinh viên vì quá mong
muốn vào các công ty lớn mà bỏ qua các cơ hội khác phù hợp với năng lực hơn.

2. Về phía Nhà nước:


- Đưa ra những phương thức tuyển sinh hợp lí vào các trường đại học cao đẳng,
tránh tình trạng phổ cập đại học, điểm đầu vào các trường đại học quá cao không
có sự phân hóa như hiện nay… khiến cho các trường đại học chưa thực sự đánh giá
được chất lượng học sinh đầu vào.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người học về cách lựa chọn nghề nghiệp,
trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao động, nâng
cao nhận thức đối với nhà trường và sinh viên về đào tạo tự tích lũy toàn diện trình
độ chuyên môn, ngoại ngữ và kĩ năng mềm để tăng cơ hội tìm việc làm sau khi tốt
nghiệp. Đồng thời nâng cao nhận thức của học sinh sinh viên để nuôi dưỡng ý chí
và hoài bảo tự thân lập nghiệp, nâng cao nhận thức của khối doanh nghiệp về sự
cần thiết hợp tác và hỗ trợ các cơ sở đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận nghề nghiệp ngay
từ cấp THCS, THPT để góp phần hình thành nguồn nhân lực theo quy mô, cơ cấu
nghề nghiệp, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu cơ cấu nhân lực cần sử dụng của thị
trường lao động, như cách Đại học FPT đã thực hiện: hỗ trợ cho các bạn học sinh
có nguyện vọng vào học các trường cấp 3 dân lập học tại hệ THPT trường Đại học
FPT, từ đó có thể đào tạo một số lượng các em học sinh là mầm non mới cho các
cơ sở làm việc của hệ thống FPT sau này.
- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục, doanh
nghiệp tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên, cung cấp thông tin thị trường lao động
để sinh viên có lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực của mình. Ví dụ
như công ty sản xuất linh kiện điện tử cho Foxconn đã kết hợp cùng trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội, nhận một lượng lớn sinh viên năm 4 có nhu cầu làm việc
tại 2 cơ sở tại Bắc Ninh và Bắc Giang để có thể phát triển bản thân và làm nền
móng cho tương lai.
- Quy hoạch mạng lưới các trường đại học theo tiêu chuẩn chất lượng để hệ thống
hoạt động hiệu quả. Đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại mạng lưới các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp cao đẳng lên đại học,
cần tránh việc thành lập các trường đại học, cao đẳng sư phạm quá nhiều như hiện
nay.
- Đẩy mạnh quốc tế hóa trong giáo dục đại học. Triển khai các hiệp định thỏa
thuận song phương, liên kết đạo tạo nước ngoài, cấp song bằng đại học đối với
trường liên kết. Điều này giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những tài liệu
của các nước đã đi đầu trong lĩnh vực mà sinh viên đã lựa chọn cho bản thân

Nguồn:
https://quochoi.vn/hoatdongdbqh/pages/tin-hoat-dong-dai-bieu.aspx?
ItemID=44445

You might also like