You are on page 1of 4

Gợi ý cấu trúc hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục theo

chủ đề
Cấu trúc HĐTN, HN qua hoạt động giáo dục theo chủ đề

Trường:................... Họ và tên giáo viên:

Tổ:............................

Ngày: ........................ …………………….............................

TÊN CHỦ ĐỀ: …………………………………..

Loại hình tổ chức: ……….; Lớp:………

Thời gian thực hiện: (số tiết)

I. Mục tiêu

1. Năng lực

2. Phẩm chất

II. Thiết bị giáo dục và học liệu

III. Tiến trình giáo dục

1. Hoạt động 1: Nhận diện/ khám phá

a) Mục tiêu hoạt động

b) Nội dung hoạt động

c) Sản phẩm học tập

d) Tổ chức hoạt động

2. Hoạt động 2: Kết nối kinh nghiệm

a) Mục tiêu hoạt động

b) Nội dung hoạt động


c) Sản phẩm học tập

d) Tổ chức thực hiện

3. Hoạt động 3: Luyện tập/ thực hành

a) Mục tiêu hoạt động

b) Nội dung hoạt động

c) Sản phẩm học tập

d) Tổ chức thực hiện

4. Hoạt động 4: Vận dụng/ mở rộng

a) Mục tiêu hoạt động

b) Nội dung hoạt động

c) Sản phẩm học tập

d) Tổ chức thực hiện

IV. Phụ lục

- Thông tin về nội dung giáo dục chủ đề (nếu có)

- Phiếu học tập (nếu có)

- Công cụ đánh giá

* Lưu ý:
(1) Xác định mục tiêu:
- Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu HS làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng
lực chung và năng lực đặc thù của chương trình HĐTN, HN) trong hoạt động giáo dục
để trải nghiệm và rèn luyện, vận dụng theo YCCĐ của chương trình HĐTN, HN..
- Về phẩm chất chung: Ghi rõ theo các chỉ số thành phần của phẩm chất chung
được quy định trong Chương trình GDPT 2018. Đối với phẩm chất chung, chỉ nên lựa
chọn một số biểu hiện, hành vi của phẩm chất có liên quan mật thiết với YCCĐ của chủ
đề và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục.
(2) Thiết bị giáo dục và học liệu:
- Nêu cụ thể các thiết bị giáo dục và học liệu được sử dụng trong chủ đề để tổ chức
cho HS hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của chủ đề (muốn hình thành phẩm
chất, năng lực nào thì hoạt động phải tương ứng và phù hợp).
- Trong phần thiết bị giáo dục và học liệu cần ghi cụ thể chuẩn bị của GV và chuẩn
bị của HS: (1) Chuẩn bị của GV (Ghi rõ những điều GV cần chuẩn bị như: Các đồ dùng,
thiết bị, vật tư, nguyên liệu,... ; mời các nhân vật tham gia trải nghiệm cùng HS (nếu
có)... ; (2) Chuẩn bị của HS (Ghi rõ những việc HS cần thực hiện trước khi trải nghiệm
theo chủ đề, các vật dụng mà HS cần chuẩn bị, mang theo,...)
(3) Tiến trình tổ chức các hoạt động giáo dục
- Mỗi HĐTN, HN chủ đề cần thực hiện theo chuỗi hoạt động bao gồm: Hoạt động
nhận diện/ khám phá; hoạt động kết nối kinh nghiệm; hoạt động luyện tập/ thực hành;
hoạt động vận dụng/ mở rộng. Trong đó GV khi thiết kế các hoạt động trong chuỗi hoạt
động cần phải thể hiện và đảm bảo được mục tiêu của chuỗi hoạt động đó, cụ thể:
+ Hoạt động nhận diện/ khám phá: Mục tiêu của hoạt động này nhằm xác định mức
độ nhận thức, kỹ năng, kinh nghiệm hiện tại của HS liên quan đến chủ đề. Tạo bầu không
khí vui vẻ, thoải mái, tạo tâm lý thân thiện, gần gũi, cởi mở để HS sẵn sàng tham gia hoạt
động.
+ Hoạt động kết nối kinh nghiệm: Mục tiêu của hoạt động này nhằm giúp HS nhìn
nhận, đánh giá lại những gì đã trải nghiệm để khái quát hóa kinh nghiệm thành các giá
trị làm thay đổi nhận thức và rút ra bài học về biểu hiện thái độ, các hành vi ứng xử
cũng như cách thức giải quyết vấn đề.
+ Hoạt động luyện tập/thực hành: Mục tiêu của hoạt động này nhằm định hướng
hoặc làm mẫu để HS thực hành rèn luyện kỹ năng đúng cách, qua đó điều chỉnh những
hiểu biết, kỹ năng, thái độ mong đợi dựa trên những bài học được khái quát và tổng kết.
+ Hoạt động vận dụng/ mở rộng: Mục tiêu của hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho
người học thực hành, vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào một bối cảnh/hoàn
cảnh/điều kiện có ý nghĩa; tạo động lực để HS phát huy sự sáng tạo trong tư duy, hành
động, việc làm để chuẩn bị ứng phó với các tình huống cuộc sống đặt ra.
- Mỗi chủ đề được xây dựng thực hiện trong nhiều loại hình HĐTN, HN; nhiều
tiết; bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để HS thực hiện hiệu quả. Hệ thống
tình huống, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể
loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng chủ yếu được giao cho HS
thực hiện ở ngoài giờ học.
- Trong kế hoạch giáo dục chủ đề không cần nêu cụ thể lời nói của GV, HS mà tập
trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của GV: GV giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo
dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; HS đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo
cáo/xử lý tình huống/thực hành/làm.
- Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động giáo dục trong chủ đề gồm:
+ Chuyển giao nhiệm vụ (GV giao, HS nhận): Trình bày cụ thể GV giao nhiệm vụ
cho HS (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị giáo dục/học liệu cụ thể để tất cả HS đều hiểu
rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
+ Thực hiện nhiệm vụ (HS thực hiện, GV theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể HS
thực hiện nhiệm vụ (đọc/nghe/nhìn/làm) gì theo yêu cầu của GV; dự kiến những khó
khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp cần hỗ trợ; dự kiến các mức độ hoàn
thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
+ Báo cáo, thảo luận (GV tổ chức, điều hành; HS báo cáo, thảo luận): Trình bày
cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm HS báo cáo và cách thức cho
HS báo cáo (có thể chỉ 1-2 nhóm; viết lên bảng hay dùng giấy A0 hay máy chiếu, thuyết
trình). Nêu rõ những nội dung/yêu cầu nào để HS ghi nhận, thực hiện.
+ Kết luận, nhận định (GV "chốt"): Trình bày cụ thể sản phẩm học tập mà HS phải
hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của
HS trên thực tế tổ chức hoạt động giáo dục): Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích;
nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo./
Trước khi kết luận, GV cần tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo
dục của HS với phương án đánh giá cụ thể. Phương án đánh giá cần nêu rõ phương
pháp, công cụ đánh giá, trong đó công cụ đánh giá bao gồm hệ thống câu hỏi kiểm tra
đánh giá đầy đủ các cấp độ, công cụ đánh giá mức độ đạt được của năng lực, công cụ
đánh giá sản phẩm học tập…).

You might also like