You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM

LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG
KHÓA NVSP K14.23 LIÊN VIỆT

Chuyên đề: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

Họ và tên: Đặng Ngọc Quang


Ngày sinh: 30/06/2001
Nơi sinh: Hà Nội
SBD: 28
ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC
Lớp NVSP dành cho giảng viên K14.2023 – Liên Việt
Hình thức thi: Bài tập lớn
ĐỀ :
Phân tích các định hướng sau về nâng cao chất lượng tự học và lấy ví dụ minh
hoạ cho mỗi định hướng:
1) Hướng dẫn người học xây dựng kế hoạch tự học.
2) Hướng dẫn người học tự giải quyết vấn đề.
3) Tổ chức dạy học theo hướng phát triển khả năng tự học.

BÀI LÀM

Câu 1: Hướng dẫn người học xây dựng kế hoạch tự học


Trong môi trường hiện đại ngày nay, kiến thức của các ngành nghề vô cùng rộng lớn và
có thể truy cập từ bất cứ đâu và bất kì nguồn nào. Với lượng kiện thức cho việc nghiên
cứu lẫn công tác tại các doanh nghiệp đòi hỏi sự đa dạng và chuyên sâu, ngoài những
kiến thức được giảng dạy của các giảng viên và giáo viên, người học cần phải tự xây
dựng cho bản thân một hệ thống kiến thức các nhân nằm tạo ra sự khác biệt trong tư duy
và kiến thức. Để đạt được điều đó, việc tự học là một hoạt động thiết yếu để tạo ra được
kiến thức cá nhân của mỗi người học, mở rộng từ những kiến thức đã được hệ thống hóa
và thiết kế chung bởi các giảng viên và giáo viên. Ngoài việc cá nhân hóa kiến thức,
người học khi tự học có thể chọn lọc những kiến thức cần thiết, đặc biệt trong một môi
trường truyền thông phát triển ngày nay nơi các dòng kiến thức khổng lồ trôi qua và đòi
hỏi các cá nhân phải chọn lọc kiến thức chuẩn xác và hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch tự học là bước đầu tiên trong việc tự học của người học, bao gồm
việc liệt kê tất cả các công việc/hoạt động cần thực hiện trong một danh sách, sắp xếp
chúng theo một trình tự thời gian, sự quan trọng, và cần thiết. Bởi vậy điều này vô cùng
cần thiết để người học có thể phát triển động lực học tập, đồng thời giúp cấu trúc được
phương pháp cá nhân của chính người học để có thể nâng cao chất lượng kiến thức tiếp
thu. Hơn nữa, có một kế hoạch tự học tốt sẽ giúp Định lượng được những công việc/hoạt
động cần làm, không bỏ sót, tư duy hệ thống hơn về công việc/hoạt động cần làm, và
không lãng phí thời gian.
Tuy vậy, việc tự học đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải có ý thức tự kỉ luật cao và có các
phương pháp hiệu quả, vậy nên nhiệm vụ của các giảng viên và giáo viên đó là hướng dẫ
người học tiếp cận vấn đề này một các hiệu quả. Để hướng dẫn người học cách xây dựng
kế hoạch tự học, người giảng dạy có thể tiếp cận vấn đề theo ba bước sau:
1. Xác định mục tiêu cần đạt được: Người dạy học cần giúp người học xác định được
kiến thức học cần/muốn đạt được bao gồm những gì, giúp người học phân loại các
kiến thức mục tiêu theo mục đích cá nhân, mức độ cần thiết, mức độ cấp bách,
mức độ khó dễ để tiếp thu và sử dụng, ... tùy theo nhu cầu và nguyện vọng của cá
nhân người học.
2. Lên danh mục các nội dụng cần tự học và thời gian tự học: với mục tiêu được đề
ra, người học cũng cần được hướng dẫn liệt kê những hạng mục các hoạt động để
đạt được các kiến thức đó theo các mức độ đề ra ở Bước 1, kèm theo đó là thời
gian cụ thể
3. Xác định các nguồn lực vật chất cần huy động (tài liệu tham khảo, thiết bị hỗ trợ
hay chi phí cho hoạt động), xác định các nguồn truy cập các nguồn lực đó ví dụ
như thư viện, đồng nghiệp, giảng viên, chuyên gia, các nguồn tham khảo,...
4. Nếu cần thiết, trong quá trình xây dựng, người học có thể tự ‘chạy’ thử kế hoạch
đề ra để xem xét mức độ khả thi và phù hợp của kế hoạch, từ đó người học có thể
tự chỉnh sửa để phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của bản thân, đồng thời phát
hiện những thiết sót và sai lệch trong kế hoạch đề ra
Với các bước trên, giáng viên có thể giúp người học có thể lập một kế hoạch học tập hiệu
quả, từ đó tạo tiền đề giúp người học triển khai các phần sau trong việc nâng cao kế
hoạch tự học. Một ví dụ về kế hoạch tự học có thể được tham khảo như sau:
Ví dụ về một kế hoạch tự học có thể được áp dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ
học tập đến phát triển cá nhân. Dưới đây là một ví dụ cụ thể về kế hoạch tự học cho một
sinh viên đại học muốn nâng cao kỹ năng lập trình:

Kế Hoạch Tự Học Lập Trình cho Sinh Viên Đại Học


1. Xác định Mục Tiêu
Mục tiêu dài hạn: Trở thành người lập trình có kỹ năng tốt trong ngôn ngữ lập trình
Python và JavaScript trong vòng 6 tháng.
Mục tiêu ngắn hạn:
Tháng 1-2: Nắm vững cơ bản Python.
Tháng 3-4: Học cơ bản về JavaScript và bắt đầu làm dự án nhỏ.
Tháng 5-6: Phát triển kỹ năng nâng cao và hoàn thành ít nhất 2 dự án cá nhân.
2. Lên Kế Hoạch Cụ Thể
- Tài nguyên học tập:
Sử dụng khóa học trực tuyến từ Coursera hoặc Udemy.
- Đọc sách và tài liệu học tập
- Thời gian học tập: Dành ít nhất 10 giờ mỗi tuần cho việc học lập trình.
- Lịch học cụ thể:
Thứ Hai đến Thứ Tư: Học lý thuyết và thực hành qua bài giảng và tài liệu.
Thứ Năm đến Chủ Nhật: Làm bài tập, dự án nhỏ và tự kiểm tra.
3. Theo Dõi và Đánh Giá
Ghi chép và tự đánh giá: Ghi chép lại những gì đã học và tự đánh giá tiến độ hàng tuần.
Phản hồi từ cộng đồng: Tham gia các diễn đàn lập trình như Stack Overflow để hỏi và trả
lời câu hỏi, nhận phản hồi.
4. Điều Chỉnh Kế Hoạch
Đánh giá tiến độ mỗi tháng và điều chỉnh kế hoạch học tập nếu cần. Điều này có thể bao
gồm việc thay đổi tài nguyên học tập, tăng giờ học, hoặc thay đổi mục tiêu ngắn hạn.
5. Mục tiêu cuối cùng
Thực hiện dự án cá nhân: Hoàn thành ít nhất hai dự án cá nhân sử dụng Python và
JavaScript, có thể là phát triển web đơn giản hoặc tự động hóa công việc.
Tự đánh giá và phản hồi: Nhận xét và đánh giá về các dự án đã hoàn thành từ giáo viên
hoặc cộng đồng lập trình.

Câu 2: Hướng dẫn người học tự giải quyết vấn đề.


Quá trình học tập và nghiên cứu không phải lúc nào cũng diễn ra xuôn sẻ, bởi lẽ việc tự
học đòi hỏi sự độc lập cá nhân và thích nghi với kiến thức mới. Chính vì vậy, người học
cần phải học cách tự giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù có sự giúp đỡ của giảng viên/giáo viên, người học khi biết cách tự xử lý vấn đề
giúp suy nghĩ, tìm cách giải quyết, và chính điều này giúp trí não được kích thích và phát
triển. Khi giải quyết được vấn đề, người học có thể tự rút ra những kinh nghiệm sâu sắc,
từ đó cá nhân hóa trải nghiệm và chuyển hóa đó thành một dạng kiến thức mới, khiến cho
bộ kiến thức và kinh nghiệm của người học trở nên sâu sắc hơn. Nhờ những kinh nghiệm
và kiến thức đó, người học có thể thích nghi tốt hơn với bối cảnh xã hội phát triển và thay
đổi không ngừng ngày nay, giúp cho trở nên độc lập hơn và chủ động hơn trong các vấn
đề gặp phải sau này.
Để giúp người học có thể tự giải quyết vấn đề, người dạy có thể hướng dẫn cách tiếp cận
một vấn đề như sau:
1. Xác định vấn đề cần giải quyết
2. Phân tích bản chất và đặc điểm của vấn đề
3. Liệt kê và đề xuất các phương án khả quan để giải quyết các vấn đề dựa trên bản
chất và đặc điểm của vấn đề
4. Tìm cách thực thi hóa các giải pháp đó để tìm ra một giải pháp hợp lý
5. Thử nghiệm giải pháp và lặp lại quá trình vừa rồi nếu cần thiết
Để có thể hình dung được việc hướng dẫn người học cách tự giải quyết vấn đề,
chúng ta có thể lấy ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Khóa Học Kinh Tế Học tại Trường Đại Học
Chủ đề: "Giải quyết Vấn đề Kinh tế trong Bối cảnh Đại Dịch COVID-19"

1. Đặt Vấn Đề
Giảng viên giới thiệu vấn đề: tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 trên toàn
cầu.
Cung cấp dữ liệu và nghiên cứu liên quan để mô tả bối cảnh kinh tế hiện tại.
2. Phương Pháp Học Tập Dựa Trên Dự Án
Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn một quốc gia hoặc ngành công
nghiệp cụ thể để nghiên cứu.
Yêu cầu sinh viên phân tích tác động kinh tế của đại dịch và đề xuất các chiến lược
phục hồi kinh tế cho ngành hoặc quốc gia được chọn.
3. Hướng Dẫn Nghiên Cứu Độc Lập
Cung cấp nguồn tài liệu: báo cáo kinh tế, bài báo khoa học, dữ liệu thống kê chính
thức.
Hướng dẫn sinh viên cách tiếp cận nghiên cứu: từ việc thu thập thông tin, phân tích
dữ liệu, đến việc đưa ra những nhận định và đề xuất.
4. Hỗ Trợ Trong Quá Trình Phân Tích và Giải Quyết Vấn Đề
Tổ chức các buổi thảo luận nhóm, giúp sinh viên trao đổi ý tưởng và nhận xét về
công việc của nhau.
Giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và đưa ra gợi ý,
không trực tiếp cung cấp lời giải.
5. Trình Bày và Phản Biện
Tổ chức buổi trình bày dự án, nơi mỗi nhóm trình bày giải pháp của họ.
Các nhóm khác và giảng viên đưa ra câu hỏi, phản biện, nhằm thách thức và mở
rộng quan điểm.
6. Phản Ánh và Đánh Giá
Yêu cầu sinh viên viết bản phản ánh về quá trình làm việc nhóm và giải quyết vấn
đề.
Giảng viên đánh giá dựa trên tiêu chí như tính sáng tạo, tính thực tiễn, và khả năng
phân tích.

Câu 3: Tổ chức dạy học theo hướng phát triển khả năng tự học.
Với những nội dung và mục tiêu của việc hướng dẫn người học tự học như trên, câu hỏi
đặt ra bây giờ là: Làm cách nào để tổ chức một lớp học theo hướng phát triển tự học?
Khác với lớp học theo hướng phát triển học theo cách tiếp thu thông qua giảng dạy, một
lớp học được tổ chức theo hướng phát triển khả năng tự học sẽ khiến người học chủ động
trong việc tiếp thu và phát triển kiến thức. Chính nhờ việc tổ chức lớp học theo hướng
phát triển này sẽ giúp người học có phương pháp tự học hiệu quả, từ đó gặt hái được
những lợi ích của việc tự học.
Năng lực sẽ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Do đó
muốn phát triển khả năng tự học cho người học, trong quá trình dạy học cần tổ chức được
các hoạt động tự học cho người học. Vậy nên, một lớp học như vậy có thể được phát triển
theo các bước sau:
1. Thiết kế hoạt động tự học:
- Người dạy học cần phải xác định được mục tiêu của buổi học, nội dung và các tài
liệu để hỗ trợ người học có công cụ và tài nguyên để sử dụng trong lớp học. Mặc
dù vậy, khác với lớp học thông thường, người dạy học sẽ ưu tiên thiết kế các câu
hỏi mở hoặc các yêu cầu cho người học để người đọc chủ động trong việc giải
quyết các câu hỏi kiến thức và vấn đề được đưa ra.
- Người dạy cũng cần chuẩn bị trước phương pháp đánh giá để cả người dạy lẫn
người học có thể tự đánh giá bản thân
2. Tổ chức thực hiện hoạt động tự học
- Người dạy có thể hướng dẫn người học những bước đầu khi tiếp cận một kiến
thức/vấn đề theo cách tự học theo một cách gợi mở, để người học có thể tự tin khi
tự học thông qua các hoạt động tự học như: trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm, vv...
- Ngoài việc hướng dẫn tự học, người dạy cũng cần phải hướng dẫn người học cách
tự đánh giá hoạt động tự học bằng các phương pháp và công cụ người dạy chuẩn
bị trước, và chỉ khi người học có khả năng tự đánh giá kết quả tự học thì mới hoàn
thành lớp học một cách thành công.
3. Đánh giá hiệu quả của cách thức tổ chức đó:
- Người dạy cũng cần tự đánh giá hiệu quả tổ chức lớp học thông qua những hành vi
của người học như sau: người học có nắm bắt được phương pháp tự học hay
không? Người học có khả năng triển khai việc tự học một cách tự lập sau lớp học
hay không? ,vv..
- Từ đó người dạy nên chỉnh sửa sao cho lớp học hoạt động hiệu quả hơn.

You might also like