You are on page 1of 11

Chương 1: Những vấn đề chung về chương trình

I. Khái niệm chương trình


1. Khái niệm chương trình
- Chương trình (curriculum) còn gọi là chương trình đào tạo, chương trình giáo dục,
chương trình học, chương trình dạy học,…
- Một số cách hiểu về chương trình:
+ Tập hợp các môn học hoặc các hoạt động, kinh nghiệm của người học ở trong và
ngoài nhà trường (trước thế kỉ XX).
+ Chương trình được nhìn nhận với góc độ qui mô rộng hơn, nhấn mạnh đến sự
phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường học.
+ Một số chuyên gia giáo dục khác nhìn nhận chương trình với một cách tổng thể
từ góc độ người quản lý, người thiết kế, thực hiện chương trình, và chính vì vậy họ
quan tâm nhiều hơn đến mục đích, mục tiêu, các phương pháp thực hiện để đạt được
mục đích, mục tiêu đó.
- Trước thế kỉ XX, chương trình được hiểu theo nghĩa hẹp là những môn học, theo
nghĩa rộng là tất cả hoạt động, kinh nghiệm của người học ở trong và ngoài nhà
trường.
Chương trình (curriculum) là:
1) Những gì được giảng dạy trong nhà trường;
2) Tập hợp các môn học;
3) Tất cả những gì diễn ra trong nhà trường, bao gồm việc dạy, những hoạt
động trong giờ, ngoài giờ học, và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau;
4) Những gì được dạy trong và ngoài trường do nhà trường định hướng;
5) Những hoạt động, kinh nghiệm mà người học trải qua trong trường, và những
gì người học thu nhận được qua quá trình học của chính mình trong trường;
6) Là những môn học hữu ích nhất cho cuộc sống xã hội hiện tại;
7) Là toàn bộ các hoạt động, kinh nghiệm học tập mà nhà tường tổ chức cho
người học để họ có thể đạt được những kỹ năng, kiến thức chung ở các môi trường
học khác nhau; v.v…
8) Là tất cả những kiến thức mà người học thu nhận được trong trường đời (the
course of living).
- Đến thế kỷ XX, ý nghĩa của thuật ngữ chương trình được mở rộng hơn. Tuỳ theo
quan điểm về cách tiếp cận xây dựng chương trình, quan điểm về phương thức tổ
chức triển khai các hoạt động trong chương trình, căn cứ vào nhu cầu thực tế của sự
phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, các chuyên gia giáo dục, các nhà xây
dựng chương trình (curriculum developer) đã đưa ra các định nghĩa về chương trình
một các khái quát, đầy đủ và khác biệt hơn.
+ Theo Phenix (1962), chương trình bao gồm toàn bộ những kiến thức do các môn
học cung cấp -> tiếp cận nội dung.
+ Hilda Taba (1962) định nghĩa chương trình học là một bản kế hoạch học tập. Khi
định nghĩa về chương trình, Hilda Taba chỉ ra các yếu tố của chương trình gồm 4
yếu tố sau:
1) Tuyên bố mục đích và mục tiêu cụ thể;
2) Lựa chọn và cấu trúc nội dung chương trình;
3) Các chiến lược giảng dạy, cách học phù hợp;
4) Hệ thống đánh giá kết quả học tập.
+ Trong Từ điển giáo dục của Carter V. Good (1973) chương trình được miêu tả là
“một nhóm có hệ thống và trình tự các môn học cần phải có để được tốt nghiệp hoặc
được chứng nhận hoàn thành một ngành học, lĩnh vực học”.
+ Theo Tanner (1975) chương trình là các kinh nghiệm (experiences) học tập được
hướng dẫn, và kế hoạch hoá, với các kết quả học tập được xác định trước và hình
thành thông qua việc thiết lập kiến thức và kinh nghiệm một cách có hệ thống dưới
sự hướng dẫn của nhà trường nhằm tạo ra cho người học sự phát triển liên tục về
năng lực xã hội – cá nhân.
+ Albert, I. Oliver cho rằng chương trình bao gồm 4 yếu tố cơ bản: các môn học;
các hoạt động, kinh nghiệm học tập; các dịch vụ; và các hoạt động “ẩn”. Các
môn học, hoạt động, kinh nghiệm học và các dịch vụ là những phần hiển nhiên
của chương trình, còn khái niệm các hoạt động “ẩn” có thể là những giá trị văn hoá
tổ chức của nhà trường, xã hội v.v….
=> Chương trình được nhìn nhận với góc độ qui mô rộng hơn, nhấn mạnh đến sự
phát triển kỹ năng và các giá trị khác mà người học đạt được trong trường học.
Điều này được thể hiện qua quan điểm của tác giả Ronald C. Doll (1996) về chương
trình: “Chương trình học của nhà trường là nội dung giáo dục và các hoạt động
chính thức và không chính thức; quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông
qua đó người học thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng,
thái độ, tình cảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường”.
- Một số chuyên gia giáo dục khác nhìn nhận chương trình với một cách tổng thể
từ góc độ người quản lý, người thiết kế, thực hiện chương trình, và chính vì vậy họ
quan tâm nhiều hơn đến mục đích, mục tiêu, các phương pháp thực hiện để đạt được
mục đích, mục tiêu đó .
+ White (1995) cho rằng: Chương trình là một kế hoạch đào tạo phản ánh
các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường theo đuổi. Bản kế hoạch đó
cho biết nội dung và phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu
đề ra.
+ Tim Wentling (1993) định nghĩa: “Chương trình là bản thiết kế tổng
thể cho một hoạt động đào tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khoá học trong
thời gian vài giờ, một ngày; một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng
thể đó cho ta biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể kỳ vọng ở
người học sau khi kết thúc khoá học, nó phác hoạ qui trình thực hiện nội
dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các ph ương pháp đào tạo và cách thức
kiểm tra - đánh giá kết quả học tập, và toàn bộ các vấn đề của bản thiết kế
này được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.
Có cùng quan điểm về chương trình, Raph Tyler cho rằng chương trình
phải bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau: 1) Mục tiêu đào tạo; 2) Nội dung đào tạo;3)
Phương pháp hay qui trình đào tạo; và 4) Đánh giá kết quả đào tạo.
Và tương tự, bất luận định nghĩa thế nào về chương trình, tác giả Kelly cho rằng
chương trình giáo dục cũng cần có 4 yếu tố cấu thành: 1) Ý định của người xây
dựng chương trình; 2) Qui trình thực hiện ý định đó; 3) Kinh nghiệm, kiến thức
mà người dạy cung cấp cho người học trong khi thực hiện ý định của người thiết
kế chương trình; và 4) Một sản phẩm phụ của chương trình giáo dục được thể hiện
qua khả năng học tập “ẩn” (hidden) của người học.
Nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về chương trình (curriculum) của riêng họ với
sự nhấn mạnh các ý nghĩa của từ này ở mức khác nhau. Theo Portelli (1987), hơn
120 định nghĩa về thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu chuyên ngành về
chương trình giáo dục. Việc quan niệm thế nào về chương trình giáo dục không
phải đơn thuần là vấn đề định nghĩa về chương trình mà nó thể hiện rõ quan điểm
của mỗi người về giáo dục.
Có thể nói rằng chương trình trong lĩnh vực giáo dục là một khái niệm
động, quan niệm về chương trình giáo dục được phát triển, mở rộng theo
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ
thông tin. Với mục đích góp phần tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu thị
trường lao động ở các giai đoạn phát triển kh ác nhau của xã hội, chương trình
giáo dục cũng phải phát triển, cập nhật không ngừng để thực hiện được chức năng
của mình.
Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các
hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học
tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học
tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả
học tập v.v nhằm đạt được các mục tiêu học tập đề ra. (Nguyễn Hữu Châu, Viện
KHGD 2002).
II. Một số cách tiếp cận xây dựng chương trình

Trong lịch sử phát triển giáo dục có thể thấy có ba cách tiếp cận khác nhau
trong việc xây dựng CTĐT: cách tiếp cận nội dung (content approach), cách tiếp cận
mục tiêu (objective approach) và cách tiếp cận phát triển (developmental approach).
1. Cách tiếp cận nội dung (content approach)
- Quan điểm: giáo dục là quá trình truyền thụ những kiến thức mà tất cả mọi
người cần và có thể biết.
- Nội dung: Chương trình GD (CTGD) là bản phác thảo nội dung giáo dục
cho nên việc xây dựng chương trình bắt đầu bằng lựa chọn môn học và nội dung cụ
thể của mỗi môn học.
+ Mục tiêu giáo dục: là nội dung kiến thức từng môn học mà giáo viên phải
dạy và học phải học để lĩnh hội; theo đó chuẩn đầu ra của chương trình chủ yếu bao
gồm các tiêu chí nội dung kiến thức
+ Nội dung chương trình: chương trình được mô tả hệ thống nội dung theo
logic các môn học, logic các đơn vị nội dung trong một môn học, giữa các cấp học,
khối lớp.
+ Phương pháp giảng dạy: Những phương pháp để truyền đạt tri thức từ người
dạy sang người học.
+ Đánh giá: đánh giá khả năng nhớ, tái tạo những nội dung kiến thức đã được
giảng dạy.
- Ưu điểm:
+ Cung cấp hệ thống tri thức khoa học đầy đủ, chính xác đến người học.
+ Dễ thực hiện, người dạy chỉ cần truyền đạt đầy đủ nội dung kiến thức đến người
học trong một khoảng thời gian xác định.
- Hạn chế:
+ Sự gia tăng của tri thức nhân loại theo hàm số mũ làm cho chương trình giáo dục
theo tiếp cận nội dung trở lên lạc hậu.
+ Người dạy, người học dễ bị quá tải vì lượng tri thức nhiều phải giảng dạy trong
khoản thời gian hạn chế.
+ Người học chủ yếu chỉ được cung cấp tri thức mà ít được thực hành nên kĩ năng
làm việc bị hạn chế, khó vận dụng để giải quyết các vấn đề trong đời sống.

2. Cách tiếp cận mục tiêu (objective approach)


Vào giữa thế kỷ 20 cách tiếp cận mục tiêu bắt đầu được sử dụng ở Mỹ.
- Quan điểm: CTĐT phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Mục
tiêu đào tạo là kết quả mà người học cần đạt được.
- Nội dung: Cách tiếp cận mục tiêu chú trọng đến sản phẩm đào tạo và coi
đào tạo là công cụ để tạo nên các sản phẩm với các tiêu chuẩn định sẵn.
+ Mục tiêu giáo dục: Giáo dục để thay đổi hành vi ở người học.
+ Nội dung: giáo dục nhận thức, kỹ năng, thái độ cho người học -> thay đổi
hành vi người học.
+ Phương pháp giảng dạy: những phương pháp để hình thành kiến thức, kĩ
năng, thái độ cho người học.
+ Đánh giá: đánh giá theo các mục tiêu giáo dục.
- Ưu điểm: Dễ đánh giá hiệu quả và chất lượng giáo dục (vì có mục tiêu cụ
thể).
Người dạy và người học biết trước mục tiêu (những kết quả cần
đạt)-> xác định được PP dạy và học để đạt được mục tiêu.
Xác định hình thức đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục.
- Hạn chế: Đào tạo ra những sản phẩm đầu ra giống nhau, trong khi đầu
vào, năng lực, hoàn cảnh, điều kiện,… của HS là khác nhau.
Quá trình giáo dục máy móc, giáo điều, thiếu sáng tạo do đòi hỏi
ngưởi học phải học theo một khuôn mẫu để có sản phẩm đầu ra giống nhau.
=> Để xác định được mục tiêu giáo dục, cần dựa vào thang bậc nhận thức của Bloom
và một số nhà khoa học mô tả thang bậc về: nhận thức, cảm xúc, tâm-vận động. Để
mô tả mục tiêu được rõ ràng, nhiều tác giả 2)cho rằng một mục tiêu cụ thể phải được
cấu thành bởi ba bộ phận: điều kiện (condition) mà trong đó hành vi được thực hiện,
sự thực hiện (performance) hành vi có thể quan sát, và các tiêu chuẩn mực
(standards) về mức độ có thể đạt được của hành vi.
3. Cách tiếp cận phát triển (developmental approach)
- Mục tiêu giáo dục: Chú trọng đến phát triển sự hiểu biết ở người học, phát triển tối
đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, làm cho họ làm chủ được những tình
huống, đương đầu được với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc đời một cách
chủ động và sáng tạọ.
- Nội dung giáo dục: chú trọng việc dạy người học cách học hơn là chỉ chú trọng đến
nội dung kiến thức. Nội dung giáo dục đáp ứng nhu cầu, khả năng của người học,
phát huy tính tự chủ, sáng tạo của người học.

+ Giáo dục phải phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người,
làm cho họ làm chủ được những tình huống, đương đầu được với những thách thức
sẽ gặp phải trong cuộc đời một cách chủ động và sáng tạọ.
+ Giáo dục là quá trình tiếp diễn liên tục suốt đời, do vậy nó không thể được
đặc trưng bằng chỉ một mục đích cuối cùng nào.
- Phương pháp giáo dục: Lấy người học là trung tâm, hướng vào tổ chức các hoạt
động khác nhau để người học giải quyết các tình huống.

- Kiểm tra, đánh giá: chú trọng đánh giá khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề và khả
năng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của người học.
=> Theo cách tiếp cận này người ta chú trọng đến phát triển sự hiểu biết ở
người học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định trước hay tạo nên
sự thay đổi nào đó về hành vi ở người học. Với quan điểm giáo dục là một quá trình,
mức độ làm chủ bản thân tiềm ẩn ở mỗi người được phát triển một cách tối đa.
Whitehead (1932) cũng đã từng nói giáo dục là nghệ thuật sử dụng kiến thức hơn là
nắm được các “ý tưởng trơ trọi”.
- Ưu điểm:
+ Phương pháp, hình thức giáo dục đa dạng, linh hoạt, phát triển được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
+ Đáp ứng nhu cầu, sở thích, khả năng của người học
+ Tập trung vào những điều mà người học cần phải học.
- Hạn chế:
+ Khó thỏa mãn được mỗi cá nhân khi nhu cầu của người học đa dạng và
thường xuyên thay đổi.

+ Chương trình đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện đa dạng, đáp ứng
nhu cầu giáo dục của mỗi cá nhân.
Con người không thể học tất cả những gì cần trong cuộc đời chỉ qua quá trình
đào tạo ở nhà trường, vì vậy chương trình đào tạo phải được xây dựng sao cho tạo
ra được những sản phẩm có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không
ngừng thay đổi, với một thế giới không ngừng biến động. Do đó CTĐT phải là một
quá trình cần phải thực hiện sao cho có thể giúp người học phát triển tối đa các tố
chất sẵn có nhằm đáp ứng được mục đích đào tạo nói trên. Như vậy, sản phẩm của
quá trình đào tạo phải đa dạng chứ không gò bó theo một khuôn mẫu đã định sẵn.
Cách tiếp cận theo quá trình chú trọng việc dạy người ta học cách học hơn là chỉ chú
trọng đến nội dung kiến thức.
Vì quan niệm giáo dục là một sự phát triển, người thiết kế chương trình chú
trọng nhiều đến khía cạnh nhân văn (humanity) của chương trình đào tạo. Cách tiếp
cận này chú trọng đến lợi ích, nhu cầu của từng cá nhân người học, chú trọng đến
những giá trị mà chương trình đem lại cho từng người học. CTĐT theo tiếp cận phát
triển xem cá nhân người học như một thực thể chủ động, độc lập suy nghĩ, và quá
trình đào tạo giúp người học phát triển được tính tự chủ (autonomy), khả năng sáng
tạo trong việc giải quyết vấn đề. Để có thể tự chủ, con người phải phát triển sự hiểu
biết của mình cả về bề rộng lẫn chiều sâu, biết nhìn nhận thế giới một cách sáng tạo
và cần có khả năng tự bổ khuyết tri thức của mình. Vì vậy CTĐT phải đáp ứng tối
đa mọi nhu cầu của người học. Việc xây dựng CTĐT theo môđun cho phép người
học với sự giúp đỡ của thầy có thể tự mình xác định lấy chương đào tạo cho riêng
mình. Theo Kelly, CTĐT chỉ thực sự có tính giáo dục nếu nội dung của nó bao gồm
những cái mà người học quí trọng và thông qua việc kiên trì theo đuổi những cái đó
người học phát triển được sự hiểu biết và mọi năng lực tiềm ẩn của mình.
Như vậy, cách tiếp cận phát triển gắn với quan niệm “người học là trung tâm”
(learner’s centered). Các bài giảng được tổ chức dưới dạng các hoạt động khác nhau
nhằm giúp cho học viên lĩnh hội dần các kinh nghiệm học tập (learning experiences)
thông qua việc giải quyết các tình huống, tạo cho sinh viên cơ hội được thử thách
trước những thách thức khác nhau. Trong khi theo cách tiếp cận mục tiêu, người ta
quan tâm nhiều đến việc học sinh sau khi học có đạt được mục tiêu hay không mà
không quan tâm nhiều đến quá trình đào tạo thì theo cách tiếp cận phát triển người
ta quan tâm nhiều đến hoạt động của người dạy và người học trong quá trình. Người
dạy phải hướng dẫn người học tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn
đề, tạo cho người học có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát
hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Nhìn chung theo cách tiếp cận
này người ta luôn quan tâm đến vấn đề giá trị (value)- vấn đề đáng giá (worthwhile)
của mọi hoạt động đào tạo.
- Có một câu hỏi được đặt ra: vậy trong cách tiếp cận phát triển có mục tiêu
đào tạo hay không? Hiển nhiên là có, nhưng ở đây mục tiêu không phải là mục tiêu
hành vi ở đầu ra, bên ngoài quá trình đào tạo, mà mục tiêu là cái gì đó nằm ngay
trong quá trình đào tạo, là thuộc tính của quá trình đó, được thể hiện ở mọi nơi mọi
lúc trong quá trình đào tạo, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ quá trình. Vì vậy ở đây người
ta gọi mục tiêu là chuẩn mực và nguyên lý chỉ đạo quá trình đào tạo (normes and
principles of procedure), hoặc còn gọi là mục tiêu biểu hiện sáng tạo (creative-
expressive objective). Với quan niệm như vậy, sau khoá học mỗi người học cần thể
hiện một cái gì đó độc đáo, sáng tạo trong sự muôn hình muôn vẻ cũng như sự đa
dạng vốn có của cộng đồng người học, người học phải biết vận dụng kiến thức một
cách sáng tạo, biết cách bổ sung hoàn thiện kiến thức. Có một điều cần nhấn mạnh
là theo cách tiếp cận phát triển, mục đích và quá trình không thể tách rời nhau: mục
đích luôn được phản ánh trong quá trình và quá trình thể hiện trong mục đích. Mục
đích theo kiểu nguyên lí quá trình phải được thể hiện trong mọi giai đoạn của quá
trình đào tạo (Kelly).
Có thể nêu ví dụ về các nguyên lý chỉ đạo quá trình đào tạo, chẳng hạn do
Wentling (1993) đã nêu: 1) phải tạo hứng thú cho người học; 2) người học phải chủ
động tham gia quá trình dạy và học; 3) người học phải được hướng dẫn và thường
xuyên có thông tin phản hồi từ người dạy; 4) người học phải được cung cấp phương
tiện và vật liệu hỗ trợ quá trình giáo dục; 5) phải có nhiều cơ hội thực hành; 6) phải
sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau một cách thích hợp.
- Như vậy có thể thấy, cách tiếp cận phát triển có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên
cũng có không ít người phê phán nhược điểm của cách tiếp cận này. Một trong những
ý kiến phê phán tương đối phổ biến là cách tiếp cận này quá chú trọng đến nhu cầu
và sở thích cá nhân mà không quan tâm nhiều đến lợi ích cộng đồng. Hai nữa, nhu
cầu và sở thích của các cá nhân thường rất đa dạng và hay thay đổi nên CTĐT rất
khó thoả mãn.
4. Tiếp cận hệ thống
- Quan điểm: chương trình là bản thiết kế tổng thể quá trình đào tạo từ khâu
đầu (tuyển chọn) đến khâu cuối (kết thúc khoa học) với một hệ thống các hoạt động
đào tạo theo một trình tự chặt chẽ, kết hợp và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực
hiện các nội dung và đạt được các mục tiêu cụ thể trong các giai đoạn của quá trình
đào tạo.
Tiếp cận hệ thống cho phép thiết kế và xây dựng các chương trình đào tạo có
tính hệ thống, chặt chẽ và logíc cao, làm rõ vai trò, vị trí, tác dụng của từng khâu,
từng nội dung chương trình đào tạo đồng thời bảo đảm mối liên hệ, tác động qua lại
giữa các thành tố của chưong trình.

You might also like