You are on page 1of 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình
giáo dục Địa lí theo các cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hà Nội, 2018.
2. Nguyễn Văn Khôi (2013), Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội
3. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2014), Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
4. Tài liệu lưu hành nội bộ về “Phát triển chương trình giáo dục Địa lí ở trường phổ
thông”
NỘI DUNG
Chương 1. Những vấn đề chung về phát triển chương trình giáo dục Địa lí ở trường phổ
thông
1.1. Khái niệm: Chương trình, chương trình giáo dục, phát triển chương trình giáo dục
1.2. Một số cách tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục Địa lí ở trường phổ thông
Chương 2. Quy trình phát triển chương trình giáo dục Địa lí ở trường phổ thông
2.1. Nguyên tắc và yêu cầu về phát triển chương trình giáo dục Địa lí ở trường phổ thông
2.2. Các bước phát triển chương trình giáo dục Địa lí ở trường phổ thông
Chương 3. Các hoạt động phát triển chương trình giáo dục Địa lí ở trường phổ thông
3.1. Rà soát lại nội dung chương trình và SGK
3.2. Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học
3.3. Xây dựng tư liệu dạy học, chủ đề dạy học
Chương 1: Những vấn đề chung về sự phát triển chương trình giáo dục Địa lí
ở trường phổ thông
1.1. Khái niệm
1.1.1. Chương trình
- Chương trình giáo dục (Curriculum/Program) là CT được sử dụng trong nhà trường phổ
thông. Có 3 cách hiểu:
 Tất cả các hoạt động mà người học được thực hiện theo hướng dẫn của nhà
trường.
 Tất cả các môn học mà nhà trường cung cấp cho người học.
 Sự sắp đặt một cách hệ thống các môn học và các hoạt động trong khuôn khổ một
khóa học do nhà trường cung cấp Tác giả: Nguyễn Hữu Châu
- Chương trình giáo dục (CT dạy học) là hệ thống có hiệu lực để định hình các quá trình
giáo dục trong mối liên quan với mục tiêu dạy học đã được xác định.
+ CTGD là văn kiện quy định những mục tiêu (kết quả đầu ra mong đợi), những định
hướng cho nội dung, tổ chức, phương pháp dạy học và đánh giá của quá trình giáo
dục.
+ Một CTDH bao gồm:
 Các mục tiêu học tập (NL/trình độ sẽ phải phấn đấu đạt được)
 Các nội dung (các đề tài có ý nghĩa cho việc đạt được các mục tiêu học tập)
 Những định hướng về đánh giá (đánh giá kết quả đầu ra, đo lường kết quả dạy học
và học tập nhờ những quy trình khách quan)
+ Tác giả: Bernd Meier -
- Chương trình được cụ thể hóa trong điều luật về GD «CT GD phổ thông thể hiện mục
tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung GD phổ
thông,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GD, cách thức đánh giá kết quả GD đối với
môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GD phổ thông
+ Luật GD-Điều 29, mục 1-
Vậy «CT GD là sự trình bày hệ thống kế hoạch tổng thể các hoạt động GD trong một thời
gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng
thời xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách
thức tổ chức học tập…nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra»
+ Chương trinhg nhà trường là CT quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh 1 phần,
được lựa chọn và sắp xếp lại hoặc thiết kế mới (hiếm khi) với sự tham gia của GV, các
chuyên gia hoặc các bên liên quan cho phù hợp với đối tượng HS trong bối cảnh dạy học
cụ thể.
+ OECD định nghĩa về phát triển chương trình nhà trường như sau: “Phát triển
chương trình nhà trường là một quá trình, trên cơ sở các hoạt động bên trong nhà trường,
hoặc trên cơ sở nhu cầu của nhà trường trong việc thực thi chương trình giáo dục – nhằm
tạo ra sự phân quyền, trách nhiệm và sự kiểm soát giữa chính quyền trung ương và địa
phương, để nhà trường có được quyền tự chủ hợp pháp về hành chính, nghề nghiệp để có
thể tự quản lí quá trình phát triển của trường mình” (OECD, 1979 t.4).
+ Chương trình môn học là văn bản quy định mục tiêu, nội dung dạy học, phương
pháp dạy và học, hình thức và phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cho một
môn học.
1.1.2. Phát triển chương trình
Phát triển chương trình GD (Curriculum development) tổ chức OECD xem xét nhà
trường trong mối quan hệ rộng hơn với hệ thống các cơ sở giáo dục khác, bao gồm cả Bộ
Giáo dục, các sở giáo dục, công đoàn giáo dục, hội cha mẹ HS, cộng đồng dân cư, các
chính trị gia, giới truyền thông…
Phát triển chương trình GD là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc học của
người học (bao gồm các hoạt động trong và ngoài lớp học) do đơn vị đài tạo tiến hành.
Có bốn hoạt động chính cần được thực hiện trong phát triển chương trình giáo dục:
- Xác định người học cần gì hoặc muốn học gì
- Xác định hình thức học tập phù hợp và các điều kiện bổ trợ học tập
- Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập
- Chỉnh sửa chương trình giáo dục thường xuyên sao cho phù hợp với nhu cầu học
tập của người học
Phát triển chương trình giáo dục cần được tiếp cận như là một quá trình liên tục
hướng đến mục tiêu tạo cơ hội học tập tốt hơn cho người học. Theo cách tiếp cận này, tác
giả Nguyễn Tiến Hùng cho rằng “phát triển chương trình là quá trình liên tục (xây
dựng/thiết kế, thực hiện và đánh giá, điều chỉnh) và phức tạp, với sự tham gia của nhiều
bên liên quan”. Nguyễn Tiến Hùng, 2014. Quản lý giáo dục phổ thông trong bối cảnh
phân cấp quản lý giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

PTCT là quá trình


 Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện từ mục tiêu, nội dung, phương thức, đánh giá và
tổ chức thực hiện quá trình đào tạo giáo viên với sự tham gia của nhiều thành
phần liên quan thông qua sự định hướng của khoa học giáo dục hiện đại, nhằm
không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo tổng thể cũng như đề cương môn
học đáp ứng yêu cầu hình thành năng lực chuyên gia giáo dục cho hệ thống
giáo dục quốc dân.
1.2. Các loại chương trình giáo dục phổ thông
1.2.1. Chương trình giáo dục quốc gia, địa phương và nhà trường
- CT quốc gia thường do Bộ GD và cơ quan nghiên cứu trung ương soạn thảo
- CT địa phương thường do cơ quan nghiên cứu chỉ đạo, quản lí cấp địa phương soạn
thảo - CT nhà trường là sự cụ thể hóa, áp dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt CT quốc gia
sao cho phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của địa phương và trường.
1.2.2. Chương trình dự định và chương trình thực hiện
- CT dự định (CT chính thức) do cấp có thẩm quyền ban hành – coi như bản kế hoạch
GD tổng thể
1.2.3. Chương trình hiện và chương trình ẩn
- CT hiện như là những phần nhìn thấy được như: mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung..
- CT ẩn là những yếu tố không nêu tường minh trong văn bản CT chính thức, nhưng là cơ
sở nền tảng cho việc XD CT như: cơ sở triết học, tâm lí học, GD học...
1.2.4. Chương trình tổng thể và CT môn học
- CT tổng thể nêu những vấn đề chung của GD phổ thông, mục tiêu CTGD từng cấp học,
YCCĐ về phẩm chất chủ yếu và NL chung...
- CT môn học: là văn bản xác định vị trí, vai trò môn học và hoạt động giáo dục trong
thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục
cốt lõi.
BÀI TẬP:
1. Lấy 2 ví dụ trong SGK Địa lí ở trường PT, không trùng khớp với CT
- Yêu cầu cần đạt: Kể tên một số loại khoáng sản

- VD2: Yêu cầu cần đạt: trình bày được sự thay đổi của bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

You might also like