You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---------o0o---------

BÁO CÁO THU HOẠCH


TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN – HSSV
Năm học 2022-2023

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Minh Thảo Mã lớp: 606

Mã số sinh viên: 2013316790 Số trang bài làm: 8

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022


2

Câu 1 (3 điểm): Trong các chuyên ngành/ chương trình đào tạo tại Cơ sở II, sinh viên
sẽ có mấy đợt thực tập? Đó là những đợt nào, tổ chức vào thời gian nào? Dự kiến, sinh
viên có thể học tập, rèn luyện gì sau các đợt thực tập đó? Anh/chị sẽ chuẩn bị gì để các
đợt thực tập đó đạt kết quả tốt và giúp ích cho anh/chị trong quá trình tiếp cận thị
trường lao động và phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp?
Câu 2 (3 điểm): Anh/chị có những trải nghiệm thực tế gì về nghiên cứu khoa học?
Theo Anh/chị, việc tham gia nghiên cứu khoa học sẽ giúp ích cho việc thực hiện học
phần tốt nghiệp như thế nào? Anh/chị có đề xuất gì với Nhà trường để công tác hỗ trợ
sinh viên nghiên cứu khoa học ngày càng hiệu quả?
Câu 3 (4 điểm): Anh/chị sẽ làm gì giúp để chủ động rèn luyện, tích lũy các kiến thức,
kỹ năng và thái độ cần thiết (ASK: Attitude- Skills-Knowledge) để nhanh chóng tiếp
cận thực tiễn hoạt động của chuyên ngành đào tạo mà anh/chị đang theo học? Quá trình
chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 đã và có thể tạo ra những thay đổi gì trong
lĩnh vực chuyên ngành của anh/chị? Anh/chị đã và đang chuẩn bị như thế nào để đảm
bảo thích ứng thành công trong môi trường tác nghiệp đang có nhiều thay đổi nhanh
chóng đó.
PHẦN BÀI LÀM
Câu 1:
* Mỗi năm nhà trường xét điều kiện viết Khóa luận tốt nghiệp và Thực tập tốt
nghiệp: 02 đợt
Đợt 1: ở học kỳ 1 (đầu tháng 09 hàng năm). Đây là đợt xét điều kiện viết Khóa
luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp sớm cho những sinh viên học vượt đã học xong
tất cả các học phần trong chương trình đào tạo (trừ học phần tốt nghiệp) và không còn
đăng ký học lại, học cải thiện bất cứ học phần nào.
Đợt 2: ở học kỳ 2 (đầu tháng 01 hàng năm). Đây là đợt xét điều kiện viết Khóa
luận tốt nghiệp và Thực tập tốt nghiệp đúng hạn đối với các khóa đào tạo.
Ghi chú: Sinh viên chưa tốt nghiệp cùng khóa học, muốn được xét điều kiện
Thực tập tốt nghiệp cùng với khóa sau phải làm đơn nộp cho GVCN trước khi nhà
trường tổ chức họp xét.
* Sau các đợt thực tập đó, sinh viên có thể học tập, rèn luyện được:
Bài học về sự tự tin và chủ động: Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài
học đầu tiên mà hầu hết các sinh viên khi đi thực tập học hỏi được. Chủ động làm quen
với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng
làm việc với mọi người… tất cả đều giúp cho sinh viên hòa nhập được nhanh hơn trong
3

môi trường mới.


Nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm, đó là điều bất kể sinh viên
nào cũng mong muốn có được để thêm tự tin khi ra trường và bắt đầu với những công
việc đầu tiên của mình. Đây là những kỹ năng tinh tế quan trọng, có thể dễ dàng phân
biệt. Đơn giản đó chỉ cần là cách mà bạn giao tiếp, cách mà bạn lắng nghe, cách bạn di
chuyển xung quanh và thể hiện bản thân. Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử,
thuyết trình hay làm việc nhóm trong khi thực tập công sở, sinh viên sẽ dần dần trau dồi
và rèn luyện, hoàn thiện kỹ năng mềm bản thân.
Trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế:
+ Thời gian thực tập chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng những kiến
thức trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn. Một môi trường công sở sẽ rất
khác khi ngồi trên ghế giảng đường thu nhận kiến thức. Dù ở vị trí là thực tập sinh,
song sinh viên trường đại học Ngoại Thương sẽ phải hoàn thành công việc được giao
phù hợp với năng lực và yêu cầu hoàn thành như một nhân viên.
+ Những bài học nằm ngoài giáo trình, nằm ngoài những gì bạn từng suy nghĩ sẽ
dạy bạn, giúp bạn trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề.
Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức
đã học vào công việc…sinh viên sẽ nhanh chóng nhìn thấy những lỗ hổng của bản thân
để có thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có kinh
nghiệm tại nơi thực tập, sinh viên sẽ có được những bài học để tránh được những sai sót
trong quá trình đi làm thực tế sau này.
* Để các đợt thực tập đó đạt kết quả tốt và giúp ích trong quá trình tiếp cận thị
trường lao động và phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, sinh viên cần chuẩn
bị:
Bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức được rằng mỗi kỳ thực tập rất quan trọng
đối với tương lai của mình. Vì thế, sinh viên cần phải cố gắng hết sức để bắt kịp công
việc, không phải chỉ để đối phó lấy một bản nhận xét tốt. Và để có thể làm việc tốt, sinh
viên cần có kiến thức vững vàng. Điều này cần phải được trau dồi trong suốt quá trình
học tập của sinh viên trước đó.
Sinh viên cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm đơn vị cũng như vị trí thực tập
phù hợp với chuyên ngành học. Việc tìm kiếm này không phải cứ đợi đến sát thời kỳ
thực tập mới tiến hành tìm hiểu mà nên lưu tâm từ trước đó một thời gian đủ dài.
Lập danh sách các chương trinh tuyển dụng thực tập (thông tin về công ty,
chương trình tuyển dụng,..)
4

Chuẩn bị hồ sơ nghề nghiệp ứng tuyển vào vị trứ thực tập (chuẩn bị CV, chuẩn
bị thư ngỏ ứng tuyển,…)
Nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng phù hợp với vị trí thực tập (kiểm tra
lại hồ sơ, đọc lại thư ngỏ xem có lỗi chính tả hay không, thường xuyên check mail,…)
Tham dự buổi workshop phỏng vấn giả để rèn luyện.
Mỗi sinh viên nên luôn có ý thức chấp hành tốt nội quy đơn vị đi thực tập, cũng
như những quy định của giáo viên hướng dẫn, luôn có tinh thần học hỏi và cầu tiến.
Đối với nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, khuyến khích sinh viên nên tự
tìm tòi, phân tích, đặc biệt là những chủ đề mới lạ trong doanh nghiệp. Sinh viên không
nên lệ thuộc quá nhiều vào những bài báo cáo có sẵn tại đơn vị thực tập rồi đem “xào
nấu”, copy lại và nộp cho giáo viên hướng dẫn.
Lên kế hoạch làm việc chi tiết cho toàn bộ chương trình thực tập
Tham khảo ý kiến của người hướng dẫn và giáo viên hướng dẫn ở trường về kế
hoạch của bạn và nghiêm túc tuân theo để bảo đảm đúng tiến độ công việc.
Báo cáo định kỳ với người hướng dẫn thực tập và giáo viên hướng dẫn ở trường
Tham khảo ý kiến, giải pháp tư vấn của người hướng dẫn, các anh chị làm việc
cùng nhóm cho các vấn đề gặp phải, nhưng lưu ý là trước hết bạn phải chủ động tìm
hiểu để có được ý kiến, giải pháp riêng cho mình, cho dù giải pháp đó chưa hẳn là tốt
nhất.
Hòa nhập vào bộ phận, dự án, phòng ban nơi bạn thực tập
Sinh viên cần tạo mối quan hệ tốt với các anh chị làm việc nơi thực tập, bởi họ
sẽ giúp hướng dẫn làm việc, hướng dẫn cách giao tiếp, cung cấp số liệu, góp ý kiến cho
kết quả thực tập, báo cáo thực tập của bạn.
Chủ động tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động thể thao, v.v, của công ty nếu
được phép.
Câu 2:
* Những trải nghiệm thực tế về nghiên cứu khoa học:
Thật may mắn vì bản thân em mặc dù mới là sinh viên năm 3 nhưng em đã được
tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học quy mô cấp trường đến toàn quốc như Cuộc
thi nghiên cứu khoa học, Olympic Kinh tế lượng,… Dưới sự hướng dẫn tận tình của
thầy cô và sự quyết tâm học hỏi của nhóm thì chúng em cũng gặt hái được một chút
thành công nhỏ, chúng em đã đạt được giải Nhì cuộc thi Olypic Kinh tế lượng lần thứ
VII và giải Khuyến Khích cuộc thi Nghiên cứu khoa học của trường Đại học Ngoại
Thương.
5

Ngoài ra, thông qua các bài tiểu luận, báo cáo giữa kỳ ở đa dạng các bộ môn từ
đại cương đến chuyên ngành. Từ năm nhất, vừa mới vào nhà trường, chúng em đã được
các thầy cô bộ môn hướng dẫn làm nghiên cứu khoa học cũng như các bài luận để hiểu
và nắm bắt rõ hơn về nghiên cứu khoa học.
* Việc tham gia nghiên cứu khoa học có thể giúp học viên sẽ hỗ trợ cho việc học tập
cũng như thực hiện học phần tốt nghiệp thông qua những điểm sau:
Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên bổ sung những kiến thức chưa được học
trong các môn học chính khóa, bổ sung những kiến thức về đời sống xã hội, làm giàu
thêm vốn sống của bản thân. Trong quá đi khảo sát hay thực tế có thể vận dụng những
kỹ năng ít khi dùng đến, qua đó hiểu sâu hơn hơn về những điều còn bỏ ngỏ ở giảng
đường hay những bài học trong sách.
Giúp sinh viên đào sâu hơn những kiến thức được học. Nghiên cứu khoa học sẽ
phát huy khả năng phân tích, đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều mới để giải
quyết những vấn đề đang quan tâm, thắc mắc… từ một vấn đề sẽ mở rộng ra nhiều vấn
đề làm phong phú kiến thức cũng như vốn sống chúng ta.
Giúp sinh viên có kinh nghiệm viết báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp sau này.
Những kinh nghiệm này thực sự bổ ích cho sinh viên năm cuối và khi rời ghế nhà
trường đi làm. Cao hơn là những luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ…
NCKH giúp sinh viên rèn khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ
hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm nào đó, rèn kỹ năng phân tích,
tổng hợp kiến thức, khả năng tư duy logic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau.
* Những đề xuất với Nhà trường để công tác hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học
ngày càng hiệu quả
Hiện nay em thấy công tác hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học của nhà trường
khá hiệu quả, các thầy cô, ban quản lý đã có những chương trình, công tác hỗ trợ sinh
viên kịp thời, mang lại giá trị cao, thầy cô hỗ trợ sinh viên nhiệt tình, cung cấp cho sinh
viên những kiến thức và sự hỗ trợ đầy đủ, tính chuyên môn cao. Bên cạnh đó, nhà
trường đã tổ chức nhiều cuộc thi, hội thảo giúp sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa
học. Nhìn chung, các công tác về phía Nhà trường liên quan đến việc hỗ trợ và khuyến
khích sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu tương đối hiệu quả và triệt để. Vì vậy,
em chỉ đề xuất với Nhà trường một số ý nhỏ như sau:
+ Duy trì các công tác liên quan đến việc hỗ trợ và khuyến khích sinh
viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
6

+ Có những chính sách hỗ trợ sinh viên về vật chất (phòng ốc, trang thiết
bị, tài liệu,...) và tinh thần (đốc thúc, khuyến khích,...). Từ đó, tạo động lực cho
sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học.
+ Các đề tài cần tăng tính thực tiễn, thích ứng, linh hoạt với sự biến chuyển
không ngừng của thời đại.
Câu 3:
* Để có thể chủ động rèn luyện, tích lũy các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết
để nhanh chóng tiếp cận thực tiễn hoạt động của chuyên ngành đào tạo, sinh viên
cần phải:
Kiến thức:
+ Chuẩn bị kiến thức chuyên môn nền tảng là cái cơ bản nhất không thể thiếu
(đặc biệt là kiến thức về chuyên ngành tài chính quốc tế) chuẩn bị đầy đủ tài liệu, giáo
trình phù hợp trong quá trình học.
+ Tất nhiên là chúng ta không thể nhớ hết tất cả kiến thức trong một buổi học
nên cần phải xem đi, xem lại khi về nhà là điều rất cần thiết.Sử dụng Sơ đồ tư duy là
một trong những giải pháp hiệu quả để nắm kiến thức một cách rõ ràng, dễ hiểu.
+ Không những phải nắm chắc, nắm vững kiến thức pháp lý, sinh viên cần phải
trau dồi khả năng tư duy logic, tư duy khoa học mới có thể giải quyết vấn đề một cách
hợp lý nhất.
+ Tự tạo môi trường cạnh tranh: Đừng nghĩ mình vào trường chỉ để tốt nghiệp
với một tấm bằng, chỉ cần không quá thua kém người khác là chấp nhận được, hãy đặt
cho mình những mục tiêu cao và nỗ lực vì những mục tiêu đó để tạo ra lợi thế cạnh
tranh của mình .
Kỹ năng: Kỹ năng là những phương cách giúp bạn thực hiện được công việc một
cách dễ dàng hơn. Vì thế, trong quá trình học các bạn phải rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp bằng cách:
+ Tham gia vào các hoạt động thực tế tại khoa, trường; Nên tìm các công
việc liên quan đến chuyên môn ngành học để làm thêm, có thể là có lương hoặc
không lương nhưng có thể tích lũy cho bạn nhiều kinh nghiệm quý báu.
+ Tham gia các hoạt động xã hội của Khoa, Trường, các câu lạc bộ.
+ Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: hỏi những điều muốn hỏi, mạnh dạn đưa
ra ý kiến trong các vấn đề, lựa chọn từ ngữ, thái độ, cử chỉ đúng mực.
+ Nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành tài chính bằng cách thường
xuyên đọc báo liên quan đến lĩnh vực tài chính,...
7

Thái độ: Thái độ làm việc là yếu tố quan trọng hơn cả. “Tiên học lễ, hậu học
văn’’. Thái độ quan trọng hơn trình độ.Vì kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc bạn
đều có thể trau dồi thêm trong quá trình làm việc của mình.
Ba yếu tố trên là vô cùng quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên
chuyên ngành tài chính nói riêng. Bạn chỉ thành công khi hội đủ ba yếu tố: kiến thức
tốt, kỹ năng tốt, thái độ tích cực.
* Chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và có thể tạo ra những thay đổi
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng:
Tài chính – Ngân hàng từ trước đến nay luôn giữ vai trò là một ngành trọng yếu ở
mọi phương diện, mọi lĩnh vực. Cơ hội nghề nghiệp ở phân khúc ngành này luôn luôn
rộng mở cho các bạn sinh viên có niềm đam mê và yêu thích đối với Tài chính. Song,
chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra một sự thay đổi không hề nhỏ.
Mọi thủ tục, giấy tờ, chứng từ,... khi tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tài chính cho
khách hàng đang dần được lược bỏ và chuyển sang nền tảng số. Điển hình có thể thấy
việc định danh khách hàng ở các ngân hàng (KYC – Know your customer) đã có thể
tiến hành đơn giản thông qua ứng dụng, trang web của các ngân hàng, hay nói cách khác
là định danh khách hàng điện tử (eKYC – electronic Know your customer). Nhờ sự
chuyển đổi này, khách hàng và tổ chức tài chính có thể hạn chế tiếp xúc và đơn giản hóa
công tác định danh trên thủ tục giấy tờ thuần túy. Không chỉ vậy, sự chuyển đổi này
được thấy rõ rệt ở phân khúc ngành Phân tích và đầu tư chứng khoán. Thay vì phải đến
trực tiếp tại Sở giao dịch Chứng khoán, khách hàng hiện tại có thể ngồi tại nhà và sử
dụng các nền tảng ứng dụng để đặt lệnh mua và bán với tốc độ nhanh chóng, chính xác
và kịp thời. Với sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, xu hướng “ngân hàng không
giấy” sẽ trở nên phổ biến và từng bước làm giảm dần vai trò của các chi nhánh. Việc
cạnh tranh thông qua mở rộng mạng lưới các chi nhánh ngân hàng sẽ dần chấm dứt, do
chi phí hoạt động cao, thay vào đó là công nghệ ngân hàng hiện đại.
Đặc biệt, thị trường tài chính - tiền tệ sẽ có những thay đổi khó lường với sự xuất
hiện của các loại tiền ảo như: Bitcoin, Libra, Etherum… Đối với cơ quan quản lý, nhờ
CMCN 4.0 mà hệ thống công nghệ thông tin được ứng dụng sâu rộng vào hầu hết các
hoạt động nghiệp vụ tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong quản lý điều
hành ngân sách nhà nước;
Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra những thách thức về bảo mật, do đó an ninh
mạng trở nên vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, thị trường lao động trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng cũng sẽ có sự thay đổi, do việc ứng dụng những thành tựu của CMCN
8

4.0 có thể khiến số lượng nhân viên của các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chứng
khoán sụt giảm một cách đáng kể
Tất cả những sự thay đổi ấy tạo nên một bước chuyển mình cho lĩnh vực Tài
chính – Ngân hàng. Tuy nhiên vô hình chung sẽ tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các bạn
sinh viên có niềm đam mê với Tài chính – Ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức tài
chính sẽ đòi hỏi ở các ứng viên về những kỹ năng mềm khác. Chính vì thế, sinh viên
cần xem đây là một cơ hội, tận dụng hiệu quả quỹ thời gian để phát triển bản thân và
thăng tiến trong lĩnh vực này.
* Sinh viên đã và đang chuẩn bị như thế nào để đảm bảo thích ứng thành công
trong môi trường tác nghiệp đang có nhiều thay đổi nhanh chóng đó:
Sinh viên cần xác định bản thân thích gì, sẽ theo chuyên ngành nào ngay từ năm
2. Từ đó tìm hiểu những sự đổi mới để bản thân nắm bắt và phát triển.
Ngoài ra, sinh viên cần học tập nghiêm túc các học phần được giảng dạy theo
ngành, chủ động tự học để phát triển kiến thức, bảo đảm có kiến thức nền vững trước
khi bước vào thị trường lao động.
Quản lý thời gian hiệu quả, rèn luyện sức khỏe tốt.
Luôn trong tâm thế chủ động, tự tin, sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Rèn luyện các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nghiên
cứu độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ
thông tin,…

You might also like