You are on page 1of 2

Bài tiểu luận :

Họ và tên : Nguyễn Thế Hùng


MSSV 47.01.103.046 - Lớp Sư Phạm Tin B
Câu 1 : Bản chất và nguyên tắc của các hoạt động dạy học
Bản chất hoạt động dạy học là hoạt động nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn
của giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

Nguyên tắc dạy học là các luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn
bộ tiến trình dạy học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học phù hợp với mục đích dạy học .

Cơ sở khoa học xây dựng nguyên tắc dạy học gồm mục đích giáo dục,bản chất và các tính quy luật của
hoạt động dạy học , đặc điểm tâm sinh lí người học, những tư tưởng giáo dục tiến bộ và thành tựu của
khoa học dạy học.

Hệ thống nguyên tắc dạy học ở nhà trường phổ thông Việt Nam gồm

+ sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang bị cho học sinh hệ thống những tri thức khoa
học cơ bản , hiện đại về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, phải giúp học sinh tiếp cận với những
phương pháp học tập – nhận thức và phương pháp nguyên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau,
Hình thành thói quen suy nghĩ làm việc khoa học nghiêm túc.

+ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học

Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong dạy học là sự thống nhất giữa kiến thức và kỹ năng , giữa lí
thuyết và thực hành. Nguyên tắc này góp phần nâng cao giá trị thực tiễn của dạy học, làm cho người học
thấy được việc học tập có ích.

+ sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng trong dạy học

Dạy học là hoạt động nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên. Hoạt
động nhận thức của học sinh về cơ bản cũng diễn ra theo quy luật từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, từ tư duy trừu tượng tới thực tiễn. Như vậy, ở đây diễn ra sự di chuyển từ cái cụ thể đến cái
trừu tượng và ngược lại. Học sinh có thể nhận thức bằng con đường từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu
tượng đến cụ thể.Ở đây, cái cụ thể và cái trừu tượng thống nhất với nhau, đảm bảo cho học sinh hoàn
thành quá trình nhận thức trọn vẹn.

+ sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong dạy học.

Dựa vào những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, trong quá trình dạy học bao giờ cũng diễn ra sự phân
hóa trình độ của học sinh trong một lớp. Do vậy, người giáo viên trong quá trình xác định nhiệm vụ, lựa
chọn nội dung, phương pháp dạy học cần phải căn cứ vào khả năng học tập thực sự của học sinh ở mỗi
lứa tuổi, trong từng lớp học cụ thể .
Câu 2 : Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (Problem-based learning) và ví dụ
Cách thức và yêu cầu cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề

Xây dựng vấn đề nhận thức: Tùy theo nội dung bài học và đối tượng học sinh, giáo viên phải chọn nội
dung phù hợp để xây dựng thành các vấn đề nhận thức chứa dựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái cần
tìm.Vấn đề nhận thức được phát biểu dưới dạng câu hỏi, bài tập, bài toán, tình huống, dự án… để học
sinh giải quyết.

- Tạo tình huống có vấn đề :

Tạo tình huống có vấn đề là những cách thức giáo viên đặt vấn đề nhận thức trước học sinh, làm
cho học sinh cảm thấy khó khăn, lúng túng, căng thẳng về trí tuệ mà với tri thức, kỹ năng, kinh
nghiệm đã có họ chưa giải quyết được vấn đề đó, đòi hỏi phải tìm tòi những tri thức mới, cách thức
giải quyết mới.Từ đó kích thích động cơ , hứng thú nhận thức, tính tò mò ham hiểu biết, khám phá
và tích cực, độc lập, sáng tạo để giải quyết vấn đề.

- Tổ chức cho người học giải quyết tình huống có vấn đề :

Sau khi đã nêu vấn đề nhận thức và đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, giáo viên cần tổ chức,
hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ nhận thức
của học sinh. Ở mức cao nhất của dạy học giải quyết vấn đề nghiên cứu, giáo viên tổ chức, hướng
dẫn người học giải quyết vấn đề theo bốn giai đoạn và các bước như sơ đồ trên.

- Kết luận vấn đề :

Sau khi học sinh giải quyết vấn đề, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá kết quả thu
được, kết luận, rút ra những vấn đề mới về kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp nhận thức.

Ví dụ phương pháp dạy học dựa vào vấn đề :

Cho bài toán tiểu học 8:2(2+2) = ?

Một bạn đã giải như sau 8 : 2 . 4 = 8 : 8 = 1

Kiểm tra xem cách làm trên đã đúng chưa ? Nếu chưa đúng thì sửa lại.

Khi giải bài toán này, Học sinh được đặt vào một tình huống gợi vấn đề với nhiệm vụ là phát hiện
nguyên nhân và sửa chữa sai lầm. Đó là một tình huống gợi vấn đề đối chiếu với ba điều kiện của tình
huống gợi vấn đề ta thấy :

1 Học sinh chưa có sẵn câu trả lời và cũng không biết một thuật giải nào để có câu trả lời.

2 Học sinh có nhu cầu giải quyết vấn đề, họ không thể chấp nhận để nguyên nhân sai lầm mà không
sửa chữa

3 Vấn đề này liên quan đến những kiến thức có sẵn của họ, không có gì vượt quá yêu cầu, họ thấy
nếu tích cực suy nghĩ vận dụng kiến thức đã học thì có thể tìm ra nguyên nhân sai lầm và sửa chữa
sai lầm

You might also like