You are on page 1of 9

Phần 1: Nêu vấn đề

ĐỀ TÀI: HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

Phần 2: Giải quyết vấn đề


I. Hình thức tổ chức dạy học là gì?
- Hình thức tổ chức dạy học là quá trình tổ chức quá trình dạy học chuyên nghiệp trong
các cơ sở giáo dục chuyên trách, trong đó diễn ra sự liên kết một cách thống nhất giữa
hoạt động dạy học và hoạt động học và sự tương tác đa chiều giữa những chủ thể dạy và
học.
- Mỗi hình thức tổ chức dạy học thực hiện một nội dung nhất định, được tổ chức theo
một trình độ nhất định với một chế độ học tập và trong một không gian, thời gian nhất
định nhằm đạt được mục tiêu dạy và học đã đặt ra.

- Vận dụng vào hoạt động giáo dục có thể nói hình thức tổ chức dạy học là
cách tổ chức, sắp xếp các biện pháp sư phạm. Từ đây ta có thể định nghĩa: “
Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp và tiến hành các buổi
dạy học”.
- Hình thức tổ chức dạy học thay đổi tuỳ theo mục đích, nhiệm vụ dạy học, tuỳ theo số
lượng người học. Các nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học đều
được tiến hành trong các hình thức tổ chức dạy học.

II. Phân loại các hình thức tổ chức dạy học:


Cho đến nay trong các tài liệu về hình thức tổ chức dạy học ở nước ta cũng như nước
ngoài chưa có được một sự phân loại rõ ràng, chưa được mọi người thừa nhận về các
hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên, dựa vào lịch sử phát triển của các hình thức tổ
chức dạy học, cách sắp xếp hình thức tổ chức dạy học của các tác giả, căn cứ vào kinh
nghiệm của một số giáo viên, chúng ta có thể quy ước chia sẻ hình thức tổ chức dạy học
ra làm ba loại tùy theo tính chất, chức năng của chúng. Đó là các hình thức tổ chức nhằm
tìm tòi tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo; các hình thức tổ chức có tính chất ngoại
khóa.
* Loại 1: Các hình thức tổ chức dạy học nhằm tìm tòi tri thức, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo
bao gồm: lên lớp ( lớp bài ), Seminar, các buổi thực hành, các buổi học ở phòng thí
nghiệm, thực hành học tập và thực hành sản xuất, bài tập nghiên cứu, công tác độc lập
của học sinh ( tự học)
Hệ thống lớp - bài ( hay còn gọi là lên lớp) là hình thức tổ chức dạy học cơ bản, có nhiều
khía cạnh tích cực. Nó đáp ứng được tốt nhất những yêu câu của giáo dục học và tâm lý
học, những yêu câu này xuất phát từ quy luật của quá trình lĩnh hội tài liệu học tập.
* Đặc điểm của hệ thống lớp - bài:
- Học sinh được chia thành lớp với số lượng và thành phần ổn định theo lứa tuổi, theo
trình độ nhận thức.
- Mỗi lớp học sinh học theo một nội dung được quy định cụ thể trong một kế hoạch, một
chương trình dạy học.
- Thời gian được chia thành từng tiết, trình tự các tiết lên lớp được sắp xếp theo một thời
khóa biểu chặt chẽ.
* Ưu điểm:
- Bảo đảm cho dạy và học tiến hành có mục tiêu, có kế hoạch, có hệ thống.
- Đào tạo được hàng loạt học sinh theo yêu cầu của xã hội.
- Bảo đảm công tác dạy học đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
-Tạo điều kiện dễ dàng cho việc lập kế hoạch, chương trình môn học, đảm bảo sự thống
nhất trong cả nước.
* Nhược điểm:
-GV ít có thời gian chú ý tới từng học sinh cá biệt.
- HS dễ thụ động trong việc nắm tri thức.
* Loại 2: Các nhăm kiêm tra và đánh giá tri thức kỹ năng, kỳ xảo bao gồm: kiểm tra, sát
hạch, thi học kỳ, thi lên lớp, thi tốt nghiệp...
* Loại 3: Các hình thức tổ chức dạy học có tính chất ngoại khóa bao gồm: các nhóm khoa
học của học sinh, câu lạc bộ khoa học của học sinh, các hình thức tổ chức phổ biến khoa
học của học sinh, các hoạt động xã hội của học sinh và hội nghị học tập của học sinh.
- Tham quan là hình thức tổ chức dạy học đảm bảo cho học sinh làm quen với các sự vật,
hiện tượng trong thực tế. Tham quan được tiến hành khi cần nghiên cứu sâu rộng một tài
liệu học tập hoặc những vấn để không thể thực hiện được trong phạm vi tiết học theo kế
hoạch của công tác ngoại khóa.

III. Có mấy loại hình thức tổ chức dạy học? Liệt kê?
1) Dạy học cả lớp:
a. Khái niệm:
Dạy học cả lớp mà hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ
học sinh trong lớp học. Theo hình thức tổ chức dạy học này hoạt động trong giờ chủ yếu
là giáo viên, học sinh làm ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
b) Ưu điểm:
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống, logic.
- Giáo viên dễ điều hành và quản lí lớp.
- Giáo viên dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương
trình, hạn chế lệ thuộc môi trường xung quanh.
- Trong một thời gian ngắn giáo viên có thể cung cấp nhiều kiến thức.
c) Nhược điểm:
- Giáo viên hoạt động nhiều, học sinh ít làm việc và nhận thức thụ động
- Học sinh phải quan sát, tiếp thu phàn lớn kiến thức qua tranh ảnh, ngôn ngữ, ít có điều
kiện vận dụng, thực hành.
- Học sinh ít có điều kiện làm việc với các phương tiện học tập cá nhân để suy nghĩ, phát
huy khả năng bản thân.
d) Lưu ý:
- Không sử dụng hình thức tổ chức dạy học này cho toàn tiết học, chỉ nên sử dụng ở đầu
hoặc cuối tiết hoặc trong các trường hợp kiểm tra, đặt vấn đề vào bài mới, hướng dẫn học
ở nhà,v.v…
- Cần kết hợp hình thức tổ chức dạy học cả lớp với các hình tức dạy học khác.
- Khi dạy học, giáo viên phải luôn đứng ở vị trí mà mọi học sinh trong lớp có thể nhìn
thấy rõ nhất, hướng dẫn phải rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ thông tin.
- Giáo viên cần lưu ý đến những em học sinh cần được quan tâm để đảm bảo học sinh
đều lĩnh hội được hết nội dung của bài.
- Bằng lời nói, câu hỏi hấp dẫn, giáo viên phải đảm bảo sự thu hút của toàn bộ học sinh ở
mọi vị trí trong lớp.
2. Dạy học theo nhóm:
a) Khái niệm:
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó học sinh được tổ chức
để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. Hình
thức tổ chức dạy học này khai thác trí tuệ của tập thể học sinh, đồng thời học sinh rèn
luyện thông qua hoạt động tập thể.
b) Ưu điểm:
- Học sinh dễ học hỏi lẫn nhau, từng em có thể bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của
người khác để có thể hoàn thành nhiệm vụ và hạn chế sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên,
trên cơ sở đó, hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.
- Hình thức tổ chức dạy học này là dịp để học sinh phát huy vai trò trách nhiệm trong học
tập, điều đó làm phát triển kỹ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác,
phối hợp với các bạn khác.
- Tạo điều kiện cho học sinh cách lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn để có thể bổ
sung vốn kiến thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình ( thu thập thông tin ).
- Khi học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên có điều kiện tập trung để quan sát, theo dõi
hoạt động của từng học sinh, giúp các em gỉi quyết khó khăn trong quá trình học tập
khiến hiệu quả dạy học được nâng cao.
c) Nhược điểm:
- Áp dụng phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học dễ gây ồn,
ảnh hưởng tới các lớp học khác.
- Do thời gian hạn định của tiết học nên tổ chức không hợp lí sẽ mất thời gian, bài dạy
khó hoàn thành.
d) Lưu ý:
- Cần linh hoạt trong việc chia nhóm theo từng tháng sao cho vừa thuận tiện trong việc
theo dõi tổ chứ học tập theo nhóm, vừa giúp học sinh ở các trình độ học tập khác nhau có
thể trao đổi với nhau.
- Nên duy trì nhóm từ 3-5 học sinh.
- Nên sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các hoạt động học tập, lao động và vui
chơi.
3. Dạy học cá nhân:
a) Khái niệm:
Là hình thức giáo viên dạy học trực tiếp cho một cá nhân hoặc giáo viên có thể sử dụng
các tài liệu, phương tiện dạy học, giao việc cụ thể cho từng học sinh. Giáo viên cũng có
thể yêu cầu từng em làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học,
điều tra… Sau đó, từng học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
b) Ưu điểm:
- Giáo viên có thể giúp đỡ học sinh kém theo kịp chương trình học tập bằng cách gợi ý,
tháo gỡ khó khăn trong cách làm bài, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh giỏi học giỏi
hơn nữa bằng cách gợi ý, hướng dẫn các bài tập phát triển, các bài tập nâng cao đáp ứng
nhu cầu đào tạo người tài cho đất nước.
- Tạo sự bình đẳng để mỗi học sinh có thể phát triển theo năng lực và sở trường của
mình. Đồng thời tạo mối quan hệ thân mật của giáo viên với từng em học sinh trên cơ sở
tôn trọng nhân cách của các em trong học tập.
- Thông qua giao việc cụ thể cho từng học sinh, buộc học sinh phải tích cực học tập, tự
mình phát hiện ra kiến thức.
- Phù hợp với chương trình học tập dành cho các lớp ghép.
c) Nhược điểm:
Trong một số tiết học, khó có thể sử dụng nhiều thời gian cho hình thức dạy học này vì
ảnh hưởng đến việc hoàn thành nội dung bài học.
d) Lưu ý:
- Để thực hiện có kết quả, ngoài nghệ thuật phối hợp, điều hành hợp lí các hoạt động của
lớp, không thể thiếu sự đóng góp của các tài liệu, phương tiện dạy học, đặc biệt là phiếu
học tập.
- Giáo viên nên nói vừa đủ để hai người nghe, không làm ảnh hưởng tới các học sinh
khác và cần khuyến khích người học trình bày ý kiến của mình.
- Thời gian hướng dẫn cho một cá nhân không nên kéo dài ( chỉ từ 3-5 phút ) để có điều
kiện dạy học cho số đông cả lớp.
4. Dạy học ngoài lớp:
a) Khái niệm:
Là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh . Thông qua
việc quan sát thiên nhiên, học sinh thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ
môi trường sống.
b) Ưu điểm:
- Tổ chức dạy học ngoài lớp sẽ thích hợp cho việc sử dụng các phương pháp dạy học dễ
gây hứng thú và học tập tích cực cho học sinh.
- Tổ chức học ngoài lớp sẽ giúp học sinh tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không
phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. Học sinh sẽ hình thành những biểu
tượng rõ ràng về thế giới tự nhiên - xã hội xung quanh. Các em vừa nâng cao hiệu quả
quan sát, và tích luỹ được nhiều tài liệu qua tri giác làm cơ sở cho tư duy.
- Học sinh có điều kiện gần gũi, hiểu biết thêm về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ
thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
- Những hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở
trường đồng thời có tác dụng hình thành thói quen tự giác, tương trợ học hỏi lẫn nhau.
c) Nhược điểm:
- Giáo viên và học sinh mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp, ảnh
hưởng đến kết quả tiết học.
- Giáo viên khó có thể quản lý tốt học sinh.
- Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khoẻ của giáo viên và học sinh.
d) Lưu ý:
- Giáo viên nên lựa chọn kỹ địa điểm dạy học, nên chọn địa điểm gần trường vì thời gian
tiết học có hạn.
- Giáo viên cần tìm hiểu kỹ hiện trường tiết học, chuẩn bị tốt giáo án cho dạy học ngoài
lớp học.
- Giáo viên cần dư kiến những yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học để chủ động
trong kế hoạch dạy học.
- Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh và nề nếp
học tập chung của trường.
5. Tham quan:
a) Khái niệm:
- Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài trời giúp cho học sinh tìm hiểu
những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình.
b) Ưu điểm:
- Tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung quanh vừa giúp các em
vừa có biểu tượng sinh động cụ thể vừa bổ sung mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên
ngoài nhà trường.
- Giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn để nhận thức các quy tắc nhận thức xã
hội, tuân thủ pháp luật, nâng cai ý thức tập thể và tinh thần tương trợ trong cộng đồng.
- Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường, góp phần giáo dục
thể chất cho học sinh.
c) Nhược điểm:
- Giáo viên khó quản lý tốt học sinh.
- Giáo viên tốn thời gian trong việc lên kế hoạch tổ chức, tìm địa điểm cũng như là ý
nghĩa giáo dục của chuyến đi tham quan muốn hướng đến học sinh.
- Môi trường có thể tác động đến việc tham quan của học sinh.
d) Lưu ý:
- Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của học sinh
thuận tiện.
- Dự kiến trước các tình huống bất lợi có thể xảy ra để kịp thời khắc phục.
- Nghiêm khắc về kỷ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan.
- Phổ biến trước nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Kết thúc chuyến đi giáo viên tóm tắt kết quả tham quan.
IV. Vai trò của các hình thức tổ chức dạy học:
- Do nội dung chương trình được quy định sẵn nên giáo viên thường nhìn vào chương
trình là thấy ngay hình thức dạy học và thực hiện theo những hình thức dạy học có sẵn.
- Hình thức dạy học không quy định cụ thể trong chương trình, giáo viên có thể tổ chức
nhiều hình thức dạy học đa dạng tùy thuộc vào mục đích, nội dung hoạt động, không gian
hoạt động, hoặc theo số lượng trẻ.
-Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ là một điểm đổi mới về hình thức hoạt động của
chương trình nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực.
- Môi trường cho trẻ hoạt động với các khu vực, các góc hoạt động phong phú đa dạng
đảm bảo gân gũi với môi trường tự nhiên, gân với cuộc sống gia đình, tăng cường mối
giao tiếp của trẻ với môi trường con người và môi trường tự nhiên, xã hội.
- Giáo viên có thể chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn các hình thức hoạt động của trẻ
ở các góc hoạt động. Hình thức hoạt động ở các góc rất phong phú, không chỉ do giáo
viên lựa chọn mà còn do trẻ cùng cô trực tiếp lựa chọn. Do đó, có thể nói ở chương trình
hiện hành trẻ được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân.
V. Tại sao phải tổ chức dạy học theo các hình thức trên?
Vì khi chúng ta kết hợp các hình thức tổ chức dạy học lại với nhau sẽ giúp cho giáo viên
và học sinh làm việc có hiệu quả hơn. Trong quá trình học cả người dạy lẫn người học
luôn thực hiện theo các bước trong quá trình nhận thức như: phát hiện vấn đề, trả lời các
câu hỏi đã đặt ra, cuối cùng là kết luận và đề xuất ý kiến. Phải luôn trải qua thứ tự chu
trình như vậy sẽ giúp cho chúng ta dễ hiểu bài hơn và giải quyết các vấn đề một cách tốt
nhất. Cho nên việc tổ chức dạy học theo các hình thức trên là vô cùng quan trọng và cần
thiết để giúp cho việc học và dạy có nhiều điều mới lạ, đỡ chán nản và đạt được kết quả
như ý mình muốn.

Phần 3: Kết luận và đề xuất ý kiến


* Kết luận:
Hình thức tổ chức dạy học là cách tiến hành tổ chức quá trình học tập cho học sinh phù
hợp với mục đích, nội dung bài học, nhằm làm cho bài học đạt kết quả tối ưu. Các hình
thức tổ chức dạy học rất đa dạng. Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hình
thức dạy học trên lớp cả hình thức dạy học ngoài lớp; xét theo số lượng học sinh, có hình
thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học theo nhóm, hình thức dạy học cá nhân... Mỗi
hình thức đều có những đặc điểm riêng, có chức năng và vai trò nhất định trong quá trình
dạy học, song giữa các hình thức tổ chức dạy học luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau,
hỗ trợ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau giúp cho giáo viên cũng như học sinh cảm thấy thoải
mái, dễ chịu, có thêm nhiều kinh nghiệm, cung cấp nhiều kiến thức hơn. Qua đó ta thấy
được hình thức tổ chức dạy học đóng vai trò to lớn trong việc giảng dạy của giáo viên và
tiếp thu kiến thức của học sinh.
* Đề xuất ý kiến:
- Trong quá trình dạy học, nên kết hợp nhiều hình thức tổ chức giáo dục khác nhau để
tăng thêm sự sôi động và thích thú ở trẻ.
- Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để giúp trẻ có thêm nhiều sự trải
nghiệm.
- Vào mỗi cuối buổi dạy nên tóm tắt khái quát lại bài để giúp trẻ có cái hiểu sâu hơn về
nội dung.
- Đầu giờ nên củng cố lại kiến thức cũ giúp trẻ không bị hoang mang, ngỡ ngàng khi vào
bài mới.
- Trong quá trình dạy nên tổ chức nhiều trò chơi để giúp trẻ không bị chán nản, lười học.
- Khi kết thúc quá trình tham quan ngoại khóa nên cho trẻ làm bà thu hoạch nói về
chuyến đi vừa rồi để giúp giáo viên hiểu trẻ từ đó giúp gắn kết mối quan hệ hơn.

You might also like