You are on page 1of 9

TỔ Sinh - KTNN

Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học vào đổi mới phương pháp dạy học

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC


1. Khái niệm thiết bị dạy học (TBDH):
Là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện được giáo viên
(GV) và học sinh (HS) sử dụng trong quá trình dạy học.

2. Vị trí, vai trò của TBDH trong đổi mới PPDH:


- Là thành tố trong quá trình dạy học, nó có mối quan hệ tương hỗ với các thành tố
khác trong quá trình dạy học.
Mục tiêu

Nội dung Phương pháp

GV
HS

TBDH

- TBDH là điều kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành, lý luận
gắn liền với thực tiễn”.
- TBDH được coi là tiền đề đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm sáng tỏ lý
thuyết, tạo điều kiện cho HS hoạt động với tư cách là trung tâm của quá trình dạy
học.
- TBDH là yếu tố cần thiết không thể thiếu được trong quá trình dạy học, chúng có
tác dụng tích cực và có tính động lực, tác động một cách có hiệu quả đối với quá
trình dạy của thầy và học của trò.
- TBDH đẩy mạnh hoạt động nhận thức và phát triển năng lực nhận thức của HS,
giúp HS tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới nhằm phát triển tư duy, óc quan sát,
năng lực ghi nhớ, khả năng vận dụng sáng tạo, củng cố rèn luyện kỹ năng.
- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó
hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận
được.
3. Các giá trị giáo dục của TBDH:
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả.
- Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và
môi trường sống.
- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận
được thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh
mô phỏng và các phương tiện tương tự.
- Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập
khác nhau.
- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham
gia chủ động vào quá trình học tập.

II. THỰC TRẠNG TBDH VÀ SỬ DỤNG, QUẢN LÝ TBDH


1. Thực trạng TBDH
*Ưu điểm:
- Trong năm học 2017- 2018, tổ Sinh đã được trang bị bộ thiết bị tương đối đầy đủ
và đồng bộ ở cả môn Sinh và môn Công nghệ (xem bảng phụ lục I)
- Ngoài ra tổ còn có một số TBDH GV tự làm đủ điều kiện dự thi thành phố (Vd:
Bộ mô hình ghép dán quá trình phân bào - đ/c Thảo); Nhiều mô hình HS tự làm
(Mô hình màng sinh chất, mô hình Phage,…)
- Tổ Sinh cũng được trang bị nhiều phòng bộ môn hiện đại, từ đó GV có điều kiện
để thực hiện tốt các nội dung trong từng bài dạy ở tất cả các khối, lớp.
- Với đặc thù bộ môn Sinh học và Công nghệ 10, hiện có rất nhiều mẫu vật thật cả
GV và HS đều có thể chủ động sưu tầm và sử dụng trong dạy học.
- HS được quan sát, thực hành, làm thí nghiệm giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức
được chủ động, sáng tạo.
*Tồn tại:
- Một số thiết bị cũ chưa chính xác, hư hỏng, chất lượng thấp (kính hiển vi, tiêu
bản cố định, máy chiếu,…); một số hóa chất còn chưa có sẵn.
- Thao tác sử dụng thiết bị của một số GV chưa thành thạo, việc tổ tập huấn sử
dụng thiết bị dạy học còn ít, hiệu quả chưa cao.
- Một số TBDH do GV tự làm, các TBDH dạng video, hình ảnh động do GV sưu
tầm, thiết kế để phục vụ bài dạy chưa được tập hợp và đánh giá chất lượng để nhân
rộng và đưa vào sử dụng phổ biến.
- Khu nhà B sử dụng toàn bộ hệ thống cửa kính trắng, do vậy khi sử dụng máy
chiếu còn bị lóa, mờ, HS khó quan sát bài giảng; nhiều phòng học chưa có máy
chiếu.
2. Thực trạng quản lý và sử dụng TBDH
* Ưu điểm:
- Đầu năm học, tổ đã tiến hành rà soát, kiểm kê để lập danh sách các dụng cụ, hóa
chất đã có, đồng thời lập danh sách các thiết bị cần bổ sung để có thể thực hiện
được các bài thực hành ở tất cả các khối, lớp.
- Ngay khi có thiết bị cung cấp về nhà trường, tổ đã tiến hành tiếp nhận, kiểm kê,
bố trí sắp xếp và bắt đầu đưa vào sử dụng.
- GV cơ bản nhận thức rõ vai trò của TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học
nên hầu hết đều có chủ động chuẩn bị, sưu tầm hình ảnh hoặc video phục vụ bài
dạy.
* Tồn tại:
- Từ những năm học trước cho thấy hiệu quả sử dụng TBDH của GV chưa cao,
công tác bảo quản, sử dụng chưa khoa học. Năm học 2017- 2018, do việc chuyển
sang trường mới, mặc dù các TBDH đã được bổ sung tương đối đầy đủ song chưa
thật kịp thời và chưa được sắp xếp khoa học trong các phòng học bộ môn theo khối
nên việc sử dụng các thiết bị ở nhiều bài chưa thật có chất lượng.
- Nhân viên phụ trách công tác TBDH chưa đúng chuyên môn nên sự phối hoạt
động với GV bộ môn chưa hiệu quả.
- Công tác báo cáo việc sử dụng thiết bị thực hành của GV đôi lúc còn hình thức,
chưa đi vào chất lượng thực.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ TBDH
1. GV bộ môn cùng nhân viên thiết bị cần phân loại TBDH theo môn, theo
khối
- Sắp xếp các loại TBDH theo khối, theo môn.
- Phân công các GV trực tiếp dạy môn cùng nhân viên thiết bị sắp xếp TBDH, đăc
biệt là những thiết bị đặc trưng của từng bài theo thứ tự các tiết dạy, chủ yếu là các
bài thực hành.
- Đánh số ở ngoài hộp và đánh số lên vị trí để các thiết bị đó.
- Dùng các ký tự chữ cái để đánh lên các giá để thiết bị hoặc tủ đựng thiết bị.
Khi phân loại các thiết bị và đánh số vị trí giúp GV và nhân viên phụ trách
thiết bị dễ tìm khi sử dụng. Và công tác kiểm tra việc sử dụng TBDH dễ dàng hơn.
- Với những loại TBDH mà GV và HS có thể sưu tầm hoặc tự thiết kế (hình ảnh
động, video, mô hình) nếu có chất lượng nên được tập hợp thành hệ thống theo
khối để đảm bảo tất cả các TBDH có chất lượng đó được sử dụng phổ biến.
2. Nhân viên thiết bị thí nghiệm lập sổ nhật ký sử dụng đồ dùng dạy học
- Sổ nhật ký sử dụng TBDH giúp cho nhân viên thiết bị thí nghiệm dễ dàng hơn
trong khâu quản lý và bảo quản các thiết bị đó. Nó còn giúp cho cán bộ quản lý
biết GV của mình có sử dụng TBDH đó hay không.
- Sổ ghi tên các TBDH và sổ nhật ký sử dụng TBDH có mối quan hệ hữu cơ với
nhau mang tính thống nhất, đảm bảo độ khớp với sổ đăng ký mượn sử dụng đồ
dùng dạy học của GV, độ khớp với sổ đầu bài ở số tiết theo phân phối chương
trình, độ khớp với giáo án của GV (ở phần chuẩn bị).
- Tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc ghi sổ nhật ký của nhân viên thiết bị
thí nghiệm, sổ đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của GV để có biện pháp
điều chỉnh, nhắc nhở kịp thời các GV không sử dụng TBDH trên lớp để góp phần
tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và để nâng cao chất lượng giáo
dục.
- Sau mỗi năm học tổ nên có kế hoạch kiểm kê toàn bộ số TBDH hiện có, đánh giá
chất lượng của các TBDH để có phương án bổ sung, thay thế sớm trước khi bước
vào năm học tiếp theo.
3. GV sử dụng TBDH phải phù hợp với mục tiêu bài học
- Giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen
và khả năng tự học, biết kết hợp lý thuyết với thực hành, có tinh thần hợp tác.
- Đồ dùng trực quan có nhiều loại: đồ dùng trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan
tạo hình,... Vì thế khi sử dụng GV phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với
mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả
bài dạy.
- GV phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với HS, tránh những câu hỏi
thách đố để các em rơi vào thế bí, điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. GV phải
biết kết hợp nhiều PP khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn
nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của HS: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích
suy luận vấn đề.
- Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm
dụng nó thì dễ làm cho HS bị phân tâm, phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến
năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,
không làm loãng trọng tâm bài dạy.
- Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị, GV cần quản lý, tổ chức dạy học hợp lý
nhằm huy động mọi HS cùng tham gia vào việc học.
4. Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng TBDH
- Để có một tiết dạy thành công, người GV phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.
Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì, sử dụng PP
nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng TBDH cần thiết nào, ước lượng thời
gian tổ chức dạy học.
- Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học (bám sát chuẩn
kiến thức kỹ năng), GV phải chuẩn bị mượn thiết bị, nhân viên thiết bị hỗ trợ GV
chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc GV và HS tự chuẩn bị đồ dùng
trong thực tế phục vụ cho bài dạy.
- Khi đã có đủ dụng cụ, hóa chất cần thực hiện trong bài dạy, GV cũng nên tự làm
thí nghiệm trước (với những thí nghiệm phức tạp) để có thể chủ động hướng dẫn
HS làm đúng hoặc nhấn mạnh những điểm cần lưu ý với HS khi làm thí nghiệm,
tránh tình trạng thao tác sai dẫn đến sai kết quả làm HS mất niềm tin vào khoa học.
- Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu (video,
hình ảnh, bản đồ..), cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn
giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy. Nội dung bài giảng
điện tử cần cô đọng, súc tích (1slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ),
những nội dung HS ghi bài cần có quy ước, phối hợp giữa phông nền và màu chữ
phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng,
HS ghi được bài.
- Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho HS biết vận dụng từ lý thuyết vào thực
hành. Mẫu vật, màn hình chiếu hoặc biểu diễn thí nghiệm cần đặt ở vị trí thích hợp
để HS dễ quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác dụng của TBDH và CNTT
mà bảng đen khó đạt được.
- Ngoài ra, các giờ dạy mẫu, dạy thao giảng,...,thay vì chỉ chú trọng những bài lý
thuyết thì GV nên mạnh dạn dạy các bài thực hành để các thành viên trong tổ cùng
tham khảo, đóng góp ý kiến, cùng nhau xây dựng kế hoạch tổ chức các bài thực
hành hiệu quả hơn.
(Minh họa bằng một tiết dạy cụ thể có sử dụng TBDH- xem phần phụ lục II)
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
Sau quá trình tìm hiểu và thực hiện chuyên đề, chúng tôi nhận thấy khi GV
thực hiện đúng, đầy đủ và linh hoạt các TBDH trong giảng dạy thì sẽ đem lại hiệu
quả cao. Giờ học trở nên sinh động, nhẹ nhàng mà học sinh vẫn lĩnh hội được kiến
thức đầy đủ, đồng thời rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết, giúp học sinh
thêm yêu thích môn học.
Hiện nay, nhà trường đã chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ, trong đó có CLB
Sinh học, giúp GV có thể tập hợp được nhiều HS thật sự yêu thích môn Sinh học
vào hoạt động. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả, quản lý và bổ sung các TBDH lại
càng trở nên quan trọng.
2. Đề nghị:
Nên chăng, trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ nên tổ chức việc chia
sẻ, trao đổi TBDH và cách sử dụng TBDH cho hiệu quả giữa các thành viên, đặc
biệt là các tài liệu trực quan (các đoạn phim, hình ảnh động, ....) do GV tự thiết kế
hoặc sưu tầm được.
Bên cạnh việc GV sử dụng TBDH để nâng cao chất lượng dạy học thì nhà
trường cũng cần huy động tối đa cộng đồng tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo
dục, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy học chất lượng hơn nữa (hệ thống máy chiếu, cửa kính,...) để đáp ứng được
mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.

Nơi gửi: NHÓM GV THỰC HIỆN


- Ban lãnh đạo nhà trường (báo cáo); 1/ Vũ Thị Tạo
- Tổ chuyên môn (thực hiện);
- Lưu (hồ sơ TCM) 2/ Nguyễn Thị Tình

PHỤ LỤC

I. DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC NĂM HỌC 2017 - 2018


MÔN SINH HỌC - CÔNG NGHỆ 10

Số lượng
Dùng Đơn vị
STT Tên thiết bị Mới Tổng
cho lớp tính Cũ
số
Mô hình cấu trúc không gian
1 10 Bộ 7 5 12
phân tử ADN
Những diễn biến cơ bản của
nhiễm sắc thể trong: nguyên
2 10 Bộ 0 5 5
phân, giảm phân 1, giảm phân
2
Cân điện tử chính xác T5000
3 10,11,12 Cái 0 3 3
loại 5000Gr, 1Gr FALC
4 Cốc thủy tinh 10 Cái 3 25 28
5 Đèn cồn 10 Cái 3 25 28
6 Lưới thép không gỉ 10 Cái 0 25 25
7 Kiềng 3 chân 10 Cái 0 25 25
8 Lọ thủy tinh miệng hẹp 10 Bộ 0 25 25
9 Lọ thủy tinh miệng rộng 10 Bộ 0 25 25
10 Khay nhựa 10 Cái 10 25 35
11 Bô can 10 Bộ 0 5 5
12 Bình tam giác 10 Cái 5 25 30
13 Đũa thủy tinh 10 Cái 0 25 25
14 Ống nghiệm 10 Cái 0 50 50
15 Giá để ống nghiệm 10 Cái 5 5 10
16 Cối, chày sứ 10, 11 Cái 2 25 27
17 Phễu 10, 11 Cái 0 25 25
18 Lam kính 10,11,12 Hộp 2 15 17
19 Lamen 10,11,12 Hộp 0 15 15
20 Kim mũi mác FALC Italia 11 Bộ 5 cái 0 2 2
21 Bộ đồ mổ 11 Bộ 0 25 25
22 Bộ đồ giâm, chiết, ghép 11 Bộ 2 25 27
23 Nhiệt kế đo thân nhiệt người 11 Cái 5 20 25
24 Ống đong hình trụ 100ml 10,11,12 Cái 3 20 23
25 Máy đo độ pH 0-14 10 Cái 0 10 10
26 Ống hút nhỏ giọt 10, 11,12 Cái 0 30 30
27 Găng tay 10, 11,12 Hộp 0 03 03
28 Chổi rửa 10, 11,12 Cái 0 20 20
29 Kẹp gỗ 11 Cái 0 20 20
30 Giấy lọc 10, 11,12 Hộp 0 15 15
31 Đĩa petri thủy tinh 10,11,12 Cái 2 30 32
32 Quì tím 10 Hộp 0 05 05
33 Giấy đo độ pH 10 Tệp 0 05 05
34 Cồn 11 Chai 500ml 0 05 05
35 Axeton 11 Lọ 500ml 0 05 05
36 Benzen 11 Lọ 500ml 0 05 05
37 Xanh Mêtylen 10,11 Chai 0 10 10
38 Kali Iot 10,11 Lọ 250g 0 10 10
39 Coban Clorua 11 Lọ 250g 0 05 05
40 Aceton Camin 10,12 Chai 500ml 0 10 10
41 CuSO4 10 Lọ 500g 0 05 05
42 NaOH 10 Chai 500ml 0 05 05
43 H2SO4 loãng 10 Chai 500ml 0 05 05
44 Thuốc thử Lugon 10 Chai 500ml 0 05 05

45 Dung dịch Fucxin 1% 10 Chai 500ml 0 05 05

46 Dung dịch Adrenalin 1/100000 11 Ống 0 10 10


47 Nước muối sinh lí 10,11,12 Chai 500ml 0 15 15
48 Tiêu bản NST 12 Bộ 1 0 1
49 Cân kĩ thuật 10, 11 Cái 4 0 4
50 Kính hiển vi 10,12 Cái 6 3 9

II. Giáo án minh họa tiết dạy có sử dụng TBDH:


TiÕt 13 - Bµi 12:
§Æc ®iÓm, tÝnh chÊt, kü thuËt sö dông mét sè lo¹i
ph©n bãn THÔNG THƯỜNG.
I. Xác định mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết, phân biệt được phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh và kể
tên được một số loại phân đó.
- Nêu được đặc điểm, tính chất của các loại phân bón trên, từ đó nêu được kỹ
thuật sử dụng các loại phân bón chủ yếu.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết, làm việc với sgk và kỹ năng hợp tác
khi làm việc theo nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, kiểm nghiệm thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng và tuyên truyền kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
II. Chuẩn bị TBDH:
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
- Bảng phụ (viết sẵn các nội dung cần hs hoàn thành), bút dạ, nam châm.
- Các quân bài có đánh số từ 2 đến 8.
- Cốc thủy tinh, que khuấy, nước sạch.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các loại phân bón thông thường.
III. Xác định phương pháp dạy học:
- Trực quan (mẫu vật thật, hình ảnh) + vấn đáp.
- Chơi trò chơi tiếp sức.
- Thảo luận nhóm, trình bày vấn đề.
IV. Kế hoạch sử dụng các TBDH đã chuẩn bị:
1. Sử dụng 3 bảng phụ + bút dạ + nam châm giữ bảng + 21quân bài có số 2-8
thuộc 3 chất khác nhau trong bộ bài để đánh số thứ tự 7 thành viên trong mỗi
đội chơi (có 3 đội chơi) để tổ chức trò chơi tiếp sức kiểm tra sự chuẩn bị bài
mới của HS bằng cách mỗi đội chơi hoàn thành 1 nhóm phân bón theo bảng:

Ví dụ Ưu điểm Nhược điểm

(Đội 1: Phân hóa học; đội 2: phân hữu cơ; đội 3: phân vi sinh).
Kết quả của các đội chơi sẽ được nhận xét vào cuối bài (mục củng cố)
2. Sử dụng các mẫu phân bón thông thường (đạm, lân, kali, các loại cây phân
xanh, phân chuồng hoai mục), máy tính, máy chiếu để cho hs quan sát, nhận
biết và phân biệt được các loại phân bón thông thường, minh họa cách ủ
phân, cách bón phân,…
3. Sử dụng 1 bảng phụ để 1 hs bất kỳ lên bảng hoàn thành bảng so sánh đặc
điểm, tính chất của phân hóa học và phân hữu cơ theo mẫu GV chuẩn bị:

Chỉ tiêu so sánh Phân hóa học Phân hữu cơ


Số loại nguyên tố dinh dưỡng
Tỉ lệ các nguyên tố dinh dưỡng
Khả năng hòa tan trong nước
Thời gian tác động đến cây trồng
Tác động với đất
4. Sử dụng bảng kết quả của 3 đội chơi trong trò chơi tiếp sức để nhận xét,
củng cố bài học.
5. Cho HS sử dụng cốc thủy tinh, que khuấy, nước sạch để kiểm tra khả năng
hòa tan trong nước của một số loại phân bón như: đạm, kali, lân (có thể sử
dụng khi đã kết thúc bài học nếu không kịp thời gian).

You might also like