You are on page 1of 5

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Trong giáo dục phổ thông, phương thức tổ chức quá trình thực thi chương trình vẫn
theo niên chế. Học sinh theo trình độ học lực được sắp xếp theo lớp và cùng học theo
một kế hoạch học tập, chương trình giảng dạy, thời khoá biểu thống nhất. Kết quả học
tập được đánh giá theo từng môn học và theo toàn khoá. Nếu người học không đạt yêu
cầu về kết quả học tập của một số môn học, phải ở lại lớp để học lại tất cả các môn
học cho đạt kết quả. Hình thức tổ chức quá trình đào tạo theo niên chế cho phép quản
lí quá trình học tập một cách liên tục và có hệ thống, song không hoàn toàn phù hợp
với năng lực và điều kiện cụ thể của từng học sinh và sinh viên để có có những trình
độ học lực khác nhau, do đó có thể hạn chế hiệu quả của quá trình đào tạo. Chế độ học
phần, tín chỉ kết hợp với nên chế giúp khắc phục những nhược điểm nói trên
Trong giáo dục đại học, phần lớn các trường đã chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Đây
là phương thức đào tạo vừa đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu xã
hội, vừa đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học. Trong phương thức này, người
học có thể căn cứ chương trình đào tạo, cách thức tổ hợp các tín chỉ tiến tới một văn
bằng để thiết kế một kế hoạch học tập phù hợp nhất với bản thân.

I. CÁCH THIẾT KẾ NỘI DUNG


1. Lựa chọn nội dung
- 5 tiêu chí cơ bản để lựa chọn nội dung:
+ Ý nghĩa: nội dung vừa có ý nghĩa đáng kể đối với nhu cầu và lợi ích của
người học, đồng thời vừa có ý nghĩa đáng kể đối với xã hội.
+ Tiện ích: nội dung thực sự hữu dụng trong cuộc sống của mỗi người học.
+ Hiệu lực: nội dung phải chính xác và cập nhật liên tục.
+ Phù hợp: nội dung phải phù hợp với trình độ phát triển nhận thức, phát
triển tâm sinh lí lứa tuổi của người học.
+ Khả thi: nội dung phải phù hợp với bối cảnh thực tế về môi trường giáo
dục, điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và vai trò của chính phủ
 Nội dung phải chú trọng đến tính hữu dụng, tính phân hóa trình độ nhận thức
HS; phù hợp thời lượng dạy học; cân đối giữa mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, thái
độ.
2. Trình tự sắp xếp nội dung
- Từ đơn giản đến phức tạp
- Xoắn ốc
- Tuyến tính
- Toàn bộ
- Niên đại: Sắp xếp theo trình tự thời gian
- Theo chiều dọc: Kiến thức, kỹ năng gắn với trình độ nhận thức HS
- Theo chiều ngang: Nội dung giảng dạy liên quan cùng cấp độ trong một
khoảng thời gian
3. Tích hợp nội dung
- Có 3 hướng tích hợp nội dung chủ yếu:
+ Tích hợp chủ đề, kỹ năng hoặc năng lực vào chương trình tất cả các môn học.
+ Tích hợp một số môn học riêng biệt thành lĩnh vực chung
VD: Lí hóa sinh; Sử văn; ...
+ Nghiên cứu một chủ đề chung từ việc tích hợp nội dung của nhiều môn học.
4.Ý tưởng, chủ đề và các kỹ năng của chương trình cần liên tục, được lặp lại dọc theo
các lớp học, các lớp học.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Có 2 hình thức tổ chức dạy học cơ bản:
(1) có mặt GV với các hình thức như: dạy học trên lớp, làm việc nhóm, xemina, dạy
học tại phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, đi dã ngoại v.v. và
(2) không có mặt GV (tự học có sự hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của GV) với các
hình thức như: tự học ở nhà trước khi lên lớp, tự học ở nhà sau khi lên lớp
- Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có các phương pháp dạy học và hình thức kiểm
tra đánh giá tương ứng
- Căn cứ mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học, điều kiện dạy học… GV có thể lựa
chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm phát huy tối đa sự chủ động, tích cực
của HS, với tư cách là một chủ thể của quá trình dạy học
- Hình thức tổ chức dạy học cũng là cơ sở để lựa chọn các phương tiện, công nghệ,
công cụ dạy học, giúp quá trình dạy học thêm đa dạng, lí thú hơn với HS.

III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC


 Các phương pháp dạy học

a. Phân loại theo hình thức hoạt động của các chủ thể trong quá trình dạy học

- Theo hình thức hoạt động của người dạy có: phương pháp thông báo, phương
pháp giải thích, diễn giảng, thuyết trình, kể chuyện, làm mẫu v.v.
- Theo hình thức hoạt động của người học có: phương pháp luyện tập, thực hành,
bắt chước, tự học, tự nghiên cứu v.v.
b. Phân loại theo con đường tiếp nhận tri thức
- Phương pháp dùng lời – con đường tiếp nhận tri thức là ngôn ngữ nói hoặc viết;
ví dụ: kể chuyện, giải thích, diễn giảng, trò chuyện gợi mở, độc giảng (t.Nga –
Leksia, t. Anh – Lecture) v.v;

- Phương pháp trực quan – tri thức đến với người học thông qua các giáo cụ trực
quan, sự vật, hiện tượng có thể quan sát được; ví dụ: minh hoạ, trình diễn, làm
mẫu v.v.;

- Phương pháp thực hành – thông qua các hoạt động, hành động, thao tác… người
học chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo v.v; ví dụ: luyện tập, thực hành,
thực nghiệm, thí nghiệm, trò chơi v.v

c. Phân loại theo hướng tiếp cận


- Phương pháp truyền thống, cổ điển, hiện đại; phương pháp giáo điều, một chiều,
tái tạo, khám phá, phát huy sáng tạo, tích cực của người học; phương pháp thụ
động, tích cực; phương pháp Algorit hoá, phương pháp Heuristic v.v.
d. Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của người học
- Phương pháp thuyết trình - minh hoạ (thông báo thông tin - thu nhận) : Phương
pháp này nhằm đến mục tiêu làm cho người học Biết (ghi nhớ) phù hợp với nội
dung dạy học sự kiện, khái niệm.
- Phương pháp tái tạo ( lặp lại, thao tác theo mẫu cho sẵn ) : Phương pháp này nhằm
đến mục tiêu làm cho người học Hiểu ( bước đầu vận dụng ), phù hợp với nội
dung dạy học quy trình, quá trình.
- Phương pháp nêu vấn đề - tình huống : Phương pháp này nhằm đến mục tiêu giúp
người học Vận dụng được các kĩ năng để giải quyết những vấn đề của nội dung,
phù hợp với dạy học các nguyên lí, nguyên tắc.
- Phương pháp khám phá sáng tạo : Phương pháp này nhằm đến mục tiêu giúp
người học Phân tích được các vấn đề của nội dung đặt ra, phù hợp với dạy học
sáng tạo
- Phương pháp tự nghiên cứu ( làm việc độc lập ) : Phương pháp này nhằm đến mục
tiêu giúp người học Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá, đưa ra quan điểm, ý kiến
riêng về những vấn đề của nội dung dạy học.
 Phương tiện dạy học

- Sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực: Trong dạy
học Hóa học thí nghiệm hóa học thường được sử dụng để chứng
minh minh họa cho những thông báo bằng lời của giáo viên về các
kiến thức hóa học. Thí nghiệm cũng được dùng làm phương tiện để
nghiên cứu tính chất các chất hình thành các khái niệm hóa học:

+ Sử dụng theo phương pháp kiểm chứng 

+ Sử dụng theo phương pháp nghiên cứu 


+ Sử dụng theo phương pháp nêu vấn đề 

+ Sử dụng theo phương pháp đối chứng 

- Ngoài thí nghiệm hóa học giáo viên còn sử dụng các phương tiện
dạy hóa học khác như: Mô phỏng, sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu, phương
tiện nghe nhìn (Máy chiếu, bản trong, băng hình, máy tính,..)
Phương tiện dạy học được sử dụng trong các bài học Hóa học như
phổ biến hơn tất cả là các hình thành khái niệm, nghiên cứu các chất.
Các bài dạy học hóa học có sử dụng phương tiện dạy học đều được
coi là giờ học tích cực nhưng nếu giáo viên dùng phương tiện dạy
học là nguồn kiến thức để học sinh tìm hiểu phát hiện kiến tạo kiến
thức mới sẽ là các giờ học có tích cực cao hơn nhiều.

+ Sử dụng mô hình, hình vẽ:  

Dùng mô hình hình vẽ sơ đồ có đầy đủ chút thích là nguồn kiến thức


để học sinh khai thác thông tin hình thành kiến thức mới 

Dùng hình vẽ sơ đồ không có đầy đủ giúp thích giúp học sinh kiểm
tra các thông tin còn thiếu 

Dùng hình vẽ mô hình không có chút thích nhằm yêu cầu học sinh
phát hiện kiến thức ở mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức kĩ năng

IV. ĐỊNH HƯỚNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của GV được thể hiện qua một số đặc
trưng cơ bản sau:
1. Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của HS với
mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học
=> Từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.
2. Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là:
- Thu thập thông tin:
+Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác
nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau,...)
+ Lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn
đến nội dung kĩ năng
+ Xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...) căn cứ
vào chuẩn kiến thức, kĩ năng
+ Sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học
tập, bài tập về nhà,...)
+ Thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ
của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm
tra khoa học và phù hợp,...)
+ Tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực.
Cần bồi dưỡng cho HS những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho HS tham
gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học.
- Phân tích và xử lý thông tin:
+ Các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời
miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ
thông qua sổ theo dõi hàng ngày
+ Các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm –
hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
+ Số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh
giá, xếp loại ban hành.
-  Xác nhận kết quả học tập:
+ Xác nhận HS đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết
quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng
+ Phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả
đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải
thiện kịp thời hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS trên lớp học
+ Ra các quyết định quan trọng với HS (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…)
+ Thông báo kết quả học tập của HS cho các bên có liên quan (HS, cha mẹ HS, hội đồng giáo
dục nhà trường, quản lý cấp trên,…).
Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực
hiện kế hoạch giáo dục,...

You might also like