You are on page 1of 61

Tổ chức hoạt động nhận thức cho học

sinh trong giảng dạy vật lý ở phổ thông

Biên tập bởi:


Nguyễn Xuân Thành
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học
sinh trong giảng dạy vật lý ở phổ thông

Biên tập bởi:


Nguyễn Xuân Thành

Các tác giả:


Nguyễn Xuân Thành
phamxuanque
PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng

Phiên bản trực tuyến:


http://voer.edu.vn/c/3498af71
MỤC LỤC

1. Quan điểm hiện đại của dạy học vật lý


2. Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật

3. Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề
4. Thiết kế tiến trình dạy học bài: chuyển động thẳng biến đổi đều gia tốc
5. Thiết kế tiến trình dạy học bài: đường đi trong chuyển động biến đổi đều
6. Thiết kế tiến trình dạy học bài: chuyển động ném ngang, ném xiên
7. Thiết kế tiến trình dạy học bài: dao động điều hòa. con lắc lò xo
8. Thiết kế tiến trình dạy học bài: định luật bảo toàn động lượng
9. Tài liệu tham khảo Giáo trình tổ chức hoạt động nhân thức
Tham gia đóng góp

1/59
Quan điểm hiện đại của dạy học vật lý
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ

Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới

Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kiến
thức, kỹ năng có sẵn cho học sinh mà điều đặc biệt quan trọng là phải bồi dưỡng cho
họ năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra những tri
thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu thêm nền
kiến thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng cần
phải đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy
và học sao cho vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một
nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày càng phát triển. Để đạt
được điều đó, trong quá trình dạy học ở trường phổ thông cần phải tổ chức sao cho học
sinh được tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức phỏng theo hoạt động của các nhà
khoa học, qua đó ngoài việc có thể giúp học sinh trang bị kiến thức cho mình, đồng thời
còn cho họ được tập luyện hoạt động sáng tạo khoa học, rèn luyện năng lực giải quyết
vấn đề để sau này họ đáp ứng được những đòi hỏi cao trong thời kỳ mới.

Bản chất của quá trình dạy học hiện đại

Để đạt được mục tiêu giáo dục, chiến lược dạy học, phương pháp dạy học mới hiện nay
được xây dựng trên tinh thần dạy học giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức cho học
sinh hoạt động tự chủ chiếm lĩnh kiến thức mà cơ sở của nó là hai lý thuyết phát triển
nhận thức của Jean Piaget (1896-1980) và Lép Vưgôtski (1896-1934). Việc học tập của
học sinh có bản chất hoạt động, thông qua hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh kiến
thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Như
vậy, dạy học là dạy hoạt động. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức,
giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh theo
một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình
dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động
của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành
phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy và hoạt động học

Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi,
tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu
hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành

2/59
động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học
sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo
viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động
của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin
liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.

Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi,
định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học,
cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt
động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh
với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau.

Tóm lại, theo quan điểm hiện đại thì dạy học là dạy giải quyết vấn đề, quá trình
dạy - học bao gồm "một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt
động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung
dạy học, đạt được mục tiêu xác định". Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định
hướng hành động chiếm lĩnh tri thức vật lý của học sinh phỏng theo tiến trình của chu
trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động
dạy học như sau:

- Giáo viên tổ chức tình huống (giao nhiệm vụ cho học sinh): học sinh hăng hái
đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ
đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và
các nội dung cụ thể đã xác định.

- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng,
giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù
hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.

- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái
quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các
nội dung cụ thể đã xác định.

3/59
Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động
nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

Chu trình sáng tạo khoa học

Cơ sở lý thuyết của việc phát triển khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy
học là sự hiểu biết những quy luật của sự sáng tạo khoa học tự nhiên. Chúng ta đã biết
rằng nhiều nhà khoa học như A. Einstein, M. Planck, M. Born, V.G. Razumôpxki... đều
có những lời phát biểu giống nhau về quá trình sáng tạo khoa học. Trên cơ sở những lời
phát biểu đó, có thể trình bày quá trình sáng tạo khoa học dưới dạng chu trình gồm bốn
giai đoạn chính (Hình 1): Từ sự khái quát hoá những sự kiện khởi đầu đi đến xây dựng
mô hình trừu tượng của hiện tượng (đề xuất giả thuyết); từ mô hình suy ra các hệ quả
lôgíc; từ hệ quả đi đến thiết kế và tiến hành kiểm tra bằng thực nghiệm; nếu các sự kiện
thực nghiệm phù hợp với hệ quả dự đoán thì giả thuyết trở thành chân lý khoa học, một
định luật, một thuyết vật lý và kết thúc một chu trình. Những hệ quả như thế ngày một
nhiều, mở rộng phạm vi ứng dụng của các thuyết và định luật vật lý. Cho đến khi xuất
hiện những sự kiện thực nghiệm mới không phù hợp với các hệ quả rút ra từ lý thuyết
thì điều đó dẫn tới phải xem lại lý thuyết cũ, cần phải chỉnh lý lại hoặc phải thay đổi mô
hình giả thuyết, và như thế lại bắt đầu một chu trình mới, xây dựng những giả thuyết
mới, thiết kế những thiết bị mới để kiểm tra và như vậy mà kiến thức của nhân loại ngày
một phong phú thêm.

4/59
Tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề

Tương ứng với chu trình sáng tạo khoa học, đối với việc xây dựng một kiến thức vật lí
cụ thể thì tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề được mô tả như sau:"đề xuất vấn đề -
suy đoán giải pháp - khảo sát lí thuyết và / hoặc thực nghiệm - kiểm tra, vận dụng kết
quả".

- Đề xuất vấn đề: Từ cái đã biết và nhiệm vụ cần giải quyết nảy sinh nhu cầu về
một cái còn chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn, nhưng hi vọng có thể tìm
tòi, xây dựng được. Diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi.

- Suy đoán giải pháp: Để giải quyết vấn đề đặt ra, suy đoán điểm xuất phát cho
phép đi tìm lời giải: chọn hoặc đề xuất mô hình có thể vận hành được để đi tới cái cần
tìm; hoặc phỏng đoán các biến cố thực nghiệm có thể xảy ra mà nhờ đó có thể khảo sát
thực nghiệm để xây dựng cái cần tìm.

- Khảo sát lí thuyết và / hoặc thực nghiệm: Vận hành mô hình rút ra kết luận lô
gíc về cái cần tìm và / hoặc thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu
lượm các dữ liệu cần thiết và xen xét, rút ra kết luận về cái cần tìm.

- Kiểm tra, vận dụng kết quả: xem xét khả năng chấp nhận được của các kết quả
tìm được, trên cơ sở vận dụng chúng để giải thích / tiên đoán các sự kiện và xem xét sự
phù hợp của lí thuyết và thực nghiệm. Xem xét sự cách biệt giữa kết luận có được nhờ
suy luận lí thuyết với kết luận có được từ các dữ liệu thực nghiệm để quy nạp chấp nhận
kết quả tìm được khi có sự phù hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, hoặc để xét lại, bổ
sung, sửa đổi đối với thực nghiệm hoặc đối với sự xây dựng và vận hành mô hình xuất
phát khi chưa có sự phù hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, nhằm tiếp tục tìm tòi xây
dựng cái cần tìm.

Sơ đồ tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề

Theo tác giả Phạm Hữu Tòng, có thể khái quát tiến trình khoa học giải quyết vấn đề khi
xây dựng, kiểm nghiệm hoặc ứng dụng thực tiễn một kiến thức cụ thể bởi sơ đồ hình 2.

5/59
6/59
Vai trò của tương tác xã hội trong tiến trình giải quyết vấn đề

Sự xây dựng tri thức khoa học như trên không phải là công việc chỉ của riêng một nhà
khoa học mà là một quá trình mang tính xã hội. Nhận thức của mỗi cá nhân, thành viên
xã hội, tiến triển trong sự tương tác xã hội và xung đột xã hội - nhận thức. Kết quả
nghiên cứu của mỗi cá nhân nhà khoa học có sự hỗ trợ của người khác. Kết quả đó được
thông báo và trải qua sự tranh luận, phản bác, bảo vệ trong cộng đồng các nhà khoa học.
Nhờ đó kết quả nghiên cứu được chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện và được cộng đồng khoa
học chấp nhận. Chính vì vậy, từ sơ đồ trên và có kể đến cả vai trò của tương tác xã hội
trong quá trình xây dựng tri thức, thì có thể minh họa tiến trình xây dựng và bảo vệ tri
thức khoa học bằng sơ đồ hình 3.

7/59
Sự khác biệt giữa nghiên cứu khoa học và dạy học

Trong quá trình dạy học, muốn thành công trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của
học sinh phỏng theo hoạt động của các nhà khoa học, chúng ta cần phải xem xét kỹ sự
khác biệt giữa quá trình hoạt động của học sinh trong học tập và quá trình sáng tạo của
các nhà khoa học. Đó là sự khác biệt rất lớn giữa học sinh và các nhà khoa học về đặc
điểm tâm sinh lý cũng như điều kiện làm việc.

Về nội dung kiến thức: Nhà khoa học phải tìm ra cái mới, giải pháp mới mà trước
đó loài người chưa hề biết đến, còn học sinh thì tìm lại cho bản thân kiến thức đã biết
của nhân loại. Trong học tập, học sinh tự "khám phá lại" các kiến thức để tập làm cái
công việc khám phá đó trong hoạt động thực tiễn sau này.

8/59
Về thời gian: Nhà khoa học có thời gian dài để khám phá một kiến thức, còn học
sinh thì chỉ có thời gian rất ngắn trên lớp.

Về phương tiện: Nhà khoa học có các thiết bị thí nghiệm, máy móc hiện đại, còn
học sinh, trong điều kiện của trường phổ thông chỉ có những thiết bị đơn giản .

Chính vì sự khác biệt rất lớn đó cho nên trong dạy học, giáo viên phải từng bước
tập dượt cho học sinh vượt qua những khó khăn trong hoạt động giải quyết vấn đề. Để
đạt được mục tiêu đó, người giáo viên cần phải vận dụng được lý thuyết về "vùng phát
triển gần" của Vưgôtxki để tạo ra những điều kiện thuận lợi để học sinh tình nguyện
tham gia vào hoạt động nhận thức và thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.

Về mặt tâm lý, cần phải tạo được mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ, hứng thú tìm
cái mới bằng cách xây dựng các tình huống có vấn đề, đồng thời tạo ra một môi trường
sư phạm thuận lợi để học sinh tin tưởng vào khả năng của mình trong việc giải quyết
nhiệm vụ được giao và tình nguyện tham gia vào hoạt động nhận thức.

Về nội dung và biện pháp hỗ trợ hoạt động nhận thức, giáo viên cần phải tạo mọi
điều kiện để học sinh có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao. Điều này
là hết sức quan trọng bởi vì sự thành công của họ trong việc giải quyết vấn đề học tập
có tác dụng rất lớn cho họ tự tin, hứng thú, mạnh dạn suy nghĩ để giải quyết các vấn đề
tiếp theo. Muốn vậy, trước hết cần phải lựa chọn một lôgíc bài học thích hợp, phân chia
bài học thành những nhiệm vụ nhận thức cụ thể phù hợp với năng lực của học sinh sao
cho họ có thể tự lực giải quyết được với cố gắng vừa phải. Bên cạnh đó, cần phải từng
bước rèn luyện cho học sinh thực hiện một số kỹ năng cơ bản bao gồm các thao tác chân
tay và các thao tác tư duy, giúp cho học sinh có khả năng quan sát, sử dụng các phương
tiện học tập...Cuối cùng là phải cho học sinh làm quen với các phương pháp nhận thức
vật lý phổ biến như phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự, phương pháp mô
hình...

9/59
Các pha của tiến trình dạy học giải quyết
vấn đề
CÁC PHA CỦA TIẾN TRÌNH DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Để phát huy đầy đủ vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động cá nhân và thảo luận tập
thể nhằm giải quyết vấn đề cũng như vai trò của giáo viên trong việc tổ chức, kiểm tra,
định hướng các hoạt động đó thì với mỗi nhiệm vụ nhận thức cần phải được thực hiện
theo các pha như sau:

Pha "Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu vấn đề"

- Pha thứ nhất: "Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hoá tri thức, phát biểu vấn đề". Trong
pha này, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện
thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đó, quan niệm và giải pháp ban
đầu của học sinh được thử thách và học sinh ý thức được khó khăn. Lúc này vấn đề đối
với học sinh xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vấn đề đó được chính thức diễn
đạt.

Pha "Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề"

- Pha thứ hai: "Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề".
Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động, xoay trở để vượt qua khó khăn.
Trong quá trình đó, khi cần phải có sự định hướng của giáo viên. Trong quá trình tìm
tòi giải quyết vấn đề, học sinh diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về cách giải
quyết vấn đề của mình và kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp. Dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, hành động của học sinh được định hướng phù hợp với tiến
trình nhận thức khoa học và thông qua các tình huống thứ cấp khi cần. Qua quá trình
dạy học, cùng với sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, các tình huống
thứ cấp sẽ giảm dần. Sự định hướng của giáo viên chuyển dần từ định hướng khái quát
chương trình hoá (theo các bước tuỳ theo trình độ của học sinh) tiệm cận dần đến định
hướng tìm tòi sáng tạo, nghĩa là giáo viên chỉ đưa ra cho học sinh những gợi ý sao cho
học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt
động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa là dần dần bồi dưỡng
cho học sinh khả năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình huống không
phải là quen thuộc đối với họ. Để có thể thực hiện tốt vai trò định hướng của mình trong
quá trình dạy học, giáo viên cần phải nắm vững quy luật chung của quá trình nhận thức
khoa học, lô gíc hình thành các kiến thức vật lý, những hành động thường gặp trong
quá trình nhận thức vật lý, những phương pháp nhận thức vật lý phổ biến để hoạch định

10/59
những hành động, thao tác cần thiết của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh một kiến
thức hay một kỹ năng xác định.

Pha "Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới"

- Pha thứ ba: "Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới". Trong pha này, dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tranh luận, bảo vệ cái xây dựng được. Giáo viên
chính xác hoá, bổ sung, thể chế hóa tri thức mới. Học sinh chính thức ghi nhận tri thức
mới và vận dụng.

Sơ đồ tiến trình dạy học giải quyết vấn đề

11/59
Tổ chức dạy học theo tiến trình trên, giáo viên đã tạo điều kiện thuận lợi để học sinh
phát huy sự tự chủ hành động xây dựng kiến thức đồng thời cũng phát huy được vai trò
tương tác của tập thể học sinh đối với quá trình nhận thức của mỗi cá nhân học sinh.
Tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề như vậy, hoạt động của học sinh đã được định
hướng phỏng theo tiến trình xây dựng kiến thức trong nghiên cứu khoa học. Như vậy
kiến thức của học sinh được xây dựng một cách hệ thống và vững chắc, năng lực sáng
tạo của học sinh từng bước được phát triển.

12/59
Thiết kế tiến trình dạy học bài: chuyển động
thẳng biến đổi đều gia tốc
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
BIẾN ĐỔI ĐỀU. GIA TỐC

Lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức của bài học.

13/59
Lựa chọn dụng cụ thí nghiệm để hỗ trợ hoạt động của học sinh trong dạy học

Để có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức theo tiến trình xây dựng kiến
thức trong sơ đồ trên, phương tiện thí nghiệm phải giúp cho học sinh có thể xác định
được vận tốc của các vật theo thời gian. Với các dụng cụ thí nghiệm như bộ cần rung
điện, bộ dùng tia lửa điện hay đồng hồ thời gian thì việc xác định nhiều giá trị vận tốc
trong quá trình chuyển động của vật đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian đo đạc, tính toán
nên không thể thực hiện trong một tiết học. Hơn nữa với việc sử dụng đồng hồ đo thời
gian thì việc xác định nhiều vận tốc tức thời trong một chuyển động lại phải thông qua
nhiều chuyển động được coi là giống nhau. Như vậy, việc xác định vận tốc của đồng
thời hai vật chuyển động để có thể so sánh chúng với nhau càng khó khăn hơn gấp bội.
Để giải quyết vấn đề đó, chúng ta sử dụng phần mềm phân tích video xác định được tọa
độ của các vật chuyển động tại mỗi thời điểm, sau đó máy tính sẽ giúp học sinh trong
việc tính toán vận tốc tức thời và cho các bảng số liệu v-t và vẽ các đồ thị v-t. Căn cứ
vào đó học sinh có thể đưa ra nhận xét về sự biến đổi của vận tốc theo thời gian cũng
như so sánh sự biến đổi vận tốc của hai chuyển động mà đưa ra khái niệm gia tốc.

Theo định nghĩa vận tốc trung bình, vận tốc tức thời, chúng ta có thể tính gần
đúng vận tốc của vật chuyển động tại mỗi thời điểm bằng cách tính vận tốc trung bình
trên quãng đường rất ngắn giữa hai điểm lân cận.

14/59
Ví dụ một vật chuyển động có các vị trí sau những khoảng thời gian bằng nhau
Δ t rất nhỏ là A, B, C, D thì vận tốc tức thời của chuyển động đó tại các điểm B, C có
thể được tính gần đúng theo công thức: VB = AC/2Δ t = (xC - xA)/2Δ t; VC = BD/2Δ t =
(xD - xB)/2Δ t

Trình bày kết quả thí nghiệm cần đạt được trong bài học.

Bảng tọa độ - thời gian và vận tốc - thời gian của hai xe trên đệm khí

15/59
Phân tích tiến trình dạy học

Để chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, phát biểu vấn đề, giáo viên bắt đầu từ việc
đưa ra một số ví dụ về chuyển động của các vật trong tự nhiên và yêu cầu học sinh so
sánh chuyển động của hai vật cùng chuyển động trên hai đệm khí đặt song song với
nhau. Bằng trực giác và kinh nghiệm của mình, học sinh trước hết có thể nhận thấy rằng
các chuyển động khác nhau là ở vận tốc và sự biến đổi vận tốc của chúng. Từ đó xuất
hiện nhu cầu tìm xem trong mỗi chuyển động biến đổi có thuộc tính gì đặc trưng cho sự
biến đổi vận tốc.

Nhằm giúp học sinh xác định điều kiện phải sử dụng để tìm hiểu về chuyển động,
giáo viên gợi ý học sinh tìm phương án thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi của vận tốc
theo thời gian. Học sinh đưa ra rằng thí nghiệm cần phải xác định được vận tốc của vật
chuyển động tại mỗi thời điểm và có thể sử dụng các bộ thí nghiệm mà học sinh đã
biết khi học chương trước như bộ thí nghiệm dùng cần rung điện hay dùng đồng hồ thời
gian... Việc tiến hành thí nghiệm với các bộ thí nghiệm này gặp khó khăn và cần nhiều
thời gian, hơn nữa do đã được làm quen với phần mềm phân tích video khi khảo sát
chuyển động thẳng đều nên học sinh cũng có thể nhanh chóng lựa chọn và sử dụng phần
mềm phân tích video để khảo sát các chuyển động biến đổi. Giáo viên giao cho học sinh

16/59
sử dụng phần mềm để phân tích đồng thời hai vật chuyển động tăng tốc trong cùng một
tệp phim nhằm so sánh chúng với nhau.

Học sinh hoạt động theo nhóm với phần mềm phân tích video, trong quá trình thao
tác với phần mềm, học sinh phải lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do phần mềm
đưa ra về dạng chuyển động, sự biến đổi của vận tốc... Ngoài việc tránh không để học
sinh chỉ biết kích chuột vào các núm chức năng khi sử dụng phần mềm thì những câu
hỏi này cũng góp phần rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy khoa học khi nghiên
cứu bằng thực nghiệm. Kết quả hoạt động với phần mềm phân tích video, học sinh sẽ
thu được đồng thời hai đồ thị vận tốc là những đường thẳng đi lên. So sánh hai chuyển
động này, học sinh thấy được sự giống nhau của chúng là vận tốc tăng tỉ lệ thuận với
thời gian. Điểm khác nhau là một vật có vận tốc tăng nhanh hơn vật kia. Chính vì sự
khác nhau này dẫn đến việc cần phải tìm đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc
của chuyển động, đó là độ biến thiên vận tốc trong một đơn vị thời gian. Từ đồ thị vận
tốc tà đường thẳng đi lên, học sinh viết được công thức vt = v0 + at và suy ra a = (vt -
v0)/Δ t chính là độ tăng vận tốc trong một đơn vị thời gian. So sánh hai đồ thị trên màn
hình, chuyển động nào có đồ thị dốc hơn thì có a lớn hơn và vận tốc tăng nhanh hơn.

Trong phần báo cáo kết quả và thảo luận, nếu học sinh mới chỉ dừng lại ở nhận
xét rằng hai chuyển động giống nhau ở chỗ đều có vận tốc tăng tỉ lệ thuận với thời gian
còn khác nhau ở chỗ vật nọ tăng tốc nhanh hơn vật kia thì giáo viên sẽ tiếp tục đưa ra
yêu cầu để học sinh đi tìm đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên vận tốc của chúng như
trên. Cuối cùng, giáo viên thông báo với học sinh rằng chuyển động của các vật như trên
gọi là chuyển động nhanh dần đều. Ngược lại, những chuyển động có vận tốc giảm tỉ lệ
nghịch với thời gian được gọi là chuyển động chậm dần đều. Cả hai loại chuyển động
được gọi chung là chuyển động biến đổi đều. Đại lượng a mà các em vừa tìm được gọi
là gia tốc của chuyển động. Do vận tốc là đại lượng véc tơ nên trong trường hợp tổng
quát, gia tốc là đại lượng véc tơ đặc trưng cho sự biến đổi của vận tốc cả về hướng và độ
lớn. Sau phần thông báo đó, giáo viên yêu cầu học sinh tự phát biểu định nghĩa chuyển
động biến đổi đều, định nghĩa và đơn vị của gia tốc.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

{Đề xuất vấn đề}

GV: Chuyển động của các vật trong tự nhiên nói chung đều là những chuyển động có
vận tốc biến đổi theo thời gian. Quan sát chuyển động của các vật, em có nhận xét gì về
vận tốc của chúng?

HS: Vận tốc của các vật khác nhau, sự biến đổi của vận tốc cũng khác nhau.

GV: Làm thế nào để có thể so sánh một cách định lượng sự biến đổi vận tốc của các vật?

17/59
HS: Cần phải tìm hiểu xem sự biến đổi vận tốc của một chuyển động có những đặc điểm
gì phân biệt với chuyển động khác.

{Xác định điều kiện cần sử dụng để giải quyết vấn đề}

GV: Đồng ý. Để tìm hiểu sự biến đổi vận tốc của một chuyển động theo thời gian thì
chúng ta cần phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?

HS: Do không có dụng cụ đo trực tiếp vận tốc tức thời của chuyển động nên chúng ta
phải dựa vào biểu thức định nghĩa v = Δ s/Δ t. Vậy phải xác định được tọa độ của vật
theo thời gian rồi suy ra vận tốc. Có thể sử dụng phương pháp dùng đồng hồ cần rung
hoặc phần mềm phân tích video.

GV: Đồng ý. Dùng đồng hồ cần rung, chúng ta có thể xác định được vị trí của vật sau
những khoảng thời gian bằng nhau. Khoảng cách giữa hai chấm liên tiếp chính là quãng
đường vật đi được trong thời gian đó. Vận tốc tức thời tại thời điểm đó gần đúng bằng
Δ s/Δ t. Tuy nhiên, với bộ thí nghiệm dùng cần rung điện thì việc khảo sát đồng thời hai
chuyển động và so sánh sự biến đổi vận tốc của chúng gặp nhiều khó khăn. Chúng ta
có thể sử dụng phần mềm phân tích video để thực hiện việc đó dễ dàng và nhanh chóng
hơn. Hãy sử dụng phần mềm để khảo sát các chuyển động đã cho trong tệp phim "Hai
vật chuyển động" và nhận xét về sự biến đổi vận tốc của chúng.

{Học sinh hoạt động tìm tòi giải quyết vấn đề}

HS: Vận tốc của các vật đều tăng tỷ lệ thuận theo thời gian vì có đồ thị v-t là đường
thẳng đi lên. (Hình 11)

GV: Như vậy, hai chuyển động này khác nhau ở điểm nào? Có thể dùng thuộc tính nào
để phân biệt chúng?

HS: Hai chuyển động khác nhau ở chỗ chúng có tốc độ tăng vận tốc khác nhau. Để phân
biệt hai chuyển động, chúng ta cần phải so sánh độ tăng vận tốc của chúng trong một
đơn vị thời gian.

Với vật 1: v1 = a1t + b1 a1 = (v1 - b1)/t

Với vật 2: v2 = a2t + b2 a2 = (v2- b2)/t

Vì vật 2 tăng tốc nhanh hơn nên a2 > a1

{Thể chế hóa tri thức}

GV: Đồng ý. Đại lượng đó đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc,
gọi là gia tốc. Chuyển động có vận tốc tăng tỷ lệ thuận với thời gian được gọi là chuyển

18/59
động nhanh dần đều. Ngược lại, những chuyển động có vận tốc giảm tỷ lệ nghịch với
thời gian gọi là chuyển động chậm dần đều. Hai loại chuyển động này được gọi chung
là chuyển động biến đổi đều.

Công thức tính gia tốc tìm được ở trên là gia tốc của chuyển động biến đổi đều. Trong
các công thức đó, b chính là vận tốc ở thời điểm t = 0. Do vận tốc là đại lượng véc tơ
nên gia tốc cũng là đại lượng véc tơ.

19/59
Thiết kế tiến trình dạy học bài: đường đi
trong chuyển động biến đổi đều
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI: ĐƯỜNG ĐI TRONG CHUYỂN
ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức

20/59
21/59
Lựa chọn dụng cụ thí nghiệm để hỗ trợ hoạt động của học sinh trong dạy học

Theo lô gíc hình thành kiến thức như trong sơ đồ trên thì trong thí nghiệm cần phải
xác định được tọa độ của vật chuyển động theo thời gian, vẽ được đồ thị tọa độ và chứng
tỏ được đồ thị đó có dạng là một parabol. Để xác định tọa độ của vật tại mỗi thời điểm
sau những khoảng thời gian bằng nhau ta có thể thực hiện được bằng phương pháp dùng
đồng hồ cần rung điện hay dùng tia lửa điện. Tuy nhiên, từ kết quả thí nghiệm thu được
trên băng giấy, để có được bảng số liệu và đồ thị thì cần rất nhiều thời gian để đo và vẽ
nên không thể hoàn thành trong một tiết học. Chính vì lý do này mà chúng có thể dùng
phần mềm phân tích video để học sinh sử dụng trong giờ học. Nhờ sự trợ giúp của máy
tính mà việc xác định tọa độ của vật và vẽ các đồ thị được thực hiện nhanh chóng, dành
thời gian cho các thao tác trí tuệ của học sinh. Học sinh sẽ sử dụng các bộ thí nghiệm
thực trong các buổi làm thí nghiệm thực hành.

Kết quả thí nghiệm:

22/59
Phân tích tiến trình dạy học

Trong pha chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên đặt ra cho học sinh bài
toán cần xác định vị trí tại thời điểm t của một vật chuyển động nhanh dần đều với vận
tốc ban đầu v0, gia tốc a. Với bài toán này, học sinh thấy rằng cần phải tìm hiểu xem
quãng đường mà vật chuyển động nhanh dần đều đi được phụ thuộc như thế nào vào
thời gian chuyển động. Học sinh phát biểu được vấn đề cần nghiên cứu là tìm công thức
tính đường đi trong chuyển động nhanh dần đều.

Để xây dựng được công thức đường đi trong chuyển động biến đổi đều, học sinh
cần phải nắm được cách biểu diễn đường đi trong chuyển động thẳng đều để từ đó suy
luận tương tự và đưa ra cách biểu diễn đường đi trên đồ thị vận tốc. Vì vậy, trước hết
giáo viên phải yêu cầu học sinh nhắc lại công thức tính đường đi trong chuyển động
thẳng đều, vẽ đồ thị vận tốc - thời gian trên hệ trục tọa độ v-t và cho học sinh thấy rằng
có thể biểu diễn đường đi bằng diện tích của hình chữ nhật giới hạn bởi đồ thị vận tốc
và các trục tọa độ. Sau khi học sinh đã nắm được cách biểu diễn đường đi như trên, giáo
viên gợi ý học sinh suy luận tương tự để đưa ra cách biểu diễn đường đi trong chuyển
động nhanh dần đều trên đồ thị vận tốc.

23/59
Học sinh được phân công thành các nhóm, có thể trao đổi và thảo luận để giải
quyết nhiệm vụ. Kết thúc phần này, học sinh đưa ra đường đi trong chuyển động thẳng
biến đổi đều được biểu diễn bởi diện tích của hình thang trên đồ thị vận tốc và xây dựng
được công thức đường đi s = v0t + at2/2.

Sau khi thành lập được công thức đường đi thì vấn đề đặt ra là phải kiểm tra
công thức đó bằng thực nghiệm. Một mặt, từ công thức đường đi, học sinh suy ra được
phương trình chuyển động, mặt khác do đã được làm quen với phần mềm phân tích
video trong các bài học trước nên học sinh có thể nhanh chóng lựa chọn phần mềm này
để giải quyết vấn đề đặt ra. Sử dụng phần mềm phân tích video khảo sát chuyển động
của một vật, học sinh thu được đồ thị v-t là đường thẳng chứng tỏ chuyển động là nhanh
dần đều. Sau khi vẽ đồ thi x-t và sử dụng đồ thị của hàm chuẩn trong phần mềm để đối
chiếu, học sinh kết luận được đồ thị x-t của chuyển động đó là một parabol. Kết quả này
phù hợp với công thức suy luận bằng lí thuyết, cho phép thừa nhận công thức đường đi
và phương trình chuyển động nêu trên.

Sau phần báo cáo và thảo luận, giáo viên xác nhận kết quả đó để học sinh chính
thức sử dụng trong việc giải các bài tập về chuyển động của các vật. Học sinh cũng sẽ
được tiếp tục sử dụng phần mềm phân tích video để khảo sát chuyển động của vật rơi tự
do, chuyển động của một vật bị ném thẳng đứng lên trên trong các bài học sau.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

{Đề xuất vấn đề}

GV: Một vật chuyển động nhanh dần đều trên một đường thẳng AB với gia tốc a. Tại
thời điểm t = 0 vật đi qua điểm A và có vận tốc v0. Xác định vị trí của vật ở thời điểm t.

HS: Để xác định được vị trí của vật tại thời điểm t, cần phải tính được quãng đường mà
vật đi được trong thời gian t. Tức là phải tìm hiểu xem quãng đường mà một vật chuyển
động nhanh dần đều đi được phụ thuộc như thế nào vào thời gian.

{Tìm điều kiện cần sử dụng để giải quyết vấn đề}

GV: Với chuyển động thẳng đều ta có s = vt, x = x0 + vt. Như vậy quãng đường mà vật
đi được phụ thuộc vào thời gian chuyển động và vận tốc của vật. Từ công thức s = vt ta
thấy có thể biểu diễn đường đi trên đồ thị vận tốc bởi diện tích của hình chữ nhật giới
hạn bởi đồ thị vận tốc và trục thời gian. Liệu có thể biểu diễn đường đi trong chuyển
động nhanh dần đều trên đồ thị vận tốc tương tự như trong chuyển động đều không?
Chú ý rằng nếu xét trong khoảng thời gian rất nhỏ thì vận tốc của chuyển động thay đổi
rất ít và chuyển động có thể coi gần đúng là đều.

{Học sinh hoạt động tìm tòi giải quyết vấn đề}

24/59
HS: Chia chuyển động của vật thành nhiều phần trong thời gian rất nhỏ. Tương tự như
chuyển động đều, quãng đường đi trong thời gian rất nhỏ đó được biểu diễn bởi diện tích
hình chữ nhật nhỏ tương ứng. Quãng đường mà vật đi được bằng tổng đường đi trong
các khoảng thời gian nhỏ được biểu diễn bằng hình thang giới hạn bởi đồ thị vận tốc và
trục thời gian.

GV: Từ cách biểu diễn đó, có thể suy ra công thức tính đường đi của chuyển động như
thế nào?

HS: Từ công thức tính diện tích hình thang, suy ra công thức đường đi là s=v0t + at2/2.

{Đề xuất vấn đề đòi hỏi phải kiểm nghiệm kiến thức}

GV: Bây giờ chúng ta cần phải kiểm tra kết quả tính toán đó bằng thực nghiệm. Để thực
hiện được điều đó thì phải có thí nghiệm như thế nào?

HS: Thí nghiệm phải xác định được x theo t. Có thể sử dụng phần mềm phân tích video.

GV: Đồng ý. Các em hãy lập phương trình chuyển động sau đó sử dụng phần mềm phân
tích video để khảo sát chuyển động đã cho trong tệp phim "Chuyển động nhanh dần
đều", đối chiếu với kết quả suy ra từ lý thuyết và đưa ra kết luận.

{Học sinh sử dụng phần mềm phân tích video để khảo sát chuyển động}

HS: x = x0 + s = x0 + v0t + at2/2.

Đồ thị v-t là đường thẳng (Hình 14).

Đồ thị x-t là đường parabol (Hình15). Kết quả phù hợp với lý thuyết.

{Thể chế hóa tri thức}

GV: Đúng vậy, các công thức mà các em vừa xây dựng được nghiệm đúng với một
chuyển động biến đổi đều bất kỳ, trong đó a, v là các giá trị hình chiếu của các véc tơ gia
tốc và vận tốc lên trục tọa độ. Phương trình x=x0+v0t+at2/2 gọi là phương trình chuyển
động.

25/59
Thiết kế tiến trình dạy học bài: chuyển động
ném ngang, ném xiên
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI: CHUYỂN ĐỘNG NÉM
NGANG, NÉM XIÊN

Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức

26/59
27/59
Lựa chọn thí nghiệm hỗ trợ hoạt động của học sinh trong dạy học

Để có thể tổ chức cho học sinh hoạt động tự chủ trong việc tìm hiểu quy luật
chuyển động của các vật bị ném ngang và ném xiên thì cần phải có phương tiện hỗ trợ
giúp học sinh có thể xác định được tọa độ của vật chuyển động theo thời gian. Các bộ
thí nghiệm thông thường như phương pháp dùng đồng hồ cần rung, đồng hồ hiện số hay

28/59
kể cả phương pháp dùng cảm biến quang điện đều không thể thực hiện được vì không
thể xác định trước quỹ đạo chuyển động của vật để bố trí dụng cụ thí nghiệm. Phần mềm
phân tích video được xây dựng để giải quyết vấn đề đó. Với việc sử dụng phần mềm
phân tích video học sinh có thể dễ dàng xác định được tọa độ x, y của vật chuyển động
sau những khoảng thời gian bằng nhau. Từ bảng số liệu thu được, phần mềm cho phép
tính được vận tốc vx, vy, vẽ được các tọa độ vx - t, vy- t, x-t, y-t (Hình 16,17,18,19). Căn
cứ vào các bảng số liệu và đồ thị, học sinh có thể dự đoán quy luật chuyển động của vật
và nhờ phần mềm kiểm tra dự đoán đó.

Tiến hành thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm

29/59
30/59
31/59
Phân tích tiến trình dạy học

Bài "Phương pháp tọa độ. Chuyển động của một vật bị ném ngang" được bố trí sau
khi học sinh đã học các định luật Niu tơn và các lực cơ học. Học sinh cũng đã nắm được
việc vận dụng phương pháp động lực học để giải các bài toán cơ học.

Nhằm chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên giao cho học sinh bài toán
xác định tầm xa của một vật bị ném theo phương ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu
v0. Đây là dạng chuyển động mà học sinh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và đều
biết rằng tầm xa phụ thuộc vào vận tốc ban đầu v0. Tuy nhiên, để có thể tính được tầm
xa thì cần phải tìm hiểu xem chuyển động của vật bị ném ngang có tuân theo quy luật gì
không. Giáo viên sử dụng các tệp phim ghi chuyển động của vật ném ngang, ném xiên
trong máy tính và quay lại theo từng cảnh để học sinh có thể quan sát rõ hơn quá trình
chuyển động của vật. Qua việc quan sát như trên, học sinh có thể sơ bộ thấy rằng hình
như chuyển động của các vật đều tuân theo một quy luật nào đó và bắt tay vào việc tìm
hiểu quy luật đó.

Do đã được làm quen và sử dụng phần mềm phân tích video trong các bài học
trước cho nên sau khi phát biểu được vấn đề cần nghiên cứu, học sinh có thể nhanh
chóng xác định được điều kiện cần sử dụng để tìm hiểu quy luật chuyển động là phần

32/59
mềm phân tích video. Giáo viên đồng ý với đề xuất của học sinh và giao cho học sinh
sử dụng phần mềm phân tích video để khảo sát chuyển động của một vật bị ném ngang
trong tệp phim.

Học sinh sử dụng phần mềm phân tích video khảo sát chuyển động của một vật bị
ném ngang trong tệp phim tương ứng. Kết quả thu được từ phần mềm là các đồ thị x-t,
y-t và x-y. Sử dụng các đồ thị hàm chuẩn có trong phần mềm để kiểm tra dạng đồ thị,
học sinh đi đến kết luận: đồ thị x-t là đường thẳng, xét theo phương ngang thì chuyển
động là đều; đồ thị y-t là parabol, theo phương thẳng đứng thì chuyển động là nhanh dần
đều.

Sau khi điều khiển học sinh báo cáo kết quả và thảo luận, giáo viên phân tích kết
quả thu được để làm rõ tính độc lập của chuyển động theo các phương và khái quát để
đưa ra phương pháp tọa độ. Học sinh tiếp tục viết các phương trình chuyển động theo
các trục tọa độ, suy ra phương trình quỹ đạo cũng như tầm xa của vật.

Đến đây, học sinh tiếp tục được giao bài toán nghiên cứu chuyển động của một
vật bị ném xiên lên góc α so với phương nằm ngang với vận tốc ban đầu v0, thành lập
phương trình chuyển động và phương trình quỹ đạo. Điều kiện cần sử dụng để giải bài
toán là phương pháp tọa độ và phần mềm phân tích video.

Học sinh vận dụng phương pháp tọa độ và đưa ra được các phương trình chuyển
động theo trục 0x và 0y: x = (v0cosα )t; y = (v0sinα )t + at2/2. Sử dụng phần mềm phân
tích video khảo sát chuyển động ném xiên, học sinh thu được các đồ thị x-t, y-t, y-x phù
hợp với kết quả lí thuyết. Giáo viên xác nhận những kết quả mà học sinh thu được để
học sinh chính thức sử dụng phương pháp tọa độ để giải các bài tập cụ thể về chuyển
động ném ngang, ném xiên.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

{Đề xuất vấn đề}

GV: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thấy các vật bị ném chuyển động theo
quỹ đạo cong rồi rơi xuống đất. Một bài toán luôn đặt ra trong thực tế là điểm rơi cách
chỗ ném đi bằng bao nhiêu và phụ thuộc như thế nào vào cách ném vật. Để tìm hiểu về
vấn đề này, chúng ta hãy giải bài toán sau:

Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h so với mặt đất với vận tốc ban đầu
v0. Hãy xác định khoảng cách theo phương ngang từ chỗ ném đến chỗ vật chạm đất (gọi
là tầm xa).

HS: Để tính được tầm xa thì trước hết phải tìm hiểu xem chuyển động của vật có tuân
theo quy luật gì không.

33/59
{Xác định điều kiện cần sử dụng để tìm hiểu quy luật chuyển động}

GV: Chúng ta có thể sử dụng lí thuyết gì hay thí nghiệm như thế nào để tìm hiểu về quy
luật của chuyển động ném ngang?

HS: Thí nghiệm cần phải xác định được tọa độ của vật theo thời gian, từ đó xem xét sự
phụ thuộc của tọa độ vào thời gian.

GV: Với các thí nghiệm mà em đã được biết thì có thể sử dụng bộ thí nghiệm nào?

HS: Do chuyển động của vật là chuyển động cong nên phải dùng phần mềm phân tích
video.

GV: Đồng ý. Do không thể xác định trước quỹ đạo của vật nên trong trường hợp này
chúng ta không thể sử dụng các bộ thí nghiệm quen thuộc như đồng hồ cần rung hay
đồng hồ hiện số mà phải dùng phần mềm phân tích video. Các em hãy sử dụng phần
mềm để phân tích tệp phim "Chuyển động ném ngang" mà chúng ta vừa quay hôm trước
để tìm hiểu về quy luật của chuyển động.

{Học sinh sử dụng phần mềm phân tích video để nghiên cứu chuyển động}

HS: Kết quả thí nghiệm cho thấy đồ thị x-t là đường thẳng xiên, theo phương 0x chuyển
động là đều. Đồ thị y-t là đường parabol, theo phương 0y chuyển động là nhanh dần đều
với gia tốc a = -g (rơi tự do).

GV: Căn cứ vào các đồ thị, hãy viết các phương trình chuyển động theo các phương 0x,
0y để từ đó suy ra quỹ đạo chuyển động và tầm xa.

HS: x = v0t , y = - gt2/2

y = - gx2/2v02 , s = v0?2h/g

{Thể chế hóa tri thức}

GV: Như vậy chúng ta thấy rằng chuyển động của vật có thể được phân tích thành 2
thành phần theo phương nằm ngang và theo phương thẳng đứng để nghiên cứu một cách
riêng rẽ. Khi đã xác định được quy luật chuyển động theo từng phương đó thì chúng ta
có thể xác định được các tọa độ x và y, vận tốc vx , vy và v ở mỗi thời điểm. Đó cũng
chính là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu một chuyển động cong bất kỳ gọi
là phương pháp tọa độ gồm các bước sau:

- Chọn hệ trục tọa độ và phân tích chuyển động phức tạp thành các chuyển động thành
phần đơn giản hơn trên các trục tọa độ.

34/59
- Khảo sát riêng rẽ các chuyển động thành phần trên các trục tọa độ.

- Phối hợp các lời giải riêng rẽ thành lời giải đầy đủ cho chuyển động thực.

{Đề xuất vấn đề vận dụng kiến thức}

GV: Bây giờ hãy vận dụng phương pháp này để giải bài toán chuyển động của một vật
bị ném lên xiên góc α so với phương ngang với vận tốc ban đầu v0 và sử dụng phần
mềm phân tích video để kiểm tra các kết luận thu được từ lý thuyết.

Kết quả thu được từ phần mềm: Đồ thị x-t là đường thẳng xiên, đồ thị y-t là đường
parabol, quỹ đạo y-x là đường parabol, phù hợp với các tính toán lí thuyết.

35/59
Thiết kế tiến trình dạy học bài: dao động
điều hòa. con lắc lò xo
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA. CON
LẮC LÒ XO

Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức

36/59
Lựa chọn thí nghiệm để hỗ trợ hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học

Dao động là dạng chuyển động lặp đi lặp lại xung quanh một vị trí cân bằng xác
định, vì vậy mà với phương pháp thí nghiệm thông thường như phương pháp dùng cần
rung điện hay dùng tia lửa điện không thể xác định được tọa độ của vật theo thời gian
do chúng bị chồng lên nhau. Để khắc phục, người ta đã chế tạo các bộ thí nghiệm ghi
đồ thị dao động điều hòa lên băng giấy chuyển động. Tuy nhiên đồ thị ghi được lại là đồ
thị tắt dần do ma sát giữa bút và giấy khá lớn nên không thể sử dụng các bộ thí nghiệm
đó trong tiến trình dạy học theo sơ đồ trên, hơn nữa việc xác định xem đồ thị ghi được
có đúng là đồ thị hàm sin hay không hết sức khó khăn. Phần mềm phân tích video được
xây dựng nhằm giải quyết những khó khăn đó. Nhờ phần mềm, ta có thể dễ dàng xác
định được tọa độ của vật dao động theo thời gian, vẽ được đồ thị tọa độ cũng như kiểm
tra dạng hình sin của đồ thị thu được bằng đồ thị hàm số chuẩn

Tiến hành thí nghiệm

37/59
Kết quả thí nghiệm

38/59
Phân tích tiến trình dạy học

Xuất phát từ một ví dụ cụ thể về dao động là con lắc lò xo trên đệm khí nằm ngang,
giáo viên đặt vấn đề tìm hiểu xem dao động của vật có tuân theo quy luật gì không.
Tương tự như các bài học trước, trong pha chuyển giao nhiệm vụ, giáo viên nêu các câu
hỏi để học sinh xác định được hướng nghiên cứu bằng con đường lí thuyết và con đường
thực nghiệm. Để tìm hiểu quy luật chuyển động bằng lí thuyết, học sinh biết được sẽ
phải vận dụng phương pháp động lực học, viết phương trình định luật 2 Niu tơn, còn
bằng thực nghiệm thì sẽ phải sử dụng phần mềm phân tích video.

Sau khi nhận nhiệm vụ, học sinh hoạt động theo nhóm, xác định được các lực tác
dụng lên vật và viết được phương trình -kx = ma. Trong quá trình học sinh hoạt động,
giáo viên đưa ra những gợi ý về mối liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và tọa độ để học
sinh tìm được a = x'', viết được phương trình x''=-kx/m. Học sinh chưa biết nghiệm của
phương trình vi phân hạng 2 này, tuy nhiên giáo viên không thông báo dạng nghiệm mà
chỉ gợi ý để các em có thể sử dụng phần mềm phân tích video phân tích chuyển động
của vật xem tọa độ x phụ thuộc như thế nào vào thời gian và sự phụ thuộc đó có phù hợp
với phương trình trên không. Với sự gợi ý này, học sinh sử dụng phần mềm phân tích
video và thu được đồ thị x-t. Kiểm tra dạng đồ thị bằng đồ thị hàm chuẩn trong phần
mềm, học sinh xác định được đồ thị x-t là một đường hình sin. Tọa độ x của vật phụ

39/59
thuộc vào thời gian theo quy luật hàm sin. Thử lại vào phương trình trên, học sinh thu
được nghiệm của phương trình có dạng x=Asin(ω t+φ ) với ω = ? k/m.

Trong phần báo cáo và thảo luận, giáo viên xác nhận những kết quả mà học sinh
thu được, thông báo rằng dao động của vật theo quy luật đó được gọi là dao động điều
hòa. Trong phương trình dao động, x là li độ, A là biên độ, ω và φ là các hằng số sẽ tìm
hiểu ý nghĩa trong các bài sau.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

{Đề xuất vấn đề}

GV: Trong tự nhiên có những chuyển động lặp đi lặp lại xung quanh một vị trí xác định
gọi là dao động như dao động của một chiếc lá cây khi có gió thổi, một con lắc đơn hay
một vật gắn với lò xo trên mặt phẳng ngang nhẵn (gọi là con lắc lò xo)...Qua quan sát,
chúng ta nhận thấy đặc điểm dao động của con lắc lò xo và của chiếc lá cây có sự khác
biệt. Theo em sự khác biệt đó là ở điểm nào?

HS: Chiếc lá dao động không theo quy luật nào cả, lúc nhanh, lúc chậm tùy theo gió thổi
còn dao động của con lắc lò xo diễn ra nhịp nhàng. Hình như dao động của vật tuân theo
một quy luật nào đó.

{Xác định điều kiện cần sử dụng để tìm hiểu quy luật dao động}

GV: Để tìm hiểu quy luật chuyển động chúng ta có thể sử dụng phương pháp lý thuyết
nào? Nếu khảo sát dao động bằng con đường thực nghiệm thì phải tiến hành thí nghiệm
như thế nào?

HS: Để nghiên cứu chuyển động của một vật bằng lý thuyết thì chúng ta có thể vận dụng
định luật 2 Niu tơn.

Thí nghiệm cần phải xác định được tọa độ của vật ở mỗi thời điểm và có thể sử dụng
phần mềm phân tích video.

GV: Đồng ý. Các em có thể áp dụng định luật 2 Niu tơn và sử dụng phần mềm phân tích
video để tìm phương trình chuyển động của vật khối lượng m gắn với lò xo có độ cứng
k trên đệm không khí.

{Học sinh hoạt động tìm tòi giải quyết vấn đề}

HS: Lực tổng hợp tác dụng lên vật là Fđh = - kx = ma...

GV: Phương trình trên có 2 ẩn số là a và x. Để tìm được phương trình chuyển động, tức
là tìm x thì ta phải tìm thêm phương trình nữa về mối liên hệ giữa a và x.

40/59
HS: Vì a = v' = x'' cho nên ta có - kx = mx''...

GV: Đây là phương trình mà các em chưa biết phương pháp giải. Để dự đoán nghiệm
các em có thể sử dụng phần mềm phân tích video tìm hiểu sự phụ thuộc của x và t, sau
đó thử lại với phương trình trên.

HS: Đồ thị x-t của vật có dạng hình sin. Nghiệm của phương trình có thể là một hàm sin
theo thời gian. Thử lại với phương trình thì thấy x=Asin(ω t+φ ) thỏa mãn, với .

{Thể chế hóa tri thức}

GV: Đúng vậy, dao động của vật với quy luật như trên, tức là có tọa độ biến đổi theo
thời gian theo quy luật hàm sin hay cosin, được gọi là dao động điều hòa. Trong đó x là
li độ, A là biên độ, ω và φ là các hằng số mà chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa vật lý
của chúng trong bài học sau.

41/59
Thiết kế tiến trình dạy học bài: định luật
bảo toàn động lượng
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
ĐỘNG LƯỢNG

Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức

42/59
43/59
Lựa chọn thí nghiệm hỗ trợ hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học

44/59
Để có thể tổ chức hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề của học sinh theo
tiến trình xây dựng kiến thức trong sơ đồ trên thì trước hết cần phải có phương tiện thí
nghiệm cho phép xác định được vận tốc của các vật trước và sau va chạm. Do quá trình
va chạm xảy ra rất nhanh, trong mỗi thí nghiệm lại phải xác định được đồng thời vận
tốc của các vật cả trước và sau va chạm (4 phép đo cần thực hiện cùng một lúc), phương
chuyển động của các vật sau va chạm lại không biết trước nên các bộ thí nghiệm thông
thường không thực hiện được. Với các bộ thí nghiệm hiện có như bộ thí nghiệm dùng
cần rung điện, bộ ghi quỹ đạo bằng tia lửa điện hay bộ thí nghiệm đệm không khí thì
mới chỉ có thể tiến hành cho trường hợp va chạm mềm cùng chiều mà trước va chạm
một trong hai vật đứng yên. Chính vì lý do đó nên chúng tôi xây dựng phần mềm phân
tích video nhằm hỗ trợ hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học bài này. Do tệp
phim video có thể quay đi quay lại nhiều lần nên với mỗi va chạm chúng ta có thể xây
dựng phần mềm để lần lượt xác định tọa độ của các vật trước và sau va chạm, sau đó
tính vận tốc tương ứng của chúng làm cơ sở để học sinh đưa ra và kiểm tra giả thuyết.
Để kiểm tra dự đoán nào thì học sinh chỉ việc đánh vào dòng "Dự đoán" công thức của
đại lượng đó rồi ấn "Enter". Kết quả tính tổng trước và sau va chạm tương ứng được đưa
ra màn hình cho phép nhanh chóng khẳng định hay bác bỏ giả thuyết. Cuối cùng, phần
mềm cho phép vẽ ra màn hình các véc tơ động lượng của các vật trước và sau va chạm,
chứng tỏ véc tơ tổng động lượng của các vật trước và sau va chạm bằng nhau.

Tiến hành thí nghiệm

45/59
Kết quả thí nghiệm

46/59
47/59
48/59
49/59
50/59
Phân tích tiến trình dạy học

Trước khi chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên thông báo về khái niệm
hệ kín và tư tưởng về các đại lượng bảo toàn trong hệ kín.

Nhằm chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh, trước hết giáo viên cho học sinh quan
sát lại một số va chạm giữa các vật trên đệm khí nằm ngang ở tốc độ bình thường và
quay chậm theo từng cảnh để học sinh có thể sơ bộ thấy được sự thay đổi vận tốc của
các vật sau khi chúng va chạm với nhau phụ thuộc vào khối lượng của chúng và phụ
thuộc vào kiểu va chạm. Câu hỏi đặt ra là: Đại lượng bảo toàn trong hệ kín gồm hai vật
va chạm trên đệm khí có quan hệ thế nào đến vận tốc và khối lượng của các vật đó?

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận tìm phương án thí nghiệm cần sử dụng
để tìm đại lượng có liên quan đến vận tốc và khối lượng có thể được bảo toàn trong
hệ. Học sinh có thể xác định được được yêu cầu của thí nghiệm là phải đo được vận
tốc của các vật trước và sau va chạm đồng thời cũng nhận thấy rằng với bốn đại lượng
cần đo đồng thời trong thời gian rất ngắn khi va chạm thì các dụng cụ thí nghiệm thông
thường không thực hiện được. Trên cơ sở đó, giáo viên đưa ra giải pháp là sử dụng phần
mềm phân tích video để phân tích lần lượt từng chuyển động của các vật trước rồi sau

51/59
va chạm và tính được các giá trị vận tốc tương ứng. Cũng chính nhờ quá trình thảo luận
như trên mà học sinh nắm được mục đích cũng như cách sử dụng phần mềm để khảo sát
va chạm và bắt tay vào thực hiện. Giáo viên giao cho mỗi nhóm học sinh phân tích một
loại va chạm trên đệm khí để tìm đại lượng bảo toàn.

Học sinh hoạt động theo nhóm với phần mềm phân tích video. Phần mềm cho
phép xác định được tọa độ của các vật trước và sau va chạm ghi vào 4 bảng tọa độ - thời
gian. Kích vào núm "Vận tốc trước và sau va chạm", phần mềm cho ra màn hình một
bảng ghi khối lượng và vận tốc của các vật trước và sau va chạm. Căn cứ vào bảng số
liệu đó, học sinh có thể đưa ra các dự đoán về đại lượng bảo toàn như mv, mv2/2...Để
kiểm tra đại lượng dự đoán là có được bảo toàn hay không, học sinh chỉ cần nhập vào
công thức của đại lượng đó vào dòng "Dự đoán". Trong quá trình hoạt động với phần
mềm, những nhóm được giao phân tích tệp phim ghi va chạm ngược chiều thấy mv
không bảo toàn trong khi các nhóm bên cạnh được giao phân tích tệp phim ghi va chạm
cùng chiều thì thấy mv được bảo toàn. Hai nhóm có thể trao đổi với nhau và phát hiện
được vai trò về hướng của vận tốc và dự đoán đại lượng được bảo toàn là mv. Ngay sau
đó các nhóm có thể kiểm tra lại bằng phần mềm và tìm thấy sự phù hợp. Trong phần học
sinh báo cáo kết quả và thảo luận, giáo viên xác nhận kết quả mà học sinh thu được và
nhận định rằng trong hệ gồm các vật va chạm chuyển động cùng phương trên đệm khí
thì đại lượng mv được bảo toàn.

Tiếp theo, giáo viên đặt vấn đề cần phải tìm hiểu xem đại lượng đó có bảo toàn
trong trường hợp hai vật va chạm chuyển động theo các phương bất kì không. Để giúp
học sinh xác định lí thuyết cần sử dụng để khảo sát va chạm, giáo viên nêu câu hỏi về
nguyên nhân làm biến đổi vận tốc của các vật trong va chạm. Từ câu hỏi của giáo viên,
học sinh liên hệ đến lực tương tác giữa hai vật trong va chạm và áp dụng định luật 2, 3
Niu tơn để suy ra mối liên hệ giữa gia tốc rồi vận tốc của các vật đó. Kết quả tìm được
cho thấy tổng mv của các vật trước và sau va chạm bằng nhau.

Sử dụng phần mềm phân tích video, sau khi xác định tọa độ, vận tốc và kiểm tra
đại lượng bảo toàn, học sinh kích vào núm "Kết quả", trên màn hình xuất hiện các véc
tơ tổng động lượng trước và sau va chạm có thể dịch chuyển để chúng chồng lên nhau.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

{Đề xuất vấn đề}

GV: Như chúng ta vừa phân tích, trong hệ kín có những đại lượng bảo toàn được phát
biểu bởi các định luật bảo toàn. Để đi tìm xem đại lượng nào được bảo toàn trong hệ kín,
trước hết chúng ta nghiên cứu sự va chạm giữa hai vật trên đệm khí nằm ngang. Các em
hãy quan sát lại sự va chạm giữa các vật trong tệp phim sau và dự đoán xem đại lượng
nào được bảo toàn. (Giáo viên lần lượt cho học sinh quan sát lại một số loại va chạm
gồm: vật khối lượng m1 chuyển động đến va chạm đàn hồi với m2=m1 đang đứng yên,

52/59
sau va chạm m1 dừng lại còn m2 bắn đi; vật khối lượng m1 chuyển động đến va chạm
đàn hồi với m2<m1 đang đứng yên; vật khối lượng m1 chuyển động đến va chạm đàn
hồi với m2>m1 đang đứng yên; vật khối lượng m1 chuyển động đến va chạm không đàn
hồi với m2 đang đứng yên; vật m1 và m2 chuyển động đến va chạm với nhau...)

HS1: Trong va chạm vận tốc của các vật bảo toàn.

HS2: Vận tốc không bảo toàn vì vận tốc của các vật sau va chạm phụ thuộc vào khối
lượng của chúng.

GV: Như vậy đại lượng nào có thể được bảo toàn?

HS: Vận tốc của các vật sau va chạm có phụ thuộc vào khối lượng của chúng.

Đại lượng bảo toàn có quan hệ đến cả vận tốc và khối lượng của các vật. Chúng ta phải
đi tìm đại lượng có mối quan hệ đó.

{Xác định điều kiện cần sử dụng để tìm đại lượng bảo toàn}

GV: Để tìm đại lượng đó thì có thể tiến hành thí nghiệm như thế nào? Thí nghiệm cần
phải xác định được những đại lượng nào?

HS: Thí nghiệm cần phải xác định vận tốc của các vật trước và sau va chạm.

GV: Như vậy chúng ta cần phải bố trí thí nghiệm để có thể cùng một lúc xác định được
4 giá trị vận tốc. Với các phương pháp đo vận tốc của một chuyển động mà em được
biết thì có thể sử dụng phương pháp nào trong trường hợp này? Với phương pháp đó thì
cần phải bố trí và tiến hành thí nghiệm như thế nào?

HS: Nếu sử dụng đồng hồ cần rung hay đồng hồ hiện số thì không được vì cho dù có
đủ cả 4 chiếc thì cũng không biết trước sau va chạm các vật sẽ chuyển động theo hướng
nào để đặt chúng...Có thể dùng phần mềm phân tích video vì tệp phim có thể quay đi
quay lại nhiều lần.

GV: Đồng ý. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm phân tích video để xác định tọa độ của
các vật trước và sau va chạm rồi tính vận tốc của chúng. Bây giờ tôi sẽ giới thiệu cách
sử dụng phần mềm này, sau đó các em tiến hành khảo sát các va chạm mà nhóm mình
được phân công và báo cáo kết quả.

{Học sinh sử dụng phần mềm để phân tích va chạm. Một số nhóm được giao phân tích
các va chạm mà các vật chỉ chuyển động theo cùng chiều, một số nhóm được giao phân
tích các va chạm mà các vật chuyển động ngược chiều nhau}

53/59
HS1 (Thuộc nhóm khảo sát va chạm cùng chiều): Trong va chạm đại lượng tính bằng
tích mv có thể được bảo toàn.

HS2 (Thuộc nhóm khảo sát va chạm ngược chiều): Trong va chạm không tìm thấy đại
lượng nào được bảo toàn.

GV: Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Các loại va chạm được khảo sát có điểm gì
khác nhau không?

HS: Sự khác nhau của các va chạm là ở chiều chuyển động của các vật.

GV: Đại lượng được bảo toàn có quan hệ gì không tới chiều chuyển động của các vật
đó?

HS: Có thể đại lượng bảo toàn là m[v]. Thử lại với phần mềm cho thấy trong các va
chạm thì đều có m[v] bảo toàn. (Ký hiệu véc tơ v là [v])

{Đề xuất vấn đề cần kiểm nghiệm kiến thức}

GV: Như vậy, trong hệ gồm các vật va chạm trên đệm khí thì mv được bảo toàn. Liệu
đại lượng đó có được bảo toàn trong hệ kín gồm các vật chuyển động theo các phương
bất kì đến va chạm với nhau không? Sự bảo toàn của đại lượng đó có phù hợp với các
định luật Niu tơn không?

{Tìm điều kiện cần sử dụng để giải quyết vấn đề}

HS: Vận tốc của các vật biến đổi do có lực tác dụng đã gây ra gia tốc theo định luật 2
Niu tơn. Các lực tương tác giữa hai vật tuân theo định luật 3 Niu tơn. Vận dụng định
luật 2 và định luật 3 Niu tơn có thể tìm được mối liên hệ giữa vận tốc và khối lượng của
các vật trong va chạm.

GV: Đúng vậy, các em hãy sử dụng các định luật Niu tơn để suy ra đại lượng bảo toàn
trong va chạm, sau đó sử dụng phần mềm phân tích video để kiểm tra kết quả.

{Học sinh tự lực giải quyết vấn đề}

HS: Những lực tương tác giữa hai vật tuân theo định luật 3 Niu tơn và gây ra gia tốc cho
các vật, dẫn đến sự biến đổi vận tốc.

54/59
Như vậy, trong va chạm tổng các véc tơ mv trước và sau va chạm bằng nhau.

Sử dụng phần mềm phân tích video thu được tổng các véc tơ mv trước và sau va chạm,
có thể dịch chuyển cho chúng chồng khít lên nhau. Kết quả thí nghiệm phù hợp với lí
thuyết.

{Thể chế hóa tri thức}

GV: So sánh kết quả thí nghiệm với kết quả suy ra bằng lý thuyết chúng ta thấy rằng
trong hệ gồm 2 vật va chạm trên mặt phẳng nằm ngang thì tổng các đại lượng tính bằng
tích giữa khối lượng của vật và véc tơ vận tốc của nó trước và sau va chạm không đổi.
Đại lượng đó được gọi là động lượng của vật. Với lý thuyết và thực nghiệm trong phạm
vi rộng hơn cho hệ kín đã dẫn đến xác nhận tổng véc tơ động lượng của hệ kín không
đổi được phát biểu bằng định luật bảo toàn động lượng. Em hãy phát biểu định nghĩa
động lượng và định luật bảo toàn động lượng.

55/59
Tài liệu tham khảo Giáo trình tổ chức hoạt
động nhân thức
Tài liệu tham khảo

1. Dương Trọng Bái, Tô Giang, Nguyễn Đức Thâm, Bùi Gia Thịnh (1994), Vật lý 10,
NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Ngọc Hưng (1997). Khai thác tiềm năng của phương tiện dạy học trong dạy
học vật lý ở trường phổ thông, Nghiên cứu giáo dục 97(10).

3. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

4. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương
pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm.

5. Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học vật lý ở trường trung học, NXB Giáo dục.

6. Phạm Hữu Tòng (2001). Chiến lược dạy học giải quyết vấn đề: tổ chức, định hướng
hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của học sinh. Bài giảng
chuyên đề cao học, Đại học sư phạm Hà nội.

7. Nguyễn Xuân Thành, Sử dụng máy vi tính và video trong dạy học các dạng chuyển
động cơ học, Tạp chí khoa học sư phạm số 3/2001.

8. Nguyễn Xuân Thành, Tổ chức hoạt động nhận thức tự chủ, sáng tạo trong dạy học
khái niệm gia tốc với sự hỗ trợ của phần mềm phân tích video, Tạp chí khoa học sư
phạm số 6/2002.

56/59
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong giảng dạy vật lý ở phổ thông
Biên tập bởi: Nguyễn Xuân Thành
URL: http://voer.edu.vn/c/3498af71
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Quan điểm hiện đại của dạy học vật lý


Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/6cab5671
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Cơ sở khoa học của việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy
học vật lí
Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/9c8c0fda
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề
Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/7c42c1e3
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Thiết kế tiến trình dạy học bài: chuyển động thẳng biến đổi đều gia tốc
Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/a5fa3e85
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Thiết kế tiến trình dạy học bài: đường đi trong chuyển động biến đổi đều
Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/260596bc
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Thiết kế tiến trình dạy học bài: chuyển động ném ngang, ném xiên
Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành

57/59
URL: http://www.voer.edu.vn/m/2637bc49
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Thiết kế tiến trình dạy học bài: dao động điều hòa. con lắc lò xo
Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/72a288c4
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Thiết kế tiến trình dạy học bài: định luật bảo toàn động lượng
Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/5187916b
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tài liệu tham khảo Giáo trình tổ chức hoạt động nhân thức
Các tác giả: PGS.T.S Nguyễn Ngọc Hưng, phamxuanque, Nguyễn Xuân Thành
URL: http://www.voer.edu.vn/m/dbd24a2c
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

58/59
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam

Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.

Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.

Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.

Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.

59/59

You might also like