You are on page 1of 3

Thực trạng sinh viên Việt Nam trong phong cách học tập

a. Ưu điểm
b. Nhược điểm và nguyên nhân

Khái niệm phong cách học tập:


Phong cách học tập là sở thích về cách học phù hợp với đặc điểm thể chất, nhận thức, thuộc tính
tâm lí và điều kiện học tập của cá nhân. Nghiên cứu phong cách học tập giúp giảng viên nhận
diện được các dạng phong cách học tập của sinh viên để lựa chọn chiến lược dạy học, đáp ứng
nhu cầu và nâng cao kết quả học tập của người học.
Ở góc độ là một phạm trù trong khoa học giáo dục, thuật ngữ “phong cách học tập” (Learning
Style or Learning Preferrence) có nguồn gốc từ nghiên cứu của Thelen (1954) về động lực của
nhóm tại nơi làm việc: “Hoạt động học rất phức tạp vì liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc, hành
động và nhu cầu nên đòi hỏi người dạy phải tổ chức các dạng hoạt động tương ứng với hoạt
động học”
Một số phương pháp học của sinh viên việt nam
1) Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài liệu liên quan
đến đề tài về phương pháp học ở đại học.
2) Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được thực hiện ở Khoa TCNH - QTKD và
Khoa Kinh tế - Kế toán, đại học Quy Nhơn về kết quả học tập và tình hình phương pháp học.
3) Nghiên cứu trường hợp điển hình (case study): Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm
hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như những kinh nghiệm mà những sinh viên khá giỏi đã
gặp khi vận dụng một vài phương pháp học đại học.
4) Đánh giá, phân tích, tổng hợp kết quả tìm kiếm, khảo sát, ứng dụng lý thuyết.
5) Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Đánh giá tính khả thi và cần thiết của các giải
pháp đã đề xuất..

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KIẾN TRÚC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG

TS. KTS. Phạm Anh Tuấn – Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh các công tác giáo dục của
Nhà trường thực hiện 3 nhiệm vụ chính bao gồm: Giảng dạy – Nghiên cứu khoa học – Phục
vụ cộng đồng hướng đến phát triển Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trở thành trường đại
học thông minh theo định hướng ứng dụng, là một trong những trường đại học hàng đầu về
chuyển đổi số. Với tầm nhìn đó, Nhà trường đặt lợi ích về chất lượng đào tạo cho sinh viên là
ưu tiên hàng đầu, chính vì vậy mà nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có đủ năng lực làm
việc tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước. Vì vậy phong cách thường được các sinh
viên trường sử dụng là Học bằng cách thực hành và suy nghĩ logic ( Đồ án, bài nghiên cứu
khoa học).
1. Về phương pháp học: Các thầy cô giáo chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài
liệu và nghiên cứu, những lời giảng của các thầy cô chỉ mang tính chất gợi ý, và hướng dẫn sinh
viên thảo luận, tự nghiên cứu giải quyết đồ án, viết tiểu luận... còn chủ yếu dựa vào khả năng tự
tiếp thu, tự nghiên cứu và sử lý kiến thức của sinh viên đối với bài học đó.
2. Ưu điểm
- Phương pháp học của sinh viên các ngành kiến trúc là phương pháp học tập chủ động và tích
cực. Vừa rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, vừa học tập phương pháp làm việc đội nhóm.
- Sinh viên học được phương thức chủ động trong tìm kiếm thông tin và hiểu được sự quan
trọng của ngôn ngữ trong tìm kiếm thông tin.
- Quản lý thời gian để hoàn thành tiến độ của công việc trong tương lai.
- Học tập phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động.
- Rèn luyện tư duy và chủ động trong các tình huống phát sinh.
- Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và môi trường để tìm giải pháp đồng
bộ giải quyết những tình huống với một hướng nhìn đa chiều hơn.
3. Nhược điểm
- Thực tế sinh viên Việt Nam hiện nay không mấy mặn mà gì với việc “tự học” mà thay vào đó
là “tự chơi” nhiều hơn.
- Sinh viên có tư tưởng “Học để đi làm, bỏ bê việc học trên trường”
- Mỗi khi đến mùa thi cử, các quán photo gần những trường lại rất đắt hàng với việc cung cấp
đề cương ôn tập cho sinh viên. Chuyện sinh viên không chịu đọc sách, trước khi thi một hai
tuần, thậm chí là một vài ngày đến các quán photo để “tìm kiến thức” đã không còn xa lạ.
Đáng lo hơn, nhiều người cho rằng việc học lại, thi lại là tất yếu đối với sinh viên. Với tư
tưởng như vậy, một số sinh viên trở nên lười tư duy, lười tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thụ
động trong học tập dẫn đến chây ì, hổng kiến thức.
- Sinh viên bị phụ thuộc tài liệu, chọn lọc thông tin sai lệch dẫn đến lệch lạc nhận thức.
- Vấn đề thành tích: tình trạng chạy thuê đồ án, viết thuê bài nghiên cứu dần trở nên phổ
biến.
4. Nguyên nhân:
- Lượng thông tin trong thời đại bùng nổ quá lớn làm sinh viên dễ bị mất tập trung, nếu tìm
tài liệu nhầm hoặc sai với cái bạn mong muốn thì chắc chắn rằng bạn sẽ rất dễ nhanh nản và
không tự học nữa.
- Phân bổ thời gian học chưa hợp lý, nhiều bạn cảm thấy chán nản khi tự học cũng là vì
nguyên nhân này. Đó là khi bạn sắp xếp thời gian bị lộn xộn hoặc lệch với khung giờ bạn hoạt
động hằng ngày. Yếu tố này cũng làm bạn dễ chán với việc tự học.
- Ngại. Ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ giảng viên và bạn bè là thứ kìm hãm nhiều nhất tới sự
phát triển của sinh viên.

Phong cách học tập của sinh viên không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập. Các yếu
tố khác như môi trường học tập, chất lượng giảng dạy, sự quan tâm của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sự
tự tin, sự kiên trì, sức khỏe, tâm trạng, tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp,...

Tóm lại :3 điều cần chú ý

1. Học cho đúng cách ( Study )


• Biết đặt ra câu hỏi, trăn trở của riêng mình
• Tìm kiếm cách giải quyết ở tất cả các nguồn thông tin ( internet, thầy cô, bạn bè, sách,...)
• Lựa chọn cách phù hợp nhất cho chính mình
2. Đừng chỉ học trong trường Đại học hãy ra ngoài tìm hiểu, tìm tòi nhiều thứ hơn mở mang tầm
mắt, đầu óc, kiến thức, được thỏa sức trải nghiệm rồi tìm ra chính mình, đam mê thật sự
3. 4 cái quan trọng cần lưu tâm trong những năm tháng đại học
• kiến thức
• kỹ năng
• kinh nghiệm
• bạn bè

You might also like