You are on page 1of 8

Lớp: PSYC 102-K71 Kỳ 3.

4_LT
Cô Thanh Hồng
_Nhóm 6_
Thành viên:
Lỗ Phương Anh Nguyễn Thị Thùy Dung
Phan Thị Thảo Dung Lê Thị Hải Yến
Lương Thùy Dương Phạm Mai Dương
Nguyễn Thị Mỹ Duyên Trần Mỹ Duyên
Trương Hà Giang Nguyễn Linh Giang
Nguyễn Thị Hồng Giang Hà Thanh Giang
Phạm Thị Hải Yến Đào Thu Hằng
Nguyễn Thị Hải

TUẦN 1
 Giáo dục
Khái niệm giáo dục (nghĩa rộng):
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người
được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
Khái niệm giáo dục (nghĩa hẹp):
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí
tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành
vi, thói quen cư  xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt
động và giao lưu. 

 Dạy học
Khái niệm dạy học:
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho
người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ năng hoạt động nhận thức và thực
tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới
quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích giáo dục.
So sánh điểm giống nhau:

Cả hai quá trình dạy học và quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) đều là các bộ phận cấu
thành nên quá trình giáo dục (nghĩa rộng).

Là hai bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể, hai hoạt động này gắn bó chặt chẽ
với nhau, thâm nhập vào nhau nhưng có sự tách biệt tương đối về chức năng nhưng
đều hướng đến thực hiện mục đích lớn của giáo dục là hình thành mẫu nhân cách
lý tưởng cho xã hội.

So sánh điểm khác nhau:


 Nhận xét và kết luận
Bên cạnh những điểm giống nhau của cả hai hoạt động dạy học và hoạt động giáo
dục đều là tập con của hoạt động giáo dục tổng thể, đều hướng đến hình thành
nhân cách con người, tác động tích cực đến xã hội thì hai khái niệm này có những
điểm khác nhau về chức năng nhiệm vụ, đối tượng, lĩnh vực, cơ chế hình thành,
hình thức, phương thức, thời gian, không gian, mục đích trải nghiệm, kiểm tra
đánh giá và quản lí

 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (7 phương pháp):


Phương pháp nghiên cứu luận giáo dục:
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học được hiểu là lý thuyết về các nguyên
tắc để tiến hành các phương pháp, các hình thức của hoạt động nhận thức khoa
học, là hệ thống các quan điểm các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của chủ thể. Các
quan điểm phương pháp luận mang màu sắc triết học. Phương pháp luận trong
Giáo dục học được xem xét như là sự tổng hợp các luận điểm về nhận thức giáo
dục và cải tạo biến đổi thực tiễn giáo dục.
Phương pháp quan sát
- KN: Quan sát trong nghiên cứu giáo dục là phương pháp thu thập thông tin về sự
vật, hiện tượng, quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động giáo
dục và các điều kiện khách quan của hoạt động đó.
- Mục đích: Quan sát trực tiếp đối tượng giáo dục nhằm phát hiện ra những biến
đổi của chúng trong những điều kiện cụ thể, từ đó phân tích nguyên nhân và rút ra
những kết luận về quy luật vận động của đối tượng. Mục đích quan sát là để phát
hiện, thu thập các thông tin về vấn đề nghiên cứu, phát hiện bản chất vấn đề và xác
định giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi
Điều tra bằng bảng câu hỏi là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn
với một hệ thống câu hỏi đặt ra cho đối tượng nghiên cứu, nhằm thu thập những
thông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, nó được sử dụng để nghiên cứu đối
tượng trên diện rộng.
Điều tra bằng bảng câu hỏi là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên
cứu khoa học xã hội nói chung và trong nghiên cứu giáo dục học nói riêng. Vấn đề
quan trọng khi sử dụng phương pháp này là xây dựng có chất lượng bảng câu hỏi
điều tra.

Phương pháp phỏng vấn


Phương pháp phỏng vấn được tiến hành thông qua tác động trực tiếp giữa người
hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ
của đề tài nghiên cứu.
Nguồn thông tin trong phỏng vấn bao gồm toàn bộ những câu trả lời phản ánh
quan điểm, nhận thức của người được hỏi, hành vi cử chỉ của người được hỏi trong
thời gian phỏng vấn.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục


- Kinh nghiệm giáo dục là tổng thể những tri thức kĩ năng, kĩ xảo mà người làm
công tác giáo dục đã tích luỹ được trong thực tiễn công tác giáo dục.
- Tổng kết kinh nghiệm giáo dục là vận dụng lí luận về khoa học giáo dục để thu
thập, phân tích, đánh giá thực tiễn giáo dục
=> Từ đó rút ra:
+ Những khái quát có tính chất lí luận về nguyên nhân, điều kiện, biện pháp, bước
đi dẫn tới thành công hay thất bại
+ Tìm ra những quy luật phát triển của các sự kiện giáo dục nhằm tổ chức tốt hơn
các quá trình sư phạm tiếp theo.
-Những kinh nghiệm rút ra từ phương pháp này cần được kiểm nghiệm, bổ sung
bằng cách: thông qua các hội thảo khoa học, qua các phương tiện thông tin (tài
liệu, báo, tạp chí của trung ương, ngành), vận dụng ở các địa bàn và các phạm vi
khác nhau.
Ví dụ: Các hoạt động tổng kết kinh nghiệm thường được tổ chức thường xuyên
trong trường phổ thông như:
+ Sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần, hàng tháng trong từng bộ môn và trong toàn
trường.
+ Tổ chức các buổi hội thảo, nghiên cứu khoa học và từ những nghiên cứu, kinh
nghiệm của từng cá nhân đã chia sẻ để rút ra những vấn đề chung phục vụ cho sự
phát triển giáo dục.
+ Tổ chức các hoạt động dự giờ để các đồng nghiệp có thể cùng nhau trao đổi,
nhận xét, lắng nghe ý kiến từ đó đúc kết ra những kinh nghiệm riêng cho quá trình
dạy học.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm


 -Khái niệm: Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay
đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo dục
do người nghiên cứu tác động đến chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã
được kiểm tra. Phương pháp thực nghiệm cho phép đi sâu vào bản chất, quy luật,
phát hiện ra các thành phần, cấu trúc, cơ chế của hiện tượng giáo dục.
     -Phân loại: theo môi trường diễn ra thực nghiệm có thực nghiệm tự nhiên và
thực nghiệm trong phòng thí nghiệm; theo mục đích thực nghiệm có thực nghiệm
tác động và thực nghiệm thăm dò.
     -Ứng dụng: Phương pháp được dùng để kiểm nghiệm khi nhà khoa học sư
phạm, nhà nghiên cứu, đề ra một giải pháp về phương pháp giáo dục, một phương
pháp dạy học mới, một nội dung giáo dục hay dạy học mới, một cách tổ chức dạy
học mới, một phương tiện dạy học mới....
    -Ưu điểm: Kết quả thực nghiệm sư phạm là khách quan nhất so với các kết quả
nghiên cứu bằng các phương pháp khác.
    -Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, chi phí, phức tạp vì phải áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau, diễn ra trên phạm vi rộng…

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm


-Khái niệm: Là phương pháp nhà nghiên cứu thông qua sản phẩm sư phạm tìm
hiểu tính chất, đặc điểm, tâm lí của con người và của cả hoạt động đã tạo ra sản
phẩm ấy nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục. Ví dụ
+Nghiên cứu sp phẩm học tập của học sinh=> xác định được ý thức, trình độ phát
triển trí tuệ, thái độ, hứng thú, xu hướng trong học tập, sinh hoạt, tu dưỡng

+Nghiên cứu sp của thầy giáo=> trình độ nghiệp vụ, kiến thức, đặc điểm tính cách
và khả năng vươn tới của thầy giáo

-Một phần quan trọng của phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
là nghiên cứu những tài liệu lưu trữ về cá nhân và tập thể. Ví dụ: tiểu sử, học bạ,
giấy khen, thành tích.=> Hiểu rõ hơn về quá khứ, hiện tại, trình độ phát triển của
cá nhân và tập thể và những đặc điểm khác của họ.

-Nguyên tắc: Thông qua sản phẩm nhận ra tư tưởng, tình cảm, ý chí, năng lực

+sử dụng sản phẩm làm tài liệu phân tích đặc điểm tâm lý của những người được
nghiên cứu=> Sử dụng phương pháp đúng đắn

+Sử dụng những nhận xét của người khác làm tư liệu về nhân cách của đối tượng
được nghiên cứu=> Tính khách quan mất đi

-Ưu điểm: Người nghiên cứu có thể khách quan hóa những đặc điểm tâm sinh lý
thông qua sản phẩm hoạt động của họ

-Nhược điểm: Người nghiên cứu chỉ biết kết quả cuối cùng, không biết quá trình
tạo ra sản phẩm như nào không xác định một cách chính xác chiều hướng phát
triển của người tạo ra sản phẩm như thế nào

Ví dụ: Nghiên cứu trình độ tiếng anh của học sinh qua một bài test qua kết quả thu
được biết được ưu nhược điểm của từng học sinh ở những phần nào để trong quá
trình học giáo viên điều chỉnh

Phương pháp chuyên gia


Là phương pháp thu thập thông tin khoa học, đánh giá một sản phẩm khoa học
bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về một lĩnh vực
nhất định, nhằm phân tích hay tìm ra giải pháp tối ưu cho sự kiện giáo dục nào đó.
Phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức hội thảo, đánh giá,
nghiệm thu công trình khoa học.

You might also like