You are on page 1of 6

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC


...................................................

BÀI TIỂU LUẬN


LỚP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
MÔ ĐUN 2 – THỰC HIỆN DẠY HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Kiều Anh Pháp


TS. Lê Thị Linh Giang
Họ và tên học viên:
Ngày sinh :
Lớp: BD NVSP CAO ĐẲNG
Khoá: NVSP T12.2023

Hà Nội, tháng 12/2023


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

PHƯƠNG PHÁP I : Phương pháp dạy học nhóm


* Khái quát :
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp
tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các
nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc
của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính
trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.
* Quy trình thực hiện
Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:
a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Giới thiệu chủ đề
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
- Thành lập nhóm
b. Làm việc nhóm
- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc
- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá
- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
* Một số lưu ý
. Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không
nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ
4- 6 HS.
. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một
nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một
chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
. Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
- Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
- Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
- HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
- Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
- Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
- Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?

 ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY THEO NHÓM

Giúp quá trình giảng dạy hiệu quả hơn


có thể nói, phương pháp làm việc nhóm là một phương pháp dạy học theo hướng
tích cực, rất phù hợp với các em học sinh. Thay vì giáo viên là người trực tiếp
giảng dạy toàn bộ bài học, mà thay vào đó việc chia nhỏ cho mỗi nhóm học sinh
một vấn đề trong bài học để tìm hiểu sẽ giảm áp lực và thời gian giảng dạy cho
giáo viên. Đặc biệt, dạy học theo nhóm giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả
hơn bằng cách giáo viên gợi ý cho mỗi nhóm tự tìm hiểu, thảo luận vấn đề giúp
các em hiểu rõ hơn vào ý chính của bài. Cuối cùng, giáo viên sẽ lắng nghe, nhận
xét và bổ sung những ý còn thiếu để hoàn thành bài học

 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình


Là phần không thể thiếu trong phương pháp dạy học theo nhóm giúp học sinh
tăng khả năng thuyết trình giữa đám đông. Từng thành viên sẽ được đứng trước
lớp và trình bày về phần mà mình tìm hiểu, điều này giúp các em mạnh dạn hơn
và có nhiều kinh nghiệm hơn khi giải thích một vấn đề trước đám đông.

 Nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh


Thông qua việc thảo luận trong nhóm sẽ tạo cơ hội cho các em đưa ra ý kiến
riêng của mình từ đó mỗi em sẽ quen dần với sự phân công hợp tác trong một
tập thể. Các em sẽ rèn luyện được khả năng biện luận khi xảy ra trường hợp
nhiều ý kiến trái chiều để nêu bật được ý kiến cá nhân của riêng mình.

 Giúp học sinh chủ động học tập


Thông thường thì khi tổ chức học nhóm, mỗi thành viên có thể sẽ được giao
nhiệm vụ khác nhau. Cho nên tất cả các bạn đều phải chủ động tìm câu trả lời để
nâng cao kết quả làm việc nhóm. Ngoài những ý kiến riêng của bản thân, các em
còn học tập được nhiều ý tưởng từ các bạn khác trong nhóm, từ đó đúc kết kiến
thức và ghi nhớ lâu hơn.

 NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY THEO NHÓM

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng có những nhược điều đó là :
 Có thể gây ồn ào và khó kiểm soát
 Trong một nhóm sẽ có những học sinh tích cực và tồn tại một vài học sinh
có tâm lý ỷ lại vào các bạn, gây khó khăn trong việc đánh giá năng lực
học sinh.
 Đôi lúc học sinh chỉ chú ý vào phần vấn đề bài học của nhóm mình mà
quên đi những phần bài của nhóm khác khiến học sinh không tiếp thu đầy
đủ kiến thức của toàn bộ bài giảng.

PHƯƠNG PHÁP II : Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)


* Khái quát :
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực
hành.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế
hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm
việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể
giới thiệu được.
* Quy trình thực hiện
- Bước 1: Lập kế hoạch
+ Lựa chọn chủ đề
+ Xây dựng tiểu chủ đề
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
- Bước 2: Thực hiện dự án
+ Thu thập thông tin
+ Thực hiện điều tra
+ Thảo luận với các thành viên khác
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn
- Bước 3: Tổng hợp kết quả
+ Tổng hợp các kết quả
+ Xây dựng sản phẩm
+ Trình bày kết quả
+ Phản ánh lại quá trình học tập
* Một số lưu ý
. Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với
thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng
lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.
. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và
khả năng của HS.
. HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và
hứng thú cá nhân.
. Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học
khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
. Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự
cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.
. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản
phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

 ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học sở hữu nhiều tính năng ưu việt
phù hợp với tình hình thực tế của cuộc sống hiện nay nên đang trở thành xu
hướng dạy và học rộng khắp. Những ưu điểm của phương pháp dạy học hợp
tác :
* Từng học sinh được làm việc, học tập cùng với các bạn khác nên sẽ học
được các kỹ năng hợp tác, cộng tác tốt với nhau trên nhiều phương diện.
* Từng học sinh có thể nêu lên quan điểm, ý tưởng riêng của mình đóng góp
vào công việc chung của cả nhóm cũng như có thể lắng nghe những quan điểm,
ý kiến riêng của từng bạn trong nhóm, trong lớp để tham khảo, để lựa chọn.
Đồng thời, mỗi em học sinh được bàn bạc, trao đổi các ý kiến khác nhau, có
thể là trái ngược, sau đó lựa chọn giải pháp, ý kiến tối ưu sao cho phục vụ tốt
nhất nhiệm vụ mà nhóm được giao hoàn thành. Như vậy, kiến thức mà học sinh
tiếp nhận được sẽ mang tính khách quan khoa học hơn, hạn chế bớt tính chủ
quan, phiến diện của bản thân, đồng thời có thể phát triển tư duy phê phán trong
mỗi học sinh.
* Các bạn học sinh có cơ hội chia sẻ những suy nghĩ, thắc mắc cũng như kiến
thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân một cách tự do, bình đẳng để cùng
nhau xây dựng nhận thức và học hỏi những ưu điểm, khắc phục những nhược
điểm từ những bạn khác tốt hơn. Khi kiến thức được học từ nhiều ý kiến khác
nhau sẽ giúp các em hiểu vấn đề sâu sắc hơn, ghi nhớ tốt và lâu bền hơn. Mỗi
em sẽ được học hỏi, giao lưu tương tác giữa các thành viên khác cũng như tham
gia trao đổi, thảo luận và trình bày vấn đề được nêu ra. Từ đó, mỗi học sinh
tham gia sẽ hào hứng đóng góp ý kiến của bản thân vào sự thành công chung
của cả lớp.
* Do tất cả các học sinh tham gia đều có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình một
cách cởi mở tạo cơ hội tốt cho những học sinh nhút nhát, ít nói trở nên bạo dạn
hơn, học hỏi được kỹ năng giao tiếp với các bạn, học được cách trình bày ý kiến
từ các bạn khác nên sẽ giúp những học sinh này hòa nhập với nhóm, có hứng thú
trong học tập và sinh hoạt nhóm trên lớp cũng như tự tin vào bản thân hơn.
* Dạy học hợp tác giúp các học sinh nâng cao hơn kiến thức, sự hiểu biết và
kinh nghiệm xã hội cho mình từ nhiều ý kiến đóng góp khác nhau của các thành
viên khác. Các em cũng rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác với
những bạn khác để cùng nhau phát triển.

 NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

* Vì dạy học theo nhóm nhiều học sinh nên có những em vì nhút nhát hay lý
do nào khác không muốn tham gia vào hoạt động chung của nhóm. Do đó, vai
trò của giáo viên phân công rất quan trọng vì nếu phân công không hợp lý có thể
khiến một vài học sinh khá, nhanh nhẹn được tham gia còn đa số các học sinh
khác không được hoạt động hay tương tác, bày tỏ ý kiến của mình rất thiệt thòi
cho các em.
* Ý kiến đóng góp của mỗi học sinh trong nhóm có thể có sự trái ngược, phân
tán thậm chí là gay gắt với nhau. Đặc biệt trong thảo luận về các môn khoa học
xã hội, mỗi người một ý kiến thường hay gặp phải.
* Thời gian học tập có thể phải kéo dài hơn
* Gây bất tiện nếu lớp đông học sinh hoặc khó di chuyển bàn ghế, không gian
lớp học hạn chế sẽ khó tổ chức hoạt động nhóm. Bởi khi các em tranh luận, lớp
học rất ồn ào, ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh.

You might also like