You are on page 1of 5

*Nêu nội dung các khái niệm về chương trình:

Khái niệm chương trình đào tạo, chương trình giáo dục, chương trình học, chương
trình dạy học, chương trình được dùng trong các tài liệu tiếng Anh là thuật ngữ
curriculum, hoặc program. Khái niệm này được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Dưới
đây trình bày một số quan niệm.
Theo Tim Wentling (1993; trích theo Lê Đức Ngọc và Trần Thị Hoài, 2012),
chương trình đào tạo/ giáo dục (curriculum) là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt
động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế
tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi
ở sinh viên sau khóa học, nó phác họa ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào
tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra
đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt
chẽ.
Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1987), chương trình là văn kiện do nhà nước
ban hành, trong đó quy định một cách cụ thể mục đích, các nhiệm vụ của môn học; phạm
vi và hệ thống nội dung môn học; số tiết dành cho môn học nói chung cũng như cho từng
phần, từng chương, từng bài nói riêng.
Theo Trần Hữu Hoan (2011), chương trình giáo dục là bản thiết kế tổng thể được
trình bày một cách có hệ thống cho một hoạt động giáo dục, đào tạo của một khoá học
trong một khoảng thời gian xác định, và thể hiện 4 yếu tố sau: 1) Mục tiêu đào tạo thể
hiện rõ kết quả đào tạo (Learning outcomes); 2) Nội dung cần đào tạo (các môn học) và
thời lượng của chương trình và mỗi môn học; 3) Qui trình và các phương pháp triển khai
thực hiện nội dung đào tạo đã được qui định trong chương trình để đạt được mục tiêu đào
tạo; và 4) Phương thức kiểm tra – đánh giá kết quả đào tạo, ngoài ra cần có hướng dẫn
thực hiện chương trình.
Theo Luật Giáo dục, chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình
thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn
học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo (Điều 6, mục 1, Luật Giáo dục, 2005).
*Phân biệt Thiết kế chương trình và Phát triển chương trình:
Phát triển chương trình (curriculum development) được xem xét như một quá trình liên
tục phát triển và hoàn thiện hơn là một trạng thái hay một giai đoạn cô lập, tách rời. Thiết
kế chương trình đào tạo hay xây dựng chương trình đào tạo chỉ đơn thuần là khâu biên
soạn chương trình hay soạn thảo chương trình. Sau khi soạn thảo xong một chương trình
môn học và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì coi như công việc xây dựng
chương trình đã hoàn tất.
*Liệt kê các yếu tố cấu thành chương trình môn học và nêu mối quan hệ giữa
chúng:
1) Mục tiêu đào tạo thể hiện rõ kết quả đào tạo (Learning outcomes);
2) Nội dung cần đào tạo (các môn học) và thời lượng của chương trình và mỗi môn học;
3) Qui trình và các phương pháp triển khai thực hiện nội dung đào tạo đã được qui định
trong chương trình để đạt được mục tiêu đào tạo; và
4) Phương thức kiểm tra – đánh giá kết quả đào tạo, ngoài ra cần có hướng dẫn thực hiện
chương trình.
- Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ cho nhau và không thể tách rời nhau.
*Mô tả nội dung của từng bước trong thiết kế chương trình môn học:
Theo Ann Austin (2005), các bước thiết kế môn học bao gồm:
1) Xác định mục đích giáo dục (Define Educational Purposes)
2) Đề ra mục tiêu môn học (Set Course Goals)
- Mô tả những cái mà học sinh sẽ học
- Mô tả những gì học sinh sẽ biết hoặc có khả năng làm
- Những kết quả cuối cùng
3) Chọn lọc nội dung (Select Course Content)
- Định nghĩa (Definition)
Nội dung của môn học hay chương trình (The subject matter of the course program)
- Những vấn đề chính (Key questions)
Nên chọn nội dung nào để giúp người học đạt được kết quả mong muốn tốt nhất?
- Phân biệt các loại tài liệu (Distinguish types of materials)
+ Kiến thức cần thiết, cơ bản (Essential, basic material)
+ Kiến thức đề nghị (Recommended material)
- Nhấn mạnh những khái niệm chính (Plan to emphasize key concepts)
- Xem xét đặc điểm, kiến thức sẵn có và mục đích của học sinh (consider students’
characteristics, prior knowledge, and goals)
4) Cấu trúc môn học
- Có thể có nhiều cách cấu trúc môn học hay chương trình (there are many possible ways
to structure a course)
- Vấn đề chính (Key question): Cấu trúc hay trình tự nào sẽ giúp người học đạt được mục
đích tốt nhất? (What structure or sequence will best help learners achieve the goals -
Intended learning outcomes?)
Phát triển một sơ đồ khái niệm cho môn học (Develop a course or program conceptual
map -a diagram of the components of the course)
Có nhiều cách (There are a variety of ways to structure a course or program)
+ Theo trình tự thời gian (chronologically)
+ Theo khái niệm (Conceptually)
+ Theo chủ đề (topicallly)
+ Từ cụ thể đến trừu tượng/ Từ vi mô đến vĩ mô (Concrete to Abstract/Micro to Macro)
+ Từ kỹ năng dễ đến khó (Easy to hard skills)
5) Chọn phương pháp, tài liệu và thiết kế hoạt động học (Choose Tnstructional Methods
and Materials, and Design Learning Activities)
6) Xây dựng kế hoạch đánh giá (Develop a Plan for Evaluation)
7) Viết đề cương (Write a Syllabus)
*Trình bày định hướng của Bộ về phát triển chương trình nhà trường:
Định hướng phát triển chương trình nhà trường của Bộ GD&ĐT thể hiện trong mục này
được trích từ Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ
thông (2013).
1.6.1. Định hướng chung
Nội dung thử nghiệm xây dựng chương trình nhà trường cần tập trung bám sát những
định hướng lớn đã khá thống nhất và ổn định về đổi mới CTGDPT đang được soạn thảo.
Cụ thể là:
1.6.1.1. Về mục tiêu giáo dục mới
- Chuyển định hướng giáo dục từ chủ yếu là dạy chữ sang nền giáo dục kết hợp hài hòa
dạy chữ, dạy nghề và dạy người;
- Chuyển nền giáo dục từ chủ yếu nặng về ứng thí, sính bằng cấp sang giáo dục
thực học, thực làm, coi trọng năng lực;
- Chuyển tình trạng giáo dục từ chủ yếu đào tạo theo khả năng của các cơ sở giáo dục
sang đào tạo theo nhu cầu xã hội và nhu cầu của người học.
Một khi mục tiêu giáo dục đã thay đổi thì toàn bộ các thành tố của quá trình giáo dục, bao
gồm nội dung, phương pháp và kiểm tra -đánh gía, thi cử cũng phải chuyển đổi theo một
cách đồng bộ và nhất quán.
1.6.1.2. Về nội dung đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông
Định hướng chung của đổi mới CT giáo dục phổ thông là:
a) Chuyển nội dung giáo dục từ nặng tính hàn lâm, kinh viện sang nội dung giáo dục gắn
liền với thực tiễn đời sống; từ nặng về trang bị kiến thức lý thuyết sang nội dung giáo dục
gắn lý thuyết với thực hành; chú trọng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ
năng. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại; thực hiện giảm
tải, tinh giản, dễ hiểu, lựa chọn kiến thức có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, không
nặng về lý thuyết, chú trọng các môn khoa học xã hội -nhân văn, kỹ năng sống, pháp luật,
thể chất, quốc phòng an ninh và hướng nghiệp.
b) Việc thiết kế nội dung chương trình trước hết cần khắc phục cách làm theo kiểu
“cắt khúc” theo từng cấp học mà phải xây dựng chương trình tổng thể nhất quán từ lớp 1
đến lớp 12; liên thông với chương trình giáo dục mầm non và sau phổ thông. Nội dung
các môn học không phải là chương trình môn khoa học tương tứng của đại học thu nhỏ;
mà chỉ lựa chọn một số nội dung khoa học cần thiết cho việc hình thành các năng lực và
phẩm chất của người học; những tri thức thiết thực, gần gũi, gắn với đời sống và có thể
vận dụng tốt khi các em phải đối mặt với hiện thực đời sống. Chương trình giáo dục phổ
thông chủ yếu hướng tới việc tạo ra những lớp người có trình độ phổ thông cơ bản, được
giáo dục để có phẩm chất và năng lực của một công dân tốt.
c) Thiết kế nội dung CTGD theo hướng tăng cường tích hợp một số nội dung gần nhau,
có liên quan khá chặt chẽ của một số môn học ở Tiểu học và đầu cấp THCS, nhằm tránh
sự trùng lặp và quan trọng hơn là hình thành năng lực tổng hợp trong nhận thức và cách
giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Theo đó, một số nội dung thuộ các lĩnh vực/ môn
học như Lý, Hóa, Sinh được tích hợp thành môn Khoa học; tương tự, một số nội dung
của xã hội nhân văn gần nhau từ các môn Sử, Địa, Đạo đức và Giáo dục công dân có thể
tích hợp trong môn Khoa học xã hội; nhiều nội dung giáo dục Đạo đức cũng có thể tích
hợp vào môn Tiếng Việt- Ngữ văn đầu cấp tiểu học.
d) Sau giáo dục cơ bản (9 năm) là giáo dục phân hóa và hướng nghiệp rõ dần; giảm số
môn học bắt buộc, tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn để phù hợp với
năng lực, sở trường của mỗi học sinh. Theo hướng này, đến THPT chỉ còn lại rất ít môn
học bắt buộc, đó là các môn có tính công cụ (như toán, tiếng Việt, ngoại ngữ...) làm nền
tảng để học tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời. Còn lại, học sinh có thể tự
chọn các môn học / chủ đề thuộc các lĩnh vực mà các em yêu thích để học tập và chuẩn bị
cho định hướng nghề nghiệp tương lai.
e) Đổi mới chương trình dạy học ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực,
đảm bảo năng lực sử dụng thực tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy và học.
g) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng chuyển từ lối truyền
thụ một chiều, ghi nhớ máy móc sang tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức theo phương châm “giảng ít,
học nhiều”. Vận dụng các phương pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối
tượng và hoàn cảnh, ưu tiên cho thực hành, khuyến khích sang tạo. Chú trọng hình thức
tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, rèn luyện phương pháp tự học
và khát vọng học tập suốt đời;
h) Chuyển việc thực hiện chương trình giáo dục chủ yếu trên lớp học sang tổ chức đa
dạng các hình thức giáo dục; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học của
học sinh. Chuyển từ chỉ coi trọng giáo dục trong nhà trường sang coi trọng phối hợp chặt
chẽ giữa GD gia đình, nhà trường và xã hội.

You might also like