You are on page 1of 8

LÍ THUYẾT

Câu 26. Các nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học tiểu học?
* Nội dung dạy học tiểu học được xây dựng theo 8 nguyên tắc sau
1. Phải đảm bảo với mục đích giáo dục tiểu học, góp phần chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên bằng nhiều con đường hoặc bước vào cuộc sống lao động thích
hợp.
2. Phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối của giáo dục
3. Hệ thống tri thức được cung cấp vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính hiện đại.
4. Phải đảm bảo tính tích hợp cao của môn học.
5. Phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục phổ thông, giáo dục kĩ thuật tổng
hợp và giáo dục định hướng nghề cho học sinh
6. Phải đảm bảo học đi đôi với hành, hoạt động nội khóa kết hợp với hoạt động
ngoại khóa.
7. Phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, đặc điểm giới tính của học
sinh tiểu học.
8. Phải đảm bảo nội dung chương trình mang tính thống nhất chung trong toàn
quốc, đồng thời phải tính đến đặc điểm riêng của từng vùng, miền

Câu 27. Các thành phần của nội dung dạy học tiểu học?
+ Hệ thống những tri thức tự nhiên, về xã hội, kĩ thuật và cách thức hoạt động
được sắp xếp theo một logic chặt chẽ, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
+ Hệ thống những kĩ năng, kĩ xảo cả lao động trí óc cả lao động chân tay. Các thao
tác về kỹ năng, kĩ xảo là việc học sinh phải vận dụng các tình huống tương tự, còn
kĩ xảo là các hành động đã được tự động hóa

+ Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. Các hoạt động sáng tạo này
chính là giúp học sinh phát hiện cái mới cho bản thân không những về mặt tri thức
mà còn về cách thức hoạt động nhận thức thông qua nội dung thực hành về kĩ năng
và kĩ xảo.

+ Hệ thống tiêu chuẩn thái độ, đạo đức, niềm tin, thế giới quan, nhân sinh quan
hay nói cách khác là hình thành kiểu nhân cách cho người học mà XH đòi hỏi
thông qua nội dung dạy học

=> Nội dung dạy học tiểu học vừa mang tính dạy học,vừa mang tính giáo dục.
Điều này chứng tỏ các thành phần của nội dung dạy học tiểu học phản ánh rõ
nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa khoa học và giáo dục trong quá trình dạy
học. Nó thể hiện quan điểm thông qua việc dạy chữ và dạy người trong dạy học
tiểu học

Câu 28. Một số đặc điểm của phương pháp dạy học tiểu học
Zống câu 31 ó hihi rảnh thì kéo xuống coi choa zui

Câu 29. Hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở nước ta hiện
nay?
+ Hình thức tự lên lớp
+ Hình thức tự học
+ Hình thức thảo luận
+ Hình thức phụ đạo
+ Hình thưc tham quan
+ Hình thưc lớp ghép
+Hình thức giao dục từ xa

Câu 30. Hệ thống phương pháp dạy học Tiểu học ở nước ta?
+ Các phương pháp dùng lời và chữ ( thuyết trình, vấn đáp, nghiêng cứu SGK và
tài liệu học tập)
+ Nhóm các PP dạy học trực quan ( PP quan sát, PP trình bày trực quan,)
+ Nhóm các phương pháp học thực hành ( PP làm thì nghiệm, PP luyện tập, PP ôn
tập, PP trò chơi)
+ Nhóm PP dạy học tích cực ( dạy học nêu vấn đề, động não, thảo luận nhóm,..)
+ Kiểm tra đánh giá tri thức của học sinh

Câu 31. Đặc điểm của phương pháp dạy học Tiểu học?
+Phụ thuộc vào nội dung dạy học tiểu học nên sử dụng kết hợp các phương pháp
truyền thống và phương pháp hiện đại
+Phụ thuộc vào các đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Các phương
pháp khi sử dụng nên đan xen lẫn nhau trong một giờ lên lớp, bởi sự tập trung chú
ý ở trẻ em kém bền vững, kéo dài không lâu.
+Phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như các phương tiện trực quan, hình thức tổ
chức dạy học...
+Phụ thuộc vàokhả năng sư phạm của người giáo viên. Có thể nói “Dạy học là một
nghệ thuật”

Câu 32. Bản chất, ưu, nhược điểm của phương pháp vấn đáp?
* BẢN CHẤT: Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ
thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự
khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những
kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở
rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục
đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri
thức.
* ƯU ĐIỂM:
- Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực
hoạt động nhận thức của họ.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một
cách chính xác, đầy đủ, xúc tích.
- Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp thời
để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Đồng thời qua đó mà học
sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp tjời điều chỉnh hoạt động nhận thức – học
tập của mình

* NHƯỢC ĐIỂM:
+ Nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên
lớp+ Biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không
thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung.
+ Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh
hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.
Câu 33. Ưu, nhược điểm của phương pháp thuyết trình. Yêu cầu
khi sử dụng phương pháp thuyết trình?
* ƯU ĐIỂM:
+ Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp,
chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một
cách sâu sắc.
+ Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết
vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một
cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm
của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp và
diễn cảm.
+ Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học
sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghi nhớ
được bài học.
+ Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri
thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc

* NHƯỢC ĐIỂM
+ Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với tư duy tái
hiện, do đó làm cho họ chóng mệt mỏi.
+ Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói.
+ Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng
như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh.

* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình:
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần:
+ Trình bày chính xác các hiện tượng,sự kiện, khái niệm, định luật, vạch ra bản
chất của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng, chính trị của tài liệu học tập.
+ Trình bày phải đảm bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nói gọn, rõ,
sáng sủa, giàu hình tượng, chuẩn xác, xúc tích.
+ Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướng dẫn tư duy
của học sinh thông qua giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đổi thích hợp, qua các
mẩu chuyện vui đúng lúc, qua cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kết hợp lời nói
với điệu bộ, nét mặt, biết đưa những lời trích dẫn vào đúng lúc, đúng chỗ.
+ Trình bày phải đảm bảo cho học sinh ghi chép được những vấn đề cơ bản và qua
đó mà dạy cho họ biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng.

BÀI TẬP
Câu 19. Vận dụng phương pháp nêu gương, tổ chức quá trình giáo dục hình thành
một chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học.

VD: Nhặt được của rơi trả người bị mất

Vào tiết sinh hoạt lớp thông thường sẽ mời những bạn vi phạm lên thì thay vào đó
sẽ mời những bạn có thành tích tốt lên để nêu gương. Cô mời bạn A lên trước lớp
và nói: “Công an họ nói, tối qua bạn A đã nhặt được cái bóp trong đó có chiếc điện
thoại và 1 triệu đồng. A không biết ai đánh rơi nên đã mang đến đồn công an nhờ
các chú tìm giúp”.

Nghe đến đây, tất cả các em học sinh đều ồ lên vui mừng trong tiếng thở phào nhẹ
nhõm. Cô nói tiếp : “Các con thấy hành động của bạn A thế nào?”.

Nhiều cánh tay giơ lên xin được trả lời. Các em thi nhau nói: Nào là A thật thà, rất
đáng khen, A là một học sinh ngoan, một người tốt… Tiếp lời các em, cô biểu
dương em A trước toàn lớp. Cô đề nghị tất cả các bạn học sinh trường mình phải
học tập và noi gương bạn. A bước xuống lớp trong tiếng vỗ tay không ngớt của
mọi người.

Tôn vinh những việc làm tốt trước tập thể có sức lan tỏa rất lớn tới mọi người, nó
có tác dụng gấp nhiều lần những phương pháp giáo dục khác. Kể từ sau lần đó, học
sinh các lớp của trường luôn thể hiện lòng thật thà của mình bằng việc trả lại
những đồ vật các em nhặt được

Câu 20. Vận dụng phương pháp yêu cầu sư phạm, tổ chức quá trình giáo dục nội
quy nhà trường cho học sinh tiểu học.
VD Giờ sinh hoạt lớp đưa ra các quy định của Nhà trường
- GV đọc nội quy cho HS nghe.
1. Học tập
2. Trang phục:
- Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.
- Tự giác học bài, làm bài trước khi đến lớp.
- Phải có đủ dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV chủ nhiệm.
- Mặc quần xanh, áo trắng, quần áo sạch xẽ, mang giày (dép có quai hậu) đi học.
- Chải tóc gọn gàng, rửa mặt sạch sẽ trước khi đi học.
- Móng tay, chân được cắt ngắn.

* Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm


- Lần lượt các nhóm HS trình bày ý kiến của nhóm.
- Nhà trường quy định mỗi HS trong trường học cần thực hiện điều gì trong
học tập? Các bạn đã làm tốt hết chưa ?
- Bạn hãy nêu những yêu cầu trong học tập mà nội quy đề ra?
- Bạn đã thực hiện nội quy như thế nào? Nội quy nào chưa thực hiện tốt?

Câu 21. Vận dụng phương pháp tập luyện, Tổ chức quá trình giáo dục chuẩn mực
hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học.

VD: Giáo viên tổ chức hoạt động Một ngày làm bác nông dân cho học sinh

+ Chuyến đi trải nghiệm có sự tham gia của các bạn học sinh khối lớn 5 tuổi. Sau
khi có kế hoạch tổ chức trải nghiệm của nhà trường, cô giáo chủ nhiệm đã tiến
hành thông báo để phụ huynh đăng ký cho con tham gia

Trong buổi trải nghiệm, các con đã được hòa mình vào thiên nhiên, không gian
xanh thoáng mát của ruộng vườn, tìm hiểu thêm nhiều điều mới lạ và bổ ích. Buổi
trải nghiệm đầy ắp những tiếng cười, sự tò mò, thích thú và những câu hỏi ngây
ngô của các con khi được tận mắt nhìn thấy những luống rau xanh mướt, thẳng tắp;
thấy cách các bác nông dân dẫn nước vào ruộng để tưới cây; cùng nhau vào vườn
rau, “tập làm bác nông dân” trồng rau; thu hoạch đỗ, cà chua, dưa chuột và quan
sát các bác nông dân làm việc.
=> Những gì được chứng kiến cùng lời giới thiệu, giải thích của cô giáo giúp
các con thấu hiểu hơn rằng để trồng được một luống rau, một loại quả ngon
người nông dân đã vất vả như thế nào. Nhờ đó, các con biết trân trọng và yêu
thích hơn món rau xanh trong những bữa ăn hàng ngày, biết được tầm quan
trọng của những người nông dân làm việc vất vã để các con thấu hiểu và luôn
có tình yêu thương đến với những người lao động chân chính.

Câu 22. Vận dụng phương pháp kể chuyện, tổ chức quá trình giáo dục hình thành
một chuẩn mục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học.

VD: Câu chuyện Ăn khế trả vàng

Những nghĩ suy về tình anh em


Ý muốn nói, anh em ruột thịt là khối gắn kết không thể tách bỏ, song trên thực tế
không phải bất cứ anh em nào cũng đoàn kết yêu thương lẫn nhau, mà vẫn tồn tại
sự đấu đã, tranh giành các lợi ích vật chất mà quên đi giá trị thật sự của tình anh
em. Cây khế vẽ nên một hiện thực như thế, người anh vì tài sản cha mẹ để lại mà
trở mặt với người em ruột thịt của mình. Không đoái hoài đến sống chết của người
em, đồng tiền chi phối lương tâm của người anh, vắt kiệt đi tính người trong họ.
Sự tham lam là con dao giết chết chính mình
Sống trên đời ta nên biết thế nào là đủ, nên hài lòng với những gì ta có thay vì
tham lam những thứ không phải là của mình. Người anh không ngờ rằng chính vì
bản tính tham lam của mình nên đã bị rơi xuống vực thảm, mặc cho chim đã cố
gắng nhắc nhở nhưng người anh không hề nghe vẫn muốn giữ lại tất cả.
Bài học về đền ơn đáp nghĩa
Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói trả vàng để được ăn khế thôi, nên cũng không
suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ
khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như
đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính
biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình. Cây khế là một trong những
truyện cổ tích tiêu biểu cho tư tưởng “ Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta.

You might also like