You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Ở TIỂU HỌC

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO


CHỦ ĐỀ: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU
( Bộ sách Chân trời sáng tạo – Lớp 3 )

Họ và tên sinh viên: Tuấn Thị Khánh Linh

Mã sinh viên: 725904061

Lớp: A2 – K72

Giảng viên hướng dẫn: Phó Đức Hòa


I. MỞ ĐẦU
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc được nhà trường tổ chức
trong và ngoài lớp học, trường học, trong đó từng học sinh được trực tiếp tham
gia, tổ chức thực hiện hoạt động trong thực tiễn, gia đình, nhà trường, xã hội, qua
đó phát triển các phẩm chất và năng lực cốt lõi, phát huy tiềm năng sáng tạo của
cá nhân để có khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp
tương lai.
“Em và trường tiểu học thân yêu” là chủ đề 1 trong sách giáo khoa Hoạt động trải
nghiệm 3 – Chân trời sáng tạo. Lý do em chọn chủ đề “Em và trường tiểu học
thân yêu” trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 – Chân trời sáng tạo để
phân tích là:
1. Mục đích giáo dục.
Giúp học sinh:
 Nhận thức được vai trò quan trọng của trường tiểu học trong việc học tập và
rèn luyện.
 Yêu quý, trân trọng mái trường, thầy cô, bạn bè.
 Tự hào về truyền thống nhà trường.
 Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường trường học.
 Rèn luyện các kỹ năng hợp tác, giao tiếp, ứng xử phù hợp trong môi trường
học tập.
2. Nội dung phong phú, đa dạng.
Chủ đề bao gồm nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn, giúp học sinh:
 Gặp gỡ, giao lưu với thầy cô, bạn bè.
 Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
 Thực hiện các dự án nhỏ về bảo vệ môi trường, xây dựng trường học xanh -
sạch - đẹp.
3. Góp phần phát triển toàn diện cho học sinh.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức
mà còn rèn luyện được nhiều kỹ năng quan trọng như:
 Kỹ năng quan sát, thu thập thông tin.
 Kỹ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.
 Kỹ năng giao tiếp, hợp tác.
 Kỹ năng tự chủ, tự lập.

1
Như vậy: Chủ đề “Em và trường tiểu học thân yêu” là một chủ đề giáo dục quan
trọng và phù hợp với học sinh lớp 3. Việc lựa chọn chủ đề này giúp học sinh hình
thành những tình cảm tốt đẹp về mái trường, thầy cô, bạn bè và rèn luyện nhiều
kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
II. NỘI DUNG
1. Nhận diện – Khám phá
 Hoạt động 1:

 Học sinh tham gia nghe và hát bài hát về lớp học. Từ đó, học sinh chia sẻ cảm
nghĩ, cảm xúc, những kỉ niệm của mình về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
 Nhận diện được những vấn đề thuộc chủ đề trường lớp như: kỉ niệm có thể vui
hoặc buồn, cách tạo được nhiều kỉ niệm cùng với thầy cô, bạn bè.
 Khám phá là thông qua buổi giao lưu cùng với sự tương tác trực tiếp, học sinh
chia sẻ cảm nghĩ của mình.
 Hoạt động 6:

Học sinh khám phá không gian lớp học của mình. Quan sát lớp học và thảo luận
với bạn bè về không gian lớp học, từ đó đề xuất ý tưởng trang trí lớp học.

2
2. Tìm hiểu – Mở rộng
 Hoạt động 2:

 Học sinh tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.
 Từ đó, học sinh mở rộng những nội dung liên quan trong thực tiễn cuộc sống
như: trao đổi với bạn bè về những hoạt động thường diễn ra trong ngày, tìm
cách tạo nhiều kỉ niệm đẹp, ý nghĩa, gắn kết các thành viên trong gia đình, lớp
học,...
 Hoạt động 4:

 Học sinh báo cáo kết quả thực hiện thời gian biểu của mình, trao đổi với bạn
bè về kết quả thực hiện thời gian biểu.
 Từ đó mở rộng: ghi lại những điều em học được sau khi chia sẻ về kết quả
thực hiện thời gian biểu.

3
 Hoạt động 6:

 Học sinh tìm hiểu cách trang trí lớp học, từ đó mở rộng: đề xuất ý tưởng trang
trí lớp học với các bạn trong nhóm.
 Thảo luận với bạn về những cách trang trí khác nhau ở các góc của lớp học.
 Học sinh nêu cách trang trí góc mà nhóm mình được phân công.
 Trao đổi với bạn về những đồ vật, hình ảnh,... phù hợp để sử dụng trang trí
các góc của lớp học.
 Hoạt động 8:

 Học sinh tìm hiểu cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí
lớp học.
 Từ đó, học sinh trao đổi, thảo luận để đưa ra những biện pháp giữ an toàn và
đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp học.
3. Thực hành – Vận dụng
 Hoạt động 3:

4
 Học sinh thực hành lập thời gian biểu hàng ngày của mình và thảo luận, chia
sẻ thời gian biểu với bạn bè (thực hành).
 Học sinh theo dõi việc thực hiện những hoạt động trong thời gian biểu của
mình (vận dụng).
 Hoạt động 5:

 Học sinh thực hành ứng xử với những tình huống đột xuất khi thực hiện thời
gian biểu.
 Từ đó, học sinh vận dụng nêu những tình huống đột xuất mà mình đã gặp khi
thực hiện thời gian biểu và đưa ra cách giải quyết.

5
 Hoạt động 7:

Học sinh thực hành cùng bạn lập kế hoạch trang trí lớp học dựa trên ý tưởng đã
thống nhất theo gợi ý.
 Hoạt động 9:

Học sinh thực hành cùng các bạn trang trí lớp học theo kế hoạch đã lập và thực
hiện vệ sinh lớp học sau khi trang trí.

6
4. Đánh giá – Phát triển

Học sinh tự đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động theo gợi ý (hoàn thành tốt,
hoàn thành, chưa hoàn thành). Từ đó, học sinh nhận ra những điều mình đã làm
tốt để phát huy và những điều mình còn thiếu sót để cải thiện. Học sinh tự đánh
giá qua đó tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
III. KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Hoạt động trải nghiệm chủ đề “Em và trường tiểu học thân yêu” giúp học sinh
nhận thức được vai trò quan trọng của trường tiểu học trong quá trình học tập và
trưởng thành của bản thân. Qua đó, học sinh có tình cảm yêu mến, gắn bó với
trường tiểu học, thầy cô giáo và bạn bè, đồng thời rèn luyện được kỹ năng giao
tiếp, hợp tác và thực hành các hoạt động trải nghiệm.
Giáo viên cần nắm vững nội dung của cả bốn pha trong quy trình thiết kế và tổ
chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, từ đó vận dụng chúng vào việc tổ chức
các hoạt động giáo dục cho học sinh một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cần đạt
của chương trình GDPT 2018 – BGD&ĐT về phát triển phẩm chất và năng lực
của học sinh. Đồng thời, khi thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ
đề cho học sinh, giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc tính phù hợp, thực tiễn, khoa
học và an toàn. Hơn nữa, cần tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo, chủ động
khi tham gia hoạt động trải nghiệm. Quan trọng là, giáo viên cần phát triển năng
lực tự đánh giá của học sinh, hướng dẫn học sinh tự đánh giá một cách khách
quan, trung thực và việc đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cần chú trọng
vào quá trình trải nghiệm của học sinh chứ không chỉ tập trung vào kết quả cuối
cùng.

7
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 3 – Chân trời sáng tạo (Phó Đức Hòa, Vũ
Quang Tuyên).

You might also like