You are on page 1of 73

Dạy học lấy học sinh

làm trung tâm


KL: Giới thiệu làm quen là một việc làm
cần thiết đối với mỗi khóa tập huấn qua đó
tạo không khí cởi mở thân thiện
XÂY DỰNG NỘI QUI LỚP HỌC

Để lớp tập huấn đạt kết quả tốt thì học viên,
giảng viên nên làm gì? Không nên làm gì?
Chia nhóm: Theo biểu tượng
Nhóm 1: Dạy học lấy HS làm trung tâm là gì?
Nhóm 2: Những đặc trưng của dạy học
lấy HS làm TT
Nhóm 3,4: Trình bày 1 số kĩ năng cơ bản có thể
sử dụng trong dạy học lấy HS làm trung tâm
Nhóm 5: Vai trò của GV trong một bài học
sử dụng phương pháp HS-TT

Nhóm 6: Vai trò của HS trong 1


40
bài học sử dụng phương pháp HS - TT
Nhóm 1:
Dạy học lấy HS làm trung tâm là gì?
-HS có thể hỏi GV để được giải thích
những điểm còn mơ hồ hoặc làm sáng
tỏ những điểm khó mà các em có thể
gặp phải khi học.

-GV cần những thông tin phản hồi


.
từ HS về những gì các em hiểu hoặc
chưa hiểu
- Các nghiên cứu gần đây cho
thấy trẻ em học hiệu quả nhất
khi các em được tích cực tham
gia vào quá trình học tập. Dạy
học đã chuyển từ giảng giải, ghi
nhớ sang việc tổ chức của GV
và hoạt động học tập của HS.
- Dạy học lấy HS làm trung tâm
đặt người học vào trung tâm của
quá trình dạy học, tạo cơ hội tới
mức tối đa để HS tham gia tích
cực vào quá trình dạy học thông
qua các hoạt động:
•Trải nghiệm: Học qua thực tế, học từ kinh
nghiệm, thông qua việc làm và thông qua
khám phá.
*Giao tiếp: Chia sẻ những điều đã học và
cách học với người khác.
* Tương tác: Chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè
và học hỏi từ bạn bè cũng như người lớn.
* Rút kinh nghiệm: Suy nghĩ về những kinh
nghiệm học tập của mình, vận dụng những
điều đã lĩnh hội để áp dụng vào tình huống
khác.
Trích dẫn: Học bằng kinh nghiệm, bằng cách
nhìn, lắng nghe, làm thử- thành công, thỉnh
thoảng phạm sai lầm và thất bại, và phải gắng
làm lại lần nữa. Chúng ta học bằng cách đối
diện với các vấn đề trong cuộc sống và giải
quyết các vấn đề đó. Trải nghiệm là người thầy
tốt nhất. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn nghĩ
cách tạo cho các em cơ hội trải nghiệm, càng
nhiều càng tốt, tại trường học bằng cách cho
phép các em học qua LÀM
Năm 450 trước công nguyên,
Khổng tử đã nói về việc học như sau:
Tôi nghe và tôi quên; tôi nhìn và tôi nhớ; tôi làm và tôi hiểu.
Nhóm 2: Những đặc trưng của dạy học
lấy HS làm trung tâm.
GV Khuyến khích
và hỗ trợ HS HS tự trình bày HS hoạt động
hoạt động sản phẩm là chủ yếu

HS có cơ hội
giao tiếp và trao đổi HS trao đổi giúp
Dạy học lấy
với bạn bè và GV đỡ lẫn nhau
HS làm
trung tâm
HS đánh giá GV quan tâm
sản phẩm nhiều đến tất cả
của nhau
HS

HS có cơ hội HS trực tiếp sử dụng


HS phát huy
học từ những gì đồ dùng dạy học tính chủ động
các em làm tích cực
Giáo viên Học sinh
•Là người cố vấn, tổ chức •Phát huy được tính tích cực,
hoạt động, giúp đỡ và hỗ trợ chủ động, sáng tạo trong
HS học tập. hoạt động học tập.
• Quan tâm đến tất cả HS. • Có cơ hội được trao đổi với
• Khuyến khích, gợi mở, giao GV, bạn học và được giúp đỡ
việc cho HS thực hiện các lẫn nhau.
hoạt động phù hợp với trình • Trình bày kết quả thảo luận
độ và nhu cầu học tập của trước bạn bè và thầy cô,
HS. được đánh giá bạn cùng học
• Sử dụng hợp lí và có hiệu và được đánh giá bản thân.
quả đồ dùng dạy học. • Được sử dụng đồ dùng dạy
• Động viên, khuyến khích học.
HS khi các em có tiến bộ. • Có các hoạt động để thực
hiện và học từ những gì các
em làm.
Dạy học lấy HS làm trung tâm là
thuật ngữ dùng để miêu tả cách dạy
của GV và cách học của HS nhằm
tạo cơ hội cho HS tự khám phá, tìm
tòi các khái niệm và các thông tin
mới với sợ hỗ trợ, khuyến khích và
hướng dẫn của GV ( mà không chỉ
dựa vào việc lắng nghe và ghi nhớ
những gì GV nói)
Trò chơi

Kỹ năng
Nhóm 3:
Một số kĩ năng cơ bản có thể
sử dụng trong dạy học
lấy học sinh làm trung tâm
Để áp dụng dạy học lấy HS làm trung tâm GV phải có
những hiểu biết về lí luận và có các kĩ năng hỗ trợ
cần thiết. GV cũng cần biết vận dụng những hiểu biết
và kĩ năng đó vào công việc dạy học . Các kỹ năng
dạy học rất đa dạng và có ở tất cả các phần trong
quá trình dạy học và được thể hiện trong hoạt động
dạy học thực tế của mỗi bài học. Trước hết phải kể
đến các kĩ năng nhằm truyền đạt thông tin – đó là kĩ
năng đặt câu hỏi, giải thích, hướng dẫn, minh họa,
thiết lập mối quan hệ với HS, khen ngợi HS, quản lý
lớp học và đánh giá kết quả học tập của HS. Với việc
dạy học lấy HS làm TT, cũng cần có những kỹ năng
dạy học khác, đặc biệt xoay quanh 2 yếu tố cơ bản
là sử dụng nhóm và tổ chức các hoạt động tích cực.
Để học sinh thực sự trở thành trung
tâm của quá trình dạy học , GV phải
luôn hướng vào người học, dựa vào nhu
cầu của người học trong suốt quá
trình dạy học. Quá trình này được biểu
thị qua 3 giai đoạn chính trong qui
trình dạy học. Kèm theo mỗi giai đoạn
sẽ có các kỹ năng cụ thể mà chúng ta
cần phải biết và thực hiện.
Sơ đồ biểu thị 3 giai đoạn chính trong 1 qui trình
dạy học

Thực hiện kế hoạch


Chuẩn bị kế hoạch bài học
( mục tiêu, các hoạt động bài học
dạy học, đồ dùng DH) ( dạy – học)

Đánh giá
Rút kinh nghiệm
Một số kĩ năng chính ở từng giai đoạn
của quá trình dạy học

a. Chuẩn bị kế hoạch bài học áp dụng dạy học HS – TT


- Xác định mục tiêu ( mục đích yêu cầu) của từng bài dạy.
- Viết mục tiêu dưới dạng cụ thể, đo được,
với ngôn từ phù hợp.
- Soạn cẩn thận nội dung của từng phần trong bài dạy
để đạt được mục tiêu đề ra.
- Lựa chọn nội dung trong từng hoạt động sao cho
HS lĩnh hội được 1 số kiến thức cơ bản để
tự mình khám phá kiến thức mới.
- Lựa chọn các hạt động dạy học để đáp ứng đúng
nhu cầu học tập của cá nhân hay của nhóm HS
-Chuẩn bị cách chia nhóm HS.
- Lên kế hoạch về việc phân bố thời gian
cho các hoạt động tương ứng.
- Tự làm hay thu thập các đồ dùng hỗ trợ
dạy học.
- Dự kiến các tình huống sư phạm.
b. Thực hiện kế hoạch bài học.

 Các kĩ năng giao tiếp và trình bày ( cái gì cần


trình bày, trình bày như thế nào và ở đâu,
cách sử dụng giọng nói như âm thanh to
nhỏ, nhanh chậm, lên xuống, cách diễn đạt,
lựa chọn cách sử dụng từ, cách diễn đạt
bằng nét mặt, cách di chuyển, tư thế đứng…
 Giải thích ( sử dụng đồ dùng dạy học, sử
dụng ngôn ngữ….)
 Hướng dẫn, minh họa.
 Tổ chức thảo luận.
 Đặt câu hỏi ( khuyến khích, hướng dẫn suy
nghĩ của trẻ)
 Giúp đỡ HS trong khi dạy học.
 Đánh giá kết quả học tập của HS( gồm cả kĩ
năng Q sát, nhận biết và đánh giá quá trình
học tập của HS cũng như chấm điểm bài
làm cho các em)
 Đặt ra mục tiêu học tập ( là một cách để
khuyến khích và thúc đẩy HS học tập)
 Sử dụng trò chơi ( gồm cả cách tổ chức trò
chơi một cách hiệu quả)
 Khuyến khích HS tự phản ánh quá trình
nhận thức của các em và cách các em diễn
đạt.
 Khen thưởng nhằm động viên khuyến
khích kịp thời sự cố gắng của HS.
 Quản lý lớp học ( gồm cả hành vi thể hiện
trong các hoạt động học tập)
 Tổ chức sắp xếp đồ dùng dạy
và học.
 Giải quyết vấn đề ( gồm cả việc
ứng xử với các tình huống sư
phạm nảy sinh trong quá trình
dạy học…)
c. Đánh giá rút kinh nghiệm.
 Xem xét các đánh giá, đánh giá lần cuối kết

quả học tập của HS từ bài học, nội dung bài


học và tự đánh giá bản thân GV ( điều gì đã
làm tốt, điều gì cần rút kinh nghiệm làm cho
tốt hơn và phải làm như thế nào?)
 Sử dụng thông tin đánh giá việc thiết kế bài
học và thực hành dạy học cho các bài tiếp
theo. ( gồm cả kĩ năng lưu trữ kết quả và tư
liệu)
d. Các kĩ năng khác.
 Có khả năng tạo được môi trường học
tập mà ở đó HS có mối quan hệ thân
thiện và tin tưởng để các em thấy mình
có giá trị.( VD: kĩ năng tổ chức sắp xếp
bàn ghế, chỗ ngồi, không gian lớp học
để các em có thể cùng học với nhau
cũng như dễ dàng theo dõi GV và cách
trang trí tạo môi trường học tập hấp
dẫn, vừa học tập vừa vui chơi.
 Xây dựng nội qui lớp học và thời gian
biểu cho HS để giúp các em thực hiện
đúng giờ và hiểu được cách cư xử đúng
mực, phù hợp trong lớp.
 Đảm bảo cơ hội công bằng để tất cả các
HS trong lớp có thể tiếp cận với các hoạt
động học tập và có sự hỗ trợ của GV và
các bạn.
 Phối hợp với các cán bộ khác, với phụ
huynh HS và cộng đồng để họ hỗ trợ
quá trình học tập của HS.
Nhóm 5: vai trò của GV
trong một bài học sử dụng
PP HS - TT
Vai trò của GV trong
các hoạt động dạy học lấy HS
Làm TT

 a. Hoạt động giới thiệu bài:


- Đặt câu hỏi và trả lời những câu
hỏi của HS.
- Kích thích sự tư duy và sự hứng
thú của HS ( với các vật thật,
tranh ảnh, hành động, chuyện
kể, câu hỏi)
-Tổ chức các trò chơi học tập.
-Tổ chức thảo luận.
- Giải thích nội dung chính và để HS tự
khám phá, khai thác các nội dung khác trong hoạt động
ở giai đoạn phát triển bài
-Sử dụng đồ dùng dạy học để giải thíchcác khái niệm,
nghĩa của từ.
-Lôi kéo sự tham gia của HS vào các phần giải thích,
hướng dẫn hay minh họa
- Phân HS theo nhóm
( phân vai, công việc khi cần)
-Đặt ra mục đích cho cả lớp, nhóm hay từng cá nhân HS
( tốc độ công việc, thời gian cho phép,
nội dung công việc)
b. Hoạt động phát triển bài:
- Nhờ HS phân phát các đồ dùng học tập cho các bạn
trong phần phát triển bài
- Nêu các hoạt động cho HS thực hiện để đạt được
mục đích, yêu cầu của bài học.
- Hỗ trợ HS thực hành bằng cách hướng dẫn, mở rộng
suy nghĩ và giúp các em giải quyết các vướng mắc ( đặt
thêm câu hỏi cho HS, giải thích, chứng minh, dùng
thêm đồ dùng dạy học hỗ trợ cho HS thông qua hướng
dẫn hay minh họa.
- Làm việc với các cá nhân hay với nhóm.
- Đánh giá mức độ hiểu và nhu cầu của từng HS, của
từng nhóm.
- Khuyến khích HS tự đánh giá kết quả công việc của
mình và tìm cách làm tốt hơn.
- Khen ngợi, khuyến khích HS hoạt động tốt.
 C. Hoạt động kết luận:
- Đặt các câu hỏi để đánh giá hay mở rộng
những hiểu biết chung của trẻ về nội dung của
bài học ( gồm cả câu hỏi đóng) và hướng dẫn
các em tự xem lại quá trình học của mình.
- Khen ngợi HS và bài làm của HS, đặc biệt
biểu dương những việc tốt để khuyến khích
các em.
- Yêu cầu HS trình bày và đơn giản hơn là nói
về công việc của mình.
- Nói với lớp về những khó khăn thường gặp
của bài học hay trò chơi và cách giải quyết
chính.
Nhóm 6: Vai trò của HS trong
1 bài học sử dụng PP
HS - TT
Vai trò của HS
Trong các hoạt động dạy học
lấy HS làm TT

a.Hoạt động giới thiệu bài:


- Tham gia vào trò chơi
- Hỏi và trả lời câu hỏi
- Tham gia vào các hoạt động giới thiệu,
hướng dẫn hay minh họa của GV
- Diễn xuất
- Nhìn và nghe, đọc một đoạn văn hay
mẩu thông tin, tiến hành 1 HĐ nhỏ do GV tổ chức.
b. Hoạt động phát triển bài:
-Tích cực tham gia vào 1 hoạt động,
thường do GV hướng dẫn.
- Làm việc theo cặp, nhóm hay cá nhân.
-Thảo luận và chia sẻ công việc
với các bạn khác hay với GV
- Hỏi và trả lời câu hỏi.
- Kiểm tra công việc, sửa lỗi sai
( Gồm cả việc tìm cách để làm tốt hơn)
C. Hoạt động kết bài.
- Trình bày về công việc được tiến hành.
( hoạt động trong phần phát triển bài)
- Đặt và trả lời câu hỏi cho thấy mức độ

hiểu của HS.


- Giải thích và trình bày công việc đã làm.

- Chia sẻ ý kiến.

- Tích cực tham gia vào một hoạt động


củng cố nội dung học của bài.
- Kiểm tra công việc của mình và sửa lỗi.
Xây dựng kế hoạch bài học
sử dụng cách tiếp cận
Lấy HS làm trung tâm
Các nhóm trình bày ý tưởng thiết kế 1 bài học cụ thể
a. Mục đích chính của hoạt động giới thiệu
bài.
Cung cấp cho HS các kiến thức cần thiết,
đủ để hỗ trợ cho HS tiếp tục tự học trong
phần phát triển bài. Phần này củng cố lại
những KT, KN đã được học và dẫn dắt HS
vào nội dung chính của bài học.
b. Mục đích chính của các hoạt động
phát triển bài.
Tạo cơ hội cho HS tiến hành các hoạt
động phát triển những kiến thức và kĩ
năng đã có hoặc lĩnh hội những KT và
KN mới. Phần này bắt đầu tính từ thời
điểm HS cả lớp không còn ngồi lắng
nghe GV mà có các hoạt động để làm
theo từng đôi hoặc theo nhóm nhỏ,
GV hỗ trợ cho các nhóm hoặc cá nhân
HS.
c. Mục đích chính của hoạt động kết
luận
Củng cố hệ thống lại những gì HS đã
thu được qua bài học. Phần này thường
được tính từ lúc các nhóm trở lại làm
việc chung trong cả lớp.

Tuy nhiên trong một kế hoạch bài học


cụ thể, GV có thể ghi rõ các hoạt động
hoặc chỉ cần nêu ra những bước chính
trong tiến trình lên lớp, ngầm hiểu mỗi
bài học được bắt đầu và kết thúc ở đâu.
Chuyên đề 2
Nhóm và hoạt động nhóm
Trò chơi: truyền tin
1. Tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động
nhóm
• Một trong những yếu tố cơ bản của dạy
học lấy HS làm trung tâm đó là hoạt động
nhóm. Hoạt động nhóm giúp HS có thể
tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao
đổi với các bạn khác để cùng học, khám
phá và phát triển tư duy.
• Hoạt động nhóm giúp HS tích cực và tham gia nhiều
hơn.
• Các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và 1 số các kỹ năng
sống cơ bản khác được phát triển.
• HS có thể diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của
mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ
năng ngôn ngữ.
• HS có thể hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
• HS dần quen với vai trò và nhiệm vụ khác nhau như vai
trò trưởng nhóm ( hướng dẫn và điều khiển trong nhóm),
vai trò nhóm viên( thực hiện 1 số công việc cụ thể)
• GV có thể hỗ trợ cho các đối tượng HS theo nhu cầu
khác nhau.
• HS được làm việc trong nhóm nhỏ sẽ dần tự tin hơn.
Học viên chia sẻ theo nhóm đôi
Cách chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm.
Nhóm theo Nhóm cố định
Tháng sinh nhật Mã mẫu bàn trên quay xuống
bàn dưới

Nhóm theo
điểm số Nhóm trương trợ

Các cách chia nhóm

Nhóm theo
biểu tượng Nhóm theo cặp

Nhóm theo Nhóm theo Nhóm theo


Trình độ ghép hình
sở thích
ngẫu nhiên
Nhóm theo biểu tượng( có thể theo hình vẽ)

Mỗi HS được phát hoặc gắn một


biểu tượng màu sắc, hình dáng, con
vật…Những HS có cùng biểu tượng
tạo thành 1 nhóm.
Nhóm theo cách ghép hình
Mỗi HS được phát một mảnh hình ghép,
các em đi quanh phòng tìm những người
cùng có những mảnh ghép có thể ghép
thành một hình hoàn chỉnh, rồi chọn 1 bàn
để ghép hình ( mỗi bàn chỉ 1 hình ghép)
khi hình ghép của cả nhóm đã hoàn thành
thì HS sẽ ngồi lại bàn đó cùng với những
bạn đã cùng ghép hình và bắt đầu làm việc
theo nhóm mới được thành lập.
Nhóm theo cặp

Xếp 2 HS vào 1 nhóm.


Nhóm theo sở thích

Những em có cùng sở thích tạo thành


một nhóm.
Nhóm cùng trình độ

Những HS có cùng trình độ và năng


lực tạo thành một nhóm.
Nhóm theo cách đếm số

HS đếm 1,2,3… Những HS có cùng


số vào một nhóm.
Nhóm theo tháng sinh nhật

Những HS có cùng tháng sinh nhật


ngồi cùng nhóm.
Nhóm tương trợ

HS có năng lực và trình độ khác nhau


vào cùng nhóm để HS khá có thể hỗ
trợ HS yếu.
Vai trò và trách nhiệm của từng
thành viên trong nhóm
và những nguyên tắc
của hoạt động nhóm là gì?
Vai trò và trách nhiệm
của từng thành viên
trong nhóm

Ng trình bày Người quản


T. nhóm Thư kí Các th. viên
Trình bày về Học viên
-Đọc Ghi chép trong nhóm
công việc Thu thập
-Nêu NV Các ý kiến, Trao đổi,
của nhóm và Quản lý
-Phân việc kết quả góp ý kiến
kết quả đã các học
-Điều khiển công việc về nhiệm vụ
thực hiện liệu thiết bị
-Nhóm TL của nhóm được giao
trước lớp tính thời gian
Yêu cầu trong hoạt động nhóm

Các thành viên nắm vững


nhiệm vụ của nhóm và của bản thân

Các thành viên hướng vào nhau


khi trao đổi, chia sẻ, thảo luận

Mỗi người đều tham gia ý kiến


và các thành viên khác lắng nghe

Mỗi người đều tuân theo sự điều


khiển của nhóm trưởng
Vai trò của GV khi HĐ nhóm

Đi xung quanh các nhóm, quan sát


hoạt động

Thực hành với một số nhóm


HS cụ thể

Đặt câu hỏi và trợ giúp


các nhóm HS.

Khen ngợi và động viên HS


nói về kết quả thảo luận
Phân công NV cho các TV trong nhóm

Tích cự tham gia thảo luận trong nhóm


Vai trò
của HS
Khi Lắng nghe ý kiến của nhóm

nhóm
Ghi chép, tổng hợp, báo cáo.

Tham gia nhận xét kết quả thảo luận


của nhóm

Đóng vai nhóm trưởng, thư kí,


báo cáo viên
Một số khó khăn khi hoạt động nhóm
và cách khắc phục.
Khó khăn Hướng khắc phục
Một số lớp học bàn -Sử dụng nhóm cặp đôi.
ghế chưa phù hợp để -HS bàn trên quay xuống bàn dưới để tạo thành
có thể sắp xếp chỗ nhóm
ngồi theo nhóm. -Tận dụng triệt để không gian trong lớp

HS còn lúng túng và -Chuẩn bị cẩn thận phiếu giao việc, rõ ràng phù
nhút nhát, chưa mạnh hợp với trình độ nhận thức của HS, cho nhóm
làm việc.Giải thích, minh họa, làm mẫu để HS
dạn tham gia vào hoạt hiểu rõ công việc. Kiên trì thường xuyên tổ chức
động nhóm. nhóm để hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
Một số HS còn ỷ lại, Giao việc vừa sức, từ dễ đến khó. GV thường
dựa dẫm vào các bạn xuyên tới gần để động viên, khuyến khích.
cùng nhóm.
Việc quan sát, đánh GV nên có kế hoạch quan sát, hỗ trợ và động
giá của GV chưa được viên kịp thời kết quả làm việc của từng nhóm
HS
quan tâm đúng mức.
Một số lưu ý
khi tổ chức
hoạt động nhóm
• Phiếu giao việc vừa sức, thời lượng đủ để HS trao
đổi thảo luận.
• GV phải theo dõi nhóm hoạt động và hỗ trợ khi cần
thiết.
• Trong các giờ học GV cần tạo cơ hội cho HS có thể
tham gia vào các nhóm khác nhau với những bạn
khác để HS có cơ hội tương tác và giao tiếp, học hỏi
lẫn nhau.
• Không nên chia nhóm quá đông để tránh tình trạng 1
số HS ỷ lại không tham gia hoạt động.
• Nhóm không phải là cách tổ chức học tập tốt nhất
cho mọi nội dung, cho mọi bài học. Do đó, GV nên
tùy nội dung và tùy bài học mà tổ chức hoạt động
nhóm. Cần lựa chọn ND học tập phù hợp với hình
thức học tập theo nhóm.
Xin kính chào các đồng chí!



Mẹ 
là ngọn gió của con suốt đời



Công cha như núi Thái
Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra

au âu




You might also like